Đề tài Phân tích chiến lược phát triển của Viettel

Cung cấp: - Dịch vụ di động (2G, 3G, và EDGE). - Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây. - Internet băng rộng (ADSL, FTTH, Wimax). - Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN). - Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ (DCOM 3G, Iphone, BlackBerry, Sumo ). Ưu thế: - Vùng phủ sóng rộng nhất (với hơn 35.000 trạm BTS (2G và 3G), GPRS phủ toàn quốc). - Kênh phân phối lớn nhất đến tận làng xã, cung cấp tới 100% người dân Việt Nam. - Đội ngũ gần 30.000 nhân viên địa bàn tại xã, phường trên cả nước. - Hội tụ cố định – di động – Internet. Năng lực: - Doanh thu: 40.000 tỷ đồng. - Nhân lực: gần 1.800 người

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10184 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược phát triển của Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI NHÓM 7:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL SỐ THỨ TỰ  HỌ VÀ TÊN  LỚP   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  NGUYỄN VĂN LINH (NT) THÂN ĐỨC LINH TRẦN MẠNH LINH PHẠM DIỆU LINH ( TK) VŨ HOÀNG LONG ĐÀO ĐĂNG LUÂN NGUYỄN THỊ LƯƠNG NGUYỄN THỊ MAI VŨ THỊ HỒNG MINH TRỊNH NGỌC ĐĂNG MINH  44I3 44I2 44I3 44I2 44I4 44I4 44I4 44I2 44I3 44I3   I.Đề cương bài thảo luận Giới thiệu sơ lược về VIETTEL Ngành nghề kinh doanh ( công ty thành viên ) Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược Tầm nhìn,sứ mạng kinh doanh Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Phân tích tác động của môi trường bên ngoài tới VIETTEL Tốc độ tăng trưởng trong nghành Các nhân tố kinh tế Các nhân tố trính trị Các nhân tố văn hóa - xã hội Các nhân tố tự nhiên - công nghệ. Phân tích môi trường bên trong tác động tới VIETTEL đánh giá các nguồn lực,năng lực dựa trên chuỗi giá trị Xác định các năng lực cạnh tranh Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Thiết lập mô thức TOWS 4. Chiến lược của VIETTEL 4.1 Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai 4.2 Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai 5 Đánh giá chiến lược của VIETTEL II. Phân tích nội dung chính 1. Giới thiệu về VIETTEL Tên đầy đủ của doanh nghiệp: CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI Tên viết tắt của doanh nghiệp: VIETTEL Trụ sở giao dịch chính : Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn Tên cơ quan sáng lập: BỘ QUỐC PHÒNG Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. * Chặng đường phát triển của công ty Năm 1989  Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập.   Năm 1995  Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel),   Năm 2000  Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178   Năm 2003  Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường   Năm 2004  Khai trương dịch vụ điện thoại di động vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098.   Năm 2005  Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005   Năm 2008  -  Doanh thu 2 tỷ USD. -  Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới   Ngành nghề kinh doanh của các công ty thành viên + Công ty thương mại và suất nhập khẩu VIETTEL + Công ty cổ phần công trình VIETTEL + Công ty mạng lưới VIETTEL + Công ty công nghệ VIETTEL + Công ty IDC + Công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản VIETTEL + Công ty tư vấn thiết kế VIETTEL + Công ty bưu chính VIETTEL + Công ty phát triển dịch vụ mới VIETTEL + Công ty viễn thông VIETTEL + Câu lạc bộ bong đá VIETTEL + Công ty cổ phần đầu tư quốc tế VIETTEL + 64 chinh nhánh VIETTEL tỉnh/thành phố + Nhà máy thông tin M1 + Nhà máy thông tin M3 * Ví dụ: Công ty viễn thông VIETTEL Địa chỉ: số 1 – Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội. T: 046.2880000 F: 046.2660446 W: www.vietteltelecom.vn Giám đốc: Hoàng Sơn. Cung cấp: -         Dịch vụ di động (2G, 3G, và EDGE). -         Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây. -         Internet băng rộng (ADSL, FTTH, Wimax). -         Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN). -         Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm dịch vụ (DCOM 3G, Iphone, BlackBerry, Sumo…). Ưu thế:  -         Vùng phủ sóng rộng nhất (với hơn 35.000 trạm BTS (2G và 3G), GPRS phủ toàn quốc). -         Kênh phân phối lớn nhất đến tận làng xã, cung cấp tới 100% người dân Việt Nam. -         Đội ngũ gần 30.000 nhân viên địa bàn tại xã, phường trên cả nước. -         Hội tụ cố định – di động – Internet. Năng lực: -         Doanh thu: 40.000 tỷ đồng. -         Nhân lực: gần 1.800 người * Ví dụ: Công ty mạng lưới VIETTEL Địa chỉ: Tòa nhà CIT, Lô B1E, Khu Tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ (Đường Duy Tân), Cầu Giấy, Hà Nội. T: 046.2685566 F: 046.2660069 Giám đốc: Tào Đức Thắng. Cung cấp: - Triển khai, xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT. - Hoạch định, quy hoạch, thiết kế kiến trúc mạng lưới viễn thông, truyền tải, CNTT. - Quản lý, khai thác hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT. - Tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới.   Năng lực: - Hạ tầng mạng truyền dẫn có dung lượng đạt 320 Gigabyte/s và 14 hướng kết nối quốc tế với dung lượng trên 80Gb/s; 27.000 node mạng truyền dẫn; đáp ứng 55 triệu thuê bao bật máy. - Nhân lực: trên 1.700 người.   Ưu thế: - Công ty có hạ tầng viễn thông lớn nhất 3 nước Đông Dương. - Đường trục Bắc Nam vững chắc, vu hồi 1+3 về cáp và thiết bị với dung lượng hiện tại 320 Gbps. - Dung lượng mạng 10Gb/s. - Vùng phủ cáp quạng lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài cáp quang trên 100.000 km phủ sâu xuống đến huyện và xã Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược + Cung cấp dịch vụ Viễn thông; + Truyền dẫn; + Bưu chính; + Phân phối thiết bị đầu cuối; + Đầu tư tài chính; + Truyền thông; + Đầu tư Bất động sản; + Xuất nhập khẩu; + Đầu tư nước ngoài. Tầm nhìn,sứ mạng kinh doanh của Viettel TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU: + Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel. + Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt. + Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất Sứ mạng kinh doanh: + Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator +  Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. + Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. Ý NGHĨA SLOGAN: “Hãy nói theo cách của bạn” +  Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ Tập đoàn Viettel cho biết năm 2009, Viettel đạt doanh thu 60 nghìn tỷ, tăng khoảng 80% so với năm 2008 kết thúc năm 2010, tổng doanh thu của Viettel đạt 91.561 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch năm và tăng 52% so với năm 2009. Lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng, hoàn thành 135% kế hoạch, tăng 52% so với năm 2009. Năm 2011, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng là 25%, tương đương với doanh thu đạt trên 117.000 tỷ đồng, tiếp tục lắp đặt và phát sóng mới gần 10.000 trạm 2G và 3G tại Việt Nam và trên 4.000 trạm tại các thị trường nước ngoài; xúc tiến đầu tư vào các nước có tiềm năng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh với khoảng 100 triệu dân; tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các thiết bị viễn thông quấn sự và dân sự; khởi công xây dựng mới các toà nhà Viettel tại các tỉnh, thành phố trên cả nước 2. Phân tích tác động của môi trường bên ngoài tới VIETTEL 2.1 Tốc độ tăng trưởng trong nghành - Tháng 10-2004, Viettel mới bắt đầu gia nhập thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông di động trong nước. Trước đó, “thu nhập” của Viettel vẫn chỉ là nhận thầu lắp đặt các cột vi-ba, ăng-ten truyền hình… rồi kiêm thêm khai thác dịch vụ điện thoại công nghệ internet, VoIP. Cho dù đây là những dịch vụ đem lại lợi nhuận lớn nhưng Viettel vẫn chỉ là doanh nghiệp “ăn theo” chứ không phá được thế độc quyền trong thị trường viễn thông như kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, Viettel vụt lớn trở thành tập đoàn hàng đầu trên thị trường viễn thông; thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài tại thị trường Cam-pu-chia và Lào, đồng thời xúc tiến tại các thị trường châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh; mở rộng ngành nghề kinh doanh; triển khai công nghệ 3G; trở thành tập đoàn viễn thông chủ chốt của đất nước. - Dẫn đầu về tăng trưởng: Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái, Viettel tiếp tục duy trì tăng trưởng cao, đạt mức 81% (tăng trưởng toàn ngành gần 61%). Doanh thu đạt 60,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% doanh thu của ngành). Với kết quả trên, Viettel là doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất trong các trong doanh nghiệp viễn thông và đứng thứ 4 về doanh thu trong các tập đoàn nhà nước trong năm qua. Năm 2009, Viettel cũng nộp ngân sách Nhà nước gần 7 nghìn tỷ đồng đóng góp cho ngân sách quốc phòng 160 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. - Đứng thứ nhất về hạ tầng Đông Dương: Tính đến hết năm 2009, lũy kế thuê bao của Viettel đạt 47,7 triệu thuê bao hoạt động 2 chiều, chiếm 43%. Viettel đã xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông lớn nhất Việt Nam với 24.000 trạm BTS đảm bảo 83% xã đã có trạm phát sóng của Viettel; 100.000 km cáp quang phủ hết 100% huyện trên đất liền và 75% xã. - Tại thị trường Cam-pu-chia và Lào, Viettel là mạng viễn thông có cơ sở hạ tầng lớn nhất, doanh thu và thuê bao đứng thứ 2 tại Cam-pu-chia và Lào. - Năm 2010, Viettel tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt doanh thu từ 75 đến 78 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục lắp đặt gần 20.000 trạm BTS, trong đó chủ yếu là trạm 3G tại thị trường Việt Nam. - Một trong những mục tiêu quan trọng của Viettel trong năm 2010 là triển khai nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT. Năm 2010, Viettel dự kiến đưa ra thị trường từ 3 đến 5 sản phẩm. - Viettel cũng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng như phủ sóng hoàn toàn quần đào Trường Sa và khu vực Biển Đông, triển khai cáp quang vùng biên giới, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho công nghệ mới, tiếp tục triển khai các dự án của năm 2009: hoàn thành quang hóa đến xã, hoàn thành xây dựng mỗi xã một trạm BTS, đưa điện thoại Homephone về các hộ gia đình, tiếp tục hoàn thành kết nối Internet tới các trường học trong cả nước 2.2 Các nhân tố kinh tế Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là Công ty dịch vụ viễn thông và với thu nhập người dân ngày càng tăng cao, khả năng tiếp cận với dịch vụ càng nhiều là cơ hội để mở rộng lĩnh vực kinh doanh . Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau: - GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi. - Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. - Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào năm 2010. Theo đó, nhu cầu về dich vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, intenet ngày càng tăng giúp cho VIETTEL có thể mở rộng quy mô và hoạt động của mình trọng lĩnh vực dịch vụ. Việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả thuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA đã mở ra thị trường rộng lớn. Lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hết tháng 11 năm 2008, chỉ số này là trên 23%. Năm 2009 lạm phát tuy có giảm nhưng cũng vẫn còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động của VIETTEL. Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, phải tính tới phương án mua bán trong đó công ty Viettel cũng gặp không ít khó khăn. Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến nay cũng đã đạt đáy đã ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của Công ty VIETTEL. Lợi nhuận đã không đạt mục tiêu đề ra của công ty do khung hoảng kinh tế làm cho người dân hạn chế chi tiêu. Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của Công ty VIETTEL. nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang, sự canh tranh gay gắt. 2.3 Môi trường chính trị Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự hoạt động của VIETTEL,tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư (VN đứng thứ 17 về điểm đến có môi trường trính trị ổn định,an toàn) Việc gia nhập WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội cho sự tham gia vào thị truờng toàn cầu. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một thuận lợi cho Công ty VIETTEL giảm bớt rào cản ra nhập ngành. Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện. luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp duới sự quản lý của nhà nuớc các thanh tra kinh tế. Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi. 2.4 Các nhân tố văn hoá - xã hội Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá. Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua. Nhu cầu liên lạc tăng, nhu cầu dịch vụ viễn thông tăng.... Ngày nay, hầu hết mỗi nguời từ các nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc, và có những nhu cầu dịch vụ khác…Như vậy, việc này sẽ kích cầu dịch vụ của VIETTEL. Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao…Với thị trường hơn 86 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc lớn,tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho VIETTEL mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này. 2.5 Các yếu tố tự nhiên - công nghệ Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý ... Với VIETTEL đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn: sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G sắp tới giúp Công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, nhưng khó khăn cho Công ty là sự cạnh tranh rất lớn trong ngành, cùng với đòi hỏi giảm giá các dịch vụ… Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ,sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông của VIETTEL Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do đó Công ty cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần. 3. Phân tích môi trường bên trong tác động tới VIETTEL 3.1 đánh giá các nguồn lưc,năng lực dựa trên chuỗi giá trị Hoạt động cơ bản: - Dịch vụ lắp đặt ADSL và điện thoại cố định của Viettel hoạt động 24/24 làm việc cả ngày nghỉ với đội ngũ nhân viên kỹ thuật trình độ chuyên môn cao, mạng lưới rộng khắp cả nước. Lắp đặt chỉ trong vòng 3 ngày kể từ lúc ký hợp đồng làm việc cả ngày nghỉ. Dịch vụ lắp đặt của Viettel với chi phí ưu đãi phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Dịch vụ sau bán của Viettel khá tốt, bảo hành tất cả các sản phẩm dịch vụ cung cấp, thời gian bảo hành dài tạo niềm tín cho khách hàng từ đó củng cố danh tiếng cho tập đoàn. - Các dịch giải đáp thắc mắc, hướng dẫn của Viettel cũng tạo sự hài lòng cho khách hàng nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chịu khó Hoạt động bổ trợ VIETTEL có đội ngũ nhân viên có kỹ năng tốt, trình độ chuyên môn cao luôn lao động hết mình. Cùng với đó là nên tảng công nghệ và đầu tư hạ tầng theo hướng đi tắt đón đầu CN mới đó là dùng cáp quang và các thiết bị chuyển mạch CISCO ở core, XYXEL ở acess layer vì thế tốc độ tối đa hoá cao hơn có khả năng chạy nhiều dịch vụ gia tăng cho khách hàng. Công tác quản trị nguồn nhân lực cũng được Viettel hết sức chú trọng từ tuyển mộ, huẫn luyện và đãi ngộ. Hơn nữa, Viettel là tập đoàn quân đội nên truyền thống: kỷ luật, đoàn kết, chấp nhận gian khổ và cách làm quan đội: quyết đoán, nhanh, triệt để tạo nên sức mạnh và thành công của tập đoàn. Viettel với triết lý thương hiệu: luôn đột phá, đi đầu tiên phong, công nghệ mới đa dạng sản phẩm. vì thế tập đoàn luôn nỗ lực nguyên cứư và thử nghiệm dịch vụ mới với nhiều tiện ích cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, viettel cũng chú trọng tới việc tổ chức hoạt động marketing phát triển dịch vụ tạo sự khác biệt tới từng khách hàng. Hoạt động có trách nhiệm với xã hội cũng là một triết lý của viettel vì thế tập đoàn luôn tổ chức các chương trình từ thiện và đóng góp cho các quỹ vì trẻ em nghèo... 3.2 Xác định các năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh - Nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân viên được xem như một loại tài sản có giá trị, giúp nâng tầm công ty trên thị trường, đặc biệt là tại các công ty công nghệ cao. Sau đơt tái cấu trúc chuyển đổi từ Tổng Công ty Viễn thông Quân đội thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong năm 2009, có tới hơn 50% giám đốc, phó giám đốc chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc nằm trong độ tuổi thanh niên (dưới 32 tuổi) và hầu hết đã làm việc tại Viettel từ 5 năm trở lên.  Đây là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý, chỉ huy và chuyên môn tốt, hiểu cách làm và văn hóa Viettel. Phần lớn trong số này là lớp thế hệ tham gia xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới, tổ chức thực hiện kinh doanh các dịch vụ viễn thông của Viettel ngay từ những ngày đầu. Đội ngũ cán bộ này đã được đào tạo, thử thách và trưởng thành trở thành nguồn cung dồi dào cho nhu cầu phát triển của Viettel trong giai đoạn hiện nay, cũng như chiến lược đầu tư đa ngành nghề và đầu tư ra thị trường nước ngoài. Tính chung trong toàn Tập đoàn, có tới 80% cán bộ quản lý (từ trưởng phó phòng chi nhánh, trung tâm trở lên) trong độ tuổi dưới 30. Độ tuổi bình quân của hơn 20 ngàn CBCNV Viettel là 28,4 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 80%. Viettel xác định chiến lược về phát triển nguồn nhân lực là đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ từ trong nội bộ. Bắt đầu từ năm 2008, hàng năm Viettel đã thực hiện tuyển chọn các cán bộ trẻ trong nội bộ ở tất cả các cấp, cử đi đào tạo ở nước ngoài cả trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ thuật viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung cán bộ quản lý các cấp trong qua trình phát triển mở rộng. - Tổ chức marketing: - Viettel là một trong những nhà cung cấp có nh
Luận văn liên quan