Đề tài Nghiên cứu bộ máy tra cứu tin của thư viện và mạng thông tin trường đại học bách khoa Hà Nội

Tình hình thế giới vào thế kỷ XXI, công nghệ thông tin và việc sử dụng thông tin vào mọi hoạt động kinh tế đã trở nên cấp thiết trong xã hội. Chính việc ứng dụng này đã làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó đã đưa nhân loại sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xã hội-thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo, thông tin trở thành yếu tố rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thế giới đang đứng trước một thế kỷ mới, kỷ nguyên thông tin là chìa khoá của mọi hoạt động sáng tạo, một kỷ nguyên với những thách thức và kỳ vọng. Trong những tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên thông tin khoa học công nghệ là nguồn tài nguyên đặc biệt, nó là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế xã hội phát triển. Hầu hết trên thế giới hiện nay, những quốc gia kém phát triển, nguyên nhân là do sự thiếu thông tin và sự nắm bắt thông tin không nhanh chóng, kịp thời. Để hoà nhập vào xu thế của thế giới hiện nay, Việt Nam đang có những chính sách lớn đầu tư cho công cuộc phát triển thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, mọi điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phục vụ thông tin cho xã hội đó là thư viện. Hiện nay việc đầu tư cho thư viện cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhà nước ta. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, nhu cầu thông tin về tri thức của con người ngày càng cao, và để phục vụ cho nhu cầu của người dùng tin thì vấn đề đào tạo cán bộ nguồn nhân lực cho đất nước đòi hỏi cấp bách. Trong đó các trường đại học góp phần đào tạo nhân lực cho xã hội một cách có hiệu quả. Một trong các trường đại học lớn mạnh và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật khoa học hiệu quả cho đất nước đó là Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo có hiệu quả đạt được chất lượng cao thì các thư viện cần có nhiều điều kiện như : sách tham khảo, giáo trình, giáo án, các luận văn, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Chính vì vậy nên “Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội” đã được xây dựng để phục vụ cho những người dùng tin trong Trường cũng như người dùng tin trong và ngoài nước.

doc58 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu bộ máy tra cứu tin của thư viện và mạng thông tin trường đại học bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp bách của đề tài Tình hình thế giới vào thế kỷ XXI, công nghệ thông tin và việc sử dụng thông tin vào mọi hoạt động kinh tế đã trở nên cấp thiết trong xã hội. Chính việc ứng dụng này đã làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó đã đưa nhân loại sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xã hội-thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo, thông tin trở thành yếu tố rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thế giới đang đứng trước một thế kỷ mới, kỷ nguyên thông tin là chìa khoá của mọi hoạt động sáng tạo, một kỷ nguyên với những thách thức và kỳ vọng. Trong những tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên thông tin khoa học công nghệ là nguồn tài nguyên đặc biệt, nó là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế xã hội phát triển. Hầu hết trên thế giới hiện nay, những quốc gia kém phát triển, nguyên nhân là do sự thiếu thông tin và sự nắm bắt thông tin không nhanh chóng, kịp thời. Để hoà nhập vào xu thế của thế giới hiện nay, Việt Nam đang có những chính sách lớn đầu tư cho công cuộc phát triển thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, mọi điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phục vụ thông tin cho xã hội đó là thư viện. Hiện nay việc đầu tư cho thư viện cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhà nước ta. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, nhu cầu thông tin về tri thức của con người ngày càng cao, và để phục vụ cho nhu cầu của người dùng tin thì vấn đề đào tạo cán bộ nguồn nhân lực cho đất nước đòi hỏi cấp bách. Trong đó các trường đại học góp phần đào tạo nhân lực cho xã hội một cách có hiệu quả. Một trong các trường đại học lớn mạnh và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật khoa học hiệu quả cho đất nước đó là Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo có hiệu quả đạt được chất lượng cao thì các thư viện cần có nhiều điều kiện như : sách tham khảo, giáo trình, giáo án, các luận văn, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước... Chính vì vậy nên “Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội” đã được xây dựng để phục vụ cho những người dùng tin trong Trường cũng như người dùng tin trong và ngoài nước. Trong những năm qua, Thư viện và Mạng thông tin (từ đây chúng tôi xin dùng thuật ngữ Thư viện) Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là Thư viện đa ngành, phục vụ đào tạo những kỹ sư khoa học kỹ thuật và công nghệ. Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho những sinh viên, học viên trong Trường. Nguồn lực thông tin của Thư viện rất phong phú, như vậy việc xây dựng Bộ máy tra cứu thông tin của Thư viện cũng phải phù hợp với nhu cầu của người dùng tin và nguồn lực thông tin của Thư viện. Việc xây dựng và hoàn thành Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội giúp ích rất nhiều cho việc tra cứu tin, đảm bảo thông tin cho người dùng tin, tạo điều kiện cho việc khai thác, tra tìm tài liệu của người dùng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, song bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác xây dựng Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cũng có những hạn chế nhất định và chưa thể đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của người dùng tin. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội’’ làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình, nhằm đánh giá lại thực trạng hiện nay của Bộ máy tra cứu tin của Thư viện, từ đó đưa ra một số ý kiến, phương hướng phát triển và hoàn thiện Bộ máy tra cứu của Thư viện tạo điều kiện cho bạn đọc và cán bộ thư viện khai thác thông tin có hiệu quả và nâng cao công tác phuc vụ của Thư viện. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội từ năm 2000 cho đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng phương pháp luận chung và phương pháp cụ thể: - Phương pháp luận chung : phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền kinh tế - xã hội, về khoa học công nghệ và văn hóa. - Phương pháp cụ thể : + Xử lý phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu và các dữ kiện. + Phương pháp thống kê-so sánh. + Phương pháp hệ thống. + Phương pháp điều tra xã hội học. + Trao đổi trực tiếp với cán bộ thư viện. 4. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu Đề tài "Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội" có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn: - Về mặt lý luận : Nghiên cứu đề tài này, giúp tôi hiểu thêm về những gì đã được học về mặt lý thuyết tại Trường. Bên cạnh đó, khi tôi nghiên cứu tại Thư viện và Mạng thông tin, tôi đã học hỏi được rất nhiều về cách xây dựng Bộ máy tra cứu tin truyền thống và nhất là Bộ máy tra cứu tin hiện đại mà hiện nay Thư viện đang sử dụng trong việc khai thác thông tin cho người dùng tin rất hiệu quả. - Về mặt thực tiễn : Qua việc nghiên cứu đề tài, cùng với việc củng cố thêm những lý thuyết về ngành học, tôi được trực tiếp thực hành và tiếp xúc với bạn đọc, hiểu thêm được ngành học của mình. Việc nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin tại Thư viện đã giúp tôi vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tế. Đây cũng là một kiến thức quan trọng giúp tôi khi tôi trở thành cán bộ ngành Thông tin học và quản trị thông tin sau này. Là một sinh viên nghiên cứu khoá luận, đề tài không thể thật hoàn chỉnh, giúp Thư viện hoàn thiện hệ thống Bộ máy tra cứu tin, tuy nhiên đề tài này có thể coi là một tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý tại Thư viện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những đóng góp lớn, chủ yếu của Trường và Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Đất nước. - Phân tích nhu cầu tin của bạn đọc, người dùng tin tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và những đóng góp của Thư viện trong việc thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin. - Phân tích và đánh giá thực trạng quá trình xây dựng và khai thác Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. - Nêu một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. 6. Cơ cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận bao gồm 3 chương chính. Chương 1: Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao của Đất nước. Chương 2: Thực trạng xây dựng và khai thác Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Chương 1: Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao của Đất nước 1.1 Giới thiệu khái quát về Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội . Qúa trình hình thành và phát triển của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Vào đầu năm 1959, Bộ Chính trị thông qua chủ chương đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước. Và thực hiện chủ chương này, ngày 06/03/1956 Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 147NĐ về việc thành lập Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đây là trường đại học kĩ thuật công nghệ đầu tiên của đất nước với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và tiến hành những hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ nhằm góp phần phát triển sự nghiệp kinh tế của chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn vững chắc cho công cuộc bảo vệ Đất nước. . Những thành tựu chủ yếu của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học- công nghệ, quản lý kinh tế và các lĩnh vực khác. - Nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, tiếp nhận khai thác, sử dụng công nghệ mới vào thực tiễn lao động sản xuất và nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đưa những thành tựu công nghệ vào sản xuất đời sống, đáp ứng nhu cầu của xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và phát huy vai trò Nhà trường. - Đổi mới mục tiêu theo chương trình theo hướng đào tạo ngành đa dạng hoá và mở rộng quy mô, địa bàn đào tạo. Bên cạnh đào tạo chính quy, Trường còn đào tạo thêm tại chức, cao đẳng, các lớp dự tuyển bồi dưỡng, đào tạo nhân lực kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng VIII : " Phát triển trí tuệ của người Việt Nam thể hiện trong những lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài-đào tạo nhân lực...” - Ngoài ra Trường còn nâng cao chất lượng đào tạo với các hệ nhằm đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Ngành đào tạo sau đại học là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá vị trí và sự phát triển của Trường. Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường đã áp dụng nhiều hình thức, biện pháp như : + Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ. + Nâng cao hiệu quả công tác quản lý. + Xây dựng chính sách nội bộ, khuyến khích giảng viên, sinh viên dạy tốt, học tốt. . Cơ cấu tổ chức của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Bộ máy tổ chức bao gồm : - Đảng bộ Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. - Chính quyền: Trường, Khoa, Viện, Bộ môn. - Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. ( Xem phụ lục 1) 1.2 . Qúa trình hình thành và phát triển của Thư viện 1.2.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển của Thư viện Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được thành lập cùng với sự thành lập và năm thành lập Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Thư viện là một đơn vị thuộc phòng giáo vụ. Ban đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vốn tài liệu rất ít ỏi, chỉ có vài trăm cuốn sách do Trường Viễn Đông Bắc Cổ chuyển sang. Từ 1956-1965, Thư viện được sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở vật chất được nâng cấp, kho tài liệu được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian này, Thư viện được bổ sung nhiều sách tiếng Nga. Từ 1956-1972 trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, tuy không trực tiếp tham gia cầm súng, song với kho tài liệu phong phú, Thư viện đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Để bảo vệ nguồn tài liệu, Thư viện phải sơ tán nhiều lần từ Lạng Sơn đến Hà Bắc (1970-1972). Thời kỳ này Thư viện gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt từ bảo quản kho tài liệu đến phục vụ bạn đọc. Phương thức phục vụ của Thư viện lúc đó chủ yếu là mượn về nhà các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên ngành khoa học kĩ thuật khác. Trong thời gian này có một số khoa được tách ra thành các trường đại học độc lập như : Đại học Xây dựng, Đại học Mỏ-Địa chất, Học viện Kĩ thuật quân sự... Thư viện Trường cũng chia sẻ tài liệu cho các trường này và cử cán bộ sang công tác tại các thư viện của các trường này. Năm 1973, Thư viện được tách ra thành một đơn vị độc lập. Ban Thư viện cũng liên tục được đầu tư và Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa ngày càng phát triển không ngừng. Sau đại thắng mùa xuân 1975 đến nay, Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã chuyển mình sang một giai đoạn mới với nhiều điều kiện rất thuận lợi. Cùng với việc cải cách giáo dục, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống và quốc phòng, Thư viện đã có nhiều điều kiện hơn để phát triển kho tài liệu ngày càng phong phú về nội dung và hình thức. Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội với diện tích 2000m2 có vị trí hết sức thuận lợi cho việc phục vụ bạn đọc. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, công nghệ thông tin đã được ứng dụng mạnh mẽ trong các hoạt động của Thư viện. Thư viện được trang bị 20 máy tính, 4 máy đọc vi phim, 3 máy in, 2 máy photo, 1 máy quét ảnh và các đầu lọc, ghi CD. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, từ ngày 10/04/2002 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã khởi công xây dựng công trình Thư viện điện tử 10 tầng với diện tích 37000m2, kho chứa 2,5 triệu đầu sách, phòng đọc, phục vụ 4000 chỗ, 10000 tra cứu, đọc trên mạng. Để quản lý khai thác Thư viện điện tử và hệ thống thông tin tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, ngày 2/11/2003 theo quy định của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội số 2306A/QĐ/ĐHBK/TCCP, Thư viện và Trung tâm Thông tin Mạng đã sát nhập thành đơn vị mới là Thư viện và Mạng thông tin (Library Information Net Center) với hai nhiệm vụ chính : vận hành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành mạng thông tin của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Ngày 7/10/2006, lễ khánh thành toà nhà Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu được tiến hành. Thư viện và Mạng thông tin chính thức đi vào hoạt động. 1.2.2. Chức năng - nhiệm vụ của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Thư viện và Mạng thông tin có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng như xây dựng và điều hành hệ thống thư viện điện tử quản trị hệ thống mạng LAN, INTERNET của Trường, nghiên cứu sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý thư viện truyền thống, khai thác vận hành thư viện điện tử mới, tiến hành thực thi các dự án và các giải pháp về công nghệ thông tin của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. . Chức năng : Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là một đơn vị có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường, chịu trách nhiệm về công tác thư viện và thông tin khoa học phục cho đào tạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật, triển khai công nghệ của Nhà trường. Thư viện và Mạng thông tin là một Thư viện đa ngành, phục vụ đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ. Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Và chức năng chính của Thư viện là : thu thập thông tin, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học, cônh nghệ, quản lý kinh tế ... cho đất nước. Ngoài ra, Thư viện còn là nơi tổ chức xây dựng và quản lý vốn tài liệu khoa học, kỹ thuật nhằm phục vụ bạn đọc trong công tác học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, Thư viện trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cũng nằm trong hệ thống thư viện của trường đại học nên cũng có 4 chức năng chính sau: + Chức năng thông tin. + Chức năng giáo dục. + Chức năng giải trí. + Chức năng văn hóa. Tuy mới xây dựng, Thư viện và Mạng thông tin đã định hướng một số chức năng cơ bản sau: + Quản lý Thư viện truyền thống và Thư viện điện tử. + Quản lý mạng Lan và mạng Internet của Trường. + Xây dựng và thiết lập các giải pháp E-learning. . Nhiệm vụ: Tuỳ theo kế hoạch đào tạo, tuyển sinh của Trường mà Thư viện phải tổ chức, quản lý và xây dựng kế hoạch bổ sung giáo trình, tài liệu, sách tham khảo... Việc tổ chức này phải được quản lý chặt chẽ nội quy, quy chế trong Thư viện. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra chủ yếu của Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là : + Thu thập, bổ sung, trao đổi, phân tích, xử lý tài liệu và nguồn tin. Sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tài liệu của Thư viện. + Quản lý, tổ chức tốt các phòng đọc, phòng mượn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của giảng viên và sinh viên trong Trường. + Xây dựng kế hoạch tổ chức khâu in ấn, xuất bản tư liệu phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. + Xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp nội dung, mục tiêu, sự nghiệp đào tạo nghiên cứu khoa học trong Trường, từng bước hiện đại hoá Thư viện. + Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa, tổ chức và hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, sử dụng thuận lợi có hiệu quả tài liệu của Thư viện. + Thường xuyên tổ chức triển lãm, giới thiệu sách báo, tạp chí và các tài liệu khác cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong Trường. + Tăng cường hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước. + Có kế hoạch từng bước hiện đại hoá Thư viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống mạng và truy cập Internet của Trường. + Góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ,quản lý kinh tế và các lĩnh vực khác mà xã hội yêu cầu. + Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thư viện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ và tin học. Đáp ứng đầy đủ về trang thiết bị, kiến thức, phương pháp tra cứu tin và sử dụng Thư viện cho bạn đọc. + Phát triển trao đổi hợp tác với các trung tâm thông tin thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. Tham gia tổ chức và hoạt động của liên hiệp Thư viện trong khu vực và trong cả nước. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Cơ cấu tổ chức của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được bố trí theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. . Ban giám đốc: - Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của Thư viện và Mạng thông tin. - Một phó giám đốc chịu trách nhiệm về mạng thông tin - Một phó giám đốc phụ trách Thư viện. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động của Thư viện và là đại diện cho Thư viện trong mối quan hệ của Thư viện với các cơ quan trong và ngoài nước. . Phòng xử lý thông tin : Bao gồm các bộ phận như : bộ phận phát triển nguồn tin, bộ phận biên mục. - Bộ phận phát triển nguồn tin : bổ sung tài liệu, tạp chí, sách báo, các nguồn tài liệu trong và ngoài nước phục vụ cho giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong Trường. - Bộ phận biên mục : xử lý kỹ thuật và nội dung cho tài liệu. . Phòng dịch vụ thông tin tư liệu: + Phòng đọc tự chọn bao gồm: . Phòng luận án,luận văn. . Phòng báo. . Phòng tạp chí. . Phòng giáo trình các trường đại học khác. . Phòng đọc chuyên ngành. + Phòng mượn trả. . Phòng mượn sách giáo trình. . Phòng mượn sách tham khảo. + Bộ phận quản lý kho. + Dịch vụ tham khảo, hướng dẫn bạn đọc. . Phòng công nghệ thư viện điện tử - Nhiệm vụ xây dựng và bảo quản cơ sở dữ liệu, phục vụ bạn đọc tìm tin trên mạng, quản lý và khai thác mạng máy tính trong Thư viện. - Phòng multilmedia : chịu trách nhiệm về hoạt động của các máy tính trong Thư viện, phục vụ bạn đọc tra cứu thông tin bằng máy tính. - Bộ phận nghiên cứu phát triển. - Bộ phận kỹ thuật. - Xây dựng dự án hành chính tổng hợp. Sơ đồ tổ chức ( Phụ lục 2) 1.2.4. Đội ngũ cán bộ Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là 42 người. Trình độ cán bộ Thư viện và Mạng thông tin: - 9 thạc sĩ thông tin thư viện và công nghệ thông tin (chiếm 22%) - 5 kĩ sư công nghệ thông tin và các ngành kĩ thuật (chiếm 12%) - 23 cử nhân thông tin thư viện (chiếm 55%) - 02 cử nhân ngoại ngữ (chiếm 4%) - 03 cử nhân kinh tế (chiếm 7%) 1.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 1.2.5.1. Nguồn lực thông tin Việc bổ sung tài liệu và tạo nguồn tin được tiến hành thường xuyên, liên tục, với lý do bổ sung tài liệu mới phù hợp nhu cầu bạn đọc. Các ngồn tài liệu bổ sung bao gồm : - Sách mua: +Tiếng Việt: Giáo trình, sách tham khảo (chuyên khảo, sách tra cứu) , văn học nghệ thuật, báo, tạp chí. + Nước ngoài : Sách tham khảo khoa học kỹ thuật bằng Tiếng Anh, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Nga, tiếng Anh. - Sách nộp lưu chiểu : Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách do giáo viên viết in tại nhà xuất bản Bách Khoa. - Sách được biếu tặng : Từ các quỹ Asian Fund, sách Mỹ do người nước ngoài, cá nhân tặng. - Tài liệu điện tử : Computer science-sciencedirect, tài liệu điện tử chia sẻ : Consortsium được chia sẻ thành Blackwell, Ebco, Spinger. Tuy nhiên hiện nay chỉ sử dụng Ebco. Hàng năm, Thư viện T
Luận văn liên quan