Đề tài Phân tích các dấu hiệu khách quan của vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính được quy định gián tiếp tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002: “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (Sau đây gọi là cá nhân, cơ quan, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hành chính”. Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lí vi phạm hành chính.Cũng như các vi phạm pháp luật khác, cấu thành của vi phạm pháp luật hành chính gồm bốn yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể. Bài viết xin tập trung phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính được hiểu là các biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật hành chính. Bao gồm: Hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi đó, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm.

doc3 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các dấu hiệu khách quan của vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi phạm hành chính được quy định gián tiếp tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002: “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (Sau đây gọi là cá nhân, cơ quan, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí hành chính”. Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lí vi phạm hành chính.Cũng như các vi phạm pháp luật khác, cấu thành của vi phạm pháp luật hành chính gồm bốn yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể. Bài viết xin tập trung phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính được hiểu là các biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật hành chính. Bao gồm: Hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi đó, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm. Hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là những xử sự của con người không phù hợp với các quy định của pháp luật, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động + Trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính, hành vi được coi là một dấu hiệu bắt buộc. Có nghĩa là, hành vi tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và đã bị pháp luật hành chính cấm. Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó, pháp luật quy định rằng các hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính.Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi của cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng phải có những căn cứ rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Cần tránh áp dụng “ nguyên tắc suy đoán” hoặc áp dụng : tương tự pháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với các cá nhân. =>Hành vi trái pháp luật và có lỗi phải được một văn bản pháp luật quy định là vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính Ví dụ 1: trong tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động: khoảng 45000m3/1tháng. Xác định được đây là một vi phạm hành chính. Hành vi thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính này chính là hành vi sả nước thải chưa qua xử lí ra sông Thị Vải. Hành vi này là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.( Khoản 5, Điều 7, Luật bảo vệ môi trường). Đó là hành vi vi phạm hành chính bởi hành vi này có tính trái pháp luật, mà theo quy định của pháp luật, đựoc bảo vệ bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính là dấu hiệu pháp lí cơ bản của vi phạm hành chính. Cụ thể, hành vi này sẽ bị xử phạt theo nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. +Không phải mọi hành vi hành chính có tính chất trái pháp luật hành chính, hoặc đất đai, môi trường, kinh tế… đều là vi phạm hành chính. Nhiều tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính, đất đai, môi trường, kinh tế, tài chính,…Nhưng ở cùng một loại hành vi, thì bao giờ mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính cũng ít nguy hiểm hơn tội phạm. Ví dụ như hành vi trộm cướp tài sản mà có giá trị từ hai triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 138 BLHS. Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác.Những yếu tố này có thể là: Hậu quả của hành vi trái pháp luật; mối nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi: + Hậu quả của hành vi trái pháp luật có thể hiểu là thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hành chính gây ra cho khách thể của vi phạm hành chính mà cụ thể là trật tự quản lí hành chính Nhà nước. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là một mối quan hệ biện chứng; hành vi vi phạm có trước, hậu quả là cái có sau, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả xảy ra. + Khác với tội phạm, mặt khách quan của đa phần của cấu thành vi phạm hành chính không bắt buộc có dấu hiệu hậu quả của hành vi và mối quan hệ giữa hậu quả của hành vi, nói cách khác, chỉ cần tồn tại “ dấu hiệu hình thức” của nó là để áp dụng biện pháp xử lí hành chính. Ví dụ như chỉ cần người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy( kể cả xe máy điện… chỉ cần hành vi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe, không cần phải xảy ra hậu quả của hành vi thì sẽ bị xử phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng ( NĐ34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đối với cấu thành pháp lí của nhiều vi phạm hành chính khác thì hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Như đối với người điều khiển, người ngồi trên ô tô và một số loại xe tương tự ô tô có hành vi dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ra hậu quả ùn tắc giao thông thì bị xử phạt 800.000 đến 1.200.000 đồng.( nghị định số 34/2010/NĐ-CP). Trong ví dụ này, hậu quả gây ùn tắc giao thông chính là một dấu hiệu bắt buộc để cấu thành nên vi phạm hành chính. Thời gian thực, địa điểm thực hành vi vi phạm. Thông thường, thời gian thực hiện hành vi vi phạm không phải là một dấu hiệu bắt buộc, nhưng đối với một số vi phạm hành chính thì thời gian, địa đỉểm thực hiện hành vi vi phạm là một dấu hiệu bắt buộc để cấu thành vi phạm hành chính. Ví dụ cũng trong nghị định số 34/2010/NĐ-CP tại điểm e khoản 1 Điều 9 thì hành vi xe không sử dụng đèn chiếu sáng vào thời gian là ban đêm hoặc về khi sương mù, thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn sẽ bi coi là hành vi vi phạm hành chính vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Công cụ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm: Trong các vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, thì hầu như phương tiện thực hiện hành vi vi phạm là một trong các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật hành chính. Ví dụ như trong các khoản thuộc Điều 9 NĐ 34 thì vi phạm hành chính cấu thành khi người vi phạm sử dụng phương tiện là mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Mặt khách quan của vi phạm hành chính là một trong bốn yếu tố cấu thàn vi phạm hành chính. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định loại vi phạm, biện pháp xử lí hành chính, mức độ trách nhiệm hành chính. Trong nhiều trường hợp, mặt khách quan của vi phạm hành chính có có ý nghĩa xác định mặt chủ quan của vi phạm hành chính.
Luận văn liên quan