Đề tài Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng anh cho sinh viên cao đẳng

Trong bối cảnh chung của thế giới, quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT): "Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX với những mục tiêu chiến lược là: "Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện". Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết 40 của Quốc hội, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo bằng cuộc cải cách giáo dục từ năm 2000 về đổi mới chương trình cho tất cả các môn học, trong đó có môn ngoại ngữ mà tiếng Anh là chủ yếu. Để hội nhập với thế giới, việc trao đổi thông tin, tiếp cận với nền văn hóa của các nước trên thế giới là một vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là rất cần thiết. Cùng với tin học, ngoại ngữ được xếp vào một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển, một mũi nhọn đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và GD-ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu. Trong các ngoại ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất. Hầu hết các giao dịch trên thế giới đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, trong xu thế hội nhập, rất nhiều quốc gia đã đưa tiếng Anh vào trong chương trình giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ rõ: Ngoại ngữ là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Xu thế hội nhập toàn cầu và việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang lan tỏa và đi vào từng ngành, nghề của Việt Nam, tác động đến mọi người trong xã hội. Để có thể hội nhập và đứng vững trên đôi chân của mình, mỗi chúng ta đều có thể hiểu rằng, ngoại ngữ mà trong đó bao gồm cả tiếng Anh ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu được trong hoạt động giao tiếp, công việc, ngoại giao. Chỉ có thể giỏi tiếng Anh, sử dụng tốt công cụ giao tiếp này, mới có thể thành công trong mọi việc. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho sự hội nhập thì việc dạy học tiếng Anh càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, đã từ nhiều năm nay, Việt Nam đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học, từ giáo dục phổ thông đến đại học, sau đại học. Cũng từ lâu, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ như là một môn cơ bản. Tiếng Anh chiếm vị trí quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu được trong việc giáo dục toàn diện, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức, tư duy và tầm hiểu biết cho các em sinh viên. Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực dược sĩ đáp ứng cho nhu cầu của nước nhà. Mặt khác, với tính chất đào tạo của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ dược có năng lực, phẩm chất trong việc nghiên cứu, áp dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến, sản xuất và sản phẩm thuốc đáp ứng yêu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Vì vậy, việc hình thành cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ kỹ năng, năng lực học tập tốt là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn. Nhằm giúp cho học sinh và sinh viên trong trường có thể tiếp cận được với những công nghệ hiện đại, tiên tiến ngành Dược trong nước và thế giới, học sinh, sinh viên phải không ngừng nâng cao năng lực học tập tiếng Anh; trong đó nâng cao kỹ năng phát âm tiếng Anh là nội dung quan trọng để nâng cao năng lực học tập tiếng Anh. Phát âm là một trong những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản và quan trọng nhất đối với người học tiếng Anh, phát âm tốt tạo sự tự tin trong giao tiếp. Người sử dụng tiếng Anh phát âm đúng có thể làm người đối diện hiểu được những gì mình nói, và đồng thời cũng hiểu được người đối diện dễ dàng hơn và chính xác hơn. Các kỹ năng ngôn ngữ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; kỹ năng này lại hỗ trợ cho kỹ năng khác. Phát âm đúng, do đó, không chỉ tốt cho kỹ năng nói, mà còn giúp nghe hiểu được tốt hơn. Tuy nhiên, phát âm cũng là một kỹ năng khó; nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập thường xuyên, tích cực thì việc tiến bộ sẽ hầu như là không thể. Bên cạnh đó, có rất nhiều các yếu tố khác nhau liên quan đến phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hay điều kiện giao lưu với người nói tiếng Anh bản địa không nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình tiến bộ của người học. Sau hai kỳ dạy tiếng Anh E1 cho sinh viên hệ Cao đẳng, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên của trường gặp rất nhiều khó khăn với việc phát âm. Chúng tôi cũng đã có nhiều cố gắng trong việc giúp đỡ các em cải thiện phát âm tiếng Anh của mình. Nhưng theo đánh giá của bản thân giáo viên chúng tôi, thì hiệu quả vẫn chưa cao. Khi sang chương trình tiếng Anh E2 thì chúng tôi nhận thấy rằng phát âm của sinh viên tiến bộ không đáng kể. Các em vẫn thường xuyên mắc các lỗi phát âm ngay cả của những từ đã sử dụng nhiều lần. Điều này giáo viên chúng tôi thấy cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về các lỗi phát âm thường gặp ở sinh viên của trường, nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp giúp việc dạy và học phát âm được hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học phát âm tiếng Anh.

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3970 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng anh cho sinh viên cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ ------------------------------------------------------------------- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung của thế giới, quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT): "Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu... đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX với những mục tiêu chiến lược là: "Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện". Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết 40 của Quốc hội, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo bằng cuộc cải cách giáo dục từ năm 2000 về đổi mới chương trình cho tất cả các môn học, trong đó có môn ngoại ngữ mà tiếng Anh là chủ yếu. Để hội nhập với thế giới, việc trao đổi thông tin, tiếp cận với nền văn hóa của các nước trên thế giới là một vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là rất cần thiết. Cùng với tin học, ngoại ngữ được xếp vào một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển, một mũi nhọn đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và GD-ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu. Trong các ngoại ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất. Hầu hết các giao dịch trên thế giới đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, trong xu thế hội nhập, rất nhiều quốc gia đã đưa tiếng Anh vào trong chương trình giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ rõ: Ngoại ngữ là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Xu thế hội nhập toàn cầu và việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang lan tỏa và đi vào từng ngành, nghề của Việt Nam, tác động đến mọi người trong xã hội. Để có thể hội nhập và đứng vững trên đôi chân của mình, mỗi chúng ta đều có thể hiểu rằng, ngoại ngữ mà trong đó bao gồm cả tiếng Anh ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu được trong hoạt động giao tiếp, công việc, ngoại giao. Chỉ có thể giỏi tiếng Anh, sử dụng tốt công cụ giao tiếp này, mới có thể thành công trong mọi việc. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho sự hội nhập thì việc dạy học tiếng Anh càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, đã từ nhiều năm nay, Việt Nam đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học, từ giáo dục phổ thông đến đại học, sau đại học. Cũng từ lâu, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ như là một môn cơ bản. Tiếng Anh chiếm vị trí quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu được trong việc giáo dục toàn diện, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức, tư duy và tầm hiểu biết cho các em sinh viên. Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực dược sĩ đáp ứng cho nhu cầu của nước nhà. Mặt khác, với tính chất đào tạo của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ dược có năng lực, phẩm chất trong việc nghiên cứu, áp dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến, sản xuất và sản phẩm thuốc đáp ứng yêu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Vì vậy, việc hình thành cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ kỹ năng, năng lực học tập tốt là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn. Nhằm giúp cho học sinh và sinh viên trong trường có thể tiếp cận được với những công nghệ hiện đại, tiên tiến ngành Dược trong nước và thế giới, học sinh, sinh viên phải không ngừng nâng cao năng lực học tập tiếng Anh; trong đó nâng cao kỹ năng phát âm tiếng Anh là nội dung quan trọng để nâng cao năng lực học tập tiếng Anh. Phát âm là một trong những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản và quan trọng nhất đối với người học tiếng Anh, phát âm tốt tạo sự tự tin trong giao tiếp. Người sử dụng tiếng Anh phát âm đúng có thể làm người đối diện hiểu được những gì mình nói, và đồng thời cũng hiểu được người đối diện dễ dàng hơn và chính xác hơn. Các kỹ năng ngôn ngữ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; kỹ năng này lại hỗ trợ cho kỹ năng khác. Phát âm đúng, do đó, không chỉ tốt cho kỹ năng nói, mà còn giúp nghe hiểu được tốt hơn. Tuy nhiên, phát âm cũng là một kỹ năng khó; nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập thường xuyên, tích cực thì việc tiến bộ sẽ hầu như là không thể. Bên cạnh đó, có rất nhiều các yếu tố khác nhau liên quan đến phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hay điều kiện giao lưu với người nói tiếng Anh bản địa không nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình tiến bộ của người học. Sau hai kỳ dạy tiếng Anh E1 cho sinh viên hệ Cao đẳng, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên của trường gặp rất nhiều khó khăn với việc phát âm. Chúng tôi cũng đã có nhiều cố gắng trong việc giúp đỡ các em cải thiện phát âm tiếng Anh của mình. Nhưng theo đánh giá của bản thân giáo viên chúng tôi, thì hiệu quả vẫn chưa cao. Khi sang chương trình tiếng Anh E2 thì chúng tôi nhận thấy rằng phát âm của sinh viên tiến bộ không đáng kể. Các em vẫn thường xuyên mắc các lỗi phát âm ngay cả của những từ đã sử dụng nhiều lần. Điều này giáo viên chúng tôi thấy cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về các lỗi phát âm thường gặp ở sinh viên của trường, nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp giúp việc dạy và học phát âm được hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học phát âm tiếng Anh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học bộ môn tiếng Anh của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 4. Giả thuyết khoa học: Hiện nay, kỹ năng phát âm tiếng Anh của sinh viên còn hạn chế do họ chưa có phương pháp cụ thể, hữu hiệu để rèn luyện. Nếu xây dựng và vận dụng hệ thống biện pháp rèn luyện kỹ năng phát âm và có cách thức phù hợp với nét đặc thù của sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thì kỹ năng phát âm của sinh viên sẽ được nâng cao rõ rệt. 5. Các nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng dạy học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng và các nguyên nhân chủ quan, khách quan của sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. 5.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện với các phương pháp: Phát phiếu điều tra cho 80 sinh viên lớp CD2A15-16, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ; các lớp sẽ được chọn ngẫu nhiên. Phiếu điều tra nhằm tìm ra các lỗi về nhận dạng âm và trọng âm của sinh viên, phản ánh của sinh viên về phương pháp dạy phát âm của các giáo viên, phản ánh về phương pháp học của sinh viên, và các khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình luyện phát âm. Ghi âm phát âm của 10 sinh viên bất kỳ chọn từ các lớp đã phát phiếu điều tra. Việc ghi âm nhằm thu thập kết quả thực tế về các lỗi các em hay mắc. Bài đọc mẫu cho các em thu âm sẽ được lấy trực tiếp từ giáo trình “English pronunciation in use – Elementary” đang được sử dụng cho tiếng Anh A2. Bài đọc đã có giọng thu của người bản ngữ, sẽ tiện cho nhóm nghiên cứu so sánh và đối chiếu với phần ghi âm của sinh viên. 7. Phạm vi nghiên cứu Vì điều kiện khách quan và chủ quan con nhiều hạn chế, tôi giới thiệu vấn đề nghiên cứu trong phạm vi sau: Tiến hành nghiên cứu tại các lớp CD2A15-16 trong học kỳ II năm thứ nhất của hệ Cao đẳng trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Xuất phát từ quan niệm cho rằng, người học chỉ có thể tham gia vào hoạt động học khi họ có những kỹ năng học tập cần thiết, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu các KNHT và dạy các KNHT đó cho sinh viên như Paul Trewer, Craig Rusbult, Chris Jarvie,.......... Paul Trewer khi nghiên cứu về các KNHT có liên quan đến việc học ở đại học, đã giới thiệu và phân tích các kỹ năng có liên quan đến việc học ở đại học như: Quản lý thời gian, xác định mục tiêu, tập trung tư tưởng, nghe, ghi chép, đọc sách, siêu nhận thức, nhớ, kiểm tra, giúp đỡ, kỹ năng học hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tra cứu, kỹ năng quyết định, lầp sơ đồ khái niệm, tư duy phê phán [ 49] Tác giả Craig Rusbult đã đưa ra danh mục các KNHT mà sinh viên cần luyện tập và cách thực hiện từng kỹ năng cụ thể, đó là nhớ, tập trung tư tưởng, đọc và nghe tích cực, chuẩn bị thi, sử dụng thời gian một cách có hiệu quả [131]. Theo Chris Jarvie để việc học thực sự là của người học thì phải thực hiện các nguyên tắc sau: chịu trách nhiệm về việc học; nghĩ, làm, xem xét lại, phát hiện lại, trải nghiệm; thu liên hệ ngược từ bạn; xây dựng tiêu chuẩn và mục tiêu cho sự phân tích có cơ sở; luyện tập kỹ năng cần thiết; đảm bảo cho sự đánh giá có tác dụng hỗ trợ cho việc học; nắm được các tiêu chí người khác dùng để đánh giá thành tích học tập; gắn hoạt động học tập với kết quả mình mong muốn; nhận biết sự cố gắng, tự tin, nhu cầu thời gian. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các KNHT cần việc học có hiệu quả như ghi chép, nghiên cứu, học nhóm, sử dụng tư liệu học qua bài giảng, viết báo cáo, xemina đọc nhanh, nghiên cứu trường hợp, trình bày, phỏng vấn [130]. Tác giả Denise Chalmer và Richard Fuller [129] đã đưa ra một hệ thống các chiến lược được các tác giả đề xuất gồm có: các chiến lược thu thập thông tin, các chiến lược xử lý thông tin, các chiến lược xác nhận kết quả học tập và chiến lược quản lý cá nhân. Các tác giả cho rằng, chính giáo viên là người chịu trách nhiệm về chiến lược sinh viên sử dụng học tập và đồng thời chỉ ra phương hướng vận dụng cách dạy các chiến lược đó để giáo viên có thể sử dụng phù hợp với nội dung môn học của mình. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên, tác giả Lê Khánh Bằng [10], [11] cho rằng, để phát huy tính tích cực trong quá trình học tập, người học phải đảm nhận một phần trách nhiệm về quá trình học tập của mình bằng cách đề xuất thương lượng với thầy, đồng thời người học phải rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng định hướng, kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện kế hoạch, kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của bản thân. Biện pháp để hình thành kỹ năng học tập cho sinh viên là giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy học hướng vào hoạt động của giáo viên sang phưuơng pháp dạy học hướng vào hoạt động của sinh viên. Khi nghiên cứu về hệ thống kỹ năng học tập hiện đại cần hình thành cho sinh viên, tác giả Đặng Thành Hưng, đã dựa trên cơ sở phân tích các chức năng của hoạt động học tập để phân chia thành ba nhóm kĩ năng học tập cần hình thành cho sinh viên. Đó là: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ học tập, nhóm kĩ năng quản lý học tập [49]. 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Kỹ năng học tập Ngoại ngữ Hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng. Trong tâm lí học, kĩ năng được xem xét theo hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất: xem xét kĩ năng về mặt kĩ thuật của hành động. Đại diện cho nhóm này là V.A. Cudin, Trần Trọng Thủy, V.A Krutetxki... Chẳng hạn theo V.A Krutetxki, kĩ năng là phương thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững, chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người có kĩ năng [19, tr 78]. Khuynh hướng thứ hai: xem xét kĩ năng về mặt năng lực của con người. Đại diện cho nhóm này là N.D. Levitop, K.K Platonop, G.G Coluvep, A.V Petropxki. Theo K.K Platonop và G.G Coluvep, kĩ năng là năng lực của con người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện và trong khoảng thời gian tương ứng. Bất kỳ một kĩ năng nào cũng bao hàm trong nó cả biểu tượng về khái niệm, vốn tri thức, kĩ xảo... cơ sở tâm lý của kĩ năng là sự hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa mục đích hoạt động, các điều kiện và phương thức thực hiện [81, tr 77]. Như vậy, kĩ năng được xem xét theo khuynh hướng thứ hai vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục đích và được biểu hiện ở ba dấu hiệu đặc trưng sau: Thứ nhất: kĩ năng là mặt kĩ thuật của thao tác hành động. Thứ hai: kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động hay một nhóm hành động dựa trên cơ sở của tri thức, của các điều kiện và phương tiện phù hợp với mục đích đã xác định. Thứ ba: sự hình thành và mức độ phát triển của các kĩ năng được xác định trên cơ sở của tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịp nhàng của các động tác trong hành động. Trong giáo dục học, kĩ năng được một số tác giả quan niệm như là khả năng của con người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xẩy ra [88], [98]. Một số tác giả khác lại quan niệm kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức hợp của hành động bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, cách thức và qui trình đúng đắn [2], [10]. Như vậy, kĩ năng được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi thấy kĩ năng không có sự mâu thuẫn nhau, mà chỉ khác nhau ở thành phần của các kĩ năng mà thôi. Theo các nhà tâm lí học [55][35], học tập dù ở hình thức nào thì cũng mang những dấu hiệu đặc trưng bản chất sau: Đối tượng của hoạt động học là các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, sau khi những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó được lĩnh hội sẽ trở thành phương tiện học tập của người học trong việc lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xảo mới ở mức độ khái quát cao hơn. Đối tượng của hoạt động học không chỉ là các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cả tri thức về hoạt động học. Có nghĩa là trong hoạt động học, người học không chỉ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn phải nắm được cả phương pháp học, cách thức học. Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm vào việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động học tập là hoạt động mang tính tổ chức kép, vừa là sự tổ chức của cá nhân với đối tượng học tập, vừa là sự tổ chức giữa các cá thể học tập trong một nhóm hoạt động với môi trường chung. Hoạt động học tập là hoạt động có tính giao tiếp và giao lưu, ngay cả trong hoạt động học tập của cá nhân, tính chất giao tiếp vẫn được thể hiện, bởi lẽ đối tượng học là kinh nghiệm xã hội của loài người được giáo viên biên soạn lại theo những mục tiêu, chương trình học cụ thể. Như vậy, hoạt động học tập của sinh viên là một loại hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy và được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm làm thay đổi chính bản thân chủ thể của hoạt động học theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. 1.2.3. Các khái niệm cơ bản về phát âm tiếng Anh 1.2.3.1. Phát âm là gì? “Phát âm là cách nói 1 ngôn ngữ hay 1 từ hoặc 1 âm nhất định. Nó còn để cách 1 người nhất định nói các từ trong 1 ngôn ngữ” (Theo Oxford Advanced Learners’ Dictionary, 7th Edition). Phát âm bao gồm các yếu tố sau: Khả năng sử dụng các bộ phận cấu âm như răng, lưỡi, môi, v.v. để phát âm. Trọng âm (trong cả từ và câu) Ngữ điệu Giọng điệu Âm nối 1.2.3.2. Bảng ngữ âm Bảng ngữ âm là hệ thống các ký hiệu tương ứng với các âm, mỗi ký hiệu chỉ có thể tượng trưng cho 1 âm duy nhất. Theo bảng ngữ âm quốc tế, có 44 âm trong tiếng Anh: (Theo ) 1.2.3.3. Âm vị trong tiếng Anh Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. (Theo ) Có 44 âm vị trong tiếng Anh, tương ứng với 44 ký hiệu âm trong bảng ngữ âm ở phần trên. Âm vị có thể được phân loại dựa trên phương cách phát âm như sau: Hệ thống phụ âm: Phương thức phát âm Vị trí phát âm Môi-môi Răng trên-môi dưới Răng trên-chóp lưỡi Lợi răng trên-chóp lưỡi Ngạc cứng-lưỡi Ngạc mềm-cuống lưỡi Thanh hầu Tắc Vô thanh Hữu thanh /p/ /b/ . . /t/ /d/ . /k/ /g/ . Tắc xát Vô thanh Hữu thanh . . . . /t∫/ / ʒ/ . . Xát Vô thanh Hữu thanh . /f/ /v/ /θ/ /ð/ /s/ /z/ /∫/ / dʒ/ /h/ Mũi /m/ . . /n/ . /ŋ/ . Rung . . . /l/ /r/ . . Bán nguyên âm /w/ . . . /j/ . . (Từ Hệ thống nguyên âm: Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi Trước Giữa Sau /aɪ/ Cao /i/ /ɪ/ /u/ /ʊ/ /aʊ/ /ɔɪ/ Giữa /e/ /ε/ /Λ/ /o/ /ɔ/ Thấp /æ/ /ə/  /a/ (Từ 1.2.4. Một số nguyên tắc phát âm trong tiếng Anh 1.2.4.1. Cách đọc âm cuối 1.2.4.1.1. Từ có tận cùng là s/es Cách đọc tận cùng là s/es áp dụng cho: - Danh từ số ít đổi sang số nhiều. Ex: book – books, class – classes - Danh từ số ít tận cùng bằng -s. Ex: physics, series, etc. - Động từ ngôi thứ 3 số ít thì hiện tại. Ex: sleeps, watches, etc. - Dạng viết tắt. Ex: what’s, he’s. etc. - Dạng thức sở hữu. Ex: George’s mother, one man’s meal, etc. Âm cuối của từ nguyên thể Ví dụ Cách đọc –s/es Vô thanh /p/ Ropes /s/ /f/ Cliffs /t/ Starts /θ/ Booths /k/ Books Hữu thanh /b/ /g/ Cabs, tags /z/ /l/ /v/ Girls, gloves /m/ /r/ Combs, soars /n/ /ð/ Cans, lathers /d/ /ŋ/ Adds, stings /∫/ Wishes /iz/ /iz/ /t∫/ Churches /З/ Roughes /s/ Buses /z/ Houses /dЗ/ Languages 1.2.4.1.2. Từ có tận cùng là -ed Cách đọc tận cùng là -ed áp dụng cho: Động từ theo quy tắc của thì quá khứ đơn (past simple) và quá khứ phân từ (past participle). Ex: Want – wanted, hope - hoped, etc. Tính từ có tận cùng là -ed. Ex: hot-blooded, naked, etc. Âm cuối của từ nguyên thể Ví dụ pronounce the -ed: Vô thanh /t/ Want - wanted / Id/ Hữu thanh /d/ End - ended Vô thanh /p/ Hope - hoped / t/ /f/ Laugh - laughed /s/ Fax - faxed /S/ Wash - washed /tS/ Watch - watched /k/ Like - liked Hữu thanh All other sounds, Play - played / d/ 1.2.4.1.4. Trọng âm của từ (Stress syllable) Trọng âm của 1 từ là 1 vần (syllable) hay 1 âm tiết của từ đó được đọc mạnh hơn, dài hơn, và cao hơn những những vần còn lại. Một số quy tắc xác định trọng âm của từ Từ có 2 âm tiết Nhóm từ Kiểu trọng âm Ví dụ Danh từ Danh từ thường 90% ở âm tiết thứ 1 Answer Chaos Salmon Danh từ ghép Âm tiết thứ 1 Takeover Greenhouse Mailman Danh từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp Âm tiết cuối Ballet, buffet, gourmet, Champagne, brochure, Antique, technique, Massage, garage, etc. Động từ Động từ thường Trọng âm ở gốc Travel, harden, straighten, offer, etc. Attend, collect, elect, prevent, survive, etc. Động từ kép (phrasal verb) Trọng âm ở giới từ Take over, left out, Get up, print out, etc. Tính từ Trọng âm ở gốc Cautious, happy, solid Pleasant, proper, etc. Complete, extreme, alive, distinct, etc. Trạng từ và giới từ Trọng âm ở gốc Always, later, often, Shortly, sooner, under, Over, etc. Perhaps, indeed, unless, Besides, until, above, Bellow, etc. Từ có 3 âm tiết trở lên Dạng Trọng âm Ví dụ Từ ghép Danh từ (Danh từ + Danh từ) (Tính từ + Danh từ) (Danh từ + Giới từ) Ở phần đầu Bookbinder, fountain-pen.. Takeover, ... Tính từ (Tính từ + quá khứ phân từ) Ở phần động từ Ill-treated, well-equipped, old-fashion... Động từ (Giới từ + Động từ) Understand, oversleep, Từ thêm hậu tố -ee, -eer Ở hậu tố Volunteer, refugee, (exception: committee) -ic Ở âm tiết trước hậu tố Romantic, economic... -tion, -cian, -sion Communication, -phy, -gy, -try, -cy, -fy, -al Ở âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên photography biology geometry -meter parameter thermometer barometer 1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phát âm Sự thành bại của sinh viên trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ba yế
Luận văn liên quan