Đề tài Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống

A. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, thuốc baỏ vệ thực vật (BVTV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% . Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màn. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.

pdf29 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 9261 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN HỌC: ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƢỜNG NGHIÊN CỨU THUỐC TRỪ SÂU VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN CON NGƢỜI VÀ MÔI TRƢỜNG SỐNG Nhóm thực hiện: Nhóm 3 (Thứ 3- tiết 789- CT102) GVHD: PGS.TS LÊ QUỐC TUẤN Thành viên: MSSV 1. Nguyễn Thị Mỹ Duyên 14163057 2. Huỳnh Ngọc Thu Hƣơng 14163109 3. Lê Thị Thùy Loan 14163134 4. Nguyễn Huỳnh Nhƣ 14163194 5. Phan Nguyễn Phát 14163202 6. Nguyễn Thị Thanh Tâm 14163233 7. Nguyễn Vũ Đức Thịnh 14163264 Thủ Đức, ngày 05 tháng 11 năm 2016 Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 2 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 4 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 5 1.4. Ý NGHĨA VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN ........................... 5 B. NỘI DUNG........................................................................................................................... 6 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ THUỐC TRỪ SÂU ........................................................... 6 1. Thuốc trừ sâu là gì? ..................................................................................................... 6 2. Phân loại thuốc trừ sâu: .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 2: CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU ..................................... 11 1. Cách thức xâm nhập và di chuyển của thuốc trừ sâu vào cơ thể sinh vật .......... 11 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA THUỐC TRỪ SÂU................................. 13 1. Vai trò của thuốc trừ sâu: ......................................................................................... 13 2. Tác hại của thuốc trừ sâu: ......................................................................................... 13 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG ........................ 16 THUỐC TRỪ SÂU................................................................................................................ 16 1. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. .............................................................................. 16 2. Xây dựng kênh truyền thông hƣớng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu. ......................... 18 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP XỬ LÝ THUỐC TRỪ SÂU CÒN TỒN ĐỘNG TRONG MÔI TRƢỜNG....................................................................................................................... 22 1. Các giải pháp xử lí thuốc trừ sâu còn tồn động: .................................................... 22 2. Phƣơng pháp mới xử lý nƣớc thải thuốc trừ sâu: .................................................. 25 3. Phƣơng pháp mới tiêu hủy thuốc trừ sâu quá hạn ................................................. 25 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 29 1. KẾT LUẬN:............................................................................................................... 29 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 29 Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 3 MỤC LỤC BẢNG: Bảng 1: Tên và công thức hóa học của một số loại thuốc trừ sâu vô cơ............................... 7 Bảng 2: So sánh giữa sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và thuốc trừ sâu hóa học. .............. 17 MỤC LỤC HÌNH: Hình 1: Nông dân tỉnh Bạc Liêu sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt.............................. 6 Hình 2: Một số loại thuốc trừ sâu hữu cơ ................................................................................. 9 Hình 3: Thuốc trừ sâu sinh học ................................................................................................ 10 Hình 4:Dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu Pỷiproxyfen ........... 15 Hình 5:Thuốc trừ sâu sinh học AZABA 8EC ........................................................................ 16 Hình 6: Thuốc trừ sâu sinh học ................................................................................................ 17 Hình 7: Sử dụng thiên địch trong công tác phò ng trừ sâu hại.............................................. 19 Hình 8: Mô hình ruộng lú bờ hoa. ........................................................................................... 20 Hình 9: Ngƣời dân thu gom vỏ, chai thuốc trừ sâu ............................................................... 21 Hình 10: Bao bì, chai lọc chƣa thuốc trừ sâu sau khi sử dụng ........................................... 22 Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 4 A. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, thuốc baỏ vệ thực vật (BVTV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lƣơng thực thực phẩm. Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ yếu nhƣ lƣơng thực, rau, hoa quả. Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nƣớc châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% . Việt Nam là nƣớc sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhƣng cũng thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màn. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV mà phần lớn là thuốc trừ sâu là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lƣơng thực cho loài ngƣời. Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhƣ: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng sống và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng và cả cho ngƣời sản xuất. Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ sử dụng hóa chất trừ sâu ở Việt Nam, ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu đến môi trƣờng sống nhằm bổ sung những kiến thức đã học và nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trƣờng sống cho cộng đồng là rất cần thiết đối với những sinh viên ngành môi trƣờng. Nhóm thực hiện chuyên đề: Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Tìm hiểu về thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.  Làm rõ vai trò cũng nhƣ tác hại của thuốc trừ sâu đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng sống xung quanh.  Mô tả cơ chế tác động của thuốc trừ sâu. Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 5  Đề xuất một số biện pháp xử lý tác động của thuốc trừ sâu đến môi trƣờng. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của thuốc trừ sâu.  Vai trò và tác hại của thuốc trừ sâu.  Cơ chế tác động của thuốc trừ sâu lên cơ thể sâu bệnh.  Cơ chế hoạt động của thuốc trừ sâu khi đi vào cơ thể con ngƣời và môi trƣờng.  Một số biện pháp giảm thiểu tác động của thuốc trừ sâu đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng.  Cách xử lý dƣ lƣợng thuốc trừ sâu tồn đọng trong môi trƣờng. 1.4. Ý NGHĨA VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN  Củng cố và làm rõ hơn về độc tính của thuốc trừ sâu khi đi vào cơ thể con ngƣời và môi trƣờng.  Tạo cơ sở cho việc nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp thay thế thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Đảm bảo khả năng tiêu diệt sâu bệnh nhƣng không gây độc đến cộng đồng.  Đề xuất một số giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 6 B. NỘI DUNG CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ THUỐC TRỪ SÂU 1. Thuốc trừ sâu là gì? Thuốc trừ sâu là một loại chất đƣợc sử dụng để chống côn trùng và sâu bệnh. Chúng bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu đƣợc sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia đình. Việc sử dụng thuốc trừ sâu đƣợc cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng sản lƣợng nông nghiệp trong thế kỷ 20. Gần nhƣ tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con ngƣời, và các loại khác tích tụ lại trong chuỗi thức ăn. Hình 1: Nông dân tỉnh Bạc Liêu sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt (Nguồn: Bạc Liêu online) 2. Phân loại thuốc trừ sâu: 2.1. Phân loại theo bản chất hóa học: Phần lớn thuốc trừ sâu có thể phân loại theo ba nhóm: thuốc trừ sâu vô cơ, thuốc trừ sâu hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học. Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 7  Thuốc trừ sâu vô cơ: đƣợc tạo thành từ các nguyên tố tự nhiên không chứa cacbon. Các chất này bền, không bốc hơi, thƣờng là tan trong nƣớc. Hiện nay loại này ít đƣợc sử dụng do tính độc và độ tồn dƣ cao. Một số loại thuốc trừ sâu vô cơ: Bảng 1: Tên và công thức hóa học của một số loại thuốc trừ sâu vô cơ (Nguồn: TS. Phạm Thị Phong, ACC) Đặc điểm:  Rất độc đối với động vật máu nóng, dễ gây cháy lá cây.  Thuốc bền vững trong môi trƣờng, có khả năng tích lũy trong đất với hàm lƣợng lớn, gây độc cho cây và quần thể sinh vật đất.  Thuốc tồn tại trong chuỗi thức ăn, gây ô nhiễm môi trƣờng sống và gây độc đối với ngƣời sử dụng nông phẩm.  Thuốc trừ sâu hữu cơ đƣợc tổng hợp hoặc đƣợc chiết xuất từ tự nhiên, có chứa carbon, hydrogen, và một hoặc nhiều nguyên tố khác nhƣ chlorine, oxygen, sulphur, phosphorus và nitrogen, đƣợc phân thành những nhóm dƣới đây:  Nhóm thuốc tổng hợp chloro hữu cơ: là nhóm thuốc chứa carbon, hydrogen, chlorine và có thể có oxygen, hiện nay hạn chế sử dụng do có độ tồn dƣ cao trong môi trƣờng - Diphenyl mạch thẳng: ví dụ DDT, chlorbenside, chlorfenethol, chlorobenzilate, dicofol, metoxychlor. - Dẫn xuất của benzen: ví dụ Gama- HCH, pentachlorophenol. Boric acid (H3BO3) Sodium arsenite (NaAsO2) Copper hydroxide (Cu(OH)2 Sodium chlorate (NaClO3) Copper oxychloride (Cu2(OH)3Cl) Sodium fluoride (NaF) Copper sulphate (CuSO4.5H2O) Sodium fluoroacetate (NaFC2H2O2) Mercuric oxide (HgO) Thallium sulphate (Tl2SO4) Mercurous chloride (HgCl2) Silica aerogel Sodium fluoaluminate (Na3AlF6) Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 8 - Cyclodiene: ví dụ endosulfan, chlordane, chlordecone, endrin, heptachlor. - Pholychloroterpene: ví dụ camphechlor.  Nhóm thuốc tổng hợp phospho hữu cơ: là một nhóm thuốc lớn gồm các ester của phosphoric acid (H3PO4 ), có độc tính cao với ngƣời và động vật máu nóng, không bền. Nhóm thuốc này có tính độc thần kinh, ức chế men cholinesterase: - Thuốc phospho hữu cơ mạch thẳng: ví dụ acephate, demeton, dichlorvos, disulfoton, malathion, monocrotophos, trichlorfon. - Thuốc phospho hữu cơ chứa nhóm phenyl: ví dụ fenitrothion, fenthion, phenthoate, profenophos. - Thuốc phospho hữu cơ dị vòng: ví dụ azinphos-ethyl, chlorpyryphos, diazinon, pirimiphos-methyl, quinalphos.  Nhóm thuốc tổng hợp chứa sulphur hữu cơ: chứa sulphur và hai nhân phenyl, thƣờng đƣợc dung trừ nhện. - Ví dụ: ovex, propargite, tetradifon.  Nhóm thuốc tổng hợp carbamate: là ester của carbamic acid, có độc tính cao với ngƣời và động vật máu nóng, không bền - Methyl carbamate với nhân phenyl: ví dụ BPMC, carbaryl, isocarb, propoxur. - Methyl carbamate dị vòng: ví dụ bendiocarb, carbofuran, dioxacarb, piricarb. - Methyl carbamate với nhóm oxime mạch thẳng: ví dụ aldicarb, methomyl, thiodicarb.  Nhóm thuốc tổng hợp formamidines: có cấu trúc nitrogen -N=CH-N, tác động lên trứng và giai đoạn sâu non của ve. - Ví dụ nhƣ amitraz, formetanate.  Nhóm thuốc dinitrophenol: là dẫn xuất của phenol với hai nhóm nitro (NO2) và có phổ độc tính rộng dùng làm thuốc trừ sâu tác dụng diệt trứng, trừ cỏ và trừ nấm. - Ví dụ binapacryl, dinobuton, dinocarrb, dinoterbon.  Nhóm thuốc organotins: có chứa thiếc, dùng làm thuốc trừ ve và thuốc trừ nấm. - Ví dụ cyhexatin, fenbutantin-oxide.  Nhóm thuốc pyrethoids: đƣợc tổng hợp theo cấu trúc của pyrethrin, có phổ tác động rộng lên côn trùng nhƣng dễ gây tính kháng thuốc, độc tính với ngƣời và môi trƣờng thấp. - Ví dụ cypermethrin, cyhalothrin, fenpropathrin, deltamethrin, fenvalerate.  Nhóm thuốc kháng sinh: tạo bởi vi sinh vật có tính trừ sâu, trừ nhện, kháng sinh, chống nấm. - Ví dụ abamectin Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 9  Nhóm thuốc dầu khoáng: Nhóm thuốc này thƣờng là hỗn hợp của dầu nhẹ với chất tạo nhũ, dùng để diệt trừ côn trùng, nhện, có một số loại dùng trừ cỏ. - Ví dụ Actipan, Fyzol.  Nhóm thuốc khử trùng: Nhóm thuốc này tạo ra khí trong quá trình sử dụng để tiêu diệt côn trùng, tuyến trùng, vi trùng và chuột, đƣợc dùng khử trùng nhà cửa, kho tàng hoặc đất. Các thuốc này có dạng chất lỏng hoặc chất rắn bay hơi chứa các nguyên tố halogen (Cl-, Br-, F-), hấp phụ nhanh vào phổi gây bất tỉnh và có thể dẫn đến chết ngƣời. - Ví dụ formaldehyde, methyl brmide, phosphine. Hình 2: Một số loại thuốc trừ sâu hữu cơ (Nguồn: Lê Huyền Trang,2008)  Thuốc trừ sâu sinh học: là những chất độc đƣợc khai thác từ cây, đƣợc sử dụng dƣới dạng bột cây nghiền mịn hoặc dịch chiết dùng để phun. - Ví dụ về những loại thuốc trừ sâu sinh học: + Dịch chiết từ cây xoan (Azadirachta indica) có tác động trừ côn trùng, xua đuổi, gây ngán ăn và ức chế phát triển đối với các loại côn trùng. + Dịch chiết từ cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) có tác động trừ côn trùng bằng cách gây độc thần kinh + Dịch chiết từ hoa cúc (C. cinerariaefolium) có tác động hạ gục côn trùng, nhƣng côn trùng có thể hồi phục. + Dịch chiết Rotenone từ gốc cây đậu (Derris) có tác động trừ côn trùng, độc với cá. Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 10 Hình 3: Thuốc trừ sâu sinh học (Nguồn: Cty King Elong và Nicotex Cần Thơ) 2.2. Phân loại theo cơ chế tác động: Khi thuốc tiếp xúc với cơ thể côn trùng thì nó sẽ tác động lên một hay nhiều quá trình sống của côn trùng làm côn trùng ốm, mắc bệnh, rối loạn hành vi sinh trƣởng, chuyển hoá, khả năng sinh đẻ, và có thể dẫn đến chết. Dƣới đây là phân loại thuốc theo cơ chế tác động: - Tác động vị độc: thuốc đi vào cơ thể qua đƣờng miệng, hấp thụ qua hệ thống tiêu hoá - Tác động tiếp xúc: thuốc đi vào cơ thể bằng cách tiếp xúc qua chân hoặc ngấm vào cơ thể - Tác động xông hơi: thuốc đi vào cơ thể thông qua hệ thống hô hấp - Tác động nội hấp: thuốc có độ tan trong nƣớc cao để có thể đi vào cây trồng qua đƣờng rễ, thân, lá và di chuyển trong cây, đi vào cơ thể côn trùng chích hút cây thông qua đƣờng miệng. Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 11 - Tác động ngạt: dầu làm bí cơ chế thở của sâu CHƢƠNG 2: CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU 1. Cách thức xâm nhập và di chuyển của thuốc trừ sâu vào cơ thể sinh vật 1.1 Đối với côn trùng và sâu bệnh: Những thuốc càng dễ hoà tan trong lipit và lipoproteit chất béo, sẽ càng dễ xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua con đƣờng tiếp xúc. Biểu bì côn trùng không có tế bào sống, đƣợc cấu tạo bằng lipit và lipoproteit biến tính, có tác dụng giữ khung cơ thể, ngăn không cho nƣớc ở trong cơ thể côn trùng thoát ra ngoài và các chất khác ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nhƣng lớp biểu bì bao phủ không đều trên toàn cơ thể, có những chỗ mỏng, mềm nhƣ ở các khớp đầu, ngực bàn chân, chân lông v.v... thuốc xâm nhập qua dễ dàng hơn. Các thuốc dạng sữa dễ xâm nhập vào cơ thể qua biểu bì côn trùng và biểu bì lá cây hơn. Những biểu bì quá dày, thuốc không đi qua đƣợc, hoặc thuốc hoà tan trong biểu bì nhiều, bị giữ lại ở biểu bì mà không đi vào đƣợc bên trong, hiệu lực của thuốc cũng bị giảm. Xâm nhập qua biểu bì, thuốc sẽ đi tiếp vào máu và đƣợc máu di chuyển ñến các trung tâm sống. Các thuốc xông hơi lại xâm nhập vào lỗ thở, hệ thống khí quản và vi khí quản vào máu gây độc cho côn trùng. Chất độc xâm nhập qua đƣờng hô hấp có tính độc mạnh hơn các đƣờng khác, do tác động ngay đến máu. Cƣờng ñộ hô hấp càng mạnh, khả năng ngộ độc càng tăng. Vì thế, khi xông hơi các côn trùng trong kho, ngƣời ta thƣờng hoặc rút bớt không khí, hoặc bơm thêm CO2 vào kho để kích thích sự hô hấp của côn trùng. Các thuốc trừ sâu vị độc, đƣợc chuyển từ miệng đến ống thực quản, túi thức ăn vào ruột giữa. Dƣới tác động của các men có trong nƣớc bọt và dịch ruột giữa, thuốc sẽ chuyển từ dạng không hoà tan sang dạng hoà tan, rồi thẩm thấu qua vách ruột hay phá vỡ vách ruột vào huyết dịch, cùng huyết dịch đi đến các trung tâm sống. Những chất độc còn lại không tan sẽ bị thải qua hậu môn, hoặc qua nôn mửa; một phần nhỏ chất độc thẩm thấu qua thành ruột trƣớc. Quá trình bài tiết càng chậm, thời gian tồn lƣu trong ruột càng lâu, lƣợng chất độc xâm nhập vào cơ thể càng nhiều, độ độc của thuốc sẽ mạnh. Độ pH của dịch ruột ảnh hƣởng nhiều đến độ tan của thuốc. độ tan càng lớn, nguy cơ gây độc càng tăng. 1.2. Đối với nấm bệnh: Bề mặt chất nguyên sinh có tính khuyếch tán mạnh, cản trở các chất trong tế bào khuyếch tán ra ngoài. Ngƣợc lại, cả khối nguyên sinh lại có tính hấp phụ và tạo hệ số cân Nghiên cứu thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường sống. 12 bằng. Trong điều kiện bình thƣờng hệ số hấp phụ này thấp. Khi bị chất độc tác động, hệ số cân bằng này sẽ tăng lên, chất độc theo đó vào tế bào mạnh hơn. Mặt khác, màng nguyên sinh chất có tính thấm chọn lọc, cho những chất hoà tan đi qua với tốc độ khác nhau. Nhƣng tính thấm này sẽ bị thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh. Bị chất độc kích thích, tính thấm của màng tế bào cũng tăng nhanh, chất độc xâm nhập nhanh chóng vào tế bào cho đến khi trạng thái cân bằng về áp suất đƣợc thiết lập. Màng tế bào cũng có khả năng hấp phụ mạnh, đặc biệt là các ion kim loại nặng nhƣ đồng, thuỷ ngân... Trên màng tế bào, các ion này tập trung lại với nồng độ cao cũng xâm nhập trực tiếp vào tế bào nấm bệnh mạnh . 1.3. Đối với cơ thể cỏ dại: Thuốc trừ sâu cũng có thể xâm nhập vào mọi bộ phận của thực vật, nhƣng lá và rễ là hai nơi chất độc dễ xâm nhập nhất. Bề mặt lá và các bộ phận khác trên mặt đất, đƣợc bao phủ bởi màng lipoit và những chất béo khác, có bản chất là những chất không phân cực, nên thƣờng dễ cho những chất không phân cực đi qua. Vỏ thân là những lớp bần, thuốc trừ sâu phân cực hay không phân cực đều khó xâm nhập; nhƣng nếu đã xâm nhập đƣợc qua vỏ thân, chất độc sẽ đi ngay vào bó mạch và di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. Giọt chất độc nằm trên lá, ban đầu xâm nhập vào bên trong lá nhanh, theo thời gian, nƣớc bị bốc hơi, nồng độ giọt thuốc sẽ tăng cao, khả năng hoà tan của thuốc kém, thuốc xâm nhập vào cây chậm dần. Chất độc trong đất xâm nhập qua rễ là chính ( cũng có thể xâm nhập qua hạt giống và những lóng thân ở lớp đất mặt) nhờ khả năng hấp phụ nƣớc và chất hoà tan. Các chất phân cực dễ xâm nhập qua rễ. Tốc độ xâm nhập thuốc qua rễ thƣờng lúc đầu tăng