Đề tài Nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để nền kinh tế của một nước phát triển thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh nguồn vốn từ trong nước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn vô cùng quan trọng. yếu tố này không những quan trọng đối với các nước đang phát triển mà còn ngay cả các nước phát triển trên thế giới cũng rất quan tâm đến vẫn đề thu hút nguồn vốn này. Đặc biệt khi hiện tại Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài FDI là hết sức cần thiết. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tác động cũng như các nhân tố thúc đẩy quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm cả những yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế, của nước đi đầu tư và cả nước nhận đầu tư

docx53 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để nền kinh tế của một nước phát triển thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh nguồn vốn từ trong nước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn vô cùng quan trọng. yếu tố này không những quan trọng đối với các nước đang phát triển mà còn ngay cả các nước phát triển trên thế giới cũng rất quan tâm đến vẫn đề thu hút nguồn vốn này. Đặc biệt khi hiện tại Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài FDI là hết sức cần thiết. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tác động cũng như các nhân tố thúc đẩy quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm cả những yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế, của nước đi đầu tư và cả nước nhận đầu tư 1. 1. Một số khái niệm - Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai,vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận. - Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cáo trên phạm vi toàn cầu. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư hay nước sở tại) có được một tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư hay nước chủ nhà) cùng với quyền quản lý tài sản đó. 1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, FDI gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư. Thứ hai là đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp. Thứ ba,nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao. Thứ năm,nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư. Thứ sáu,FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó. Thứ bảy, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện. Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được 20 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế. 1.3. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3.1. Phân theo hình thức nắm vốn chủ sở hữu 1.3.1.1. Phân theo mục đích đầu tư Nếu xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân thành 2 loại chính: Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal Integration-HI) và Đầu tư theo chiều dọc (Vertical Integration - VI). Hình thức HI phù hợp với các chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh, ví dụ về công nghệ, kỹ năng quản lý,trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này, họ có thể kiếm lợi nhuận cao khi chuyển sản xuất sản phẩm ra nước ngoài. Mục đích của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị trường ở nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài, do đó thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Mỹ và được thực hiện chủ yếu giữa các nước phát triển. Khác với hình thức HI, hình thức VI là đầu tư ra nước ngoài với mục đích là khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ như lao động, đất đai,Khi đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế. Do đó, các sản phẩm thường được hoàn thiện qua các khâu lắp ráp ở các nước nhận đầu tư. Sau đó các sản phẩm này có thể lại được khẩu về nước đầu tư hoặc xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Nhật Bản, theo kiểu mô hình đàn nhạn bay, và được thực hiện khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Ví dụ: Grand-place Việt Nam (GPV) – một ví dụ về đầu tư theo chiều dọc Grand-place Việt Nam là một công ty được thành lập bởi BIO (Belgian Investment Company For Developing Countries) chuyên về socola được sản xuất tại Việt Nam, từ khâu trồng ca cao cho đến khi sản phẩm cuối cùng được hình thành. Bắt đầu hoạt động tại Việt nam năm 1994, GPV là nhà sản xuất socola Bỉ. Đến năm 2009, công ty đã sản xuất và cung cấp cho các khách sạn, nhà hàngbánh kẹo, tiệm kem,trong nước hơn 3000 tấn mỗi năm. Thêm vào đó, GPV còn có sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước ở Bắc Mỹ và Châu Á. Nhận thấy điều kiện cũng như tiềm năng trồng ca cao ở Việt Nam, BIO đã hỗ trợ, hướng dẫn người đân địa phương về kĩ thuật trồng và chế biến ca cao; sau đó đề xuất chiến lược sản xuất socola ngay tại khu vực ca cap được trồng. Bằng việc cho ra đời loại ca cao “made in Vietnam”, GPV đã tạo được giá trị gia tăng cao thông qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương cùng những kiến thức và công nghệ BIO đã chuyển giao trong quá trình sản xuất. Với chiến lược kinh doanh như vậy, GPV đa giảm thiểu được chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, gia tăng hiệu quả sản xuất cũng như giá trị xuất khẩu của socola. (Nguồn: website chính thức của BIO www.bio-invest.be) 1.3.1.2. Phân theo chiến lược đầu tư Xét theo chiến lược đầu tư, đầu tư được thực hiện qua 2 kênh chủ yếu là Đầu tư mới (Greenfield Investment – GI) và Mua lại & sáp nhập (Mergers and Acquisitions – M&A). Đầu tư mới là việc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư mới ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư các nước phát triển đầu tư vào nước đang phát triển. Ngược lại, kênh M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây. Ta có thể so sánh một chút về 2 hình thức trên, cả về ưu và nhược điểm. Về vấn đề bổ sung vốn đầu tư, trong khi hình thức GI bổ sung ngay một lượng vốn đầu tư nhất định cho nước nhận đầu tư thì hình thức M&A lại chủ yếu là chuyển sở hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên về dài hạn, hình thức M&A này cũng sẽ thu hút mạnh được nguồn vốn từ bên ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt động của họ. Thứ hai, về vấn đề tạo việc làm, hình thức GI tạo ngay được việc làm cho nước chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc làm ngay mà còn có thể tăng thêm tình trạng căng thẳng về việc làm cũng như vấn đề thất nghiệp. Vấn đề thứ ba là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. GI tác động trực tiếp đến thay đổi cơ cấu ngành kinh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới, trong khi đó M&A lại không tác động đến trong ngắn hạn. Cuối cùng là vấn đề về cạnh tranh và an ninh quốc gia. Trong khi GI thúc đẩy cạnh tranh thì M&A lại không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt ngắn hạn, nhưng về dài hạn lại có thể làm tăng khả năng cạnh tranh độc quyền. Mặt khác, M&A có thể ảnh hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức GI bởi vì tài sản của nước chủ nhà rơi vào tay của người nước ngoài. 1.3.1.3. Phân theo tính chất sở hữu Trong luật đầu tư của các nước chủ nhà có quy định tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tùy theo lĩnh vực đầu tư. Xét theo mức độ nắm giữ cổ phần và mức độ tham gia vào hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, FDI có thể được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT), công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mua lại và sáp nhập, công ty mẹ - con, chi nhánh công ty nước ngoài, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Về mặt pháp lý, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần, có tư cách pháp nhân theo pháp luật tại nước chủ nhà, chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại. Về mặt kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành, quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh tại nước sở tại như điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh, Với hình thức kinh doanh như thế này, nước chủ nhà có thê giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ đầu tư vốn cũng như có thể tập trung thu hút vốn, công nghệ nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên nước chủ nhà khó có thể tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nước như so với hình thức liên doanh. Đồi với nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư 100% giúp họ chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực, triển khai nhanh dự án đầu tư để thực hiện chiến lược toàn cầu của tập đoàn. Nhưng đồng thời, chủ đầu tư cũng phải gánh chịu toàn bộ rủi ro và chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận một thị trường mới. Doanh nghiệp liên doanh Là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa bên hoặc các bên với nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. Về mặt pháp lý, doanh nghiệp liên doanh là một loại công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà; mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi vốn góp của mình vào vốn pháp định của công ty liên doanh. Về phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh do các bên tham gia góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và cũng cùng chia sẻ rủi rophát sinh. Lợi nhuận thu được và rủi ro gánh chịu được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Thông qua hình thức liên doanh, nước chủ nhà sẽ kiểm soát và học được kinh nghiệm trực tiếp quản lý tiên tiến của nhà đầu tư nước ngoài, đông thời được chia sẻ lợi nhuận với các nhà chủ đầu tư nước ngoài. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư dưới dạng doanh nghiệp liên doanh giúp họ tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của các đối tác nước chủ nhà, được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức khác. Họ cũng không mất thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ đồng thời chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư với đối tác nước chủ nhà. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp doanh) Là văn bản được kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và sở tại) để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân mới. Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo pháp luật của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Về mặt kinh doanh, các bên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở kí kết một hợp đồng hợp tác mà không hình thành một pháp nhân mới. Với kết quả kinh doanh thu được, hình thức hợp doanh phân chia theo tỉ lệ góp vốn hoặc do thỏa thuận giữa các bên. Nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại được các bên hợp doanh thực hiện một các riêng rẽ. Hình thức này có ưu điểm giúp nước nhận đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Tuy nhiên rất khó thu hút được đầu tư dưới hình thức này và chỉ thực hiện được với một số lĩnh vực dễ sinh lời. Đối với bên ngoài, hình thức hợp doanh giúp tận dụng sẵn hệ thống phân phối có sẵn của đối phương nước sở tại, giúp dễ thâm nhập hơn vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư và thâm nhập thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Nhà đầu tư cũng không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới, xấy dựng các mối quan hệ, không bị tác động lớn do khác biệt về mặt văn hóa, chia sẻ được phí rủi ro và đầu tư. Tuy nhiên, nhược điểm chính của hình thức này là nhà đầu tư nước ngoài không được trực tiếp quản lý điều hành dự án và mối quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn. Chính điều này đã làm họ trở nên e dè hơn khi đầu tư theo hình thức này. Ví dụ: Hợp đồng hợp tác kinh doanh của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC), thành viên của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam và Công ty CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Turbo – one Hàn Quốc được kí kết vào ngày 28/06/2012. Theo nội dung hợp đồng, hai bên thống nhất đầu tư nâng cấp trang thiết bị tại nhà mày đóng tàu Nghệ An với tổng mức đầu tưu giai đoạn I dự kiến là 4 triệu USD. Phía Turbo – one sẽ trả chi phí cho PVNC 15% tổng giá trị đầu tư nâng cấp nhà máy đóng tàu, tương đương 600.000 USD, từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012. Hai bên dự kiến đi vào chính thức sản xuất, thực hiện đơn hàng đầu tiên vào tháng 8/2012. Phía PVNC có trách nhiệm quản lý, vận hành nhà máy, trực tiếp thực hiện các công việc tại nhà máy như lắp ráp, kiểm tra, xuất xưởng; chịu trách nhiệm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị tại nhà máy đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để thực hiện các đơn hàng, đồng thời cung cấp cán bộ, công nhân đủ số lượng, chất lượng để thực hiện dự án. Phía Turbo – one sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm đơn đặt hàng đảm bảo kế hoạch mục tiêu mà các bên đã thống nhất; phụ trách thiết kế, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các thiết bị chính của tàu và hỗ trợ đào tạo nhân công (Nguồn: website của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An Hợp đồng BOT (Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao) Là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp, khai thác công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định (thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý), sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Đặc trưng quan trọng của hình thức này là: cơ sở pháp lý là hợp đồng, vốn đầu tư của nước ngoài, hoạt động dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà, đối tượng là các công trình cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, BOT còn có một số dạng khác như BOT (xây dựng – chuyển giao - khai thác) được hình thành cũng như tương tự BOT, nhưng sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho nước chủ nhà, chính phủ đầu tư nước chủ nhà dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý; BT (xây dựng – chuyển giao) được hình thành cũng giống như BOT và BTO nhưng sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư bàn gaio lại công trình cho nước chủ nhà, chính phủ nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư nước ngoài chi phí liên quan tới công trình và một tỷ lệ lãi hợp lý. Qua hình thức đầu tư nói trên, nhiều quốc gia nhận đầu tư có thể thu hút được vốn đầu tư vào những cơ sở hạ tầng đòi hỏi có vốn lớn, do đó giảm được nguy cơ sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, giúp khai thác nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế. Nhược điểm của hình thức trên là khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý và khó kiểm soát được công trình. Nhà nước cũng phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, do được chủ động trong việc quản lý điều hành và tự chủ kinh doanh, hiệu quả của vốn đầu tư của họ được đảm bảo và lợi nhuận không bị chia sẻ. Ngoài ra các dự án đầu tư ở nước sở tại đảm bảo và tránh được rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần khác nhau được gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân có số lượng tối đa không hạn chế, từ 3 trở lên. Công ty có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc. Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất. Ở một số quốc gia công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hóa doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hóa. Mua lại và Sáp nhập (M&A) Đây là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư chủ yếu tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Đầu tư theo hình thức M&A là xu hướng phổ biến hiện nay và hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên thế giới. Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa TNCs lớn và tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển. Công ty mẹ - con (Holding company) Đây là một tổ chức các công ty gồm “công ty mẹ” và các “công ty con, cháu”. Mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con, cháu là mối liên kết về vốn. công ty mẹ sở hữu vốn cổ phần trong các công ty con, cháu. Nó chi phối các công ty con, cháu về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Do vậy, lượng sở hữu vốn của các của các công ty con, cháu là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ) nhưng có một chủ (công ty mẹ) đóng vai trò khống chế và chi phối tài chính. Dạng phổ biến của công ty mẹ - con là công ty cổ phần và các công ty con, cháu vẫn có tư cách pháp nhân độc lập. Chi nhánh công ty nước ngoài Khác với công ty con 100% vốn nước ngoài, hình thức chi nhánh không phải là một pháp nhân độc lập và nếu như trách nhiệm của công ty con chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của nước sở tại thì trách nhiệm của chi nhánh, theo quy định của một số nước, không giới hạn trong phạm vi tài sản của một chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. 1.3.2. Phân theo hình thức không nắm vốn chủ sở hữu Ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp nói trên, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tham gia các hình thức như nhượng quyền thương mại (Franchising), cấp phép ( Licensing) , thuê ngoài (Outsourcing), Đây là các hình thức mà thông qua đó các công ty đa quốc gia điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu của họ và ảnh hưởng đến việc quản lý công ty của nước chủ nhà mà không cần sở hữu cổ phần trong các công ty này. Các hoạt động đầu tư không nắm vốn chủ sở hữu xuyên biên giới diễn ra trên toàn thế giới và đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển. Các hoạt động này tạo ra được hơn 2000 tỷ USD trong năm 2009, trong đó hợp đồng sản xuất và dịch vụ thuê ngoài chiếm khoảng 1100 – 1300 tỷ USD, nhượng quyền thương mại chiếm khoảng 330 – 350 tỷ USD và hoạt động cấp phép chiếm khoảng 340 – 360 tỷ USD. Nhượng quyền thương mại (Franchising) Hình thức này là quan hệ hợp đồng trong đó một công ty quốc tế (bên nhượng quyền) cho phép công