Đề tài Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các công trình giao thông Việt Nam

Hệ thống công trình giao thông hiện đại, đồng bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thúc đẩy KT - XH phát triển, củng cố an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế. Bởi vậy, bất cứ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển cũng đều phải chú ý đầu tư phát triển hệ thống công trình giao thông hiện đại và đồng bộ. Ở nước ta, trong những năm đổi mới, Đảng và nhà nước đã nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển kết cấu hạ tầng nói chung, phát triển hệ thống công trình giao thông nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ phải: "Phát triển kết cấu hạ tầng, sớm khắc phục tình trạng xuống cấp, mở rộng và hiện đại hóa có trọng điểm mạng lưới giao thông vận tải." [15, tr. 51]. Để đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó phát triển hệ thống công trình giao thông hiện đại, đồng bộ, cần phải tập trung một lượng vốn rất lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, trong giai đoạn 2002 - 2020, Việt Nam cần khoảng 2.119 ngàn tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, năng lực nội sinh thấp, khả năng tích lũy vốn hạn hẹp nên việc cung ứng đủ vốn cho phát triển hệ thống công trình giao thông luôn là một thách thức. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm huy động tổng lực các nguồn vốn đầu tư phát triển công trình giao thông: Vốn ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn huy động dân cư. Vì vậy, số vốn đầu tư cho phát triển hệ thống công trình giao thông hàng năm đều tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, lượng vốn đó vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn để phát triển hệ thống công trình giao thông hiện đại, đồng bộ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với tư cách là hình thức hỗ trợ phát triển cho các nước có nhu cầu, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trở thành nguồn vốn đặc biệt quan trọng trong việc bổ sung phần vốn thiếu hụt trong nước, đầu tư phát triển hệ thống công trình giao thông nước ta. Nhờ có nguồn vốn ODA, nhiều tuyến giao thông huyết mạch của đất nước được xây dựng với chất lượng tốt, đưa vào sử dụng đã và đang phát huy tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc thu hút và sử dụng ODA cho phát triển công trình giao thông còn nhiều hạn chế như: Tỷ lệ vốn thực hiện so với cam kết chưa tương xứng; công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, vốn giải ngân thấp, nhiều dự án phải kéo dài thời gian so với hiệp định; việc điều hành, quản lý của các Ban QLDA còn lúng túng. Những hạn chế nêu trên dẫn đến việc sử dụng vốn ODA trong phát triển hệ thống công trình giao thông ở nước ta chưa thật hiệu quả. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức cho công trình giao thông là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ các lý do trên, để góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển cho công trình giao thông, học viên lựa chọn vấn đề: "Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các công trình giao thông Việt Nam" làm đề tài luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.

doc102 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các công trình giao thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van- chinh thuc.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Luận văn liên quan