Đề tài Những tác động của biến động lãi suất ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển

Tháng 11 năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, kin tế thị trường ngày càng phát triển .Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường và ngày càng khốc liệt. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp vận tải biển việt Nam đứng trước nhiều cơ hội song cũng không ít những thử thách . với những biến động của thị trường Đặc biệt là biến động lãi suất ,doanh nghiệp cần nắm rõ quy luật cũng như bản chất để có thể tồn tại và phát triển bền vững ,phát huy nội lực ,biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có để có những bước đi đúng đắn . Trên cơ sở tiếp thu kế thừa những kiến thức đã học về thị trường tài chính . và để làm sang tỏ những vấn đề cũng như tìm ra những lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp vận tải biển . Nhóm nghiên cứu về tình hình biến động lãi suất tại Việt Nam thu thập cũng như phân tích tình hình biến động lãi suất tai việt nam va xem xét những ảnh hưởng đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển đồng thời cũng đưa ra nhữn g nhận xét cũng như những giải pháp cho bài toán tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vận tải biển trong giai đoạn hiện nay

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3524 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những tác động của biến động lãi suất ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục: Lời nói đầu 3 Chương 1: Cô sôû lyù luaän chung: 4 1.1/ Khaùi quaùt moät soá vaán ñeà veà laõi suaát: 4 1.1.1/ Ñònh nghóa laõi suaát: 4 1.1.2/ Vai troø của laõi suaát: 5 1.1.3/ Phaân loaïi laõi suaát: 5 1.1.3.1/ Theo nguoàn söû duïng 5 1.1.3.2/ Theo giaù trò thöïc 5 1.1.3.3/ Theo phöông phaùp tính laõi 6 1.1.3.4/ Theo loaïi tieàn 6 1.1.3.5/ Theo ñoä daøi thôøi gian 6 1.1.4/ Quaù trình ñieàu haønh cô cheá laõi suaát tröôùc 1988 vaø töø 1988 ñeán 2006 cuûa Vieät Nam: 7 1.1.4.1/ Tröôùc 1988 7 1.1.4.2/ Töø 1988 ñeán 2006 7 1.2/ Giôùi thieäu veà ngaønh Vaän taûi bieån: 8 1.2.1/ Söï ra ñôøi cuûa ngaønh Vaän taûi bieån: 8 1.2.2/ Ñaëc ñieåm kinh teá kyõ thuaät cuûa Vaän taûi bieån: 9 1.2.3/ Taùc ñoäng cuûa Vaän taûi bieån vôùi buoân baùn quoác teá: 9 1.2.4/ Cô sôû vaät chaát kyõ thuaät cuûa vaän taûi ñöôøng bieån: 9 Chương 2: Tình hình laõi suaát tieàn teä ôû Vieät Nam nhöõng naêm gaàn ñaây (2007-2009): 9 2.1/ Caùc nhaân toá aûnh höôûng ñeán laõi suaát: 9 2.1.1/ Möùc cung caàu tieàn teä: 9 2.1.2/ Laïm phaùt: 10 2.1.3/ Söï oån ñònh cuûa neân kinh teá: 11 2.1.4/ Caùc chính saùch cuûa nhaø nöôùc: 11 2.1.4.1/ Chính saùch taøi chính: 11 2.1.4.2/ Chính saùch tieàn teä: 12 2.1.4.3/ Chính saùch thu nhaäp: 12 2.1.4.4/ Chính saùch tyû giaù: 13 2.2/ Tình hình laõi suaát tieàn teä Vieät Nam trong nhöõng naêm gaàn ñaây (2007 - 2009): 13 2.2.1/ Tình hình bieán ñoäng laõi suaát 2007: 14 2.2.2/ Tình hình bieán ñoäng laõi suaát 2008: 15 2.2.3/ Tình hình bieán ñoäng laõi suaát 2009: 17 2.3/ Nhaän xeùt vaø ñaùnh giaù: 20 Chöông 3: Bieán ñoäng cuûa Laõi suaát aûnh höôûng tôùi hoaït ñoäng saûn xuaát – kinh doanh cuûa doanh nghieäp Vaän Taûi Bieån: 22 3.1/ Nhöõng thaêng traàm trong ngaønh Vaän taûi bieån: 22 3.2/ Bieán ñoäng cuûa Laõi suaát aûnh höôûng ñeán hoaït ñoäng saûn xuaát – kinh doanh cuûa doanh nghieäp Vaän Taûi Bieån 32 3.2.1/ Bieán ñoäng cuûa Laõi suaát aûnh höôûng ñeán hoaït ñoäng saûn xuaát – kinh doanh cuûa doanh nghieäp noùi chung 32 3.2.2/ Bieán ñoäng cuûa Laõi suaát aûnh höôûng ñeán hoaït ñoäng saûn xuaát – kinh doanh cuûa doanh nghieäp Vaän Taûi Bieån 33 3.3/ Nhöõng giaûi phaùp maø caùc Doanh nghieäp vaän taûi bieån ñöa ra ñeå khaéc phuïc nhöõng heä quaû do bieán ñoäng Laõi suaát gaây ra 35 Chương 4: Kết luận và kiến nghị: 4.1/ Keát luaän: 36 4.2/ Kieán nghò: 36 Nguoàn tham khaûo: Wikipedia Taïp chí keá toaùn thaùng 6/2006 Taïp chí kinh teá vaø döï baùo 24/06/2008 Thôøi baùo kinh teá Saøi Goøn 2007  LỜI NÓI ĐẦU Tháng 11 năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, kin tế thị trường ngày càng phát triển .Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường và ngày càng khốc liệt. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp vận tải biển việt Nam đứng trước nhiều cơ hội song cũng không ít những thử thách . với những biến động của thị trường Đặc biệt là biến động lãi suất ,doanh nghiệp cần nắm rõ quy luật cũng như bản chất để có thể tồn tại và phát triển bền vững ,phát huy nội lực ,biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có để có những bước đi đúng đắn . Trên cơ sở tiếp thu kế thừa những kiến thức đã học về thị trường tài chính . và để làm sang tỏ những vấn đề cũng như tìm ra những lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp vận tải biển . Nhóm nghiên cứu về tình hình biến động lãi suất tại Việt Nam thu thập cũng như phân tích tình hình biến động lãi suất tai việt nam va xem xét những ảnh hưởng đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển đồng thời cũng đưa ra nhữn g nhận xét cũng như những giải pháp cho bài toán tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vận tải biển trong giai đoạn hiện nay Tình hình Biến động lãi suất là một lĩnh vực rất phức tạp và khó khăn ,nên dù cố gắng hết sức song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và thiếu sót . Do đó chúng em mong nhận được những nhận xét quý báu của thầy hướng dẫn bộ môn nhằm củng cố kiến thức phục vụ cho mục đích học tập. Chương 1: Cơ sở lý luận chung: 1.1/ Khái quát một số vấn đề về lãi suất: Thị trường tài chính thường phân biệt 3 loại lãi suất: (i) lãi suất chính sách, là lãi suất mà các Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được trực tiếp, ví dụ như lãi suất cơ bản của Việt Nam; (ii) lãi suất liên ngân hàng, là lãi suất các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay lẫn nhau (iii) lãi suất thương mại, là lãi suất các NHTM vay hoặc cho vay các đối tượng không phải là ngân hàng trong nền kinh tế, ví dụ lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Về cơ bản 3 loại lãi suất này có liên hệ mật thiết với nhau và tuân thủ theo nguyên tắc: (i) < (ii) < (iii). Trong đó, lãi suất cho vay lại phải tuân thủ theo bất phương trình: L1 < L2 < L3 < L4 (với L1 là mức lạm phát, L2 là lãi suất huy động, L3 là lãi suất cho vay, L4 là tỷ suất lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất. Trong một vài thời điểm, mối quan hệ trên có thể bị phá vỡ tạm thời, nhưng nếu nó bị phá vỡ trong 1 thời gian dài thì đó là dấu hiệu không tốt cho hệ thống ngân hàng và chắc chắn dòng vốn đang không được lưu thông một cách tự do và hiệu quả. Ở đây chúng em chỉ xin đề cập và nghiên cứu về lãi suất thương mại, tức là lãi suất huy động và lãi suất cho vay. 1.1.1/ Định nghĩa lãi suất: Thông thường lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khỏn tiền dôi ra ngoài khoản tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của khoản tiền lãi so với tiền vốn gọi là lãi suất. Nói tóm lại lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. 1.1.2. Vai trò của lãi suất: Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để các cá nhân và tổ chức đưa ra các quyết định kinh tế như: chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đi vay để tài trợ cho các khoản đầu tư hay sử dụng vốn tự có… Ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất là một trong những công cụ điều hành kinh tế của chính phủ. Bằng việc điều chỉnh lãi suất, chính phủ có thể tác động tới các chỉ tiêu về lạm phát, thất nghiệp, họat động đầu tư hay mức tiêu dùng của người dân. Nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi ra đối với một ước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá. Điều này không những tác động trực tiếp đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài 1.1.3. Phân loại lãi suất: 1.1.3.1. Phân loại theo nguồn sử dụng: Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hang Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà ngừơi đi vay phải trả cho người cho vay 1.1.3.2. Phân loại theo giá trị thực: Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho mỗi kỳ hạn gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thỏa thuận trước. Lãi suất thực: là loại lãi suất xác định giá trị thực của các khoản lãi được trả hoặc thu được Công thức: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Sự phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họ quyết định được nên gửi tiền vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp. Đối với người cần vốn, nếu dự đoán được tương lai có lạm phát và trong suốt khoảng thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng toấ độ tăng lạm phát thì họ có thể yên tâm vay đẩ kinh doanh mà không sợ lỗ vì trượt giá khi trả nợ 1.1.3.3. Phân loại theo phương pháp tính lãi: Lãi suất đơn: là tỷ lệ theo năm tháng ngày của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầu không gộp lãi vào tiền vay ba đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp. Công thức: Lãi suất đơn = số tiền lãi / Số tiền gốc * 100 % Lãi suất kép: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, số tiền vay này tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay ( lãi mẹ đẻ lãi con) Công thức: I = (1+i) - 1 I : lãi suất tại thời điểm t i : lãi suất đơn hàng năm t: chu kỳ tính lãi suất 1.1.3.4. Phân loại theo loại tiền : Lãi suất nội tệ : là loại lãi suất áp dụng để tính toán cho đồn nội tệ ( kể cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay ) Lãi suất ngoại tệ : là lãi suất tính toán cho đồng ngoại tệ 1.1.3.5. Phân loại theo độ dài thời gian : Lãi suất ngắn hạn : là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay ngắn hạn, có thời gian dưới 1 năm Lãi suất trung hạn : là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Lãi suất dài hạn : là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay có thời hạn trên 5 năm. 1.1.4/ Quá trình điều hành cơ chế lãi suất: 1.1.4.1/ Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung (trước năm 1998): Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài, đó là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khá nặng nề, lãi suất đựơc xây dựng thoát ly lãi suất của nền kinh tế thế giới. Dẫn đến lãi suất thực thi trong thời kỳ này với tình trạng “lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàng không thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãi suất thực là số âm, vì tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãi suất danh nghĩa.  1.1.4.2/ Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước (từ năm 1988 đến 2006): Bước ngoặt trong tiến trình đổi mới, cải cách nền kinh tế VN trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu bằng Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Nội dung cơ bản của Nghị định 53/HĐBT đó là “Đã hình thành việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, làm tiền đề cho hai pháp lệnh về: Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23.5.1989 của Hội đồng nhà nước. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1.10.1990 với nội dung chủ yếu: Xóa hẳn mô hình ngân hàng một cấp và xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp phù hợp với mô hình của ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong đó Ngân hàng Nhà nước VN thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng, quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, còn ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế. Từ Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực 1.10.1990, đến ngày 1.10.1998 Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực cho đến nay đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Nhìn lại diễn biến của chính sách lãi suất qua từng thời kỳ, cho chúng ta thấy những bước phát triển của mỗi thời kỳ tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam được thể hiện tổng quát như sau:  a. Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992):   Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản, theo nguyên tắc của việc xác định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến động của chỉ số giá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế. Thực tế vận hành trong một thời gian (1989-1992), cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắt đầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương.  b. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995):   Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam.  c. Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000):   Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra). Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á.  d. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002):   Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.  Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới.  e. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006):   Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5.2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo 5.2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước. Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thực thi cơ chế tự do hóa lãi suất ở VN bước đầu đã có kết quả nhất định.  Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới thời điểm tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước đó. NHNN cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước. 1.2/ Giới thiệu ngành Vận Tải Biển: 1.2.1/ Sự ra đời của Vận Tải Biển: Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. 1.2.2/ Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển. * Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. * Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. * Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải đường biển rất lớn không bị hạn chế bởi các điều kiện như phương tiện của các phương thức vận tải khác. * Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện thời tiết. * Tốc độ của tàu biển còn thấp, thời gian hành trình bị kéo dài. * Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp cho nên phù hợp với những loại hàng hoá có khối lượng lớn, cự ly xa và không yêu cầu thời gian giao hàng nhanh. 1.2.3/ Tác động của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. 1.2.4/ Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển Các tuyến đường biển Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá  Cảng biển Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Phương tiện vận chuyển Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự. - Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. Tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn. - Tàu quân sự là những tàu được trang bị khí tài phục vụ cho mục đích quân sự.  Chương 2: Tình hình lãi suất tiền tệ ở Việt Nam những năm gần đây (2007-2009): 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 2.1.1. Mức cung cầu tiền tệ: Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành cho Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị. Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất. Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: khi ngân hàng trung ương muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó (thay đổi tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chíết khấu, giảm hạn mức tín dụng). Mức cung tiền tệ sẽ giảm đi, đường S dịch chuyển sang trái thành S’, lãi suất tăng. Lãi suất tăng từ mức i lên mức iA. Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các gia đình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ, đường D dịch chuyển về bên trái tạo thành D’. Giao điểm giữa D’ và S’ là A’ với mức lãi suất cân bằng mới i’A ( i < i’A < iA ) Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: khi ngân hàng trung ương lo sợ sắp có suy thoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn, lãi suất giảm từ i sang iB. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn…Vốn đầu tư tăng, tổng mức cầu tăng lên, dịch đường D sang phải tạo ra thăng bằng mới trên thị trường. Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tiền tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng. Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì ngân hàng trung ương bơm tiền ra lưu thông, khi nào thì hút tiền từ lưu thông về để điều chỉnh lãi suất thị trường một cách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm phát. 2.1.2. Lạm phát Chúng ta hãy sử dụng cung cầu quỹ cho vay với lãi suất để giải thích sự biến động của lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào. Trước tiên hãy giả định, với mức giá cả ổn định và dự tính lạm phát trong tương lai là không đáng kể, cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng So và cầu quỹ cho vay được biểu hiện bằng Do và lãi suất io. Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, đường So chuyển về bên trái thành S1, lãi suất tăng. Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay .Bởi với
Luận văn liên quan