Đề tài Những biện pháp hạn chế lạm phát ở Việt Nam

1.Giới thiệu về đề tài : Lạm phát là một “căn bệnh trầm kha” xảy ra phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, tuy nhiên nó thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau nên cách nhìn nhận về nó của các nhà kinh tế học cũng khác nhau. Có thể khái quát về việc tìm hiểu một cách chính xác khái niệm lạm phát được chia thành ba giai đoạn, trong đó ở mỗi giai đoạn điều đưa ra các nguyên nhân dẫn đến lạm phát và biện pháp khắc phục khác nhau. Trên cơ sở khắc phục các nhược điểm mà các giai đoạn nghiên cứu trước mắc phải, cuối cùng thì khái niêm lạm phát hoàn chỉnh đã ra đời. Với quan điểm Lạm phát là hiện tượng thừa tiền trong lưu thông, làm cho đồng tiền bị giảm giá trị so với tất cả các loại hàng hoá, vàng, ngoại tệ và được đo lường bằng chỉ số giá tổng quát ngày càng tăng, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát, cũng như biểu hiện và diễn biến của lạm phát đã được trình bày. Trên cơ sở đó, một số biện pháp đã được đề xuất nhằm góp phần khắc phục hạn chế lạm phát. 2.Lí do chọn đề tài : Trong hơn vài thập kỉ trở lại đây ,kinh tế Việt Nam đă có những sự chuyển mình to lớn.Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp gây ra hậu quả nặng nề đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát trên 3 con số ,kinh tế tăng trưởng âm ,kéo dài trong nhiều năm .Sự chuyển đổi kịp thời sang nền kinh tế thị trường cùng nhiều chính sách phát triển kinh tế như thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài của chính phủ ta đă đem lại hiệu quả tốt. Trải qua các giai đoạn phát triển trên ,chúng ta có thể nhận thấy sự liên quan giữa tỷ lệ lạm phát và sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ đối với Việt Nam mà đối với bất kỳ nền kinh tế nào thì tỷ lệ lạm phát luôn luôn có ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng của nền kinh tế đó. Tuy nhiên sự tồn tại của lạm phát ở một mức độ vừa phải không nguy hại ,ngược lại còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế .Nghiên cứu những ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế là một việc hết sức cần thiết. Việc đó giúp chúng ta dự đoán ,không chế lạm phát ở mức độ phù hợp nhằm xây dựng một nền tài chính ổn định và nhằm tạo một động lực duy trì và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. 3.Mục đích của đề tài : Cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản của một hiện tượng tiền tệ phổ biến xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới khi quy luật lưu thông tiền tệ không được đảm bảo đó là lạm phát. Từ việc phân tích khái niệm, tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả do lạm phát mang lại cho nền kinh tế nói chung và mỗi cá nhân nói riêng, giúp người đọc nhìn nhận được cách thức giải quyết ngăn chặn, hạn chế lạm phát. 4.Đối tượng nghiên cứu : Chỉ số giá tiêu dùng và các thông số khác liên quan đến lạm phát của Việt Nam và các nước trên thế giới trong những thập kỉ gần đây và hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu : Trên cơ sở một số lý thuyết về lạm phát của các nhà kinh tế học trên thế giới và dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam. 6. Cấu trúc cơ bản : Chương I : Cơ sở lý luận về lạm phát . Chương II : Tình hình lạm phát ở Việt Nam . Chương III : Những biện pháp hạn chế lạm phát .

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp hạn chế lạm phát ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu về đề tài : Lạm phát là một “căn bệnh trầm kha” xảy ra phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, tuy nhiên nó thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau nên cách nhìn nhận về nó của các nhà kinh tế học cũng khác nhau. Có thể khái quát về việc tìm hiểu một cách chính xác khái niệm lạm phát được chia thành ba giai đoạn, trong đó ở mỗi giai đoạn điều đưa ra các nguyên nhân dẫn đến lạm phát và biện pháp khắc phục khác nhau. Trên cơ sở khắc phục các nhược điểm mà các giai đoạn nghiên cứu trước mắc phải, cuối cùng thì khái niêm lạm phát hoàn chỉnh đã ra đời. Với quan điểm Lạm phát là hiện tượng thừa tiền trong lưu thông, làm cho đồng tiền bị giảm giá trị so với tất cả các loại hàng hoá, vàng, ngoại tệ và được đo lường bằng chỉ số giá tổng quát ngày càng tăng, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát, cũng như biểu hiện và diễn biến của lạm phát đã được trình bày. Trên cơ sở đó, một số biện pháp đã được đề xuất nhằm góp phần khắc phục hạn chế lạm phát. 2.Lí do chọn đề tài : Trong hơn vài thập kỉ trở lại đây ,kinh tế Việt Nam đă có những sự chuyển mình to lớn.Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp gây ra hậu quả nặng nề đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát trên 3 con số ,kinh tế tăng trưởng âm ,kéo dài trong nhiều năm .Sự chuyển đổi kịp thời sang nền kinh tế thị trường cùng nhiều chính sách phát triển kinh tế như thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài của chính phủ ta đă đem lại hiệu quả tốt. Trải qua các giai đoạn phát triển trên ,chúng ta có thể nhận thấy sự liên quan giữa tỷ lệ lạm phát và sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ đối với Việt Nam mà đối với bất kỳ nền kinh tế nào thì tỷ lệ lạm phát luôn luôn có ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng của nền kinh tế đó. Tuy nhiên sự tồn tại của lạm phát ở một mức độ vừa phải không nguy hại ,ngược lại còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế .Nghiên cứu những ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế là một việc hết sức cần thiết. Việc đó giúp chúng ta dự đoán ,không chế lạm phát ở mức độ phù hợp nhằm xây dựng một nền tài chính ổn định và nhằm tạo một động lực duy trì và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. 3.Mục đích của đề tài : Cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản của một hiện tượng tiền tệ phổ biến xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới khi quy luật lưu thông tiền tệ không được đảm bảo đó là lạm phát. Từ việc phân tích khái niệm, tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả do lạm phát mang lại cho nền kinh tế nói chung và mỗi cá nhân nói riêng, giúp người đọc nhìn nhận được cách thức giải quyết ngăn chặn, hạn chế lạm phát. 4.Đối tượng nghiên cứu : Chỉ số giá tiêu dùng và các thông số khác liên quan đến lạm phát của Việt Nam và các nước trên thế giới trong những thập kỉ gần đây và hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu : Trên cơ sở một số lý thuyết về lạm phát của các nhà kinh tế học trên thế giới và dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam. 6. Cấu trúc cơ bản : Chương I : Cơ sở lý luận về lạm phát . Chương II : Tình hình lạm phát ở Việt Nam . Chương III : Những biện pháp hạn chế lạm phát .  Những quan điểm về lạm phát Quan điểm về lạm phát của Karl-Marx Quan điểm của V.I Lênin Quan điểm về lạm phát của Milton-Friedman Quan điểm về lạm phát của J.M.Keynes 2. Khái niệm lạm phát 3. Biểu hiện của lạm phát 3.1 Sự gia tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ hàng loạt 3.2 Sự gia tăng khối lượng tín dụng 3.3 Tỷ giá hối đoái tăng cao 3.4 Giá cả các loại chứng khoán giảm 3.5 Mọi thứ đều khan hiếm trừ tiền 4. Tác động của lạm phát 1.Những quan điểm về lạm phát: Nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát, nhưng nói chung chưa có sự thống nhất hoàn toàn. 1.1Quan điểm về lạm phát của Karl-Marx Quan điểm Karl-Marx cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.Khi ông nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ K-Marx đã nhìn thấy trong mọi trường hợp Quy luật lưu thông tiền tệ luôn được cân bằng. Có thể tóm gọn trong đẳng thức: M.V=P.Q. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm, trong khi V và Q cùng tăng lên theo một tỷ lệ thì tất nhiên mức giá trung bình P tăng lên tương ứng.Do đó sẽ dẫn đến lạm phát. Như vậy, lạm phát là sự cân bằng của quy luật lưu thông tiền tệ. Quan điểm này tuy giúp ta hiểu rõ về hiện tượng lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra thì còn nhiều trường hợp chưa hẳn là như vậy.Ví dụ: Nhà nước có thể tăng mức cung ứng tiền mà không làm cho giá cả tăng cao, không gây ra lạm phát, nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với lượng tiền cần thiết trong lưu thông. 1.2 Quan điểm của V.I Lênin Cũng giống như quan điểm của k-Marx nhưng lênin cho rằng sở dĩ khối lượng tiền trong lưu thông tăng lên là do nhà cầm quyền phát hành thêm tiền để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước. Tóm lại: Lạm phát là sự gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông do sự phát hành tăng thêm của bộ máy nhà nước cầm quyền. 1.3 Quan điểm về lạm phát của Milton-Friedman Theo ông" Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ".Ông cho răng nguồn gốc của lạm phát là một tỷ lệ tăng trưởng cao của mức cung tiền. Điều đó được chứng minh ở những hiện tượng sau: Khi lạm phát tâng cao thì thì tỷ lệ tăng trưởng của cung tiền cũng tăng cao.Tiêu biểu như: Tình trạng lạm phát ở Đức 1921-1923.Năm 1923 tỷ lệ lạm phát ở Đức là 1.000.000% và mức tăng cung tiền cũng tương ứng. Nhưng năm 80 của TK XX các nước châu mỹ La Tinh cũng lâm vào tình trạng này:Argentina 10.000%, Bolivia 20.000% năm 1985. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng mức cung tiền được xem xét trong trường hợp mức giá tiếp tục tăng với tỷ lệ nhanh.Do đó ý kiến của Friedman cho rằng những biến động tăng lên của gia cả là một hiện tượng tiền tệ chỉ khi nào nhưng biến động tăng lên từ đó một quá trình kéo dài 1.4 Quan điểm về lạm phát của J.M.Keynes Theo Keynes mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư là nguyên nhân chính cho các dao động kinh tế. Khi người ta cố gắng tiết kiệm nhiều hơn các doanh nghiệp muốn đầu tư, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận thấy năng lực sản xuất của họ là dư thừa và có quá ít người có thể mua được hàng hoá họ sản xuất ra. Mặt khác, khi đầu tư vượt quá tiết kiệm, người ta sẽ tiêu dùng quá nhiều. Người tiêu dùng sẽ chi tiêu thay vì tiết kiệm và các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu cao hơn đối với lao động để sản xuất hàng hoá cũng như có nhu cầu cao hơn đối với lao động xây dựng các nhà máy và chế tạo thiết bị. Tất cả chi tiêu này sẽ đẩy tiền công và các chi phí sản xuất khác lên, và cũng làm tăng giá của hàng tiêu dùng. Lạm phát sẽ là kết cục cuối cùng.. Keynes sau đó đưa ra luận cứ rằng trách nhiệm của ngân hàng trung ưng là phi giữ cho hai biến này bằng nhau, và do đó ngăn chặn được lạm phát và suy thoái. Nếu tiết kiệm vượt quá đầu tư, ngân hàng trung ưng cần hạ thấp lãi suất, như vậy vừa gim bớt tiết kiệm và kích thích việc đi vay. Ngược lại, nếu đầu tư vượt quá tiết kiệm, ngân hàng trung ưng cần tăng lãi suất, như vậy làm tăng tiết kiệm và gim việc vay mượn vì mục đích đầu tư. Theo Keynes ngoài nhân tố tiền tệ còn những nhân tố khác tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế(Chính sách tài chính,Những cú sốc về cung, công ăn việc làm, thâm hụt ngân sách,...) vì thế có thể làm tăng giá cả hàng hóa, gây ra lạm phát. Ngày nay, nền kinh tế hiện đại với nhiều nguyên nhân thúc đẩy làm cho lạm phát ngày càng phức tạp.Nhưng chung ta có thể hiêu một cách chung nhất:Lạm phát là một hiện tượng phức tạp đa nhân tố.Trong đó những yếu tố tiền tệ và những yếu tố khác đan xen lẫn nhau làm cho lạm phát ngày càng phức tạp và khác xa hiện tượng ban đầu. 2.Khái niệm lạm phát: Lạm phát là một thuật ngữ kinh tế mà bản chất của nó là giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tiền bị suy giảm một cách tương đối so với cái giá trị mà đáng lẽ nó phải đại diện tốt khi nó làm đại diện Vấn đề có thể hiểu như sau . Giả sử trước đây tạ có một loại hàng hoá có giá trị 100.000 đồng/sp thì với một tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng, chúng ta có thể mua được 1 sản phẩm. Nay vì lạm phát, tờ tiền này bị mất giá trị 50%, nghĩa là mệnh giá của tờ tiền vẫn 100.000 đồng nhưng để mua được cùng loại hàng hoá trên ta phải bỏ ra 2 tờ cho 1 sản phẩm như trước. Lưu ý rằng hàng hoá trên giá trị vẫn không đổi bởi đã không hề có một yếu tố nào tác động đến giá trị của nó cả. Giá trị không đổi thì giá cả cũng phải không đổi vì xét theo lý thuyết (thị trường cạnh tranh hoàn hảo) giá cả chỉ là hình thức biểu hiện cho giá trị. Vì vậy, nếu nhìn vào hiện tượng thì bạn chỉ thấy giá cả hàng hoá này là 200.000 đồng do người mua hàng phải trả 2 tờ mệnh giá 100.000 đồng để đổi lấy nó. Còn về bản chất thì giá trị hàng hoá không đổi trong khi sức mua của tờ tiền giảm sút. Vậy, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền 3. Biểu hiện của lạm phát: Như khái niệm thì lạm phát là một thuật ngữ mô tả hiện tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế tăng lên.Lạm phát ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế, điển hình là qua các mặt sau đây: 3.1 Sự gia tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ hàng loạt. Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ. Khi giá cả trong nền kinh tế tăng lên điều đó có nghĩa là thu nhập thực tế của những người có thu nhập cố định hay ít thay đổi như quân nhân, cán bộ hưu trí, lương của CBCNV trong cơ quan hành chính nhà nước giảm xuống. Xét về mặt số lượng thì hàng tháng họ vẫn nhận được 1.000.000đ, nhưng 1.000.000đ tháng trước họ mua được nhiều hàng hơn tháng này do giá cả của tháng này tăng cao hơn tháng trước, như vậy là thu nhập thực tế của họ đã giảm xuống. Do đó lạm phát làm thu nhập thực tế của một bộ phận dân cư giảm xuống, đời sống khó khăn hơn. Những ví dụ về biểu hiện của lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3250000 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ hoặc tại Hungary sau Thế chiến thứ hai với tỉ lệ lạm phát 41900000000000000 (giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ). 3.2 Sự gia tăng khối lượng tín dụng Lạm phát có thể được hiểu là sự thừa tiền trong lưu thông. Khi mà lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế nhiều hơn mức gia tăng lượng hàng sản xuất sẽ làm xuất hiện lạm phát. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay và đầu tư vào nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam tăng gần 37,8% so với cuối năm 2006, vượt xa so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra cả năm là 18 - 22% và thực tế năm 2005 chỉ tăng 19,2% và năm 2006 tăng 21,4%. Đồng thời khi chính phủ chi tiêu quá mức cần thiết (như giải quyết các chương trình xã hội như tăng lương, tiền hưu vv...) thì xuất hiện nhu cầu phát tiền ngoài kế hoạch cho hoạt động làm tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.Chính vì vậy mà mất cân đối cung-cầu về tiền tệ làm tăng giá (giá bằng lượng tiền chia cho số lượng hàng trong phạm vi toàn xã hội) 3.3 Tỷ giá hối đoái tăng cao Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền nước này được biểu hiện qua đồng tiền của nước khác. Nhìn lại cách điều hành tỷ giá tiền tệ năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (02/05/2008) Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền (quốc gia) tính bằng đồng tiền (quốc gia) khác. Từ tháng 9- 1985 đến cuối năm 2007, VND luôn luôn mất giá so với USD. Cụ thể tháng 9-1985, tỷ giá VND/USD là 15 VND/1 USD, đến năm 2007 thì tỷ giá đó đã là 16.115 VND/ 1 USD. Như vậy, sau 22 năm VND mất giá so với USD 16.100 VND hay 107.333,33% {[(16.115 VND - 15 VND) : 15 VND] x 100 = 107.333,33%}. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) 3.4 Giá cả các loại chứng khoán giảm Đầu tiên, việc lạm phát tăng cao là lý do khiến giá các loại chứng khoán suy giảm.Việc lạm phát tăng cao, không được khống chế sẽ làm cho nhà đầu tư mất niềm tin và họ sẽ không dám đầu tư trên TTCK do sợ rủi ro. Một khi nền kinh tế rơi vào lạm phát, chính phủ sẽ phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp hành chính để điều hành nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.  Ví dụ rõ nét nhất là thị trường chứng khoán ở Việt Nam.Khi nền kinh tế VN rơi vào lạm phát thì buộc NHNN phải có những biện pháp để hút bớt lượng tiền thừa trong lưu thông.Việc NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ giữa tháng 1/2008 và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, nhà đầu tư càng hiểu rõ vốn cho TTCK ngày càng thu hẹp đi. Chính vì vậy lạm phát tăng cao đồng nghĩa với việc sụt giảm giá cả của các loại chứng khoán 3.5 Mọi thứ đều khan hiếm trừ tiền Việc lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả của hàng hóa dịch vụ không ngừng leo thang. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...).Điều này tạo nên sự khan hiếm đối với tất cả những loại hàng hóa dịch vụ.  1. Tình hình lạm phát trong giai đoạn 1975 - 1986 2. Tình hình lạm phát trong giai đoạn 1986 – 2003 3. Tình hình lạm phát trong giai đoạn từ 2004 đến hiện nay 1. Tình hình lạm phát trong giai đoạn 1975 - 1986 1.1Tình hình chung : Năm 1972 có những sự kiện đáng ghi nhớ : +Đồng Dollar giấy từ bỏ “kim bản vị” tức là không còn được đảm bảo bằng vàng. +Lý thuyết hệ thống, cách tiếp cận hệ thống, các quan điểm và nguyên lý của điều khiển học xâm nhập mạnh mẽ vào một số lĩnh vực nghiên cứu và quản lý. +Các nhà kinh tế Mác-xít ấu trĩ cuối cùng cũng đã bắt đầu nhận ra rằng, sự giảm giá không phải lúc nào cũng hay và sự tăng giá không phải lúc nào cũng dỡ, và lạm phát không phải là căn bệnh chỉ dành riêng cho CNTB. Cái mới về nội dung của lạm phát ở đây là các vấn đề về tiền tệ, giá cả, tài chính, tiền lương được xem xét như một tổng thể (quan điểm hệ thống) trong đó giá cả là vấn đề trung tâm, mối quan hệ giữa chúng không phải là mối quan hệ nhân quả mà là mối quan hệ vừa nhân vừa quả, nghĩa là mỗi yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là hậu qủa của các yếu tố khác. Giá tăng lên là do nguyên nhân phát hành tiền và chênh lệch cung cầu, nhưng nó cũng tác động trở lại đến việc làm phát hành và làm thay đổi chênh lệch cung cầu. +Khi đó lạm phát được miêu tả như sau: trong quá trình vận hành của nền kinh tế, nếu 4 yếu tố: tài chính, tiền tệ, giá cả, tiền lương đạt được một sự phối hợp hài hòa , nghĩa là giữa chúng có một sự cân bằng (cân bằng động) thì lúc đó không có lạm phát, giá cả tiền tệ ổn định, cung cầu, thu chi cân bằng, tiền lương trang trãi đủ cuộc sống. Nếu không đạt được trạng thái cân bằng đó thì nền kinh tế có những biến động. Sự biến động này có thể xảy ra theo hai hướng: Một là, giá cả tăng hơn giá trị, tiền phát hành quá mức cần thiết, bội chi tăng, tiền lương thực tế giảm, đó là khuynh hướng lạm phát. Hai là, giá cả giảm xuống và nhỏ hơn hẳn giá trị, tiền lương phát hành ít hơn mức cần thiết, bôi chi tăng lên, tiền lương thực tế tăng, đó là khuynh hướng thiểu phát. Điều đáng chú ý ở đây là không nhất thiết cả 4 yếu tố đều ngả về cùng một phía, rất có thể một số yếu tố ngả về phía này, còn các yếu tố khác lại ngả về hướng khác. Ngoài ra sự thiểu phát cũng gây ra những tác hại không kém gì lạm phát. Vào những năm 1980, vàng từ mốc 450$ đã vọt lên mức 850$ chỉ trong vòng năm tuần lễ. Giá dầu được kéo lên bởi tình hình bất ổn của Trung Đông và đồng USD rơi nhanh do lo ngại về suy thoái kinh tế. Tại Mỹ, năm 1971 dến 1981 tỷ lệ lạm phát (tăng giá) cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, nói cách khác tốc độ mất giá tiền giấy lớn hơn, nhanh hơn tốc độ tăng tiền . Chúng ta có thể nhìn nhận 1 cách chung nhất về thế giới qua biểu đồ sau : Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính của G8 1.2 Tình hình của Việt Nam : Cơn sốt lạm phát không biết đã ra đời trong nền kinh tế từ bao giờ, nhưng chỉ biết ngay những năm 1976 nó đã từng tồn tại. Cho dù người ta dấu diếm, che mắt và kiềm chế nó, nhưng nó cứ lớn dần lên ngoài ý muốn của con người. Năm 1985, cuộc cải cách giá- lương -tiền theo giải pháp xốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Giá cả leo thang từng ngày đã vô hiệu hóa tác dụng đổi tiền chỉ mới tiến hành vài tháng trước đó, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô. Giá cả không chỉ tăng ở kinh tế thị trường tự do mà còn tăng rất nhanh trong thị trường tổ chức. Về cơ bản giá cả đã tuột khỏi vòng tay bao cấp của Nhà Nước. Chỉ số sinh hoạt ở năm 1985 tăng gấp 30 lần so với năm 1976 . Và đồng bạc “Ông Hồ” đã bị phá giá đến 92% so với đồng dollar USA! Lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng vô cùng khan hiếm. Chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 1985, giá nông phẩm vọt lên đến 10-12 lần, giá hàng công nghệ phẩm tăng vọt đến 28-30 lần. Giá cả tăng vọt theo cấp số nhân trong tình trạng lạm phát phi mã, đã đẩy nền chính trị CHXHCN Việt Nam lâm vào hoàn cảnh “tưởng chừng như sụp đổ đến nơi”. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % . Sản xuất tăng chậm và thực chất không có phát triển, nên lạm phát ngầm diễn ra với mức độ ngày càng cao, lại gặp sai lầm "giá - lương - tiền" 1985, nên siêu lạm phát diễn ra vào năm 1986 với tốc độ phi mã, lên tới 774,7%. Tiền mặt dự trữ không có, tiền trong lưu thông thì thiếu nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế rất thấp, bình quân năm thời kỳ 1977 - 1980 chỉ có 0,4% (trong đó 1979 giảm 2%, 1980 giảm 1,4%); thời kỳ 1977 - 1985 chỉ có 3,7%. Dấu hiệu của nền “kinh tế bong bóng” trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, thị trường chứng khoán, giá vàng, giá dầu, giá thực phẩm tăng mạnh, mức độ thâm hụt cao trong cán cân ngoại thương... Lạm phát cao gấp hơn 10 lần lãi suất tiền gửi. 1.3 Nguyên nhân : - Những nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát “phi mã” gồm có: (1) Nguồn cung tiền mặt quá cao, phần lớn do in nhiều tiền để tung ra thị trường mà không đủ hàng hóa đối ứng. (2) Nền kinh tế “thiếu” nghiêm trọng, nhất là sự thiếu thốn về các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và các hàng hóa tiêu dùng thuộc loại nhu yếu phẩm khác, hậu quả của sự kiệt quệ sau chiến tranh, của tình trạng kinh tế tăng trưởng kém và việc chấm dứt các nguồn viện trợ từ bên ngoài. (3) Lãi suất tiền gửi ngân hàng âm nặng so với lạm phát, khiến người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng, làm cho lượng tiền mặt trôi nổi trong lưu thông ngày càng tích lại nhiều mà không có lượng hàng hóa tương ứng để cân đối cung - cầu. 1.4 Giải pháp chống lạm phát: - Thông thường, những loại giải pháp chống lạm phát tương đối phổ biến mà các nước hay áp dụng là: giảm lượng cung ứng tiền mặt, áp dụng chế độ lãi suất dương và thực thi các chính sách, biện pháp khắc khổ, nhất là các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Đối với Việt Nam, những loại chính sách và biện pháp này cũng đã và đang được áp dụng, tuy mức độ và liều lượng khác nhau tùy theo từng thời kỳ và trong những bối cảnh khác nhau. Trong thời kỳ trước và đầu đổi mới, các biện pháp chống lạm phát chủ yếu mà Việt Nam đã thực hiện tập trung vào những việc làm cụ thể như: (1) Cắt giảm mạnh nguồn cung ứng tiền mặt, đặc biệt là giảm in tiền và đổi mệnh giá đồng tiền (đổi 1000đ lấy 1đ), trong hai loại biện pháp này, cắt giảm mạnh in tiền có tác dụng lớn và lâu dài, còn đổi tiền chỉ có tác dụng tức thời được vài tháng rồi mất tác dụng, thậm chí còn gây ra đầu cơ tiền