Đề tài Phân hệ vệ tinh tổng đài A1000E10 và ứng dụng tại huyện Lập Thạch

Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các nhu cầu dịch vụ ngày càng phức tạp từ phía khách hàng đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường Điện tử - Tin học - Viễn thông. Những xu hướng phát triển công nghệ đã và đang tiếp cận nhau, đan xen lẫn nhau nhằm cho phép thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của thị trường khách hàng trong tương lai. Thị trường viễn thông trên thế giới đang trong xu hướng cạnh tranh và phát triển tiến tới mạng viễn thông toàn cầu tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, một mạng viễn thông duy nhất sẽ làm cho việc quản lý dễ dàng hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Hiện nay, các dịch vụ viễn thông được chia thành hai xu thế đó là : - Hoạt động định hướng kết nối. - Hoạt động phi kết nối. Các hoạt động định hướng kết nối như các cuộc gọi trong mạng viễn thông PSTN, ISDN được thực hiện với quy trình tự quay số - xác lập cuộc gọi - gửi và nhận thông tin - kết thúc cuộc gọi đang được các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ phục vụ với chất lượng mạng tốt, chất lượng dịch vụ cao. Trong những năm gần đây ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với những chiến lược đi thẳng vào kỹ thuật mới, hiện đại, hàng loạt các tổng đài điện tử số đã được trang bị và đưa vào khai thác để thay thế cho hàng loạt các loại tổng đài cơ điện cũ. Trong một mạng viễn thông, các nút chuyển mạch và hệ thống truyền dẫn đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc nghiên cứu nắm bắt các kỹ thuật về tổng đài và truyền dẫn là rất cần thiết. Tổng đài Alcatel 1000 E10 của hãng Alcatel là một trong những tổng đài số có dung lượng lớn và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Báo cáo của em đi sâu tìm hiểu về phân hệ vệ tinh tổng đài A1000E10, và ứng dụng tại huyện Lập Thạch.

doc45 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân hệ vệ tinh tổng đài A1000E10 và ứng dụng tại huyện Lập Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 2 Thuật ngữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu 4 Chương I: TỔNG ĐÀI A1000E10 5 1.1. Tổng quan về tổng đài A1000E10 5 1.2. Cấu trúc chức năng tổng đài A1000E10 8 1.3. Cấu trúc phần mền A1000E10 17 1.4. kết luận chương I 22 Chương II: Phân hệ truy nập thuê bao 23 2.1. Tổng quan về phân hệ vệ tinh CSN 23 2.2. Cấu trúc phần cứng của CSN 24 2.3. Quá trình thiết lập cuộc gọi của CSN 33 2.4. Kết luận chương II 35 Chương III: Ứng dụng và triển khai CSN tại Huyện Lập Thạch-Vĩnh Phúc 36 3.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Huyện Lập Thạch 36 3.2. Mạng viễn thông huyện Lập Thạch 36 3.3. Ứng dụng phân hệ vệ tinh CSN tại Huyện Lập Thạch 37 3.4. Kết luận chương III 43 Kết luận chung 44 Tài liệu tham khảo 44 LỜI NÓI ĐẦU Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các nhu cầu dịch vụ ngày càng phức tạp từ phía khách hàng đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường Điện tử - Tin học - Viễn thông. Những xu hướng phát triển công nghệ đã và đang tiếp cận nhau, đan xen lẫn nhau nhằm cho phép thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của thị trường khách hàng trong tương lai. Thị trường viễn thông trên thế giới đang trong xu hướng cạnh tranh và phát triển tiến tới mạng viễn thông toàn cầu tạo ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, một mạng viễn thông duy nhất sẽ làm cho việc quản lý dễ dàng hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Hiện nay, các dịch vụ viễn thông được chia thành hai xu thế đó là : - Hoạt động định hướng kết nối. - Hoạt động phi kết nối. Các hoạt động định hướng kết nối như các cuộc gọi trong mạng viễn thông PSTN, ISDN được thực hiện với quy trình tự quay số - xác lập cuộc gọi - gửi và nhận thông tin - kết thúc cuộc gọi đang được các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ phục vụ với chất lượng mạng tốt, chất lượng dịch vụ cao. Trong những năm gần đây ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với những chiến lược đi thẳng vào kỹ thuật mới, hiện đại, hàng loạt các tổng đài điện tử số đã được trang bị và đưa vào khai thác để thay thế cho hàng loạt các loại tổng đài cơ điện cũ. Trong một mạng viễn thông, các nút chuyển mạch và hệ thống truyền dẫn đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc nghiên cứu nắm bắt các kỹ thuật về tổng đài và truyền dẫn là rất cần thiết. Tổng đài Alcatel 1000 E10 của hãng Alcatel là một trong những tổng đài số có dung lượng lớn và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Báo cáo của em đi sâu tìm hiểu về phân hệ vệ tinh tổng đài A1000E10, và ứng dụng tại huyện Lập Thạch. Do thời gian có hạn, nên bản báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thuật ngữ viết tắt AN  Access Network  Mạng truy nhập   BHCA  Busy Hour Call Attempt  Cuộc gọi thử trong giờ bận   BICC-CSx  Bearer Independent Connection Control- Capability Set x  điều khiển kết nối không phụ thuộc vào kênh mang   CDR  Call Data Record  Danh bạ cuộc gọi   CDRA  Call Data Record Agent  Nhân viên ghi lại dữ liệu cuộc gọi   CNE  Distant Digital Concentrator (Concentrateur Numerique Eloigne)  Bộ tập trung số đầu xa   CSN  Subscriber connection Unit ( in French : Central satellite Numerique)  Khối kết nối thuê bao   DHA  Data handling Agent  Nhân viên xử lý dữ liệu   DRx  Decision Review x  Bộ xem xét lại   IP  Internet protocol  Giao thức mạng   ITU  International Telecommunication Union  Tổ chức viễn thông quốc tế   NMC  Network Management Center  Trung tâm quản lý mạng   OAM  Operation And Maintenance  Vận hành và bảo dưỡng   OSS  Operation And Supervision System  Hệ thống giám sát và vận hành   PRA  Primary Rate Access  Truy nhập tốc độ sơ cấp   PSTN  Public Switched Telephony Network  Mạng điện thoại công cộng   QoS  Quality of service  Chất lượng dịch vụ   SIGTRAN  SIGnaling TRANsport  Báo hiệu truyền tải   TDM  Time Division Multiplexing  ghép kênh phân chia theo thời gian   TGW  Trunk Gateway  Cổng trung kế   Danh mục bảng biểu Stt  Hình số  Tên hình  Trang   1  hình 1.1  cấu trúc tổng đài A1000E10  4   2  hình 1.2  Cấu trúc phần cứng tổng đài A1000E10  8   3  hình 1.3  Các phần tử tổng quát của trạm SM  10   4  Hình 1.4  cấu trúc chung của CCX  13   5  Hình 1.5  cấu trúc củaMa trận chuyển mạch với cấu hình cực đại  15   6  Hình 1.6  Cấu trúc phần mềm trạm SM  19   7  Hình 2.1  Bộ tập chung thuê bao gần (CNL)  25   8  Hình 2.2  Bộ tập chung thuê bao xa  26   9  Hình 2.3  Đấu nối từ CSND tới OCB 283  27   10  Hình 2.4  Kết cuối đường dây thuê bao tương tự  28   11  Hình 2.5  Đơn vị điều khiển UC  29   12  Hình 2.6  Sơ đồ khối của khối GTA  30   13  Hình 2.7  Bảng tạo và phát tone, film  32   14  Hình 2.8  Thiết lập cuộc gọi trong CSN  33   Chương I: TỔNG ĐÀI A1000E10 Tổng quan về tổng đài A1000E10 Cấu trúc chức năng tổng đài A1000E10 Hệ thống Alcatel E10 là hệ thống được thiết kế với cấu trúc mở do đó có thể giải quyết được quá trình tiến hoá trong 2 mặt : tiến hoá về mặt công nghệ và tiến hóa về các chức năng ngày một dồi dào và phức tạp trong tổng đài. Nó bao gồm 3 phân hệ với các chức năng khác nhau bởi các tiêu chuẩn giao tiếp. Phân hệ truy nhập thuê bao : để đấu nối thuê bao analog và số . Phân hệ đấu nối và điều khiển : trong đó có sử dụng chuyển mạch phân kênh theo thời gian và các chức năng lưu trữ cuộc gọi . Phân hệ vận hành và bảo dưỡng: hỗ trợ mọi chức năng cho vận hành và bảo dưỡng tổng đài . Khả năng đấu nối của tổng đài Alcatel E10 trong mạng thông tin được thể hiện qua hình vẽ :  Hình1.1 : cấu trúc tổng đài A1000E10 vị trí của A100E10: ALCATEL1000E10 được sử dụng cho chuyển mạch với dung lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn. Nó có thể phục vụ cho; gọi nội hạt, gọi quá giang, gọi quốc tế ....và các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng . ALCATEL1000E10 có thể đáp ứng mọi dịch vụ viễn thông hiện đại như: điện thoại, phí thoại, giao tiếp với mạng thông minh, mạng chuyển mạch gói, mạng thông tin di động, hệ thống băng rộng, mạng dịch vụ phát triển, mạng khai thác và bảo dưỡng... Các dịch vụ của A1000E10: ALCATEL1000E10 có thể phục vụ cho: Các cuộc gọi nội hạt Các cuộc gọi trong vùng: vào, ra, chuyển tiếp Các cuộc gọi quốc gia: vào, ra, chuyển tiếp Các cuộc gọi quốc tế: vào, ra, chuyển tiếp Các cuộc gọi đo kiểm Các cuộc gọi thông qua điện thoại viên Các dịch vụ cho thuê bao Dịch vụ hạn chế các cuộc gọi đi đến. Dịch vụ cấm gọi. Dịch vụ đường dây nóng. Dịch vụ đường dây không tính cước. Dịch vụ đường dây tính cước tức thời. Dịch vụ đường dây tính cước thông thường. Dịch vụ đường dây ưu tiên. Dịch vụ bắt giữ thuê bao đối phương. Dịch vụ chờ gọi. Thoại hội nghị. Chuyển tiếp cuộc gọi. Dịch vụ quay số tắt. Dịch vụ báo thức. Dịch vụ thông báo vắng mặt. Dịch vụ chuyển mạch cho thuê bao số. Dịch vụ cho FAX Dịch vụ VIDEO Dịch vụ TELEX Các tham số cơ bản của A100E10 Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là 280 Ca/s (cuộc gọi thử /1s ) tức là 1.000.000 bhCa (cuộc gọi thử /1giờ ) . Cụ thể là ; Với cấu hình compact : 16-8 Ca/s Với cấu hình nhỏ : 32-36 Ca/s Với cấu hình trung bình và lớn : trên 220 Ca/s Dung lượng đấu nối cực đại của ma trận chuển mạch chính 2048x2048. Điều này cho phép: Xử lý đến 25000 erlangs Có thể đấu nối cực đại 200000 thuê bao Có thể đấu nối cực đại 60000 trung kế Ngoài ra hệ thống còn sử dụng kỹ thuật tự điều chỉnh để tránh khi quá tải. Kỹ thuật này được phân bố tại từng mức của hệ thống dựa vào sự đo đạc số lượng các cuộc gọi có nhu cầu và các cuộc được sử lý ( phần trăm chiếm , số lượng yêu cầu ...) Dung lượng của các đơn vị xâm nhập thuê bao ( CSNL , CSND ) là cực đại 5000 thuê bao / 1 đơn vị . Cấu trúc chức năng tổng đài A1000E10   Tổng đài Alcatel 1000 E10 bao gồm ba phân hệ: Phân hệ truy nhập thuê bao . Phân hệ đấu nối và điều khiển. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng. Trong đó hệ thống chuyển mạch OCB 283 gồm hai phân hệ: Phân hệ đấu nối và điều khiển: thực hiện các chức năng chuyển mạch và phân kênh theo thời gian và xử lý cuộc gọi Phân hệ vận hành và bảo dưỡng: thực hiện tất cả các chức năng cho phép Người vận hành hệ thống và sử dụng hệ thống và bảo dưỡng hệ thống theo trật tự làm việc hợp lý Liên lạc giữa phân hệ truy nhập và thuê bao với phân hệ đấu nối và điều khiển sử dụng hệ thống báo hiệu số 7. Các phân hệ được nối với nhau bởi ma trận các đường LR hay các đường PCM (các đường LR là các đường ghép kênh 32 kênh. Không mã hoá HDB3 và có cấu trúc tương tự như tuyến PCM ). Về phần cứng OCB 283 bao gồm các trạm đa xử lý ( SM ) và hệ thống ma trận chuyển mạch. Các trạm được nối với nhau bởi một hay nhiều tuyến ghép kênh thông tin (MS hoặc MAS). Trong OCB 283 có 6 trạm với 5 trạm điều khiển: Trạm điều khiển chính SMC Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA Trạm điều khiển trung kế SMT Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX Trạm vận hành và bảo dưỡng SMM Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian STS ( đây không phải là trạm điều khiển ) cấu trúc trạm điều khiển Một trạm đa xử lý SM bao gồm tất cả hoặc một số phần tử sau: Một BUS chính BSM bus (Multiprocesor Station Bus ), Một hoặc một vài bộ xử lý, các bộ nhớ và bus riêng của chúng,chỉ có bộ xử lý chính PUP và tối đa là 4 bộ xử lý thứ cấp PUS, Một bộ nhớ chung MC ( Memory Common ) cho tất cả các đơn vị xử lý của trạm, Các bộ phối hợp nhau, các bộ phối hợp dồn kênh chính (CPM ) hoặc thứ cấp (MS).Các bộ phối hợp chuyên dụng  Hình1.3 : Các phần tử tổng quát của trạm SM Có các trạm SM sau: Trạm điều khiển chính SMC. Trong OCB 283 cấu trúc phân bố điều khiển được thực hiện trên các trạm xử lý điều khiển. Trạm điều khiển chính SMC được thiết kế để hỗ trợ các module phần mềm chuyển mạch. Nó thực hiện các chức năng: MR : xử lý gọi CC : điều khiển thông tin - xử lý phân áp dụng điểm phục vụ báo hiệu ( SSB ) TR : cơ sở dữ liệu TX : tính cước cho các cuộc thông tin MQ : phân bố bản tin GX : điều khiển ma trận đấu nối, quản trị đấu nối GS : quản trị các dịch vụ, áp dụng SSB PC : điều khiển quản trị báo hiệu số 7 Phụ thuộc vào cấu hình và lưu lượng xử lý mà một hoặc nhiều chức năng này được cài đặt trong cùng một trạm SMC. Trạm điều khiển SMC được đấu nối với các môi trường thông tin sau Mạch vòng thông tin MIS - để trao đổi thông tin giữa SMC với trạm vận hành và bảo dưỡng SMM. Mạch vòng thông tin MAS (từ 1 đến 4 MAS ) để trao đổi thông tin với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA trạm điều khiển đấu nối trung kế SMT trạm điều khiển ma trận SMX , các trạm này đều đấu nối với MAS. Mạch vòng cảnh báo MAL được chuyển các cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến trạm SMM. Tổng đài Alcatel E10 được trang bị ít nhất hai trạm SMC và nhiều nhất có thể lên tới 64 trạm SMC tuỳ thuộc vào lưu lượng của thuê bao. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA Trạm này được thiết kế để hỗ trợ các máy phần mềm xử lý thủ tục báo hiệu số 7 và định tuyến cho các bản tin : MLPUPE . Hơn nữa các trạm SMA còn hỗ trợ các máy phần mềm quản lý thiết bị phụ trợ MLETA để nối các thiết bị phụ trợ cung cấp các chức năng mạng dịch vụ như : tạo tone, thu nhận tổ hợp tần số từ các máy điện thoại ấn phím, tạo các cuộc họp hội nghị ... ng đấu nối SMX bằng 8 LR để chuyển báo hiệu được tạo ra hoặc để phân tích tính hiệu nhận được qua SMX SMA còn nhận các thời gian cơ sở từ STS. MAS thực hiện trao đổi thông tin giữa SMA và các phần tử điều khiển của OCB 283. Mạch vòng cảnh báo MAL. Trạm điều khiển trung kế SMT Trạm này được thiết kế để hỗ trợ các máy phần mềm MLRUM để kết nối các tuyến PCM bên ngoài tới các hệ thống ma trận chuỷên mạch và xử lý trước các kênh báo hiệu kết hợp.Các PCM đến trung tâm chuyển mạch từ . Trung tâm chuyển mạch khác . Từ đơn vị xâm nhập thuê bao số ở xa (CSND ) Từ bộ tập trung thuê bao xa (CSED). Từ thiết bị thông báo số đã được ghi sẵn . SMT được đấu nối với : Các phần tử bên ngoài : đơn vị xâm nhập thuê bao số ở xa CSND còn gọi là hệ thống vệ tinh , bộ tập trung thuê bao xa CSED, các trung kế từ tổng đài khác ....... bằng cực đại 32 PCM. Ma trận đấu nối gồm cực đại 32LR, tạo thành 4 nhóm GLR để mang nội dung của các kênh báo hiệu số 7 và các kênh tiếng. MAS để trao đổi thông tin giữa SMT và các trạm điều khiển . Mạch vòng cảnh báo MAL. Phân hệ chuyển mạch Phân hệ chuyển mạch có những đặc điểm sau: Ma trận chuyển mạch phân chia thời gian (một cấp T) có cấu trúc kép (hai nhánh, CXa và CXb). Mở rộng thêm bằng các module không gây gián đoạn hoạt động. Chuyển mạch phân chia thời gian 16 bit. Ngoài 8 bit trong một khe thời gian được chuyển mạch thông suốt ba trong tám bit thêm vào được sử dụng để kiểm tra kết nối, năm bit còn lại hiện nay chưa được sử dụng. Ma trận chuyển mạch trung tâm (MCX) thiết lập các kết nối hai chiều thông qua các kênh là các khe thời gian với khối truy nhập (CSN, SMT và SMA). Liên kết giữa các khối truy nhập này được gọi là các liên kết LR. Một liên kết LR mang tín hiệu đồng bộ của 32 khe thời gian (kênh) 16 bit(kết nối 4Mbit/s). Nó bao gồm một kết nối hướng đến (LRE) và một kết nối hướng đi (LRS).  Hình1.4 :cấu trúc chung của CCX Cấu trúc của ma trận chuyển mạch. Ma trận chuyển mạch có hai nhánh giống hệ nhau (CXa và CXb), với mỗi cuộc gọi các kết nối được thiết lập đồng thời trên cả hai nhánh. Mỗi nhánh có các thành phần sau: Một ma trận vuông có dung lượng tối đa là 2048 lên kết PCM: ma trận chuyển mạch trung tâm dựa trên cơ sở các module chuyển mạch thời gian chuyển mạch các khe thời gian từ 64 liên kết LRE tới 64 liên kết LRS. Có thể sử dụng n(n module chuyển mạch để tạo ra một ma trận vuông. Mỗi kết nối được thiết lập trên một module chuyển mạch thời gian (một cấp T) điều này có nghĩa là có thể thiết lập n(64Kbit/s kết nối bán cố định và thời gian truyền tải trung bình về mặt lý thuyết của MCX là một khung đơn (125(s) với mọi kết nối. Thêm nữa cấu trúc chuyển mạch như vậy là không tắc nghẽn và có thời gian thiết lập rất ngắn. Ma trận chuyển mạch vuông được xây dựng bằng cáchsử dụng 8 module chuyển mạch (như hình vẽ) để cung cấp 2048 liên kết PCM. Mỗi module được điều hiển bởi một trạm SMX, trạm này thực hiện điều khiển kết nối, cung cấp giao diện với các trạm SM khác và với khối định thời ba bản sao. Mỗi module được nối tới các liên kết LRE và chuyển mạch một kênh đầu vào tới một kênh đầu ra trong 256 liên kết LRS. Cấu trúc này có nghĩa là quá trình tìm đường là không cần thiết. Các giao diện IRL: Các liên kết LRE được được kết nối với các giao diện ILR, giao diện này truyền những mẫu tín hiệu đã được mã hoá tới ma trận vuông và nhận các mẫu từ ma trận sau đó truyền tới các liên kết LRS. ILR cũng giám sát ba bit kiểm tra và phân phát tín hiệu định thời. Điều khiển MCX: Module phần mềm COM tại các trạm chuyển mạch (SMX) thực hiện chức năng điều khiển phân hệ chuyển mạch. Mỗi module chuyển mạch (2048LRE ( 256 LRS) cần một trạm SMX của riêng nó vì thế cần tối đa 8 SMX cho mỗi nhánh. SMX cung cấp một giao diện giữa module chuyển mạch mà nó điều khiển và trạm điều khiển (SMC), nó nhận các lệnh kết nối và giải toả từ SMC và gửi các tín hiệu đáp ứng từ phân hệ chuyển mạch. Thêm nữa mỗi trạm nhận các tín hiệu định thời ba bản sao (tín hiệu 8 Mhz và đồng bộ khung) sau đó lựa chọn trên cơ sở logic đa số chiếm ưu thế rồi phân phát tới ma trận chuyển mạch trung tâm, SMT, các khối truy nhập CSN thông qua giao diện ILR.  Hình1.5: cấu trúc củaMa trận chuyển mạch với cấu hình cực đại Giao diện phân hệ chuyển mạch Phân hệ chuyển mạch được kết nối tới các khối truy nhập (CSN, SMT, SMA) bằng các liên kết LR. Các liên kết này hoạt động với tốc độ4Mbit/s (16 bit mỗi kênh) trên các dây đôi với khoảng cách tối đa 50m. Trong tương lai các kết nối này có thể là các đường cáp quang 34Mbit/s với khoảng cách tới 300m, nó mang lại nhiều lựa chọn cho vị trí của các khối truy nhập xung quanh ma trận chuyển mạch trung tâm. An toàn cho chức năng chuyển mạch. Ma trận chuyển mạch trung tâm có hai nhánh giống hệt nhau, mọi kết nối được thiết lập đồng thời trên cả hai nhánh này. Vì vậy trên mỗi khối truy nhập (CSN, SMT, SMA) nối tới ma trận chuyển mạch có khối chức năng khuếch đại và lựa chọn nhánh (SAB) để xác định kết nối có trạng thái active. Ba bit kiểm tra được sử dụng để xác định trạng thái active cho đường truyền và thủ tục kiểm tra kết nối. Trạm gốc thời gian và đồng bộ (STS) đưa ra các tín hiệu định thời và đồng bộ, nó bao gồm: Khối chức năng gốc thời gian ba bản sao (BTT). Một hoặc hai module giao diện đồng bộ (HIS). Trạm gốc thời gian có ba chế độ hoạt động là đồng bộ (dF/F < 10-11),độc lập (dF/F < 2.10-9trong 72h), không có giao diện đồng bộ (dF/F < 5.10-7 trong 72h). Trong chế độ đồng bộ trạm gốc thời gian nhận tín hiệu đinh thời từ bên ngoài thông qua giao diện đồng bộ theo chế độ đồng bộ chủ tớ. Giao diện đồng bộ nhận tín hiệu đồng bộ từ các trạm SMT tại bốn cổng, nó lựa chọn liên kết được ưu tiên cao nhất sau đó lọc bỏ toàn bộ nhiễu trên các liên kết đồng bộ. Trạm gốc thời gian và đồng bộ phân phát tín hiệu định thời tới các trạm khác của tổng đài và truyền tín hiệu 8Mhz và tín hiệu đồng bộ khungtới mỗi nhánh của ma trận chuyển mạch trung tâm. Hai tín hiệu này được sao ba bản rồi gửi tới trạm chuyển mạch. Trạm dự phòng. Trạm dự phòng là thiết bị không bắt buộc. Trạm này tự động tiếp quản công việc khi một trạm điều khiển ngừng hoạt động. Trạm được xây dựng nên bởi các bộ xử lý và các khối điều khiển đường dây để có thể tiếp quản công việc của mọi trạm làm việc. Phần mềm cần thiết để khối phục lại chức năng có lỗi ngay lập tức được nạp theo yêu cấu của khối chức năng bảo vệ trung tâm. Một thủ tục tương tự có thể được áp dụng với các trạm SMA để tăng cường tính sẵn sàng của mạng báo hiệu số 7. Mạng thông tin nội bộ. Mạng thông tin nội hạt giữa các bộ xử lý là một mạng LAN bao gồm một khối ghép kênh liên trạm (MIS) dùng để truyền bản tin giữa các trạm SMC và trạm SMM và một khối ghép kênh truy nhập trạm (MAS) để truyền bản tin giữa các trạm SMA, SMT, SMX và các trạm SMC.Các bản tin được truyền trong một môi trường sử dụng một giao thức truyềndữ liệu duy nhất. Môi trường đó là mạng token ring hoạt động theo tiêu chuẩn IEEE 802.5. Điều này có nghĩa là nhiều trạm hoặc bộ xử lý có thể được nối vào cùng một vòng ring sử dụng phương pháp truy nhập bằng thẻ bài. Mỗi khối ghép kênh gồm có hai mạng token ring hoạt động trên cơ sở phân chia tải, mỗi mạng có khả năng xử lý toàn bộ tải trong trạm ghép kênh. Vòng token ring có cấu trúc kép để đảm bảo an toàn cho các bản tin được truyền đi. Mỗi khối ghép kênh thường hoạt động với tốc độ 4Mbit/s trên các đôi dây. Cấu trúc phần mền A1000E10 Một khối lượng đáng kể phần mềm đã được phát triển kể từ khi hệ thống đi vào hoạt động. Phần mềm này hiện đang chạy trên các hệ thống tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới trong những điều kiện hoạt động khác nhau. Tất cả phần mềm được phát triển và cải thiện cả về chất lượng và số lượng đều có thể dễ dàng sử dụng cho thế hệ phần cứng tiếp theo. Các chương trình ứng dụng chiếm 90% tổng số chương trình phần mềm. Alcatel đã phát triển các phương tiện như các chương trình biên dịch và thông dịch để phần mềm có thể được sử dụng với bất kỳ công nghệ phần cứng nào, có nghĩa là nó đảm bảo sự độc lập hoàn toàn của phần mềm với phần cứng. Một số mục tiêu cho việc thiết kế hệ thống phần mềm cũng được áp dụng như đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ, dễ dàng cho vận hành và bảo dưỡng cũng như mở rộng hay sửa chữa. Phần mềm của Alcatel 1000 E10 và đặc biệt là phần mềm chuyển mạch bao gồm các module độc lập. Hầu hết các module được xây dựng gồm có các lệnh liên quan đến một chức năng cụ thể. Có hai loại module: các module chuẩn xử lý các chức năng chuẩn hay có