Đề tài Ngành vận tải biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp.Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ.Trong những năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.Bên cạnh đó, ngành vận tải biển Việt nam còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý. Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa , ngành vận tải biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển Việt Nam đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn cầu Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh. Toàn cầu hoá khu vực đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Các nước đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại đầu tư và tài chính. Trong bối cảnh đó bất cứ nước nào cũng phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách, giảm dần hàng rào thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Việt nam không thể không theo xu hướng này. Trong điều kiện đó, mức độ quốc tế hoá các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng, thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt hơn. Đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng với nền kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hãng tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau, với ngành hàng hải Việt Nam còn non yếu. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, đáp ứng điều kiện kinh tế của đất nước đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện mới.

doc109 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 21185 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành vận tải biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp.Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ.Trong những năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.Bên cạnh đó, ngành vận tải biển Việt nam còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý. Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa , ngành vận tải biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển Việt Nam đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn cầu Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh. Toàn cầu hoá khu vực đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Các nước đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại đầu tư và tài chính. Trong bối cảnh đó bất cứ nước nào cũng phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách, giảm dần hàng rào thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Việt nam không thể không theo xu hướng này. Trong điều kiện đó, mức độ quốc tế hoá các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng, thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt hơn. Đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng với nền kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hãng tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau, với ngành hàng hải Việt Nam còn non yếu. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, đáp ứng điều kiện kinh tế của đất nước đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện mới. Vì vậy đề tài “Ngành vận tải biển Việt nam.Thực trạng và giải pháp phát triển.” Được lựa chọn nghiên cứu xuất phát từ tính cấp thiết trong thực tế hoạt động ngành vận tải biển Việt nam. Phân tích thực trạng ngành vận tải biển Việt nam hiện nay nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực để phát triển ngành vận tải biển Việt Nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM Khái niệm và vai trò của ngành vận tải biển Khái niệm về ngành vận tải biển Vận tải biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển. Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.Từ lâu con người đã biết lợi dụng biển làm tuyến đường giao thông để giao lưu buôn bán giữa các vùng miền, lãnh thổ, quốc gia.Cho đến nay vận tải biển trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển đa số là các tuyến đường giao thông tự nhiên. Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung, năng lực chuyên chở của công cụ vận chuyển đường biển (đội tàu) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế Ưu điểm của vận tải biển -Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá ngoại thương, chiếm tới 80% khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Sản lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm đạt 6.000 tỷ tấn và khối lượng luân chuyển đạt khoảng 25.000 tỷ tấn/hải lý Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế vì nó có những ưu điểm nổi bật sau: -Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn:phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông quan của một cảng biển rất lớn -Vận tải biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc phốt pho và giàu mỏ -Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng. -Giá thành vận tải biển rất thấp: Giá thành vận tải biển thuộc loại thấp nhất trong các phương tiện vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao. Nhiếu tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn -Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít Tuy nhiên vận tải đường biển cũng có một số mặt hạn chế sau: -Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp, tốc độ của các tàu biển chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu hoả. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng người ta phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá thành vận tải -Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão, lũ lụt, sóng thần, vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau. Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn. - Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuật do sai sót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra. Các tàu biển hoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cố thì có thể việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác thị trường hàng hải thường rất lớn và nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọng tải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hoá ngày càng cao,cho nên nếu rủi ro xẩy ra tổn thất là khôn lường. - Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau, do đó bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của quốc gia đó. Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệ ngoại giao không tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở trên tàu. - Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót. Tuyệt đại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển và luật hàng hải các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt Nam, đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, các nhà xuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra. Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày càng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiêu đến một biện pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, đó là thông qua bảo hiểm - hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã ra đời từ rất sớm, được thừa nhận, được ủng hộ và phát triển không ngừng. Đến nay, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã có bề dày lâu năm và mặc nhiên trở thành tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương. 1.2 Tổng quan về ngành vận tải biển Như chúng ta đã biết, ngành vận tải đường biển muốn phát triển, thì trước hêt phải tập trung phát triển đội tàu và cảng biển,vì đây là hai nhân tố không thể thiếu được trong một ngành vận tải biển. 1.2.1 Đội tàu biển: Tàu biển là ph ư ơng tiện chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường biển. Trong phạm của bài viết này chúng ta nghiêm cứu vai trò của tàu biển dưới góc độ chuyên chở hàng hoá ngoại thương giữa các quốc gia. Như chúng ta đã biết, thương mại hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc vận chuyển hoàng hoá ngoại thương cũng phát triển theo. Có nhiều phương tiện được dùng để vận chuyển hàng hoá trong đó có tàu biển. Từ những lợi ích và vai trò trên của vận tải đường biển, chúng ta cũng có thể thấy rằng tàu biển có vai trò rất quan trọng trong vận tải đường biển. Không có tàu biển thì không thể có vận tải bằng đường biển. 1.2.2 Cảng biển: Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hoá, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước. Cảng biển có hai chức năng: Phục vụ tàu biển: Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa tàu…. Phục vụ hàng hoá: Cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hoá xuất, nhập khẩu. Cảng còn là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải…. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách nhiệm Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng và luồng ra vào cảng Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải Yêu cầu các cá nhân, các cơ quan hữu quan cung cấp các thông tin, tài liệu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cảng Cảng biển có các loại: Cảng thương mại, cảng quân sự, cảng cá, cảng dầu, cảng hoá chất, cảng container Trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu gồm: cầu tàu, luồng lạch, kè, đạp chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu….. Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá gồm: cần cẩu các loại, xe nâng hàng, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng, băng chuyền, ô tô, đầu máy kéo, chassis, container, pallet… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hoá gồm: Hệ thống kho, bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, CY, CFS…. Thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và hàng hoá gồm: hệ thống thông tin, tín hiệu, máy vi tính…. Để đánh giá một cảng hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không hiện đại phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Số lượng tàu hoặc tổng dung tích đăng ký (GRT) hoặc trọng tải toàn phần (DWT) ra vào cảng trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một cảng Số lượng tàu có thể tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian, khối lượng hàng hoá xếp dỡ trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một cảng Mức xếp dỡ hàng hoá của cảng, tức là khả năng xếp dỡ hàng hoá của cảng, thể hiện bằng khối lượng từng loại hàng hoá mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày của tàu. Chỉ tiêu này nói lên mức độ cơ giới hoá, năng lực xếp dỡ của một cảng Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng. Chỉ tiêu này thể hiện bằng số diện tích (m2) cảu kho bãi cảng, bãi container (CY) trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS)… phản ánh mức độ lớn của cảng Chi phí xếp dỡ hàng hoá, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến, xếp dỡ container (THC)… phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông, nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang phương thức vận tải khác và ngược lại. Vai trò cơ bản của cảng biển là xếp dỡ hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là bộ phận cơ sơ hạ tầng của quốc gia. Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt động tốt phát huy hết khả năng của mình cần phải có mặt bằng,cơ sở vật chất lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, ngoài vai trò xếp dỡ, trung chuyển đơn giản và logistic tạo giá trị gia tăng cảng biển còn có vai trò chuỗi kinh doanh nên hoạt động của nó gắn liền với hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu chế xuất... Cảng biển đã lưu chuyển toàn bộ khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phục vụ các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp góp phần tăng trưởng GDP. Nhờ dự báo nhu cầu hàng hóa tương đối phù hợp với thực tế nên chúng ta đã đưa ra được thứ tự ưu tiên hợp lý, đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới cảng biển. Nhưng năm qua nước ta không xảy ra tình trạng hàng hóa bị ứ đọng hoặc tàu phải xếp hàng chờ cập bến ở các cảng.Việc quy hoạch các cảng hợp lý, khoa học hệ thống bốc dỡ nhanh chóng thuận tiện co sức hấp dẫn các nhà xuất , nhập khẩu trong và ngoài nước. Trong từng khu vực ngoài các cảng tổng hợp chủ lực mang chiến lược quốc gia, chúng ta còn có các cảng vệ tinh để hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển nói chung và giải quyết các nhu cầu hàng hóa phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào quản lý và khai thác các cảng biển đã phát huy tác dụng đạt hiệu quả cao.Năng lực các nhà xây dựng các nhà thầu trong nước không ngừng dược đổi mới nâng cấp.Đội ngũ cán bộ sử dụng và vận hành cảng biển ngày một hoàn thiện. 1.2.3 Các dịch vụ vận tải biển 1.2.3.1 Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu Trong mỗi quốc gia có biển hay không có biển, người ta đều có thể xây dựng đội tàu vận tải biển thuộc các loại hình sở hữu khác nhau để tiến hành vận chuyển hàng hoá, hành khách cho quốc gia mình hay đi chở thuê cho các nước khác với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Hình thức sở hữu tàu, hình thức tổ chức công ty và phương thức kinh doanh tàu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Sự khác nhau này là do hệ thống pháp luật và điều kiện địa lý, tự nhiên của quốc gia đó quyết định. Tuy có sự khác nhau nhưng vì kinh doanh khai thác tàu vận tải biển mang tính quốc tế cao nên có những đặc điểm chung, sản xuất kinh doanh khai thác tàu mang tính toàn cầu, phạm vi sản xuất rộng, quá trình sản xuất kinh doanh liên quan đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia riêng rẽ và chịu sự chi phối của các công ước quốc tế, liên quan đến thương mại, đến biển và kinh doanh vận tải biển. Trong kinh doanh khai thác tàu vận tải biển, nếu phân chia theo đối tượng vận tải biển, thì các tàu vận tải biển chia thành 3 loại: tàu hàng, tàu khách, tàu vừa chở hàng vừa chở khách. Cách thức tổ chức khai thác các loại tàu mặc dù có những điểm chung nhưng vẫn có những điểm khác nhau Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi ( hình thức tổ chức chạy tàu) của các tàu vận tải biển mà người ta chia hoạt động của đội tàu thành 2 loại: vận chuyển theo hình thức tàu chuyến, và vận chuyển theo hình thức tàu chợ Đặc trưng cơ bản trong ngành vận tải biển hiện nay là ngoài những tuyến vận tải thường xuyên, được tổ chức theo hình thức khai thác tàu chợ, do có những lượng hàng hoá không lớn vẫn xuất hiện trong thị trường vận tải, nên hình thức vận tải tàu chuyến rất phù hợp đối với những nước đang phát triển, kém phát triển, đội tàu biển nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển Ưu điểm của hình thức khai thác tàu chuyến là linh hoạt, thích hợp với vận chuyển hàng hoá không thường xuyên và hàng hoá xuất nhập khẩu, tận dụng được hết trọng tải của tàu lúc chở hàng trong từng chuyến đi có hàng. Nếu tổ chức tìm hàng tốt thì hình thức khai thác tàu chuyến là hình thức khai thác có hiệu quả không kém gì so với hình thức khai thác tàu chợ Vận tải tàu chợ là hình thức phát triển cao hơn và hoàn thiện hơn của hình thức vận tải tàu chuyến. Đặc trưng quan trọng của hình thức tàu chợ là: tàu hoạt động cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định: theo lịch vận hành được công bố từ trước. Căn cứ theo dạng vận chuyển, hoạt động của đội tàu vận tải biển được chia thành: vận chuyển đường biển riêng rẽ, vận chuyển đa phương thức, vận chuyển biển pha sông, vận chuyển sà lan trên các tàu mẹ trên sông Các loại tàu tham gia vận chuyển bao gồm: Tàu chở container, tàu dầu, tàu chở hàng rời, đổ đống, tàu mẹ chở sà lan, tàu hàng khô, tổng hợp Do xu hướng container hoá trong vận tải, hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh khai thác tàu, vận tải biển đã và đang hình thành các công ty đa quốc gia, với các chức năng kinh doanh tổng hợp-vận chuyển container, xếp dỡ container và dich vụ hàng hải phục vụ cho việc vận chuyển container. Chức năng kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách chỉ là một mắt xích trong dây chuyền kinh doanh của các công ty này. Các công ty đa quốc gia có thể liên kết lại với nhau thành hiệp hội để độc quyền và cạnh tranh với các công ty khác. Tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác tàu biển diễn ra trên quy mô toàn cầu và ngày càng quyết liệt. Hiệp hội tàu chợ hình thành nhằm mục đích cải thiện tình trạng kinh tế của từng thành viên trong hội và hạn chế hoặc loại trừ sự cạnh tranh giữa các thành viên cùng tham gia vận chuyển trên cùng tuyến tàu chợ thông qua việc thoả thuân bảng cước tàu chợ trên tuyến. Hiện nay đa số các quốc gia miễn trừ cho ngành vận tải biển khỏi việc áp dụng luật chống độc quyền 1.2.3.2 Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng Theo điều 57 Bộ luật hàng hải Việt Nam thì cảng biển là cảng được mở ra để tàu biển ra, vào hoạt động Theo định nghĩa của quy chế Gionevơ ngày 9/12/1923 thì những cảng thường thường có tàu biển ra vào và dùng cho ngoại thương được gọi là cảng biển. Như vậy chỉ những cảng nào có tàu biển ra vào thường xuyên và dùng cho buôn bán đối ngoại mới được gọi là cảng biển Cảng biển là một bộ phận lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển, có cơ chế pháp lý như nội thuỷ Theo quan điểm truyền thống, nhiệm vụ chính của cảng là xếp dỡ hàng hoá. Hiện nay các lĩnh vực kinh doanh khai thác của cảng được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ hàng hóa, cảng còn thực hiện các công việc khác: thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa như phân phối và giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến tận người tiêu dùng cuối cùng- chở thành trung tâm hậu cần. 1.2.3.3 Kinh doanh dịch vụ hàng hải Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi gửi tới nơi nhận, ngoài quá trình vận chuyển, xếp dỡ còn có quá trình phục vụ cho cả hai quá trình đó. Một trong những dạng phục vụ chủ yếu là quá trình đại lý và môi giới hàng hải. Người đại lý là người đại diện thường trực của chủ tàu tại một cảng hay một khu vực đại lý nhất định. Trên cơ sở hợp đồng, người đại lý nhân danh chủ tàu tiến hành các
Luận văn liên quan