Đề tài Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại

Là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam, thơ ca các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều này đã đƣợc Nghị quyết Trung ƣơng V (khoá VIII) đánh giá “văn học các dân tộc thiểu số có bƣớc tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hoá ngƣời dân tộc thiểu số phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật”. Thực tế cho thấy, thơ ca các dân tộc thiểu số đã trở thành một phần không thể thiếu đƣợc trong nền thơ ca dân tộc, và diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể đƣợc nhìn nhận một cách trọn vẹn trong một chỉnh thể thống nhất mà đa dạng, phong phú bao gồm trong đó có thơ ca các dân tộc thiểu số. Với nền tảng là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, các dân tộc thiểu số đã xây dựng một nền văn học hiện đại đa sắc, đa màu, có nhiều thành tựu cả về đội ngũ và tác phẩm. Nhiều dân tộc đã có những tác giả tiêu biểu đại diện cho tiếng nói và bản sắc văn hoá của dân tộc mình nhƣ: dân tộc Dao có Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn.; dân tộc Tày có Nông Quốc Chấn, Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn.; dân tộc Thái có Cầm Biêu, La Quán Miên, Lò Cao Nhum.; dân tộc Giáy có Lò Ngân Sủn.; dân tộc Mông có Ma A Lềnh, Mùa A Sấu; dân tộc PaDí có Pờ Sảo Mìn ; dân tộc Mƣờng có Vƣơng Anh, Đinh Lăng Lƣợng.; dân tộc Chăm có Inrasara.

pdf133 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại.” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 9 3.1. Mục đích, đối tƣợng 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu 10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO THƠ CA DÂN TỘC THÁI 1.1 Thơ ca dân tộc Thái trƣớc năm 1945 14 1.2. Thơ ca dân tộc Thái từ năm 1945 đến nay 24 1.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1975 25 1.2.2. Từ năm 1975 đến nay 35 1.3. Một số thành tựu của thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại 47 CHƯƠNG II NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƠ CA DÂN TỘC THÁI THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 2.1. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc- quê hƣơng của ngƣời dân tộc Thái 55 2.2. Hình ảnh con ngƣời đƣợc khắc hoạ chân thực và cảm động 65 2.3. Những nét phong tục, tập quán đậm đà bản sắc Thái 72 CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THƠ CA DÂN TỘC THÁI THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 3.1. Sự ảnh hƣởng của truyện thơ dân gian trong thơ ca Thái hiện đại 92 3.2. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao Thái 100 3.3. Một số đặc điểm ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ ca Thái hiện đại 104 PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam, thơ ca các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều này đã đƣợc Nghị quyết Trung ƣơng V (khoá VIII) đánh giá “văn học các dân tộc thiểu số có bƣớc tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hoá ngƣời dân tộc thiểu số phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật”. Thực tế cho thấy, thơ ca các dân tộc thiểu số đã trở thành một phần không thể thiếu đƣợc trong nền thơ ca dân tộc, và diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể đƣợc nhìn nhận một cách trọn vẹn trong một chỉnh thể thống nhất mà đa dạng, phong phú bao gồm trong đó có thơ ca các dân tộc thiểu số. Với nền tảng là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, các dân tộc thiểu số đã xây dựng một nền văn học hiện đại đa sắc, đa màu, có nhiều thành tựu cả về đội ngũ và tác phẩm. Nhiều dân tộc đã có những tác giả tiêu biểu đại diện cho tiếng nói và bản sắc văn hoá của dân tộc mình nhƣ: dân tộc Dao có Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn...; dân tộc Tày có Nông Quốc Chấn, Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn...; dân tộc Thái có Cầm Biêu, La Quán Miên, Lò Cao Nhum...; dân tộc Giáy có Lò Ngân Sủn...; dân tộc Mông có Ma A Lềnh, Mùa A Sấu; dân tộc PaDí có Pờ Sảo Mìn… ; dân tộc Mƣờng có Vƣơng Anh, Đinh Lăng Lƣợng...; dân tộc Chăm có Inrasara.... Là một thành viên của đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Thái có địa bàn cƣ trú chính ở vùng thƣợng lƣu sông Thao (nậm Tào), sông Đà (nậm Tè), sông Mã miền Bắc Việt Nam. Ngƣời Thái tự hào có nền lịch sử, văn hoá lâu đời, có chữ viết cổ, nền văn học phong phú, trong đó nổi tiếng với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 các truyện thơ Xống chụ xôn xao, Khum lú- Nàng Ủa, Tản chụ xiết sƣơng, hay sử thi Chƣơng Han, Khun Chƣởng, Táy pú xấc…Dân tộc Thái đã góp phần vào sự hình thành những giá trị về nhiều mặt cho đời sống văn hoá dân tộc, trong đó có những sáng tác văn học độc đáo mang nét đặc trƣng riêng của ngƣời Thái. Cùng với đội ngũ nhà văn của các dân tộc anh em khác, các nhà thơ, nhà văn dân tộc Thái đã góp phần đƣa tiếng nói tâm hồn của dân tộc vƣợt qua núi cao, sông sâu để hoà nhịp vào sự phát triển của nền thơ ca hiện đại nhƣ Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, Cầm Hùng, La Quán Miên, Sa Phong Ba, Cầm Bá Lai, Lò Cao Nhum, Cà Thị Hoàn…Họ là các thế hệ nhà văn song hành cùng các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc Thái. Trong đó, có ngƣời vừa sáng tác thơ, vừa viết tiểu thuyết, vừa nghiên cứu sƣu tầm, giới thiệu văn học dân gian, vừa viết truyện, ký. Và ở lĩnh vực nào họ cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, thơ là một địa hạt thành công và có giá trị hơn cả của văn học dân tộc Thái thời kỳ hiện đại trên cả phƣơng diện đội ngũ và tác phẩm. Có thể kể đến các nhà thơ dân tộc Thái tiêu biểu nhƣ: Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, Lò Vũ Vân (Sơn La), La Quán Miên (Nghệ An), Lò Cao Nhum (Hoà Bình). Họ là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có nhiều tác phẩm đạt giải thƣởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam hay của Hội Nhà văn Việt Nam… Mặc dù so với các nhà thơ dân tộc Kinh, đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái còn khiêm tốn nhƣng họ đã góp một tiếng nói riêng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng. Theo khảo sát của chúng tôi, số lƣợng các nhà văn, nhà thơ dân tộc Thái đông thứ hai trong số các nhà thơ, nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số (sau dân tộc Tày). Có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 nhiều cây bút đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, có nhiều tác giả, tác phẩm của dân tộc Thái đã đƣợc giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc yêu mến, khẳng định. Đƣợc nuôi dƣỡng từ nôi văn hoá giàu bản sắc, thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại đã từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu, đánh giá về thơ văn dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng vẫn chƣa xứng đáng với tầm vóc và thành tựu của nó. Nhà thơ Lò Ngân Sủn nói đến tình trạng “bất cập, hẫng hụt” trong đời sống phê bình văn học các dân tộc thiểu số qua bài viết “Viết về văn học các dân tộc thiểu số - một công việc ít đƣợc quan tâm”. Riêng đối với việc nghiên cứu, phê bình thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại thì cũng nằm trong tình trạng “bất bình đẳng” nhƣ vậy: “việc tổ chức, sƣu tầm, nghiên cứu, giới thiệu chƣa đƣợc tiến hành liên tục, rộng khắp” [52, tr.12]. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại dƣới góc độ khoa học sẽ góp phần khẳng định những đóng góp về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái, mặt khác cũng làm xoá đi tâm lý “chiếu cố” (Lâm Tiến) khi nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ ca dân tộc Thái hiện đại, luận văn chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc Thái về nội dung và hình thức nghệ thuật. Đó là hình ảnh thiên nhiên, quê hƣơng, con ngƣời, bản mƣờng cùng với những phong tục, tập quán giàu bản sắc của dân tộc Thái. Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thơ mộng của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc; Sự dung dị, chân thành, nhân ái, khéo léo và tài hoa của con ngƣời miền núi...theo cách cảm nhận riêng của những nhà thơ Thái. Bên cạnh việc chỉ ra một số đặc điểm nội dung cơ bản, luận văn cũng khẳng định nét riêng độc đáo về nghệ thuật trong thơ Thái hiện đại, đó là những tác phẩm có sự kết hợp, kế thừa những lời thơ giàu hình ảnh, nhạc lý của văn học và văn hóa dân gian Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 với cá tính sáng tạo mới mẻ, hiện đại của các nhà thơ Thái...Từ đó góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp độc đáo của thơ Thái hiện đại đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung một cách khách quan, thuyết phục. Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài có tính thực tiễn quan trọng, đó là góp thêm một tiếng nói vào việc gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp của bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đang bị mai một dần qua việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca dân tộc Thái hiện đại (cũng nhƣ một số các dân tộc khác), bởi đây là một công việc cụ thể, có ý nghĩa cho những ngƣời có ý thức về sự hiện diện và vai trò của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nhƣ ý kiến của nhà thơ, nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số Dƣơng Thuấn “Hiện nay đã có một vài tác giả ngƣời dân tộc thiểu số làm công việc phê bình nghiên cứu nhƣng còn yếu và lẻ tẻ. Nên nghiên cứu theo hƣớng đi sâu vào từng tác giả, từng dân tộc hơn là nghiên cứu chung chung nhƣ hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu từng tác giả, từng dân tộc sẽ đánh giá một cách hệ thống từng tác giả hoặc từng vùng văn học” [35]. Ngoài ra, luận văn còn phục vụ trực tiếp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học và góp phần vào việc giảng dạy văn học dân tộc thiểu số ở trƣờng trung học phổ thông, cao đẳng, đại học. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với thơ ca của dân tộc Kinh nhƣng thơ ca các dân tộc thiểu số đã có một quá trình phát triển và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định “Chúng ta đã có một nền văn nghệ dân tộc thiểu số thực sự trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại...Tuy còn non trẻ nhƣng đã có lực lƣợng, thành tựu qua mấy chục năm phát triển” [9]. Song việc phê bình, nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số hiện nay ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế, còn đang lâm vào tình trạng “rời rạc, lẻ tẻ, chắp vá...” [69, tr.27]. Vì vậy, nhiều tác giả, tác phẩm chƣa đƣợc chú ý, nhiều thực tế phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 phú chƣa đƣợc tổng kết, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chƣa đƣợc xem xét, nghiên cứu cặn kẽ, thấu đáo. Tuy nhiên, đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số, trong đó có văn thơ Thái hiện đại nhƣ trong các cuốn: Đƣờng chúng ta đi (NXB Việt Bắc, 1972), Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc (NXB Văn hoá, 1977), Chặng đƣờng mới (NXB Văn hoá, 1985) của Nông Quốc Chấn; Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945- 1985 (NXB Văn hoá, 1981); 40 năm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phong Lê (NXB VHDT, 1985), Văn học các dân tộc- từ một diễn đàn (1999) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB VHDT,1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (NXB VHDT, 1997), Về một mảng văn học dân tộc (NXB VHDT, 1999), Văn học và miền núi (NXB VHDT, 2002) của Lâm Tiến, Hoa văn thổ cẩm (NXB VHDT, 1999), Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (NXB VHDT, 2001), Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (NXB VHDT, 2002) của Lò Ngân Sủn, Nhà văn các dân tộc thiểu số- Đời và văn (NXB VHDT 2003) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hoá các dân tộc thiểu số- Từ một góc nhìn (NXB VHDT 2004) của Vi Hồng Nhân…và một số bài viết về văn học các dân tộc thiểu số đăng rải rác trên các báo, tạp chí nhƣ: Văn học thiểu số trƣớc thềm thế kỷ XXI của Mai Liễu, Bản sắc dân tộc- Nỗi lo của ngƣời cầm bút của Triệu Kim Văn; Để văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam có chất lƣợng ngang tầm với văn học nghệ thuật cả nƣớc và Tôi muốn văn học các dân tộc thiểu số nổi lên của Lò Ngân Sủn; Nét mới của văn học các dân tộc thiểu số của Dƣơng Thuấn.. (đăng trên Tạp chí Văn hoá dân tộc); Văn học các dân tộc thiểu số trong quá trình đổi mới của Đỗ Kim Cuông (Báo Đảng Cộng sản Việt Nam); Nhìn lại văn nghệ các dân tộc thiểu số của Nông Quốc Bình (Báo Nhân dân); Kế thừa và phát huy vốn văn hoá dân tộc trong sáng thơ của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 tác giả dân tộc thiểu số hiện nay của Vƣơng Anh (Tạp chí xứ Thanh) hay Văn học các dân tộc thiểu số còn một khoảng trống của Trần Thảo (Báo Khoa học và Đời sống)…. Có thể nói rằng, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng đã thu hút đƣợc sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tuy nhiên, so với số lƣợng các công trình nghiên cứu đồ sộ về thơ ca, về văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì số lƣợng tác phẩm, công trình tổng kết, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam còn rất khiêm tốn, trong đó, số lƣợng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê bình về thơ ca dân tộc Thái lại càng ít ỏi. Những công trình, chuyên đề, bài viết trên đây đã nêu lên đƣợc những thành tựu, những đóng góp của văn học các dân tộc thiểu số trong đó ít nhiều có đề cập đến thơ dân tộc Thái hiện đại nhƣng mới chỉ dừng lại ở mức độ sƣu tầm, giới thiệu một cách khái quát về thơ dân tộc Thái nhƣ “Dân tộc Thái với các gƣơng mặt thơ: Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Lƣơng Quy Nhân, Vƣơng Trung, Lò Cao Nhum, Cầm Bá Lai…Với những bài thơ, truyện thơ dạt dào cảm xúc, giàu bản sắc, đầy ắp chất trữ tình và đôi khi có những triết luận, sắc sảo, độc đáo…” [65]; hoặc là sự ghi nhận những gƣơng mặt tiêu biểu của văn học các dân tộc thiểu số nói chung trong đó có nhà văn dân tộc Thái “Thơ dân tộc thiểu hiện đại đang có những đại diện xứng đáng nhƣ Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn (Tày), Lò Ngân Sủn (Giáy), Vƣơng Anh (Mƣờng), Triệu Kim Văn (Dao), Lò Cao Nhum (Thái)...Họ đã góp phần làm nên diện mạo thơ Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Thị Thu Hiền- Chúng ta đã có một nền văn nghệ dân tộc thiểu số); hay việc giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu: “Thơ dân tộc thiểu số đã từng có tác phẩm đỉnh cao: Muối Cụ Hồ (Bàn Tài Đoàn), Em là con gái Châu Yên (Cầm Giang), Ing éng (Vƣơng Trung), Đất, Dốc, Núi (Lƣơng Quy Nhân), Hoa trong Mƣờng (Vƣơng Anh), Đi tìm bóng núi, Cực tình (Dƣơng Thuấn), Rƣợu núi (Lò Cao Nhum)…” [71]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Ngoài ra, việc lấy văn hoá Thái làm đối tƣợng nghiên cứu bƣớc đầu cũng đƣợc quan tâm, thể hiện ở một số công trình, bài viết nhƣ: “Ngƣời Thái gửi gắm tâm hồn mình vào lời ca, điệu khắp. Chính những bài khắp, điệu pí đó đã nâng họ vƣợt lên bề mặt cuộc sống vốn gian lao, vất vả, tiếp thêm sức mạnh cho họ bay bổng vƣơn lên” [29, tr.250]; “Thẩm mỹ Thái qua trang phục biểu hiện một tâm hồn tinh tế, một sự rung cảm sâu xa của cộng đồng trong giới tự nhiên và chính bản thân con ngƣời” [29, tr.294]; “Nhà sàn Thái là biểu tƣợng cho sự tài hoa của con ngƣời, vừa đậm tính thẩm mỹ cao vừa kết hợp hài hoà vẻ đẹp tự nhiên với đất trời” [45, tr.24)...Ngoài ra còn có một số công trình, bài nghiên cứu có liên quan nhƣ: Lễ “Khửn cẩu”- nét đẹp văn hoá truyền thống của ngƣời Thái của Tô Hợp [22]; Ẩm thực Thái- Sự giao hoà với thiên nhiên- dân tộc và thời đại của Tố Minh [50]; “Ngƣời Thái cúng vật nuôi ngày tết” của La Quán Miên [47]; “Cách làm đẹp của các cô gái Thái” của Hà Lâm Kỳ, “Tục cúng vía của ngƣời Thái đen” của Hoàng Hạnh [33] …Những bài viết, công trình này chủ yếu đề cập tới những phong tục tập quán của dân tộc Thái và nhấn mạnh đến nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái chứ không đi sâu vào bình diện nội dung hay nghệ thuật thơ dân tộc Thái. Một số các tác giả ngƣời dân tộc Thái đã đƣợc giới phê bình chú ý và có những đánh giá nhƣ: “Cầm Biêu vẫn giữ đƣợc phong cách của một ngƣời làm thơ dân tộc trƣớc đây...ông luôn luôn có ý thức dùng hình thức thơ ca truyền thống để thể hiện con ngƣời và cuộc sống hôm nay...” [84, tr.132]; “Thơ Cầm Biêu xứng đáng là chiếc cầu nối cho các dân tộc anh em trong đất nƣớc ta đến với nhau...” [11, tr. 361]; “Những bài thơ hay của các tác giả dân tộc thiểu số thƣờng là ngắn, có khi rất ngắn, các bài thơ của Cầm Bá Lai cũng vậy: Bài Con tép- 5 câu, Buồn- 7 câu, Chim bìm bịp- 7 câu, Rƣợu- 15 câu...” [65, tr.96]; “Lò Cao Nhum vừa xuất hiện đã có thể đứng ngang hàng với mọi bậc đàn anh...” [ 28, tr.413]…hay là việc phân tích, bình giảng một tập thơ hoặc một số bài thơ của các nhà thơ dân tộc Thái nhƣ: “Hạt muối hạt tình (Lò Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Văn Cậy) nảy nở cùng cách mạng, cùng với sự đổi đời của dân tộc, đƣợc khơi gợi từ cuộc sống, chiến đấu, lao động và từ những áng văn học dân gian dân tộc” [65, tr.18]; “Đời đời nhớ ơn Bác (Lƣơng Quy Nhân) diễn đạt tình cảm mộc mạc, chân thành nhƣ đời sống vốn có của ngƣời dân miền núi, khái quát một giai đoạn đồng bào dân tộc Tây Bắc đi theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng...” [3]; “Không thể nói thơ Lò Vũ Vân là một giọng thơ vui, hào sảng nhƣng nó vẫn lóng lánh niềm tự hào về quê hƣơng, đất nƣớc, về dân tộc và con ngƣời Tây Bắc...”[40, tr.16]…Có thể nhận thấy, những công trình, bài viết trên đây mới chỉ dừng lại ở phạm vi bình giảng, phân tích một (hoặc một số) bài thơ tiêu biểu của một số tác giả mà chƣa đi sâu vào phân tích, bình giá những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái hiện đại nói chung. Theo sự khảo sát của chúng tôi, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại một cách thấu đáo và hệ thống. Đó vừa là thuận lợi nhƣng cũng là khó khăn, thách thức đối với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu. 3. 1. Mục đích Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận khăng khít, độc đáo và đặc sắc của nền văn học Việt Nam. Sự phát triển phong phú, đa dạng của nó đã có những đóng góp đáng kể vào diện mạo chung của văn học Việt Nam hiện đại. Do đó muốn tìm hiểu những đặc điểm của thơ ca Việt Nam hiện đại, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của bộ phận thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có thơ ca dân tộc Thái. Ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, thơ ca dân tộc Thái đã dần khẳng định vị trí và chỗ đứng của mình trên thơ đàn. Việc tìm hiểu, nghiên cứu một số những đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 điểm của thơ ca dân tộc Thái hiện đại từ năm 1945 đến nay góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận văn học trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tƣơng đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Thái trên các bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Từ việc nghiên cứu “Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại từ năm 1945 đến nay” luận văn khẳng định những đóng góp về nội dung cũng nhƣ về nghệ thuật thơ dân tộc Thái trong quá trình phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 3. 2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi đọc, tham khảo và nghiên cứu các loại tài liệu sau: - Các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Thái từ năm 1945 đến nay. - Một số tác phẩm thơ dân tộc Thái trƣớc năm 1945, đặc biệt là thơ dân gian Thái (để so sánh, đối chiếu). - Một số tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác để so sánh, đối chiếu làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. - Các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Thái nói riêng và các công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số nói chung. - Một số tài liệu về lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn cố gắng làm sáng tỏ và đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ dân tộc Thái hiện đại ở hai phƣơng diện cơ bản: Tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên, quê hƣơng, con ngƣời và những phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Thái đƣợc phản ánh và xây dựng trên cảm hứng trữ tình, ngợi ca của các nhà thơ Thái hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 đại. Từ đó đi đến khẳng định những nét đặc điểm riêng của thơ ca dân tộc Thái hiện đại (so với các sáng tác của các nhà thơ dân tộc anh em khác). Nghiên cứu một số hình thức nghệ thuật đƣợc sử dụng một cách đặc sắc và hiệu quả nhƣ ngôn ngữ, hình ảnh…qua đó thấy đƣợc sự kế thừa và kết hợp những tinh hoa của văn hoá dân gian Thái với sự sáng tạo, cách tân của các nhà thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thơ dân tộc Thái từ sau năm 1945 đến nay, luận văn đi đến khẳng định những thành công, những đóng góp của thơ dân tộc Thái đối với thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca
Luận văn liên quan