Đề tài Nghiên cứu các điều kiện kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Kinh tế tri thức xuất hiện như một thời đại kinh tế mới, với một nguyên lý sáng tạo của cải hoàn toàn khác với các thời đại kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp. Đó là nền kinh tế dựa trên sự dẫn dắt của nguồn lực trí tuệ và khả năng kết nối sâu, rộng trên không gian toàn cầu. Điều đó khiến cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình khó đảo ngược, diễn tiến nhanh, sâu rộng và vận hành trên cơ sở của chính nó - một nền kinh tế tri thức, mang bản chất toàn cầu. Trong bối cảnh đó, một nước đang phát triển như Việt Nam, dù có điểm xuất phát thấp, cũng phải tham gia vào quá trình của kinh tế tri thức trên cơ sở xem xét lại các khía cạnh khác nhau của tư duy phát triển, để tiến bước theo yêu cầu của thời đại, tăng cường năng lực hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang quyết liệt xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì, xây dựng kinh tế tri thức tại Việt Nam như thế nào và các điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là gì là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Trong tiểu luận này, đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

docx12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu các điều kiện kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU Kinh tế tri thức xuất hiện như một thời đại kinh tế mới, với một nguyên lý sáng tạo của cải hoàn toàn khác với các thời đại kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp. Đó là nền kinh tế dựa trên sự dẫn dắt của nguồn lực trí tuệ và khả năng kết nối sâu, rộng trên không gian toàn cầu. Điều đó khiến cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình khó đảo ngược, diễn tiến nhanh, sâu rộng và vận hành trên cơ sở của chính nó - một nền kinh tế tri thức, mang bản chất toàn cầu. Trong bối cảnh đó, một nước đang phát triển như Việt Nam, dù có điểm xuất phát thấp, cũng phải tham gia vào quá trình của kinh tế tri thức trên cơ sở xem xét lại các khía cạnh khác nhau của tư duy phát triển, để tiến bước theo yêu cầu của thời đại, tăng cường năng lực hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang quyết liệt xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì, xây dựng kinh tế tri thức tại Việt Nam như thế nào và các điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là gì là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Trong tiểu luận này, đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm kinh tế tri thức Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ và đã làm cho nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quá trình phát triển của nhân loại. Khái niệm “kinh tế tri thức” được nhắc đến với các cách diễn đạt khác nhau, nhưng quan điểm thông thường cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tri thức trở thành yếu tố quyết định. Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: “Nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”. Kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Kinh tế tri thức cũng được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao. Hoặc cũng được hiểu là một loại môi trường kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức sẽ tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế tri thức, việc tạo ra và sử dụng tri thức chiếm ưu thế trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Đó không chỉ đơn giản là sự thúc đẩy vượt qua các giới hạn của tri thức, mà còn là sử dụng hiệu quả tất cả các dạng tri thức trong các hoạt động của nền kinh tế. Nền kinh tế tri thức cần dựa trên những hoạt động có hàm lượng tri thức cao, từ đó thúc đẩy các tiến bộ về khoa học và công nghệ, vì vậy những tri thức hiện hữu cũng trở nên lỗi thời nhanh chóng. Đặc điểm chính của một nền kinh tế tri thức là tăng trưởng phụ thuộc vào năng lực trí thức của con người nhiều hơn là các yếu tố đầu vào vật chất hay tài nguyên thiên nhiên. Có thể hiểu nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng tri thức như là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, trong đó tri thức được hấp thu, tạo ra, phổ biến và sử dụng hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế tri thức không nhất thiết phải xoay quanh công nghệ cao và công nghệ thông tin. Ví dụ, việc áp dụng những kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp có thể nâng cao sản lượng đáng kể, hay việc sử dụng những dịch vụ logistic hiện đại có thể cho phép những ngành nghề thủ công truyền thống mở rộng thị trường tiêu thụ hơn so với trước đây. Tóm lại, có thể định nghĩa rằng tri thức là nguồn lực chính của nền kinh tế tri thức so với các nguồn lực vật chất khác. Nó cũng quan trọng như đất đai và lao động trong nền kinh tế nông nghiệp, hay tài nguyên thiên nhiên và máy móc trong nền kinh tế công nghiệp, thậm chí còn quan trọng hơn do tính không ngừng đổi mới và sáng tạo của nó nhằm tăng năng suất lao động và đóng góp mạnh mẽ vào quá trình tăng trưởng và chất lượng của quá trình này. 2.2. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức Kinh tế tri thức có những nét khác so với các nền kinh tế trước đó. Những đặc điểm này còn đang định hình và tiếp tục phát hiện. Tuy vậy, có thể nêu lên những đặc trưng cơ bản có tính xuyên suốt. - Thứ nhất, kinh tế tri thức là nền kinh tế được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sản xuất và dịch vụ sử dụng công nghệ cao và sáng tạo công nghệ trở thành loại hình sản xuất tiêu biểu nhất. Trong sản xuất, kinh tế tri thức lấy các ngành công nghệ cao làm nền tảng. Những ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, chúng đang hội tụ với nhau tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới của thế kỷ XXI - công nghệ của nền kinh tế tri thức. Hệ thống công nghệ mới này đang làm biến đổi sâu sắc quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh, phương thức tổ chức quản lý... Và như vậy, nó chi phối toàn bộ quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế quốc dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các nhà kinh tế học cho rằng, chỉ khi nào có được các ngành công nghệ cao mà giá trị do tri thức mới mang lại chiếm 2/3 tổng giá trị sản phẩm là ngành kinh tế tri thức và khi  nào nền kinh tế bao gồm chủ yếu các ngành kinh tế tri thức thì gọi là nền kinh tế tri thức. Trong hệ thống công nghệ mới thì công nghệ thông tin có ý nghĩa quyết định. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội hiện đại đều có tác động và in dấu ấn của công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin (siêu xa lộ thông tin, Internet,) giúp cho thông tin và tri thức phát huy được những mặt mạnh của nó. Với tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng đã làm cho nhịp điệu cuộc sống, sản xuất kinh doanh sôi động hẳn lên, thế giới dường như đang thu hẹp lại, vòng đời của kỹ thuật và sản phẩm càng rút ngắn. Công nghệ thông tin là điểm tựa, xương sống của nền kinh tế quốc dân, nên các ngành kinh tế phải dựa vào đó để đổi mới và phát triển. Vì vậy, hoạt động sáng tạo trở thành hoạt động đặc trưng của nền sản xuất tương lai và “sáng tạo cái mới” được coi là nhân tố nội tại, là linh hồn của nền kinh tế tri thức. Hoạt động sáng tạo chủ yếu là sáng tạo công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản lý mới, trong đó sáng tạo công nghệ mới là loại hình sản xuất tiêu biểu nhất. - Thứ hai, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức, tri thức khoa học công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực lượng sản xuất thứ nhất, là lợi thế để phát triển. Học tập là nhu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát huy nhân tố con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thế lao động cơ bắp của con người, còn ngày nay máy tính giúp con người trong lao động trí óc, nhân lên gấp bội sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con người. Tri thức vừa được sử dụng để quản lý, điều khiển, tham gia vào quá trình sản xuất, vừa trực tiếp là thành tố trong sản phẩm như nguyên liệu sản xuất. Tri thức để xử lý tri thức, làm ra tri thức, Tri thức đang trở thành nguồn lực cơ bản nhất, quan trọng hơn cả vốn, tài nguyên và sức lao động, “Tri thức là nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất” - dự báo của Mác đã trở thành hiện thực. Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức, sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị. Lực lượng sản xuất xã hội loài người từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người. Có thể khẳng định, nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra tri thức mới và tận dụng tri thức mới. Sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn gốc của kinh tế tri thức ngày nay. Không giống như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin càng sử dụng càng được hoàn thiện, giá trị của nó cáng nhân lên. Đặc điểm nổi bật của tri thức trong thời đại ngày nay là tốc độ gia tăng nhanh chóng, khả năng lan truyền rộng rãi buộc mọi người đều học tập để phát triển trí sáng tạo, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới. Do đó, một nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải đầu tư mạnh vào sự phát triển tri thức mới nhằm duy trì và tăng cường vai trò dẫn dắt của tri thức. Yếu tố cốt lõi của nền kinh tế là tri thức lại gắn với con người, do con người tạo ra, còn tố chất của con người lại liên quan trực tiếp đến hoạt động giáo dục, cho nên hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người được học tập, chú trọng phát triển tài năng của con người thông qua đổi mới hệ thống giáo dục. Giáo dục phải biến tri thức thành kỹ năng, tri thức thành trí lực, dân trí thành nhân lực. Giáo dục phải đặt con người vào vị trí trung tâm. - Thứ ba, kinh tế tri thức là nền kinh tế có cấu trúc mạng toàn cầu. Nền kinh tế thế giới đang được cấu trúc thành một mạng lưới toàn cầu. Về bản chất, hệ thống mạng được cấu trúc “ngang” khác cơ bản với nền kinh tế trước đây vận động theo cấu trúc “dọc”. Mạng lưới toàn cầu của nền kinh tế tri thức được kiến tạo bởi: + Các “chất liệu” phát triển cơ bản khác trước như: máy tính, mạng viễn thông, Internet, các vật liệu mới, + Hệ thống phân công lao động quốc tế - toàn cầu thay cho hệ thống phân công lao động quốc tế - quốc gia. Nó vận động theo qui tắc sản xuất, thương mại và tài chính mới trong không gian toàn cầu hóa. + Quá trình phi tập trung hóa cấu trúc kinh tế -  xã hội. Quá trình đô thị hóa diễn ra theo những xu hướng mới. Các đô thị khổng lồ không còn là sự lựa chọn chủ yếu: Khái niệm văn phòng, chỗ làm việc, thị trường đang thay đổi mạnh mẽ khi công việc chủ yếu của nhân loại là sản xuất tri thức, được tiến hành trong môi trường tự động hóa cao trên cơ sở mạng thông tin với công cụ chính là máy tính nối mạng. + Sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong nền kinh tế. Quan hệ lệ thuộc - cai trị của nền kinh tế trước đây được thay bằng quan hệ tham dự - bình đẳng. Lực lượng nào sở hữu nhiều tri thức và nhân tài sẽ quyết định vận mệnh của mỗi dân tộc. - Thứ tư, nền kinh tế tri thức có tốc độ phát triển cực kỳ cao. Đặc điểm quan trọng nhất của kinh tế tri thức là tốc độ biến đổi cực kỳ cao. Nó thể hiện ở tốc độ sản sinh tri thức, sự thay đổi về giá cả, tốc độ ứng dụng các phát minh khoa học - công nghệ vào thực tiễn và hệ quả đi liền là tốc độ biến đổi của đời sống trên mọi phương diện. Tốc độ sản sinh tri thức ngày càng nhanh, thời gian cần thiết để tăng gấp đôi lượng tri thức của nhân loại càng rút ngắn. Các nhà khoa học đã nhận định: Tri thức của loài người ở thế kỷ XIX cứ 50 năm thì tăng gấp đôi, sang đầu thế kỷ XX cứ 30 năm tăng gấp đôi, vào giữa thế kỷ XX cứ 10 năm tăng gấp đôi, đến những năm 1970 cứ 5 năm tăng gấp đôi và đến những năm 1980 cứ 3 năm tăng gấp đôi. Có thể nói, càng lùi vào quá khứ thì quãng thời gian nhân đôi tri thức càng lớn, đo bằng thế kỷ, thiên niên kỷ. Tốc độ biến đổi giá cả của các sản phẩm càng mới càng nhanh. Một tri thức hôm nay có giá trị hàng tỷ USD, ngày mai có thể vô giá trị. Dường như có một quy luật: các sản phẩm càng hiện đại thì tốc độ biến đổi giá càng cao. Nếu phải cần đến 60 năm để cước vận tải biển và phí cảng biển giảm đi một nửa, thì cũng trong thời gian ấy, cước hàng không giảm đi 6 lần và giá dịch vụ điện thoại giảm 82 lần. Kinh ngạc hơn chỉ trong vòng 30 năm, từ năm 1960 đến năm 1990, giá máy tính đã giảm đi 125 lần. Vì vậy, trong thời đại ngày nay việc tiếp cận và trao đổi tri thức ở phạm vi toàn cầu có ý nghĩa sống còn, cạnh tranh trong kinh tế tri thức trước hết là cạnh tranh về tốc độ, về tư duy. Tốc độ áp dụng và phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao. Nếu dịch vụ điện thoại cần 74 năm để đạt con số 50 triệu thuê bao, thì chỉ 30 năm số người sử dụng radio đã đạt con số 50 triệu, máy tính cá nhân chỉ cần đến 16 năm, tivi cần 13 năm và mạng thông tin toàn cầu chỉ cần có 4 năm. Đặc điểm tốc độ biến đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện của nền kinh tế này nói lên rằng, khả năng bắt kịp các nước đi trước cũng lớn như khả năng tụt hậu xa hơn. Mức độ hiện thực hóa mỗi một khả năng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết là tính hợp lý của mô hình và chiến lược “đi tắt” được lựa chọn cũng như quyết tâm theo đuổi nó. - Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy toàn cầu làm thị trường và là nền kinh tế phát triển bền vững. Nền kinh tế thị trường lấy thị trường toàn cầu làm hướng hoạt động chính. Tri thức, thông tin không có biên giới làm cho nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu. Công nghệ thông tin làm cho hợp tác kinh tế, văn hóa mang tính toàn cầu, đồng thời cạnh tranh gay gắt trên cả bình diện trong nước lẫn quốc tế. Tư tưởng chỉ đạo của phát minh kỹ thuật truyền thống là đơn nhất, tận dụng hết khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên để giành lấy lợi nhuận cao nhất, ít quan tâm đến môi trường sinh thái và lợi ích xã hội; phát triển trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên vô tận và dung lượng môi trường không bao giờ cạn kiệt. Còn tư tưởng chỉ đạo của kỹ thuật cao, công nghệ mới là lợi dụng một cách khoa học, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có, đồng thời khám phá nguồn tài nguyên mới để thay thế tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt. Do đó, mục tiêu của kinh tế thị trường là phát triển bền vững, thúc đẩy sự hài hòa giữa con người với tự nhiên. 2.3. Giải pháp phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam Đại hội VIII đã khẳng định “Đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước “công nghiệp theo hướng hiện đại” và đến Đại hội X, Đảng ta đã cụ thể hóa thêm: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Do đó, chiến lược phát triển nước ta là dựa vào tri thức và thông tin. Nền kinh tế nước ta phải phát triển theo mô hình hai tốc độ: chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép, đan xen, hỗ trợ cho nhau. Điều đó có nghĩa là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng lực sản xuất các ngành công nghiệp và dịch vụ cơ bản; đồng thời nhanh chóng phát triển các ngành dựa vào tri thức và công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức. - Một là, đổi mới cơ chế, chính sách và luật pháp phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; tạo lập môi trường thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Nhà nước tôn trọng yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, nhanh chóng xây dựng các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại; thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Tách biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các doanh nghiệp. Nhà nước chăm lo đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ thể sản xuất kinh doanh hoạt động bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch và có trật tự kỷ cương. Không có ý tưởng mới, các công nghệ thành sản phẩm sẽ không có tri thức khoa học công nghệ và do đó không có tri thức mới. Cho nên, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp luôn luôn tự đổi mới, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp tri thức, các ngành kinh tế dựa vào tri thức. - Hai là, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hệ thống giao dục đào tạo và phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng đầu tư để phát triển giáo dục, đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, cơ chế quản lý. Giáo dục phải hướng tới xây dựng những thế hệ người Việt Nam có lý tưởng, bản lĩnh, sức khỏe, năng lực, có khả năng sáng tạ và làm chủ tri thức mới. Đây là giải pháp quyết định nhất. Chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, bằng nhiều phương thức, để tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với ý nghĩa “một nền giáo dục cho mọi người và do mọi người”. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, tiếp cận chuẩn đào tạo tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Xây dựng một số trường đại học đạt trình độ quốc tế. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đồng bộ, chú trọng nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, sử dụng bố trí hợp lý nguồn nhân lực được đào tạo. - Ba là, phát triển và ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ thông tin. Xây dựng một nền khoa học công nghệ nội sinh đủ sức tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập khẩu, tiến tới cải biến, sáng tạo và xuất khẩu công nghệ. Có chính sách ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch. Tập trung phát triển mạnh công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới Xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao. Tăng đầu tư, thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường. Xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ. Ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Xác định công nghệ thông tin là ngành kinh tế có vị trí quan trọng hàng đầu, là mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, phải nhanh chóng hình thành mạng thông tin quốc gia, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy tin học hóc trong tất cả các ngành. Đâu tư mạnh hơn nữa đào tạo nhân lực cho công nghệ thông tin. Kinh tế tri thức là thực tế khách quan, những đặc trưng cơ bản của nó đang được bộc lộ rõ ở các nước phát triển. Điều này vừa tạo cho nước ta vận hội lớn, vừa đặt ra những yêu cầu, thách thức mới cần phải vượt qua. Việc nghiên cứu, đánh giá đúng đắn những tác động thuận nghịch mà xu hướng này mang lại để chủ động tìm kiếm “mô hình phát triển”, xây dựng lộ trình phù hợp là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Kinh nghiệm thực tế từ các nước phát triển và đang phát triển cho thấy cần phải tạo ra một nền kinh tế thị trường phát triển, một hệ thống giáo dục và đào tạo tốt để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và một hệ thống đổi mới quốc gia năng động, xây dựng một nền khoa học công nghệ nội sinh, trong đó công nghệ thông tin phát triển cao độ. Đây là những điều kiện cơ bản nhất cho sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức. 2.4. Điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một quá trình phát triển không phải một sớm một chiều, mà phải trải qua thời gian lâu dài. Để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam bền vững cần làm rõ các điều kiện cho sự phát triển kinh tế tri thức như sau: - Thứ nhất, bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế tri thức. + Ổn định về chính trị là độ bền vững và tính toàn vẹn của một chế độ chính trị hiện hành. Một xã hội ổn định là một xã hội trong đó người dân hài lòng với đảng cầm quyền và hệ thống quản lý của các cấp chính quyền nhà nước. Ổn định về chính trị có vai trò đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, làm cho quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở nên sâu sắc và ý nghĩa. Ổn định chính trị được thể hiện ở tính nhất quán, tính đồng bộ và ổn định lâu dài của đường lối, phải có tầm nhìn dài hạn, phải xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối, chính sách công nghiệp hóa, hiện đạ
Luận văn liên quan