Đề tài Phạm trù "cái đẹp" trong Mỹ học phương Tây trước Mác

1. Lý do chọn đề tài Tìm hiểu tư tưởng triết học nói chung, tư tưởng mỹ học nói riêng có vai trò to lớn giúp cho chúng ta nhận thức được rằng quy luật tiến hóa của lịch sử xã hội có sự đóng góp rất lớn của sự nhận thức về cái Đẹp, về Nghệ thuật. Sự nhận thức này luôn gắn liền với sự sinh thành lý tưởng thẩm mỹ-lý tưởng bao hàm những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại-định hướng cho chúng ta xác lập nội dung cơ bản về mục đích sống, ý nghĩa sống và tạo nguồn năng lực sống cho con người. Đất nước đang trong tiến trình đổi mới gắn liền với tiến trình hội nhập. Trong tiến trình này, với những tri thức từ lịch sử tư tưởng mỹ học sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật đang diễn ra trong nước và trên thế giới để có sự sàng lọc làm phong phú cho hệ giá trị văn hóa thẩm mỹ của Việt Nam. Mỹ học giúp cho người học có được những kiến thức cơ bản về các qui luật chung nhất quan hệ thẩm mỹ và quan trọng hơn là kiến thức về cái đẹp, về thị hiếu, về lý tưởng thẩm mỹ, về nghệ thuật. Và như vậy, trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó nhằm nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, năng lực sáng tạo “theo những qui luật của cái đẹp” của người học cũng không ngoài mục đích này. Không những thế nó còn góp phần rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng cho người học. Triết học phương Tây nói chung và Mỹ học phương Tây nói riêng là một trong những kho tàng tri thức của tư tưởng nhân loại. Việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây có ý nghĩa không chỉ với lịch sử Mỹ học mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật. Chính vì vậy, học viên chọn đề tài “Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về “cái đẹp” trong lịch sử tư tưởng Mỹ học đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến: Tác phẩm “Mỹ học” của Denis Humain do Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội năm 1995. Nhưng công trình này chỉ mang tính khái quát nhằm giới thiệu cho người đọc hiểu được tinh thần cơ bản của một số nhà tư tưởng mỹ học tiêu biểu. Tác phẩm Mỹ học Hegel-những văn bản chọn lọc, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1996 cũng đề cập tới các vấn đề trong Mỹ học của Hegel thông qua những văn bản và tác phẩm chọn lọc của ông. Ngoài ra có nhiều công trình đề cập và lý giải các vấn đề mỹ học như: Mỹ học cơ bản và nâng cao của M.F Ốp-xi-an-nhi-kốp, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin 2001; Mỹ học của Hegel (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), Nxb Văn học, 2005; Mỹ học của Diderot (Phùng Văn Tửu giới thiệu và dịch), Nxb Khoa học Xã hội, 2006, Phê phán năng lực phán đoán của Immanuel Kant (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb Tri thức, 2007. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới “cái đẹp” trong lịch sử Mỹ học với tư cách một phạm trù và dừng lại ở cấp độ lý luận. Việc nghiên cứu “cái đẹp” trong từng giai đoạn phát triển của Mỹ học phương Tây còn ít công trình đề cập cụ thể. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ - Mục đích: Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu làm rõ quan điểm về cái đẹp trong Mỹ học phương Tây trước Mác hiện qua các tư tưởng và trường phái Mỹ học, qua lối sống và văn hóa của người phương Tây. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau: * Làm rõ điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa phương Tây qua các giai đoạn phát triển của Mỹ học; * Các giai đoạn phát triển của Mỹ học phương Tây thể hiện quan điểm về “cái đẹp”; * Nội dung của phạm trù “cái đẹp” qua các nhà tư tưởng; * Đánh giá vai trò, ý nghĩa của phạm trù “cái đẹp” đối với sự phát triển của Mỹ học nói chung và Mỹ học Mác-Lênin nói riêng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung nhất mà đề tài sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật, ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, v.v. 5. Giới hạn của đề tài Đề tài nghiên cứu phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây qua ba giai đoạn: giai đoạn Hy Lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ Trung cổ và Phục hưng, thời kỳ Mỹ học Cổ điển Đức. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm rõ hơn phạm trù “cái đẹp” trong quan điểm Mỹ học trước Mác và ảnh hưởng của nó tới văn hóa phương Tây. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề “cái đep” trong quan điểm Mỹ học phương Tây. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm hai chương và năm mục. Trong đó: chương 1 trình bày “Tiền đề hình thành và phát triển của phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”, chương 2 trình bày “Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”.

doc35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9958 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phạm trù "cái đẹp" trong Mỹ học phương Tây trước Mác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tìm hiểu tư tưởng triết học nói chung, tư tưởng mỹ học nói riêng có vai trò to lớn giúp cho chúng ta nhận thức được rằng quy luật tiến hóa của lịch sử xã hội có sự đóng góp rất lớn của sự nhận thức về cái Đẹp, về Nghệ thuật. Sự nhận thức này luôn gắn liền với sự sinh thành lý tưởng thẩm mỹ-lý tưởng bao hàm những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại-định hướng cho chúng ta xác lập nội dung cơ bản về mục đích sống, ý nghĩa sống và tạo nguồn năng lực sống cho con người. Đất nước đang trong tiến trình đổi mới gắn liền với tiến trình hội nhập. Trong tiến trình này, với những tri thức từ lịch sử tư tưởng mỹ học sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật đang diễn ra trong nước và trên thế giới để có sự sàng lọc làm phong phú cho hệ giá trị văn hóa thẩm mỹ của Việt Nam. Mỹ học giúp cho người học có được những kiến thức cơ bản về các qui luật chung nhất quan hệ thẩm mỹ và quan trọng hơn là kiến thức về cái đẹp, về thị hiếu, về lý tưởng thẩm mỹ, về nghệ thuật. Và như vậy, trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó nhằm nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, năng lực sáng tạo “theo những qui luật của cái đẹp” của người học cũng không ngoài mục đích này. Không những thế nó còn góp phần rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng cho người học. Triết học phương Tây nói chung và Mỹ học phương Tây nói riêng là một trong những kho tàng tri thức của tư tưởng nhân loại. Việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây có ý nghĩa không chỉ với lịch sử Mỹ học mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật. Chính vì vậy, học viên chọn đề tài “Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về “cái đẹp” trong lịch sử tư tưởng Mỹ học đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến: Tác phẩm “Mỹ học” của Denis Humain do Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội năm 1995. Nhưng công trình này chỉ mang tính khái quát nhằm giới thiệu cho người đọc hiểu được tinh thần cơ bản của một số nhà tư tưởng mỹ học tiêu biểu. Tác phẩm Mỹ học Hegel-những văn bản chọn lọc, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1996 cũng đề cập tới các vấn đề trong Mỹ học của Hegel thông qua những văn bản và tác phẩm chọn lọc của ông. Ngoài ra có nhiều công trình đề cập và lý giải các vấn đề mỹ học như: Mỹ học cơ bản và nâng cao của M.F Ốp-xi-an-nhi-kốp, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin 2001; Mỹ học của Hegel (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), Nxb Văn học, 2005; Mỹ học của Diderot (Phùng Văn Tửu giới thiệu và dịch), Nxb Khoa học Xã hội, 2006, Phê phán năng lực phán đoán của Immanuel Kant (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb Tri thức, 2007. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới “cái đẹp” trong lịch sử Mỹ học với tư cách một phạm trù và dừng lại ở cấp độ lý luận. Việc nghiên cứu “cái đẹp” trong từng giai đoạn phát triển của Mỹ học phương Tây còn ít công trình đề cập cụ thể. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ - Mục đích: Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu làm rõ quan điểm về cái đẹp trong Mỹ học phương Tây trước Mác hiện qua các tư tưởng và trường phái Mỹ học, qua lối sống và văn hóa của người phương Tây. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau: * Làm rõ điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa phương Tây qua các giai đoạn phát triển của Mỹ học; * Các giai đoạn phát triển của Mỹ học phương Tây thể hiện quan điểm về “cái đẹp”; * Nội dung của phạm trù “cái đẹp” qua các nhà tư tưởng; * Đánh giá vai trò, ý nghĩa của phạm trù “cái đẹp” đối với sự phát triển của Mỹ học nói chung và Mỹ học Mác-Lênin nói riêng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung nhất mà đề tài sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật, ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, v.v. 5. Giới hạn của đề tài Đề tài nghiên cứu phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây qua ba giai đoạn: giai đoạn Hy Lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ Trung cổ và Phục hưng, thời kỳ Mỹ học Cổ điển Đức. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm rõ hơn phạm trù “cái đẹp” trong quan điểm Mỹ học trước Mác và ảnh hưởng của nó tới văn hóa phương Tây. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề “cái đep” trong quan điểm Mỹ học phương Tây. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm hai chương và năm mục. Trong đó: chương 1 trình bày “Tiền đề hình thành và phát triển của phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”, chương 2 trình bày “Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”. Chương 1 TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẠM TRÙ “CÁI ĐẸP” TRONG MỸ HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC 1.1. Tiền đề ra đời của tư tưởng Mỹ học về “cái đẹp” Quá trình phát triển của tư tưởng mỹ học phương Tây được khởi đầu từ Hy Lạp cổ đại-một vùng đất bao gồm miền Nam bán đảo Balkan, nhiều hòn đảo ở biển Aegea và ven biển của bán đảo Tiểu Á. Milet-một thành phố lớn của Hy Lạp cổ đại thuộc vùng bờ biển phía tây miền Ionia bên Tiểu Á-từng là điểm giao thương đường biển nên cũng là nơi hội tụ các luồng tư tưởng trên thế giới. Sự giàu có và nếp sống an nhàn của cư dân thành phố này làm cho hoạt động của nghệ thuật và triết học phát triển. Ionia là nơi sản sinh thiên tài Homer-người thu nhặt chất liệu thần thoại trong những truyền thuyết dân gian để sáng tác hai thiên anh hùng ca Iliad và Odyssey. Lấy bối cảnh là ngọn Olympus, nơi ngự trị các vị thần để thực hiện sự cai quản thế giới, anh hùng ca của Homer nêu ra một quan niệm: có quyền lực như là “quyền lực định mệnh” mà các vị thần phải khuất phục như họ đã từng khuất phục sự kiêu ngạo của con người. Quyền lực định mệnh đó chính là trật tự của tự nhiên. Nhưng đồng thời hai thiên anh hùng ca Iliad và Odyssey cũng quan niệm ý chí con người không dễ dàng bị khuất phục bởi những thế lực tự nhiên vì tự nhiên cũng hay thay đổi như tính tình của con người.Về sau, Hesiod muốn thay đổi quan niệm này của Homer bằng cách mô tả ở các vị thần luôn có sự nhất quán về đạo đức. Trật tự đạo đức vẫn còn là sản phẩm phát sinh từ thần Zeus và tính hay thay đổi của các vị thần là do dựa theo lợi ích của loài người. Qua những câu chuyện thần thoại, người Hy Lạp đã tự lấy mình làm thước đo vũ trụ. Nghĩa là dùng tưởng tượng và mượn tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên. Bản chất thần thoại Hy Lạp chính là các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của người Hy Lạp cổ đại xây dựng nên một cách có hệ thống nhưng không tự giác. Với ý thức hệ thần linh, những sinh vật, hiện tượng tự nhiên vô tri, vô giác trong thần thoại Hy Lạp tuy đều được gán cho một sức sống và một sức mạnh siêu nhiên nhưng lại thấm đẫm tính sâu sắc hiện thực. Thần thoại Hy Lạp đã có sự trưởng thành sớm khi đạt đến trình độ tư duy cao trong việc xây dựng những biểu tượng mang đầy tính nhân văn với ý nghĩa triết lý sâu sắc. Từ Thần thoại về các gia hệ thần bao gồm sự tích về các gia đình và các thế hệ thần linh đến Thần thoại về các thành bang ra đời từ cuộc chiến đấu bảo vệ và phát triển các thành bang kêu gọi công dân luôn hướng về cội nguồn và phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và Thần thoại về các anh hùng như là hình thức tổng hợp hai dạng thần thoại trên, biểu hiện người giao du với thần. Thần và Người không có sự cách biệt, thể hiện sự ngợi ca con người không chỉ có khát vọng mà đã có năng lực để tiếm quyền thần thánh. Chính thần thoại Hy Lạp đã sản sinh nghệ thuật Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp không chỉ là mảnh đất sinh tạo mà còn là suối nguồn bồi đắp, phát triển nghệ thuật Hy Lạp. Thi ca theo kiểu tư duy thần thoại cổ điển Hy Lạp đề cao sức mạnh của con người đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo trong những suy tư về Triết học và Mỹ học ở Hy Lạp. Trên cơ sở thế giới quan thần thoại đó, từ thế kỷ VII trước Công nguyên, Hy Lạp bắt đầu xuất hiện các trào lưu tư tưởng triết học vượt qua thế giới quan thần thoại tiến đến các tư tưởng triết học về thế giới và con người. Từ đây, một hệ thống lý luận triết học đã bắt đầu hình thành và ảnh hưởng xuyên xuốt, chi phối hoàn toàn các quan điểm của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống và vũ trụ, đã tạo nên một bức tranh muôn vẻ của triết học Hy Lạp và chứa đựng những quan điểm lý luận mỹ học căn bản nhất trong lịch sử tư tưởng loài người. Cũng như triết học, lịch sử tư tưởng Mỹ học Hy Lạp cổ đại là sự khởi đầu của lịch sử tư tưởng Mỹ học phương Tây. Như một dòng chảy, tư tưởng Mỹ học thời kỳ Hy Lạp cổ đại cũng bị ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử. Năm 476 sau Công nguyên, đế quốc La Mã bị diệt vong đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ Hy Lạp cổ đại mở ra một thời kỳ mới, thời trung cổ kéo dài 10 thế kỷ trong lịch sử phương Tây. Dưới thời Trung cổ, tư tưởng Kitô Giáo trở thành tư tưởng chính thống chi phối toàn bộ đời sống của con người. Tư tưởng Cơ đốc giáo thay cho tư tưởng nhân văn Hy-La, đã nhấn chìm tư tưởng mỹ tiến bộ của Aristotle. Sự liên minh thống trị giữa thế lực vương quyền với thế lực thần quyền làm cho nghệ thuật hoàn toàn chịu sự chi phối mạnh mẽ của Kitô Giáo. Đó là sự thấm nhuần sâu đậm đức tin Kitô giáo, là Lời mặc khải của Thiên Chúa. Thiên Chúa là đấng siêu việt. Thế giới đã được Thiên Chúa tạo dựng vào thời điểm nhất định và sẽ tận thế. Thiên Chúa có ngôi vị. Loài người đã phạm tội chống lại luật Chúa và cần sự tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ sai Đấng Được Xức Dầu (tiếng Do Thái gọi là Messiah, tiếng Hy Lạp gọi là Kitô) để giải phóng con người. Sự thống nhất tư tưởng và chế độ xã hội của các dân tộc trong thời kỳ Trung cổ đã phát triển các tư tưởng Mỹ học và Nghệ thuật của từng dân tộc, đặc biệt là những nền văn học dân tộc. Tư tưởng mỹ học Trung cổ chủ yếu được luận giải và phát triển dưới sự chi phối của tôn giáo. Nghệ thuật được tìm thấy trong sự thể hiện trong cuộc đời các thánh, những bài thuyết giáo bằng thơ và các trình diễn nghi lễ (khởi đầu cho kịch nghệ phát triển). Những tác phẩm đầu tiên bằng ngôn ngữ thông tục là những truyện thánh tích. Từ những buổi biểu diễn đầu tiên là những minh họa ngắn gọn các văn bản nghi lễ thường có trong lễ Nôen, lễ Hiện thân và lễ Phục sinh đã dần hình thành nghệ thuật kịch tôn giáo Trung cổ, minh hoạ các chủ đề tôn giáo và lịch sử trong Thánh kinh Cựu ước và Tân ước. Các nhà triết học thời đầu Trung cổ đã giải quyết các vấn đề thần học trong khung tư tưởng triết học của Plato. Tư tưởng triết học duy tâm của Plato đã được “phục sinh” thành thuyết Plato mới gây ảnh hưởng lớn trong suốt thời kỳ Trung cổ và lan sang thời kỳ Phục hưng và thời kỳ Cổ điển. Nền văn hóa trong thời đại nảy sinh các quan hệ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được gọi là nền văn hóa Phục hưng. "Ăng-ghen đã nhấn mạnh sự kiện này, là trong thời đại phát sinh của nó, chủ nghĩa tư bản bước lên với danh nghĩa là một lực lượng tiến bộ, làm nổ tung nền tảng của chế độ phong kiến" [9 : 107]. Những mầm mống đầu tiên của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, do những điều kiện xã hội và lịch sử thuận lợi, đã từng nảy sinh và phát triển ở Ý. Chính vì vậy, nước Ý cũng là cái nôi của văn hóa Phục hưng nói riêng và văn hóa Phương tây nói riêng, nơi xuất phát cho những quan niệm mới về nghệ thuật và cái đẹp, mở đầu cho những tư tưởng cách tân trong nghệ thuật. Tư tưởng mỹ học Đức cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX đã đạt tới một mức phát triển cao, qua những công trình nghiên cứu lý luận của Kant, Fichter, Hegel, v.v. sự cống hiến cơ bản của những nhà cổ điển của triết học Đức là ở chỗ, họ đã tìm cách lý giải bằng phép biện chứng những vấn đề chủ yếu nhất của mỹ học, mặc dù, sự lý giải đó dựa trên một cơ sở lý luận duy tâm chủ nghĩa. Với những điều kiện về kinh tế, xã hội và sự phát triển tư tưởng Triết học nói chung đã làm dày thêm cho lịch sử phát triển của Mỹ học. Những tiền đề ra đời cho tư tưởng Mỹ học về “cái đẹp” đồng thời cũng là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật, để lại nhiều kiệt tác có giá trị cho tới ngày nay. 1.2. Phạm trù “cái đẹp” Sự phát triển của quan điểm mỹ học về "cái đẹp" trong lịch sử tư tưởng mỹ học đã đưa đến một khái niệm mang tính bao quát, trừu tượng về "cái đẹp". Sự phát triển quan niệm về "cái đẹp" đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tư tưởng của hai chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong triết học. Trên cơ sở thế giới quan khác nhau, các nhà tư tưởng đã lý giải về "cái đẹp" và bản chất "cái đẹp" trên những lập trường khác nhau. “Trong tư tưởng mỹ học trước Mác, có ba quan niệm khác nhau về cái đẹp, ba nguyên tắc để giải quyết vấn đề "cái đẹp": theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy tâm khách quan và theo chủ nghĩa duy vật trước Mác” [10: 244]. Những nhà duy tâm khách quan cho rằng nguồn gốc cái đẹp là ý niệm khách quan, ý niệm này truyền linh hồn cho vật chất bất động, cho thế giới thuộc phạm vi cảm tính và vô vị về mặt thẩm mỹ. Chủ nghĩa duy vật trước Mác cho rằng "cái đẹp" là một phẩm chất thẩm mỹ tự nhiên, vốn có trong các hiện tượng của hiện thực [10: 246]. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những thuộc tính thẩm mỹ sơ đẳng cũng như những thuộc tính thẩm mỹ phức tạp nhất đều tồn tại khách quan. Như thế, “những hình thái “phổ cập” đơn giản nhất của cái đẹp là: màu sắc, ánh sáng, hình thức, sự đối xứng, nhịp điệu, sự thống nhất trong cái đa dạng, sự hòa hợp, sự thống nhất giữa toàn bộ và các bộ phận. Trong quá trình lao động sản xuất đã sản sinh ra ở con người cảm xúc về "cái đẹp". Lao động là nguồn gốc của các giá trị thẩm mỹ trên mặt đất, chẳng những thành quả của lao động mà ngay bản thân quá trình lao động, quá trình sáng tạo là nguồn gốc của khoái cảm thẩm mỹ. "Cái đẹp" nằm ngay trong bản thân quá trình sáng tạo, xây dựng, trong cảm xúc về những khả năng vô tận mở ra trước con người. Phạm trù do chữ Hy Lạp Katêgôria có nghĩa là chỉ thị, chứng minh, thuộc tính. Trong triết học, “phạm trù là những khái niệm logic cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng hiện thực” [11: 704]. Các phạm trù mỹ học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất thể hiện nhận thức khái quát của con người về những hiện tượng thẩm mỹ trong tự nhiên, xã hội, con người và nghệ thuật. Cái đẹp vừa là phạm trù cơ bản, vừa là phạm trù trung tâm của mỹ học. Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống, nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tích cực, còn cái xấu được dùng để đánh giá phủ định tất cả những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực trong hiện thực và trong nghệ thuật. Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, con người dần dần phát hiện và nhận thức ra qui luật phổ biến của cái đẹp. Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái gì đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trình lâu dài, khó khăn trong lịch sử phát triển của mỹ học. Chính vì vậy, trước hết cái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu, soi sánh với cái xấu. “Cái đẹp” là sự hài hoà, sự đối xứng, sự tao nhã, sư linh hoạt, là cái có chất lượng, là cái trật tự. 1.3. Các giai đoạn phát triển của phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác Theo tiến trình phát triển tư tưởng Mỹ học về cái đẹp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về sự phát triển của tư tưởng Mỹ học về “cái đẹp”. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, việc tiếp cận theo hệ thống tiến trình phát triển không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, đề tài tiếp cận phạm trù “cái đẹp” trong tư tưởng Mỹ học trước Mác theo ba thời kỳ: Thời kỳ Hy Lạp cổ đại: (được hình thành vàp khoảng thế kỷ IX (trước Công nguyên), phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ VI (trước Công nguyên), đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV trước công nguyên, sau đó thoái trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Các tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại thoạt đầu hình thành ở dải đất Iôni, phía đông Địa Trung Hải, sau đó lan chuyển sang đảo Sisin và Nam bán đảo Italia, nhưng khi phát triển rực rỡ nhất thì lại ở Aten. Người Hy Lạp đã lập nên hệ thống mỹ học của mình nhờ việc tiếp cận các tri thức phương Đông (của người Ai Cập và của người vùng Lưỡng Hà) thông qua tộc người Phênixi ở phía nam dải đất Iôni. Thời Trung cổ và Phục hưng: Mỹ học thời trung cổ bắt đầu vào thế kỷ III và kết thúc vào cuối thế kỷ XIII, nó hình thành trong sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Châu Âu, từ sự phản kháng có tổ chức của tầng lớp nô lệ. Những cuộc nổi dậy liên tục xảy ra và lần lượt bị thất bại, do vậy niềm tin vào bản thân con người bị mất dần và cùng với nó, niềm tin vào tôn giáo từng bước được củng cố. Thông thường người ta chia ra ba giai đoạn trong sự phát triển của văn hóa Phục hưng: giai đoạn đầu gắn với tên tuổi của Anbécti, Đônatenlô, Mazatiô, v.v, giai đoạn giữa nổi lên với các nghệ sĩ vĩ đại như Lêôna đơ Vanhxi, Raphaen v.v, giai đoạn cuối bộc lộ sự khủng hoảng của chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần bi quan thể hiện qua sự nghiệp sáng tác của Sếchxpia, Xécvantéc. Đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng mỹ học Phục hưng là sự gắn bó chặt chẽ với thực tiễn nghệ thuật. Nó không phải là thứ tư tưởng mỹ học trừu tượng mà là tư tưởng mỹ học cảm tính, thực tiễn. Thời kỳ mỹ học Cổ điển Đức: Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Tây Âu, đặc biệt là ở nước Anh, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh với ngành công nghiệp dệt và kỹ nghệ cơ khí phục vụ ngành dệt, làm ảnh hưởng không tốt đến các khu vực còn áp dụng lao động thủ công cổ lỗ như nước Đức thời đó. Vào khoảng thời gian này, nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở các nước khác chèn ép sản xuất thủ ở Đức. Tình hình đó làm cho những người Đức tiên tiến nồng nhiệt chào đón cách mạng Pháp, nhưng những cuộc xâm lăng của người Pháp và tình trạng chuyên chế của phái Giacôbanh đã làm cho các nhà tư tưởng Đức thoả hiệp với phong kiến, bảo vệ chế độ quân chủ Phổ. Từ đó, một số nhà tư tưởng đã không đi vào lĩnh vực chính trị trực tiếp, mà đi vào lĩnh vực triết học, không tiến hành cách mạng mà chỉ tư duy về cách mạng, không công khai đấu tranh mà chỉ tư biện thần bí duy tâm. Trên đây là những giai đoạn phát triển của phạm trù "cái đẹp" mà đề tài tiếp cận. Lịch sử phát triển của mỹ học là cả một quá trình phát triển những tư tưởng sơ khai, chất phác về mỹ học. Nhưng đó đồng thời cũng là quá trình phát triển của các giá trị thẩm mỹ và trình độ thẩm mỹ của con người. Chương 2 PHẠM TRÙ “CÁI ĐẸP” TRONG MỸ HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC 2.1. Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học Hy Lạp cổ đại Đời sống văn hóa nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng có sự phát triển rực rỡ, với các tác phẩm bất hủ như Iliát và Ôđixê (Hôme), các vở kịch Ôrexti, Prômêtê bị xiềng (Étsin), Ơđíp vua, Ăngtigôn (Xôphốc), Mêđê (Ơripít), các vở kịch hài của Arixtôphan; các công trình kiến trúc nổi như đền thờ thần Áctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc Aùcrôpôl, đền Páctenông (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượng khổng lồ Atena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét, Vệ nữ Cnidơ, Vệ nữ Ácli, các tượng Apôlông (Praxichen), v.v, với những tác phẩm hoàn mỹ như vậy, nghệ thuật của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay vẫn được giữ nguyên giá trị mẫu mực của nó. Vì vậy, nó buộc các nhà tư tưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng, tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại hình thành từ đó. Theo Pitago (580-500 trước Công nguyên) con số lập nên bản chất mọi sự vật, từ đó cho rằng cái đẹp là do sự hài hòa giữa các con số hay nói cách khác “cái đẹp là sự hài hòa trong quan hệ số lượng”. Ông chứng minh bằng hiện tượng chất lượng âm thanh phụ thuộc vào chiều dài dây đàn và tìm ra quan hệ số lượng trong âm nhạc như quãng tám: 1:2 ; quãng năm: 2:3 ; quãng bốn: 3:4. Ông đồng nhất hài hòa
Luận văn liên quan