Đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất dầu gấc và ứng dụng

Gấc một loại trái câu gần gũi với người dân việt nam vì dễ trồng ăn ngon và cho bong mát.Ruột gấc có màu đỏ rất đẹp nên thường được dùng để nấu xôi trong các dịp lễ , tết, cưới hỏi mặc dù vậy, có lẽ ít người biết rằng trái gấc chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể: màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên được dùng cho phụ nữ mang thai,, thịt gấc chứa nhiều vitamin A nên dùng để điều trị bệnh khô mắt cho trẻ em.Theo y học cổ truyền trung quốc, hạt gấc có đặc tính làm mát nên được sử dụng trong các bệnh lý như gan, lách, vết thương, máu tụ, sưng tấy, mụn mủ Và gần đây nhất người ta đã phát hiện them đặc tính chống ung thư của gấc Nhưng trong trái gấc, dầu gấc mới là phương thức kì diệu và đáng kể nhất, dầu gấc sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, béo.dầu gấc có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễm dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào, phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi trường như hóa chất độc, tia phóng xạ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra dầu gấc việt nam còn có tác dụng làm da tóc mịn màng, làm giảm sự nhạy cảm của da với tia cựu tím, chống xạm da làm mau lành vết thương, loét. Omega – 6 trong dầu gấc giúp tăng chuyển hóa mỡ ở bụng, đùi, hạ mỡ máu giúp giảm béo, tạo vóng dáng thon thả.Licopen là chất chống oxi hóa sinh học, có tác dụng bảo vệ da, giúp da hồng hào và mịn màng. Đặc biệt, dầu gấc có thể cho vào các món ăn như salad, sườn xào, gà rán, nấu xôi. để tạo màu thêm sinh động đẹp mắt mà không hề gâu độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong các món ăn cho cả gia đình Chúng em chọn đề tài dầu gấc bởi dầu gấc khá quý đối với sức khỏe con người mà hiện nay ta chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó,với những đặc tính của quả gấc thì chúng em nghĩ trong một thời gian không xa nữa nó sẽ trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt nam, hơn nữa Việt Nam là đất nước rất thích hợp để gấc phát triển, đó là một trong những lợi thế để ta có thể phát triển kinh tế trong tương lai Với đề tài này chúng em mong được sự giúp đỡ của cô để khai thác hết được những kía cạnh tiềm năng của quả gấc – một món quà mà thượng đế ban tặng cho chúng ta.Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

doc56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5620 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất dầu gấc và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Gấc một loại trái câu gần gũi với người dân việt nam vì dễ trồng ăn ngon và cho bong mát.Ruột gấc có màu đỏ rất đẹp nên thường được dùng để nấu xôi trong các dịp lễ , tết, cưới hỏi…mặc dù vậy, có lẽ ít người biết rằng trái gấc chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể: màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên được dùng cho phụ nữ mang thai,, thịt gấc chứa nhiều vitamin A nên dùng để điều trị bệnh khô mắt cho trẻ em.Theo y học cổ truyền trung quốc, hạt gấc có đặc tính làm mát nên được sử dụng trong các bệnh lý như gan, lách, vết thương, máu tụ, sưng tấy, mụn mủ… Và gần đây nhất người ta đã phát hiện them đặc tính chống ung thư của gấc … Nhưng trong trái gấc, dầu gấc mới là phương thức kì diệu và đáng kể nhất, dầu gấc sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, béo.dầu gấc có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễm dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào, phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi trường như hóa chất độc, tia phóng xạ… giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra dầu gấc việt nam còn có tác dụng làm da tóc mịn màng, làm giảm sự nhạy cảm của da với tia cựu tím, chống xạm da làm mau lành vết thương, loét. Omega – 6 trong dầu gấc giúp tăng chuyển hóa mỡ ở bụng, đùi, hạ mỡ máu giúp giảm béo, tạo vóng dáng thon thả.Licopen là chất chống oxi hóa sinh học, có tác dụng bảo vệ da, giúp da hồng hào và mịn màng. Đặc biệt, dầu gấc có thể cho vào các món ăn như salad, sườn xào, gà rán, nấu xôi.. để tạo màu thêm sinh động đẹp mắt mà không hề gâu độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong các món ăn cho cả gia đình Chúng em chọn đề tài dầu gấc bởi dầu gấc khá quý đối với sức khỏe con người mà hiện nay ta chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó,với những đặc tính của quả gấc thì chúng em nghĩ trong một thời gian không xa nữa nó sẽ trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt nam, hơn nữa Việt Nam là đất nước rất thích hợp để gấc phát triển, đó là một trong những lợi thế để ta có thể phát triển kinh tế trong tương lai Với đề tài này chúng em mong được sự giúp đỡ của cô để khai thác hết được những kía cạnh tiềm năng của quả gấc – một món quà mà thượng đế ban tặng cho chúng ta.Chúng em xin chân thành cảm ơn cô. Chương 1: Tổng quan về gấc Phân bố các vùng trồng gấc Trên thế giới Là một trái cây Đông Nam Á được tìm thấy trên khắp khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc nước Úc. Ở Việt Nam Cách đây 200 năm, nhà gấc học người Bồ Đào Nha J.Lourciso đến nước ta đã phát hiện ra cây gấc và đặt tên khoa học cho nó là Momordica Cochinchincuris. Đặc tính của cây gấc là chống chịu tốt, rất phù hợp với các loại đất  cát cổ, đất đỏ 3 gian, feralit,…mà những loại đất này thì được phân bố và trãi rộng ở Trung Du Miền Núi Phía Bắc, Tây Nguyên, Miền Đông Nam bộ.Điển hình cho trung du miền núi phía Bắc là tỉnh Bắc Giang, đại diện cho Tây Nguyên là tỉnh ĐăkLăk, đại diện cho khu vực miền Đông là tỉnh Tây Ninh Giới thiệu đôi nét về một số vùng nguyên liệu Điển hình cho trung du miền núi phía Bắc là: Tỉnh Bắc Giang: a. Khí hậu  : -  Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.  Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. b. Tài nguyên thiên nhiên  -      Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.  -  Tài nguyên nước Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao ,hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt. Đại diện cho Tây nguyên là: Tỉnh ĐăkLăk: a. Vị trí địa lý             Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý  từ 107028'57"- 108059'37" độ kinh Đông và  từ 1209'45" - 13025'06" độ vĩ Bắc.                     - Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai                - Phía Nam giáp tỉnh  Lâm Đồng             - Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa             - Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.              Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển. b. Địa hình Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: v. Địa hình vùng núi  Vùng núi cao Chư Yang Sin: nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao trên 1500 mét cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm gấc rừng thường xanh quanh năm.  Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1103m. Địa hình bào mòn, xâm thực, gấc gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp. v. Địa hình cao nguyên Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn: Cao nguyên Buôn Ma Thuột: Là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam 400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình 3-80. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mỡ và hầu hết đã được khai thác sử dụng. Cao nguyên M'Drăk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đông tỉnh tiếp giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình 400- 500 m, địa hình cao nguyên này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm gấc rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải Đại diện cho khu vực miền Đông là: Tỉnh Tây Ninh: a. Điều kiện tự nhiên   v. Vị trí địa lý: Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội. Tỉnh có 8 huyện, 1 thị xã (8 thị trấn, 5 phường và 82 xã). Thị xã Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. v. Đặc điểm địa hình Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. v. Khí hậu Tây Ninh có khí hậu tương đối  ôn hoà, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 26 – 270C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc. b. Tài nguyên thiên nhiên v. Tài nguyên đất Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 84% tổng diện tích) và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2. Trong đó, đất nông nghiệp có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Mô tả và phân loại gấc Tên khoa học: Monordica cochinchinensis (Lour.) Spreng Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae Tên khác: Mộc miết (TQ) – Muricic (Pháp) – Cochinchina Momordica (Anh). Cây gấc là một loại dây leo thuộc họ bầu bí, mọc bò trên các giàn, bờ rào, bụi tre, sống khá lâu. Trước đây, gấc là loại cây hoang dại mọc nhiều vùng ở nước ta, được nhân dân ta chọn lọc đem về trồng từ lâu. Lá xanh biếc, to bằng bàn tay và xòe kiểu chân vịt. Bên cạnh cuống lá có mọc “tay leo” giống dây bí hay dây mướp, dễ cuốn vào cọc hay cây. Hoa mọc ở nách lá, sắc trắng hình loa kèn, đài sắc xanh. Cây ưa khí hậu ấm áp, ẩm độ không khí cao. Là cây dây leo đa niên đơn tính biệt chu (dây đực mang hoa đực, dây cái mang hoa cái) có cây mang hoa đực, cây mang hoa cái và cây mang cả hoa đực và hoa cái. Sau mỗi vụ cho quả thì lá và những nhánh nhỏ lụi tàn đến mùa xuân năm sau lại đâm chồi nảy lộc mới và bắt đầu cho hoa từ tháng 5 –6.Mùa thu hoạch là từ tháng 8 đến trước và sau tết âm lịch. Ở Miền nam do thời tiết ấm nên gấc có quanh năm.Tuổi thọ của cây gấc có thể kéo dài từ 15 – 20 năm. Vì là cây biệt chu thụ phấn tự do nên trồng theo kiểu giâm cành sẽ có được những cây mang đặc tính tốt từ cây mẹ, nhanh cho quả và nhiều quả hơn so với trồng bằng hạt Yêu cầu ngoại cảnh của cây gấc: Gấc là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng giảm. Giai đoạn quả đang lớn nếu gặp ánh sáng chiếu trực tiếp quả rất dễ bị rám, thối hoặc sớm rụng(bị thui). Chính vì vậy trồng gấc tốt nhất lên làm giàn để nâng cao chất lượng cũng như phẩm chất quả. Nhiệt độ trung bình cho gấc phát triển là từ 25 – 270C hạt gấc có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13 – 150C nhưng tốt nhất ở 250C. Gấc là cây có khả năng chịu được hạn khá hơn chịu được úng. Giai đoạn từ khi mới trồng đến trước ra hoa yêu cầu dộ ẩm đất đạt 65 –70 %. Giai đoạn ra hoa kết quả yêu cầu độ ẩm đạt 75%. Gấc là cây chịu úng rất kém vì vậy khi trồng tốt nhất nên làm vồng, ụ hay trồng ở nơi có khả năng tiêu thoát nước tốt. Trên thị trường thường phân biệt hai loại Gấc nếp và Gấc tẻ: - Gấc nếp: Trái to trọng lượng quả trung bình từ 1,5 – 2 kg nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cùi (cơm) vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ. - Gấc tẻ :Trái nhỏ trung bình khoảng 1kg vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng Tuy nhiên hiện nay còn có thêm giống gấc lai cũng cho năng suất rất cao nó chủ yếu được lai tự nhiên do dân trồng bằng hạt giữ lại các cây có đặc tính tốt nhân rộng ra và tự đặt tên.Trong các giống này có giống Gấc lai đen chất lượng tốt,quả tròn, to, trọng lượng quả trung bình đạt 2 – 3kg, cá biệt có quả đạt 4-5 kg. Quả ít gai,có màu xanh đen, khi chín có màu đỏ, tỉ lệ long cùi cao, ruột đỏ thẫm,cho năng suất cao. Trong các giống gấc trên hiện nay đang trồng phổ biến là các giống gấc lai và gấc nếp vì các giống này năng suất cao, chất lượng tốt, giá cao được các công ty chế biến thu mua nhiều. 3. Thời vụ mô hình trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng gấc 3.1 Thời vụ: Nếu chủ động tưới nước thì có thể trồng gấc quanh năm. Tuy nhiên thời vụ tốt nhất trồng ở miền nam là đầu hoặc cuối mùa mưa. Ở miền bắc thời vụ trồng thường vào đầu tháng 2 dương lịch lúc khí trời bắt đầu ấm Nếu gieo gấc vào giữa mùa đông thì cũng đến lúc ấy nó mới mọc. Thời gian đầu gấc phản ứng rất nhạy đối với độ ẩm của đất, qua vài trận mưa rào nó phát triển rất nhanh, ta phải làm giàn cho nó khỏi bò xuống đất. Kinh nghiệm là để gấc bò dưới đất thì quả rất ít và hay thối. 3.2 . Cách ươm cây giống Trồng bằng hạt: Chọn những quả gấc chín to đẹp ở những cây gấc sai quả. Trà sạch lớp nhớt bao quanh vỏ hạt. Sau đó xử lý hạt cho ra quả trước khi mang gieo. Có hai cách - Cách 1: Ngâm hạt trong dung dịch axít Sunfuric nồng độ 10% trong khoảng thời gian 24h cho vỏ hạt mềm ra. Sau đó mang gieo. - Cách 2: Ngâm hạt gấc trong nước ấm 55 – 600C trong thời gian 10 – 12 h. Xử lý xong để ráo nước mang ươm hạt trong bầu đất. Phủ một lớp đất bột lên trên hạt khoảng 5cm. Sau đó che phủ rơm rạ mục lên trên giúp hạt nhanh nảy mầm. Khi cây con cao được khoảng 20 cm thì có thể mang trồng. Trồng bằng hạt sẽ cho cả cây đực và cây cái nên hiệu quả nhất hiện nay là trồng bằng hom giống.Tuy nhiên trồng bằng hạt trong quá tŕnh chọn lọc lâu dài sẽ cho ra được những giống gấc lai tự nhiên có năng suất và chất lượng tốt. Chọn giống bằng hom: Gấc cũng có thể trồng bằng cách nhân giống vô tính bằng cách giâm. Chọn những cây mẹ sai quả, quả to, chín đẹp làm cây lấy hom giống. Chọn dây gấc bánh tẻ cắt thành từng đoạn dài 30 – 40cm (gọi là hom). Mỗi hom phải có từ 2 – 3 đốt trở lên.  Ươm cành: 2 cách Cách 1: Cắt bằng đầu, bôi vôi hai đầu, đem giâm xuống khu vực cát ẩm. Chú ý: Đầu gốc cắm sâu xuống đất khoảng 10 – 15cm, đặt nằm nghiêng và lấy tay nén quanh gốc cho chặt, đầu ngọn hướng lên trên. Cách 2: Cắt bằng đầu, bôi vôi hai đầu, đem giâm trong bầu. Bầu có thể là túi nilong, trong chứa đất bột trộn với lượng nhỏ phân chuồng ủ mục và trấu thóc để tăng độ xốp. Mỗi bầu có thể giâm được 3 hom gấc. Bầu đặt tại nơi có bóng mát hoặc có mái che. Bảo đảm đủ nước tưới thường xuyên, giữ ẩm và che bớt nắng trong thời gian ban đầu cũng như chỗ đất giâm cành cần phải được thoát nước tốt. Khoảng 2 – 3 tuần chồi sẽ mọc, đem trồng ở hố đã chuẩn bị sẵn. 3.3. Chọn đất trồng, đào hố và bón lót. Gấc không kén đất, trồng ở đâu cũng sống. Nhưng để có năng suất cao nên chọn đất tốt (đất phù sa), thoát nước. Cuốc xới để ủ nơi định trồng với khoảnh đất khoảng 1m2, sâu độ 40 – 60cm. Trộn 20 – 30kg phân ải với đất mịn cho một hố. Bón lót: 0,5 – 0,6kg super lân hoặc apatit, 30 – 50 gram Furadan 3H hoặc Basudin 10 H để ngừa sâu bọ phá hại rễ, cần phải bón vôi từ 300 gram đến 1 kg vôi/hố nếu đất quá chua.Vôi cần phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân hữu cơ. (Trong trường hợp bón phân tơi xốp trồng đơn giản chỉ cần đào rãnh rộng 0,5 - 0,6 m sâu 0,4 – 0,5 m bón lót phân chuồng (super lân) để trồng hoặc phân rác hoại mục có trộn thêm super lân để trồng.) Nếu trồng bằng hạt thì mỗi khoảnh đất như trên trồng 3 mầm gấc (hoặc 3 hom gấc) cách nhau trên một hình tam giác đều mỗi cạnh 40cm, mỗi góc để một cây. Theo dõi trong cả năm,cây nào có nhiều quả để lại. Có khi cả ba cây cùng tốt, nghĩa là có nhiều hoa cái và quả, khi đó cũng chỉ nên để một cây, đánh hai cây kia đi trồng ở chỗ khác. Quy mô hộ gia đình: Tận dụng đất, trồng gấc sát cạnh hàng rào, bên gốc cây đa, ở bờ ao hay gốc bờ tre...hoặc các cây nào đó làm cọc cho gấc leo cao. Quy mô lớn: Chọn địa điểm, chọn đất có điều kiện thuận tiện và làm giàn cho gấc leo.Gấc ưa đất mát,bằng phẳng, tiện sông, suối để lấy nước tưới. Gấc trồng thành từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau khoảng 4 – 6m và hàng nọ cách hàng kia khoảng 5m. Kỹ thuật chăm sóc Trồng gấc muốn có nhiều trái cần phải thực hiện công việc chăm sóc khi dây gấc đã bò lên giàn. Kỹ thuật chăm sóc gồm có : - Làm cỏ xới đất : Cần phải làm cỏ sạch xung quanh gốc dây gấc để giảm bớt ảnh hưởng cạnh tranh nước và các chất dinh dưỡng của cỏ dại. Trong quá trình làm cỏ có thể xới nhẹ chung quanh gốc cách gốc 25 – 30 cm để kích thích rễ gấc phát triển. - Bón phân: ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu giữa và cuối mùa mưa nên bón thúc thêm mỗi hố 30 – 50 gr phân hỗn hợp NPK (16 –16 – 8) hoặc phân NPK (20 – 20 – 15) để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to. Có thể đào rãnh rộng 10 cm sâu 10 cm hình vành khăn cách gốc 25-30 cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. - Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thóat nước ở gốc cây cho tốt. - Xử lý tăng số hoa cái: Trên cây gấc hoa đực và hoa cái mọc riêng, làm tăng số hoa cái sẽ làm tăng số trái gấc thu hoạch như vậy sẽ tăng năng suất Ngoài các biện pháp chăm sóc bón phân, tưới đủ nước trong giai đoạn cây ra hoa phát triển trái, kỹ thuật phun một số chất kích thích tốt trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 –2 lá thật cũng làm tăng số hoa cái trên cây. Các hóa chất thường dùng là NAA (Naphthalen acetic acid) phun ở nồng độ 25 – 100 ppm (phần triệu) hoặc MH (Maleic Hydrazide) phun ở nồng độ 100 – 150 ppm (phần triệu) cũng đều cho kết quả tốt. Thụ phấn nhân tạo: Gấc là cây lưỡng tính: hoa đực và hoa cái cùng trên một dây, hoặc trên các dây của cùng một gốc. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ,ong bướm,...Để tăng năng suất, người ta tiến hành thụ phấn nhân tạo. Một trong những cách làm hiệu quả đó là dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên đầu nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều. - Xử lý để gốc gấc: Trong điều kiện thời tiết bình thường sau khi hái trái gần xong vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch ở miền bắc và các tháng mùa khô ở miền nam tháng 11 – 12 dương lịch cây gấc đã rụng lá gần hết dùng dao hoặc rựa bén hay kéo cắt cành chặt hoặc cắt dây gấc đi chừa lại một đoạn gốc dài 50 – 60 cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm sâu 10 cm cách gốc 25 – 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới.Mỗi năm chặt dây 1 lần sau 3 – 4 năm gốc gấc sẽ rất to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt. 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng: Làm giàn cho gấc Trồng gấc cũ