Đề tài Phạm vi và mức độ khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm của Việt Nam đã tăng từ 15 đên 17%, góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang ngày càng báo động. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thời bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, phát sinh nhiều phế thải, đa phần không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp lại nằm xen kẽ với khu dân cư hoặc gần khu vực đông dân cư ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Vấn đề phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là " Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Bằng các chính sách thắt chặt , Nhà nước đã và đang thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát các tổ chức và cá nhân thực thi bảo vệ tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật nhưng bên cạnh đó cũng dành một phần ngân sách thỏa đáng làm nguồn vốn thu hút khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Song , bên cạch những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại rất nhiều nhưng khiếm khuyến trong công tác thực thi triển khai các kế hoạch đầu tư vào bảo vệ môi trường.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phạm vi và mức độ khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm của Việt Nam đã tăng từ 15 đên 17%, góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang ngày càng báo động. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thời bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, phát sinh nhiều phế thải, đa phần không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Thêm vào đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp lại nằm xen kẽ với khu dân cư hoặc gần khu vực đông dân cư ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Vấn đề phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là " Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Bằng các chính sách thắt chặt , Nhà nước đã và đang thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát các tổ chức và cá nhân thực thi bảo vệ tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật nhưng bên cạnh đó cũng dành một phần ngân sách thỏa đáng làm nguồn vốn thu hút khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Song , bên cạch những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại rất nhiều nhưng khiếm khuyến trong công tác thực thi triển khai các kế hoạch đầu tư vào bảo vệ môi trường. Với mong muốn vận dụng kiến thức để tìm hiểu nền kinh tế Việt Nam nên chúng tôi chọn đề tài: "Phạm vi và mức độ khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam" . Rất mong đước sự góp ý của thầy cô và bạn bè. * Danh mục tài liệu tham khảo 1. Văn bản - Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. - Nghị định 05/2008/NĐ-CP về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. - Quyết định 35/2008/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. - Quyết định 256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 130/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. - Thông tư 39/2007/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác. - Luật 46/2005/QH11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản. - Quyết định 129/2009/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường” - Dự thảo Luật công nghệ cao 2008 - Đề án số 118 của bộ xây dựng trình lên thủ tướng chính phủ ngày 24/12/2009 về việc phê duyệt cơ chế thí điểm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ngành nghề nông thôn. 2. Thông tin trên website: - Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam. - Diễn đàn doanh nghiệp điện tử. - Thông tấn xã Việt Nam. - Website Công ty TNHH tư vấn xây dựng và thương mại Phương Đông. - - Nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường. - Tạp chí Ban Tuyên giáo. - Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOVNews. I. Phạm vi và mức độ ưu đãi đầu tư vào bảo vệ môi trường Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng gia tăng, nguồn vốn đổ vào nước ta cũng ngày một nhiều hơn. Nguồn vốn nhiều hơn kéo theo rất nhiều các công trình, dự án, các nhà máy, các doanh nghiệp mới… được xây dựng lên. Môi trường vì vậy mà cũng sẽ chịu những ảnh hưởng vô cùng lớn, mà đa số những ảnh hưởng ấy là ảnh hưởng tiêu cực. Đó là lý do vì sao song song với việc phát triển kinh tế, vấn đề môi trường luôn được chú trọng và nhà nước luôn trích một phần không nhỏ trong lượng vốn đầu tư để góp phần vào việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, quản lý nguồn vốn ấy hẳn không phải là một bài toán dễ. Để hỗ trợ cho việc quản lý đạt hiệu quả, Nghị định 04 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, điều 6 chương I đã nêu rõ: A) Hoạt động bảo vệ môi trường được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ: I. Hoạt động xây dựng công trình 1. Xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung. 2. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. 3. Xây dựng cơ sở xử lý chất thải. 4. Xây dựng cơ sở sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường. 5. Xây dựng trung tâm, trạm tìm kiếm cứu nạn; ứng cứu, khắc phục sự cố môi trường; cơ sở khắc phục hậu quả môi trường sau chiến tranh. 6. Xây dựng cơ sở hỏa táng, điện táng. II. Hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh 1. Hoạt động xử lý chất thải nguy hại; xử lý hóa chất độc hại; xử lý, cải tạo môi trường các kênh, mương, sông, hồ chứa và các khu quân sự. 2. Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. 3. Sản xuất thiết bị bảo vệ môi trường, bao gồm thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị xử lý chất thải, ứng phó, xử lý tràn dầu; thiết bị quan trắc và phân tích môi trường. 4. Sản xuất các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường. 5. Dịch vụ hỏa táng, điện táng. 6. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới chưa được sử dụng tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ môi trường. 7. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường chiếm 25% doanh thu trở lên. 8. Chuyển giao công nghệ phục vụ xử lý chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. 9. Ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. 10. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 11. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu, xử lý chất thải, dự án chuyển giao công nghệ phục vụ xử lý chất thải. B) Hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ I. Hoạt động xây dựng công trình 1. Xây dựng trạm quan trắc môi trường. 2. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề. 3. Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường, cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường và các công trình bảo vệ môi trường khác phục vụ lợi ích công về bảo vệ môi trường. 4. Xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường. II. Hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh 1. Hoạt động xử lý chất thải thông thường. 2. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. 3. Nghiên cứu xử lý chất thải, chuyển giao công nghệ phục vụ xử lý chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. 4. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở đê, bờ sông, bờ biển và các sự cố môi trường khác. 5. Áp dụng công nghệ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon. 6. Sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải. C) Sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ 1. Sản phẩm thân thiện với môi trường, bao gồm: a) Sản phẩm sau khi thải bỏ dễ phân huỷ trong tự nhiên; b) Sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường được sản xuất để thay thế nguyên liệu tự nhiên; c) Sản phẩm được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được Nhà nước công nhận. 2. Các sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải. 3. Sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường. 4. Năng lượng thu được từ việc tiêu hủy chất thải. Nghị định đã nêu rõ phạm vi được sử dụng ưu đãi hỗ trợ này của nhà nước là các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm từ các hoạt động bảo vệ môi trường. Các ưu đãi, hỗ trợ được sử dụng là các ưu đãi,hỗ trợ về đất đai, vốn, thuế, việc tiêu thụ sản phẩm và các ưu đãi hỗ trợ khác. Nghị định cũng nêu rõ những ưu đãi, hỗ trợ sẽ không được dành cho các hoạt động đầu tư được cho là nghĩa vụ của nhà đầu tư. Và tất cả các kinh phí thực hiện được lấy từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó còn có nhiều luật, thông tư, nghị định khác khuyến khích ưu đãi đầu tư vào bảo vệ môi trường như: - Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Nghị định 05/2008/NĐ-CP - Thành lập Quỹ bảo vệ môi trường (Quyết định 35/2008/QĐ-TTg) - Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học (Quyết định 256/2003/QĐ-TTg) - Giảm phát thải khí nhà kính (Quyết định 130/2007/QĐ-TTg) - Bảo vệ tài nguyên quặng, chì, kẽm chưa khai thác (Thông tư 39/2007/TT-BTC) Như vậy, phạm vi và mức độ ưu đãi đầu tư vào bảo vệ môi trường đã được quy định rõ như trên. Phạm vi ấy có những ưu điểm và cũng tồn tại những bất cập cần được giải quyết một cách hợp lý. II. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm 1) Ưu điểm Trước bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO đứng trước nhiều khó khăn và thử thách, chính phủ và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh đầu tư. Nhờ những chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư đặc biệt là về vấn đề môi trường – vấn đề mọi xã hội quan tâm, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế: I. Đã khuyến khích được những dự án đầu tư lớn vào giải quyết những vấn đề cấp bách của môi trường: a. Đề xuất triển khai dự  án cấp nước sạch với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ  đồng: Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn Dầu Tiếng (Sadacorp) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin triển khai dự án cấp nước sạch Dầu Tiếng với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Dự án bao gồm hai hạng mục chính: một nhà máy xử lý nước công suất 600.000 m3/ngày dự kiến đặt ở  huyện Hóc Môn, TP.HCM và một trạm bơm nước thô đặt tại hồ Dầu Tiếng, công suất 1,2 triệu m3/ngày bơm nước thô từ hồ Dầu Tiếng theo tuyến ống chuyển tải nước thô về Nhà máy Nước Tân Hiệp (công suất 300.000 m3/ngày) và Nhà máy Nước Kênh Đông (công suất 200.000 m3/ngày). b. Sadacorp đề xuất triển khai dự án theo hình thức BOO (đầu tư - xây dựng - vận hành - sở hữu) trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015 và giai đoạn 2 từ năm 2015 đến năm 2025. Khi đi vào hoạt  động, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dân cư và Khu Công nghiệp Đức Hòa 3 (Long An), Khu Đô thị công nghiệp Trảng Bàng (Tây Ninh) và Khu Đô thị Tây Bắc (TP.HCM). (theo bài viết của Lưu Vân trên trang web Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam: II. Đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía Chính phủ và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường: a. Luật khoáng sản chú trọng bảo vệ môi trường Tháng 5/2010, Đại biểu Quốc hội đã thảo luận Luật khoáng sản (bổ sung) trong đó đề cao xác định vấn đề quy hoạch khoáng sản là cốt lõi đồng thời bổ sung các quy định về phân cấp, đấu giá, bảo vệ môi trường sau khi khai thác. Ý kiến chung cho rằng khoáng sản là một lĩnh vực có mối liên hệ hữu cơ với môi trường và quản lý, sử dụng đất đai, nên theo TS Trần Văn, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, cần có quy định về những vấn đề phát sinh hoặc tiềm ẩn trong và sau quá trình khai thác. b, Dự án về bảo vệ môi trường được vay vốn không lãi suất Đó là một trong những nội dung của Đề án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/2009/QĐ-TTg ngày 29/10/2009. Đề án này bao gồm các nhóm cơ chế chính sách khuyến khích về: đất đai, tài chính, thu hút các nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ. Cụ thể, đối với đất sử dụng cho việc xây dựng các công trình, các dự án giải quyết mục tiêu về môi trường ở đô thị, môi trường nông thôn được miễn, giảm các loại phí trước bạ, tiền thuê đất, giao đất và thuế sử dụng đất. Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất làm bãi thải để xử lý môi trường trong quá trình khai thác, tuyển chọn thì được giao, thuê đất và giảm tiền giao, thuê đất, giảm thuế sử dụng đất. Nhà nước cũng cho phép sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn trong các liên doanh xây dựng các công trình xử lý môi trường có mục đích kinh doanh hoặc được thế chấp vay ngân hàng để thực hiện dự án, hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất đối với các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; đồng thời mở rộng diện chịu thuế, các loại phí và nâng thuế suất trong các hoạt động sản xuất kinh doanh gây tác động có hại, làm ô nhiễm tài nguyên và môi trường. Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương... ban hành các chính sách để tổ chức thực hiện Đề án như chính sách ưu đãi về đất đai cho các dự án ưu đãi đầu tư về bảo vệ tài nguyên và môi trường; danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường đến năm 2015; chính sách miễn hoặc giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện thu gom, lưu giữ, tái chế, xử lý; chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói bằng bao bì từ chất hữu cơ, bao gói dễ phân huỷ trong tự nhiên...Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2009. III. Việc ưu đãi khuyến khích đầu tư khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước: a. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thỏa thuận đầu tư 10 tỷ USD vào 30 dự án bảo vệ môi trường và bất động sản tại Việt Nam vừa được ký kết giữa Tập đoàn E.VO Global Asset Management chuyên về quản lý quỹ đầu tư của Úc và Tập đoàn đầu tư tài chính và địa ốc VN234. Dự kiến khoản đầu tư trên sẽ được triển khai trong 5 năm từ nay đến năm 2013 cho các dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng với mức vốn tối thiểu mỗi dự án là 100 triệu USD. Ông Mai Vũ Nhật, Tổng giám đốc VN234 cho biết các dự án tập trung vào việc xử lý nước thải, rác thải, xử lý nguồn nước nhiễm bẩn, tái sử dụng vật liệu, sử dụng năng lượng mặt trời, nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng thế hệ mới. Bên cạnh đó, hai bên sẽ cùng đầu tư vào 2 dự án bất động sản tại khu vực phía nam Cần Thơ. Cụ thể là dự án Trung tâm Văn hóa Tây Đô với tổng vốn dự kiến 400 triệu USD và Dự án Trung tâm Hội nghị triển lãm quốc tế với tổng vốn đầu tư 800 triệu USD. (theo bài viết trên trang báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử: b. Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh tại Nhật Bản Ngày 19/5/2010, khoảng 200 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự Hội thảo Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Mizuho tổ chức, vừa diễn ra tại thủ đô Tokyo. Theo bà Nhữ Thị  Hồng Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, trong thời gian qua, Nhật Bản là nhà  tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho tỉnh, với tổng vốn cam kết lên tới 300 triệu USD, trong đó tập trung vào các dự án lớn như bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long (111 triệu USD), xây dựng cầu Vân Tiên (90 triệu USD) và xây dựng cảng Cái Lân (78 triệu USD). Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện có 6 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng số vốn đăng ký 11,3 triệu USD.  Về thương mại và du lịch, bà Liên cho biết Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này liên tục tăng trong thời gian gần đây và đạt 84,6 triệu USD trong năm 2009. Trong khi đó, số lượng du khách Nhật tới thăm tỉnh Quảng Ninh đang ngày càng tăng. Năm 2009, con số này là 38.200 lượt, tăng 3 lần so với năm 2006. (theo bài viết trên trang Thông tấn xã Việt Nam: 2) Khuyết điểm I. Việc thực hiện các chính sách đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn chưa bám sát, đáp ứng nhu cầu thực tế ở Việt Nam: 1. Các thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt: Theo báo cáo từ các cơ quan chuyên môn, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày, ở khu vực nông thôn khoảng 30.000 tấn/ngày. Mặc dù việc xử lý ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm hơn, nhưng hiện trạng còn nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng hai hình thức là chôn lấp và chế biến thành phân hữu cơ. Trong đó, có tới 85% số đô thị từ thị xã trở lên sử dụng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, tồn nhiều diện tích đất và lãng phí nguồn tài nguyên rác có khả năng tái chế. Hình thức chế biến phân hữu cơ mới được áp dụng ở khoảng 9% số đô thị từ thị xã trở lên, tổng công suất hiện tại khoảng 1.400 tấn/ngày. Thế nhưng vấn đề bất cập ở đây là hầu hết các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và công nghệ, thiết bị nhập ngoại đều chưa phù hợp với đặc điểm rác không được phân loại tại nguồn như ở ta. Trước tình hình đó , Nhà nước không ngừng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn thế nhưng lại gặp nhiều trở ngại trong việc vay vốn do nguồn hết sức hạn chế và trả nợ vốn vay. Nguồn thu từ phí xử lý chất thải rắn do địa phương cam kết chỉ đảm bảo khoảng 30% chi phí xử lý hàng năm. Doanh thu từ các sản phẩm tái chế (phân hữu cơ, nhựa tái chế, gạch block,…) hiện khá thấp và không ổn định. Biện pháp: Chính phủ xây dựng mục tiêu là đến năm 2020 sẽ áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp xử lý được đa số lượng rác phát sinh. Để mục tiêu này khả thi, sẽ xây dựng một loạt các cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, nghiên cứu khoa học công nghệ và đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Các địa phương căn cứ vào hệ thống chính sách chung để chủ động huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, xây dựng các nhà máy hoặc giải pháp xử lý chất thải với quy mô, tính chất tùy thuộc vào điều kiện địa phương; tạo điều kiện về quy hoạch, mặt bằng để phấn đấu bắt đầu triển khai Chương trình trên thực tế vào năm 2011. (theo 2. Các thiết bị tái chế chất thải Theo khảo sát mới đây, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có gần 1.000 cơ sở tái chế chất thải đang hoạt động, trong đó phần lớn ác cơ sở này có quy mô vừa và nhỏ với những trang thiết bị, máy móc cũ kỹ và công nghệ tái chế lạc hậu, trong đó có đến 94% số cơ sở tái chế không có hệ thống xử lý nước thải và khoảng 84% cơ sở không có hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi ngày, TPHCM thải ra trên 6000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Trong số đó, có khoảng 2000 tấn chất thải rắn công nghiệp có thể tái chế, sử dụng lại như giấy vụn, nhựa, nilon, thủy tinh, kim loại. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở tái chế chất thải là cơ sở nhỏ tập trung ở các quận 6, 8, 10, 11, Bình Tân, Tân Phú... với các máy móc, thiết bị phần lớn do cơ sở tự chế tạo hoặc mua công nghệ chế tạo trong nước theo kiểu bán tự động nên thiếu độ chuẩn xác. Biện pháp: Để giảm bớt nạn ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế chất thải gây ra, từ tháng 1/2008, TPHCM đã thành lập Quỹ tái chế chất thải với nguồn vốn điều lệ 50 tỷ đồng với mục đích cho các cơ sở tái chế chất thải quy mô nhỏ, dây chuyền tái chế lạc hậu được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua sắm máy móc mới, trang thết bị hiện đại.Việc hỗ trợ trên có thể giúp các cơ sở thay đổi công nghệ tái chế chất thải theo hướng bảo vệ môi trường, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải thành những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, dù đã hoạt động hơn một năm nay nhưng đến nay Quỹ tái chế chất thải TPHCM vẫn chưa có đồng vốn nào vì chưa hoàn tất các thủ tục giấy tờ. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho nạn ô nhiễm môi trường nước và không khí do quá trình tái chế chất thải ở TPHCM ngày càng gia tăng. (theo 3. Ứng dụng công nghệ sinh học bảo vệ môi trường sinh thái Theo TS. Hoàng Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, hiện giá cả nông sản trong nước phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới và nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Do đó, muốn bán được hàng và có lời,
Luận văn liên quan