Đề tài Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước

Từ lâu, hệ thống chính sách công nói chung và chính sách công tài nói riêng đã được quan niệm và sử dụng như là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của mình. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ngân sách nhà nước không chỉ đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện các chức năng của nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, có tác động đối với sự vận động của xã hội đi theo định hướng phù hợp với chính sách của nhà nước. Các hoạt động ngân sách nhà nước luôn có phạm vi tác động rộng lớn, liên quan đến tất cả các cấp, ngành. Chính vì vậy, minh bạch trong hoạt động ngân sách là vấn đề được toàn thể xã hội quan tâm. Đặc biệt hơn trong bối cảnh nhà nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới cải cách hành chính, chú trọng đến việc phát huy tính chủ động, tích cực tham gia của người dân trong việc đóng góp, xây dựng đất nước thì yêu cầu về minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề bài học kỳ: “Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước”

docx12 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu, hệ thống chính sách công nói chung và chính sách công tài nói riêng đã được quan niệm và sử dụng như là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của mình. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ngân sách nhà nước không chỉ đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện các chức năng của nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, có tác động đối với sự vận động của xã hội đi theo định hướng phù hợp với chính sách của nhà nước. Các hoạt động ngân sách nhà nước luôn có phạm vi tác động rộng lớn, liên quan đến tất cả các cấp, ngành. Chính vì vậy, minh bạch trong hoạt động ngân sách là vấn đề được toàn thể xã hội quan tâm. Đặc biệt hơn trong bối cảnh nhà nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới cải cách hành chính, chú trọng đến việc phát huy tính chủ động, tích cực tham gia của người dân trong việc đóng góp, xây dựng đất nước thì yêu cầu về minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn đề bài học kỳ: “Phân tích các quy định về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2015 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước” NỘI DUNG Khái quát về vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước Khái niệm - Ngân sách nhà nước: Với vai trò là một tổ chức đại diện cho người diện thực hiện các công việc ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế, giáo dục, nhà nước cần có những khoản tài chính, một quỹ tiền tệ tập trung để có thể tạo lập, duy trì bộ máy của mình. Trên cơ sở sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước, sự ra đời, tồn tại, phát triển của ngân sách nhà nước là tất yếu, khách quan. Theo các tài liệu nghiên cứu hệ thống về ngân sách, khái niệm “ngân sách nhà nước” bắt đầu hình thành đầu tiên ở nước Anh, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Pháp, với ý nghĩa chỉ “túi tiền” của người thủ quỹ ngân khố. Theo đó, tất cả những khoản thu – chi mang tính chất “công” đều thuộc về nhà nước, do nhà nước thực hiện và được gọi là “ngân sách nhà nước”. Ngày nay, thuật ngừ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các diễn đàn khoa học mà cả trong đời sống thực tiễn, với ngụ ý đề cao ý thức chính trị của dân chúng trong việc đóng thuế cho quốc gia để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với chính phủ; đồng thời, nhằm phân biệt giữa ngân sách của nhà nước với ngân sách của hộ gia đình, cá nhân và ngân sách của các tổ chức, đoàn thể xã hội. Trong cuốn “Tài chính công”, Philip E.Taylor đã đưa ra định nghĩa: “Ngân sách là chương trình tài chính chính yếu của Chính phủ. Tài liệu này tạp trung các dự liệu thu và chi trong khoảng thời gian của tài khóa, bao hàm các chương trình hoạt động phải hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài trợ các hoạt động ấy. Ngân sách nhà nước, trước hết là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học. Xét từ góc độ này, ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong một thời hạn nhất định, thường là một năm. Trong khoa học pháp lý, khác với quan niệm về ngân sách nhà nước của các nhà kinh tế, các nhà luật học lại quan niệm ngân sách nhà nước là một đạo luật đặc biệt do Quốc hộ ban hành để cho phép Chính phủ thực hiện trong một thời hạn nhất định. Ngân sách nhà nước là một đạo luật, bởi lẽ, nó được quyết định, phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp theo một trình tự luật định và có hiệu lực như một văn bản pháp luật. Trong pháp luật thực định nước ta, khái niệm ngân sách nhà nước được đề cập tại Điều 1 luật Ngân sách nhà nước năm 2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Ngoài ra, tại khoản 14 Điều 4 luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017), ngân sách nhà nước được định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. - Minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước: Trước tiên, để hiểu về khái niệm minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước, ta cần phải hiểu thuật ngữ “minh bạch”. Minh bạch là từ Hán – Việt, được ghép từ minh - sáng và bạch - trắng. Theo từ điển tiếng Việt, minh bạch là “rõ ràng, rành mạch”. Trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động ngân sách nhà nước nói riêng, minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phải trong sáng, không khuất tất, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân trong tiếp cận thông tin.   Minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội: Chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Trong việc tạo dựng một chính phủ con người quản lý con người, khó khăn lớn nằm ở chỗ trước hết phải bảo đảm chính phủ kiểm soát được những người phải quản lý và tiếp theo bảo đảm chính phủ phải kiểm soát được chính bản thân mình. Vì vậy, một nền dân chủ thực sự chỉ có khi quyền lực nhà nước được kiểm soát, hạn chế bởi những thiết chế dân chủ, người dân được tham gia vào các quá trình xã hội. Để hạn chế quyền lực nhà nước, các quốc gia áp dụng và thực thi những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong như Hiến pháp và hệ thống luật pháp, tổ chức bộ máy theo các hình thức phân quyền và cơ chế kiềm chế, đối trọng quyền lực khác nhau. Trong đó, công khai, minh bạch được coi là một trong những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài. Theo đó, nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực công phải công khai, minh bạch hoạt động của mình với toàn thể xã hội và công chúng. Minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là một đòi hỏi tự nhiên. Ngân sách nhà nước được tạo lập chủ yếu do người dân. Vì vậy, người dân có quyền được biết nhà nước sử dụng tiền do mình đóng góp vào những công việc gì, có đúng theo luật định hay không. Nếu như các hoạt động ngân sách rơi vào tình trạng kém minh bạch và trách nhiệm giải trình không đầy đủ sẽ khiến cho Chính phủ gặp phải những phản ứng của người dân trước mỗi đề nghị cải cách thuế cũng như mỗi khi đề xuất các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Còn nếu người dân nhìn thấy những đồng thuế mà họ nộp cho nhà nước được chi tiêu một cách có trách nhiệm và hiệu quả thì có lẽ họ đã không phản ứng, đôi khi, đến mức cực đoan. Không những vậy, sự ủng hộ của người dân còn là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong các chính sách chi tiêu của Chính phủ cũng như cho mọi cải cách. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, yêu cầu minh bạch lại càng cấp thiết, chúng ta hội nhập càng sâu càng phải minh bạch. Càng ngày, sự chú ý của thế giới đối với tính minh bạch của xã hội chúng ta sẽ càng ngày càng sâu dần, càng chuyên nghiệp dần. Các nhà đầu tư cần thiết xem xét tính minh bạch của hoạt động ngân sách của ta, để qua đó có thể đánh giá, quản lý rủi ro mang lại cho khoản đầu tư của họ vào nước ta. Tóm lại, vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá, quan tâm ở một mức độ sâu rộng; cần thiết phải được coi là chuẩn mực, yêu cầu của hoạt đông ngân sách nhà nước. Các quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước Hiến pháp 2013: Minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của ngân sách nhà nước. Nó đã được luật hóa thành những nguyên tắc cơ bản của việc thực thi ngân sách nhà nước . Khoản 1 Điều 55, Hiến pháp 2013 quy định: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.” Điều khoản về tài chính công này là một điều khoản mới được bổ sung vào Hiến pháp 2013. Việc yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước được Hiến pháp – bộ luật căn bản của hệ thống pháp lý quy định cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Điều này sẽ là tiền đề để vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy định cặn kẽ, sâu rộng hơn trong hệ thống pháp luật nước ta. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lục thi hành từ năm ngân sách 2017): Tại Điều 3, luật Ngân sách năm 2002 quy định: “ Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.” Ta thấy rằng nguyên tắc công khai minh bạch là nguyên tắc có tính chi phối và ngự trị trong tất cả các hoạt động về ngân sách nhà nước. Minh bạch cần được thể hiện ở tất cả các khâu của hoạt động ngân sách nhà nước như: lập dự toán thu – chi; chi ngân sách hàng năm; phê duyệt dự toán; quyết toán ngân sách; chế độ về kiểm toán và công tác thanh tra. Nhà nước sử dụng quyền lực do người dân trao cho để dùng ngân sách do người dân đóng góp để thực hiện nhiệm vụ của mình thì cần phải có trách nhiệm đối với những những việc làm thuộc quyền hạn của mình. Khi các hoạt động ngân sách nhà nước được đảm bảo minh bạch sẽ làm giảm thiểu tình trạng tham những, hiệu quả của việc sử dụng ngân sách sẽ được nâng cao, góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy ở luật Ngân sách năm 2002 và các văn bản hướng dẫn chưa quy định rõ nghĩa vụ giải trình, nội dung, hình thức giải trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện nghĩa vụ giải trình. Hiện nay, nghĩa vụ giải trình thường được thực hiện bằng hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc bằng văn bản là những báo cáo của các cơ quan cấp dưới báo cáo cấp trên về số liệu thu – chi ngân sách nhưng lại không có những giải trình kèm theo về kết quả thu được từ các hoạt động ngân sách đó. Điều này gây nên những hạn chế trong việc công khai, minh bạch các hoạt động ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho những mập mờ trong thu – chi hoặc những nhân tố của hoạt động sử dụng ngân sách (nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa – dịch vụ,). Một hạn chế nữa của luật Ngân sách năm 2002 có ảnh hưởng không tốt đến việc minh bạch hoạt động ngân sách nhà nước đó là chưa có quy định rõ về sự tham gia trực tiếp của người dân và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong các hoạt động kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính có ghi nhận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và nhân dân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai tài chính của các cơ quan, đơn vị” và tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2015 của Bộ Tài chính cũng ghi nhận việc giám sát công khai tài chính của người dân và các tổ chức đại diện. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền giám sát hoạt động công khai, minh bạch trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do những hạn chế nhất định như thiếu cơ chế thi hành, chưa có biện pháp xử phạt khi xảy ra vi phạm. Bên cạnh đó, các quy định về chất vấn và trả lời chất vấn trong các quy định của pháp luật vẫn còn hết sức chung chung khiến quá trình giám sát gặp nhiều khó khăn. Ngày 25/06/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật ngân sách năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017). Trong luật sửa đổi này, vấn đề minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1, Điều 8: “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.” Như vậy, minh bạch vẫn là một nguyên tắc cơ bản, quan trong của các hoạt động ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, ta thấy có sự thay đổi khi quy định rõ hơn “gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước”. Điều này đã quy định trực tiếp chính các cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải có trách nhiệm đối với hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước chứ không còn chung chung như luật ngân sách nhà nước năm 2002. Ta thấy rằng hoạt động ngân sách nhà nước luôn có một bên chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì vậy, việc bổ sung chi tiết hơn này là hợp lý. Tuy nhiên ở cả hai luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và năm 2015, dù đã quy định về công khai ngân sách nhưng lại chưa quy định rõ công tác đánh giá và trách nhiệm giải trình các số liệu công khai của các bên liên quan, khiến cho việc công khai hoạt động ngân sách nhà nước trở nên hình thức mà chưa chắc đã minh bạch. Một trong những yêu cầu quan trọng của việc minh bạch, công khai ngân sách nhà nước. Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã có rất nhiều bổ sung, sửa đổi về hoạt động công khai ngân sách nhà nước; trong đó, có các quy định về đối tượng, nội dung, cách thức và trách nhiệm công khai. So với luật Ngân sách nhà nước năm 2002, những quy định về công khai trong luật năm 2015 đã được quy định đầy đủ, chi tiết hơn. Luật năm 2015 không chỉ quy định việc công khai trong dự toán, quyết toán, kiểm toán ở các cấp ngân sách mà còn yêu cầu công khai cả giai đoạn chấp hành dự toán, trong quy trình thủ tục kê khai, thu nộp, gia hạn các khoản thu, tạm ứng và thanh toán ngân sách và bổ sưng quy định về báo cáo giải trình, thuyết minh kèm theo các tài liệu, thông tin ngân sách nhà nước được công khai. Ví dụ, việc công khai minh bạch được nhấn mạnh tại điều 15 “Công khai ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng”. Điều 15 thể hiện khá đầy đủ các yêu cầu về nội dung công khai, phạm vi công khai, hình thức công khai và  trách nhiệm phải thực hiện công khai. Điều này chứng tỏ được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong các toàn bộ các khâu của quy trình ngân sách, bao gồm cả lập dự toán và chấp hành dự toán, cũng như trong kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành ngân sách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc thực hiện công khai, minh bạch ngân sách nhà nước hiện nay được thực hiện theo Thông tư Số: 03/2005/TT-BTC  của Bộ Tài Chính ngày 06 tháng 01 năm 2005 về Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Theo đó, việc thực hiện công khai tài chính được áp dụng đối với các chủ thể sau: các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. Hình thức công khai gồm có: công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phát hành ấn phẩm; niêm yết công khai, thông báo bằng văn bản; đưa lên trang thông tin điện tử; chất vấn và trả lời chất vấn về công khai tài chính. Về chế độ giám sát, ngoài các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể và nhân dân cũng được tham gia giám sát thực hiện công khai tài chính. Công khai, minh bạch ngân sách nhà nước là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả của ngân sách nhà nước và tăng cường khả năng giám sát của cộng đồng và giảm lãng phí, kém hiệu quả do sự tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách gây ra. Vì vậy, các quy định về công khai, minh bạch và giám sát ngân sách nhà nước cần thiết phải được  cụ thể hơn nữa, tránh tùy tiện và thực thi không đồng nhất giữa các địa phương, các đơn vị lập và sử dụng ngân sách, và như vậy sẽ làm giảm hiệu lực của cơ quan giám sát.. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012: Theo kết quả đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố, chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt Nam khá thấp (31/100 điểm, xếp thứ 19/175 – số liệu năm 2014). Tham nhũng nhiều khiến cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của các hoạt động sử dụng ngân sách. Phòng chống tham nhũng cũng là một trong những cách thức tăng minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước. Vì vậy, ngoài quy định tại luật Ngân sách nhà nước, vấn đề minh bạch trong ngân sách nhà nước còn được đưa vào luật Phòng, chống tham nhũng 2012. Từ nhiều năm nay, nhất là từ khi ban hành Luật Ngân sách nhà nước, các hoạt động ngân sách đã từng bước được công khai hóa với các mức độ khác nhau. Trên cơ sở một số nội dung có tính nguyên tắc về công khai, minh bạch tài chính, ngân sách tại Luật Ngân sách nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp tục ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác có liên quan đến công khai, minh bạch tài chính, ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các văn bản nói trên mới chỉ là văn bản dưới luật và đề cập đến vấn đề công khai, minh bạch tài chính, ngân sách dưới góc độ pháp luật tài chính. Vì vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng đã “pháp điển hóa” những quy định về công khai, minh bạch tài chính, ngân sách hiện hành với các nội dung như sau: – Các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khai chi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung; – Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khai mục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động; – Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công khai: số liệu dự toán, quyết toán; khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân (nếu có); cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ; – Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước phải công khai: việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm cho các dự án; dự toán ngân sách của dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư được duyệt, mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm; quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm; quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; – Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây: quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ; kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền; kết quả hoạt động của quỹ; quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; – Việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước cho các dự án, chương trình mục tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải công khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và nhân dân nơi trực tiếp thụ hưởng biết. Có thể thấy nội dung công khai tài chính, ngân sách trên bao gồm một phạm vi rất rộng về chủ thể có nghĩa vụ phải công khai và các loại thông tin phải công khai. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện việc công khai thông tin cũng như để cơ quan, tổ chức và người dân có thể tiếp cận và giám sát các hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước. Luật Đầu tư công năm 2014 Đầu tư công là một trong những hoạt động trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Trên thực tế, số vốn mà nhà nước ta bỏ ra để đầu tư công là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Các dự án đầu tư công không chỉ bao gồm những dự án thu lợi mà có cả dự án phi lợi nhuận, nhằm thực hiện các mục tiêu vì cộng đồng. Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công góp phần tăng tính cạnh tranh, tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước. Hơn nữa, công khai minh bạch là sơ sở, điều kiện quan trọng để thực hiện việc giám sát hoạt động đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả hơn, hạn chế sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn ngân sách. Trong luật số 49/2014/QH13 luật Đầu tư công, công khai, minh bạch cũng đã được quy định thành nguyên tắc cơ bả
Luận văn liên quan