Đề tài Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Chiếu dời đô là tác phẩm được Lý Công Uẩn soạn ra vào tháng 7 năm 1010 để công bố quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Chiếu dời đô có giá trị to lớn, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Lý Công Uẩn. Dù đã trải qua hơn 1000 năm, tác phẩm này vẫn có những giá trị sâu sắc, đầy tính thực tiễn. Lý Công Uẩn (974 – 1028) lên làm vua năm 1009, niên hiệu là Thuận Thiên. Ông là người thông minh, nhân ái, chính trực, có công lớn trong việc lập triều Lý, mở ra một thời kì thái bình thịnh trị lâu dài cho dân tộc. Tháng 7, mùa thu, năm 1010 Lý Thái Tổ nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp không tiện cho giao thông bèn viết bài Chiếu quyết định dời đô ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay). Theo từ điển thuật ngữ văn học, chiếu là một thể loại văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Như vậy, có thể hiểu chiếu là một loại văn cung đình, tác giả của chiếu là nhà vua, độc giả chính là nhân dân. Nội dung của các bài chiếu thường là những chủ trương, chính sách cụ thể của vua. Chiếu xuất phát không phải là một tác phẩm văn học mà là một văn bản chính trị, có tính chất giáo lệnh. Chính vì thế, bài chiếu thường có tính chất trang trọng, chặt chẽ và hơi khô khan. Chiếu chỉ được viết bằng chữ Hán. Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn viết bằng văn biền ngẫu. Chiếu là một thể văn có ở Trung Quốc từ thời cổ đại, được truyền sang nước ta từ lâu đời. Chiếu cùng loại với mệnh, lệnh và chế nhưng mức độ uy lực pháp luật của chiếu cao hơn, nội dung của chiếu thường là những vấn đề quan trọng của quốc gia. Xuất phát từ đặc điểm thể loại của chiếu, ta có thể hiểu vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thể loại này để công bố quyết định dời đô. Kinh đô là trung tâm chính trị của đất nước, việc dời đô có thể làm đất nước phát triển hơn hay thụt lùi đi tùy thuộc vào sự đúng đắn của quyết định di dời ấy. Chính vì thế, quyết định dời đô là một quyết định quan trọng bậc nhất của đất nước, chỉ có chiếu là thể loại phù hợp nhất. Nội dung bài chiếu chia làm hai phần: phần một giải thích vì sao phải dời đô khỏi Hoa Lư, phần hai giải thích vì sao lại chọn Đại La làm nơi đóng đô mới. Kết cấu hai phần thế này rất rõ ràng và logic, chặt chẽ. Trong phần một lại chia là hai đoạn nhỏ: đoạn một từ đầu đến “phong tục phú phụ” nói về lí do, bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô; đoạn hai từ “Nhi Đinh Lê nhị thị” đến “bất đắc bất tỉ” phê phán hai nhà Đinh Lê chọn Hoa Lư làm kinh đô là sai lầm và bắt buộc phải dời đô. Trong đoạn một của phần một, đầu tiên Lý Công Uẩn nêu ra những bài học về việc dời đô trong lịch sử Trung Quốc – đất nước gần gũi, quen thuộc với Việt Nam. Nhà Thương – một triều đại cổ của Trung Quốc – từ vua Thành Thang đến vua Bàn Canh đã năm lần dời đô. Vua Thành Thang đóng đô ở phía Đông Nam huyện Thương Khâu (nay thuộc Hà Nam – Trung Quốc), đời Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (Hà Nam), đời Hà Đản Giáp dời đô đến phủ Chương Đức (Hà Nam), đời Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (nay thuộc Hà Đông), đời Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (Hà Nam). Liên tiếp bốn đời vua nhà Thương đã đi tìm cho mình miền đất hứa để đóng đô, cho đất nước phát triển nhưng không thành công, làm cho cả dân tộc “dã tràng xe cát” rồi mới tìm được nơi hợp lý để đóng đô, ấy là Yên Sư.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếu dời đô là tác phẩm được Lý Công Uẩn soạn ra vào tháng 7 năm 1010 để công bố quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Chiếu dời đô có giá trị to lớn, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Lý Công Uẩn. Dù đã trải qua hơn 1000 năm, tác phẩm này vẫn có những giá trị sâu sắc, đầy tính thực tiễn. Lý Công Uẩn (974 – 1028) lên làm vua năm 1009, niên hiệu là Thuận Thiên. Ông là người thông minh, nhân ái, chính trực, có công lớn trong việc lập triều Lý, mở ra một thời kì thái bình thịnh trị lâu dài cho dân tộc. Tháng 7, mùa thu, năm 1010 Lý Thái Tổ nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp không tiện cho giao thông bèn viết bài Chiếu quyết định dời đô ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay). Theo từ điển thuật ngữ văn học, chiếu là một thể loại văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Như vậy, có thể hiểu chiếu là một loại văn cung đình, tác giả của chiếu là nhà vua, độc giả chính là nhân dân. Nội dung của các bài chiếu thường là những chủ trương, chính sách cụ thể của vua. Chiếu xuất phát không phải là một tác phẩm văn học mà là một văn bản chính trị, có tính chất giáo lệnh. Chính vì thế, bài chiếu thường có tính chất trang trọng, chặt chẽ và hơi khô khan. Chiếu chỉ được viết bằng chữ Hán. Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn viết bằng văn biền ngẫu. Chiếu là một thể văn có ở Trung Quốc từ thời cổ đại, được truyền sang nước ta từ lâu đời. Chiếu cùng loại với mệnh, lệnh và chế nhưng mức độ uy lực pháp luật của chiếu cao hơn, nội dung của chiếu thường là những vấn đề quan trọng của quốc gia. Xuất phát từ đặc điểm thể loại của chiếu, ta có thể hiểu vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thể loại này để công bố quyết định dời đô. Kinh đô là trung tâm chính trị của đất nước, việc dời đô có thể làm đất nước phát triển hơn hay thụt lùi đi tùy thuộc vào sự đúng đắn của quyết định di dời ấy. Chính vì thế, quyết định dời đô là một quyết định quan trọng bậc nhất của đất nước, chỉ có chiếu là thể loại phù hợp nhất. Nội dung bài chiếu chia làm hai phần: phần một giải thích vì sao phải dời đô khỏi Hoa Lư, phần hai giải thích vì sao lại chọn Đại La làm nơi đóng đô mới. Kết cấu hai phần thế này rất rõ ràng và logic, chặt chẽ. Trong phần một lại chia là hai đoạn nhỏ: đoạn một từ đầu đến “phong tục phú phụ” nói về lí do, bài học lịch sử và mục đích của việc dời đô; đoạn hai từ “Nhi Đinh Lê nhị thị” đến “bất đắc bất tỉ” phê phán hai nhà Đinh Lê chọn Hoa Lư làm kinh đô là sai lầm và bắt buộc phải dời đô. Trong đoạn một của phần một, đầu tiên Lý Công Uẩn nêu ra những bài học về việc dời đô trong lịch sử Trung Quốc – đất nước gần gũi, quen thuộc với Việt Nam. Nhà Thương – một triều đại cổ của Trung Quốc – từ vua Thành Thang đến vua Bàn Canh đã năm lần dời đô. Vua Thành Thang đóng đô ở phía Đông Nam huyện Thương Khâu (nay thuộc Hà Nam – Trung Quốc), đời Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (Hà Nam), đời Hà Đản Giáp dời đô đến phủ Chương Đức (Hà Nam), đời Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (nay thuộc Hà Đông), đời Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (Hà Nam). Liên tiếp bốn đời vua nhà Thương đã đi tìm cho mình miền đất hứa để đóng đô, cho đất nước phát triển nhưng không thành công, làm cho cả dân tộc “dã tràng xe cát” rồi mới tìm được nơi hợp lý để đóng đô, ấy là Yên Sư. Nhà Chu cũng là một triều đại cổ của Trung Quốc và cũng trải qua ba lần dời đô. Chu Văn Vương dời đô đến huyện Trường Yên, đến đời vua Thành Vương lại dời đô đến huyện Lạc Dương (nay là Hà Nam, Trung Quốc). Khác với việc dời đô của nhà Thương, ba lần dời đô của nhà Chu là do hoàn cảnh lịch sử bắt buộc, và việc dời đô ấy cả ba lần đều là quyết định đúng đắn. Từ bài học về việc dời đô của hai nhà Thương Chu, vua Lý Công Uẩn đã lấy đó làm chứng cứ để khái quát lên quy luật dời đô một cách rõ ràng, thuyết phục. Cả ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc cổ đại không hề tự tiện dời đô, làm theo ý thích của mình mà đều vì sự phát triển của đất nước, tìm nơi phù hợp nhất cho sự phát triển ấy. Ông tổng kết việc dời đô theo quy luật là để tìm nơi trung tâm, mục đích là tính kế lâu dài cho sự phát triển của dân tộc và yêu cầu phải được ý trời, hợp lòng dân, căn cứ vào điều kiện, thế phát triển của đất nước. Sau khi khái quát quy luật dời đô, Lý Công Uẩn đi vào giải thích nguyên nhân tại sao lại phải dời đô lúc này. Theo quy luật ấy, kinh đô phải là nơi làm cho vận nước phát triển lâu dài, nhưng hai họ Đinh Lê đã chọn kinh đô là đất nước hao tổn dần. Lý Công Uẩn phê phán họ Đinh Lê là tự tiện làm theo ý mình , không nhìn đến mệnh trời (trái với quy luật dời đô đã khái quát ở trên), không biết nhìn vào bài học kinh nghiệm của hai nhà Thương Chu, coi thường lịch sử nên ở yên ở Hoa Lư. Chính vì ở yên ở Hoa Lư làm cho đất nước có những hậu quả nghiêm trọng: hai triều Đinh Lê không kéo dài, chỉ truyền được qua hai đời, nhân dân hao tổn dần (vì những cuộc nội chiến, phân phong, cát cứ và chống ngoại xâm), muôn vật mất đi những điều kiện thích hợp với nó. Chính vì hai họ Đinh Lê đã đi ngược lại với quy luật dời đô, đi ngược lại lịch sử gây hậu quả nghiêm trọng nên Lý Công Uẩn đã rất đau lòng, không thể không dời đô. Như vậy, trong phần một Lý Công Uẩn đã thuyết phục dời đô khỏi Hoa Lư rất thành công. Đầu tiên là nêu những sự thực lịch sử từ đó khái quát quy luật, bài học dời đô; sau đó ông chứng minh hai họ Đinh Lê đi ngược lại với bài học đó, gây hậu quả nghiêm trọng nên bắt buộc dời đô. Sang phần hai, Lý Công Uẩn thuyết phục về việc lựa chọn Đại La làm kinh đô là hợp với quy luật dời đô. Đầu tiên Lý Công Uẩn nhắc đến Đại La với sự kiện thành Đại La của Cao Biền – một viên quan đô hộ người Hán đã cai trị nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Cao Biền là người giỏi phong thủy, địa lí nên đã nhìn ra cái thế đắc địa của Đại La và chọn nơi này làm nơi đóng đô. Vùng đất Đại La có những ưu thế hơn hẳn Hoa Lư, xứng đáng là kinh đô của đất nước. Đây là vùng đất chọn được ở giữa trung tâm của trời đất, bờ cõi. Khái niệm trung tâm ở đây không phải là trung tâm về địa lý mà là trung tâm về phong thủy, tâm linh, về chính trị, xã hội. Đại La là nơi tụ hội của bốn phương, tiện cho sự phát triển của đất nước. Đất ấy cũng là đầu mối cả các con đường bộ Bắc - Nam, Đông - Tây, nhất là đường thủy vì nằm bên con sông lớn nhất trăm sông trong miền chia nước: sông Cái - sông Hồng. Sông Cái lại như con hào tự nhiên mênh mang che chở mạn Bắc thành lũy, khi có nạn giặc ngoài. Rõ là thế đất đế đô của thời mở mang, hưng thịnh dài lâu, khác xa kinh đô Hoa Lư thế hiểm, nặng về lui giữ của thời mới gây nền tự chủ Đinh - Lê. Có một khái niệm được Lý Công Uẩn nhắc đến là “long bàn hổ cứ”. Thành ngữ này được sử dụng nhiều lần trong các tác phẩm chữ Hán của cha ông ta, đôi khi còn thấy xuất hiện cả trong tác phẩm Nôm, đặc biệt còn thấy tách thành long bàn và hổ cứ để dùng, chẳng hạn như trong một bài thơ của Chúa Trịnh Căn (1872-1709) chép trong tác phẩm Thiên hòa doanh bách vịnh. Long bàn là từ dùng để miêu tả động tác di chuyển vị trí của con rồng. Rồng là loài động vật thuộc họ rắn, nó di chuyển thế nào hẳn hiếm người biết được. Thế nhưng con rắn di chuyển trên mặt đất như thế nào hẳn là nhiều người đã tận mắt nhìn thấy. Rắn thuộc loài bò sát không có chân, nó di chuyển vị trí bằng cách uốn các đốt xương sống lại để nhích đi từng chút, giống như con sâu đo. Quan sát cách di chuyển của loài rắn, chúng ta có thể phần nào mường tượng thấy cách di chuyển của loài rồng. Các thầy địa lý phong thủy ngày xưa quan sát dãy núi nhấp nhô trùng điệp, ngọn cao ngọn thấp nối nhau chạy dài mãi, họ cho đó là hình ảnh con rồng di chuyển vị trí trong không gian nên gọi là Sơn mạch hay Long mạch. Con rồng vận động trong vũ trụ như thế, gặp được nơi địa lợi nó liền cuộn lại nhiều hơn, tiếng Hán gọi động tác đó là long bàn, có thể giải nghĩa ra tiếng Việt là con rồng cuộn mình làm tổ. Hổ cứ, là tư thế ngồi xổm chuẩn bị vồ mồi của con hổ. Trong tiếng Hán, từ cứ có nghĩa là ngồi với tư thế hai mông không chạm đất mà đặt nhẹ lên hai gót chân, tức là ở tư thế sẵn sàng bật dậy tấn công đánh trả kẻ địch. Vậy thì thành ngữ long bàn hổ cứ có thể dùng để miêu tả thế đất chắc chắn bền vững, vừa tiện lợi cho việc phòng thủ giữ gìn, vừa phù hợp với việc phát triển phồn vinh, để lại cho con cháu muôn đời. Về mặt địa lý, Lý Công Uẩn đã nhận ra đất Đại La rộng mà bằng phẳng. Đây là trung tâm của đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, nhất là vào thời ấy khi đất đai mới được khai thác, chưa đắp đê ngăn lũ như hiện nay. Đại La ở vào thế đất cao mà sáng sủa, khá sâu trong đất liền nên bão lũ không thể vào đến tận vùng này. Chính vì tránh được cái họa thiên tai ấy – khi dân ta chưa đủ trình độ để dự báo, giảm nhẹ hậu quả thiên tai – nên vùng đất này luôn yên bình, muôn vật phát huy được tột cùng của sự phong phú. Sau khi phân tích hai khía cạnh: phong thủy – tâm linh và địa lý – thực tế, Lý Công Uẩn đã khẳng định rằng thế đất Đại La là nơi phù hợp nhất để đóng đô, là nơi đất đẹp, cảnh đẹp, hội tụ của các chốn đô hội khắp bốn phương, là kinh đô loại ưu đẳng của muôn đời đế vương. Từ đó, Lý Công Uẩn quyết định dời đô, ông hỏi ý kiến các quan thần: các khanh thấy thế nào? Đây là sự thể hiện tinh thần dân chủ của Lý Công Uẩn. Với việc nhận thức sự khác nhau giữa Hoa Lư và Đại La, đưa ra quyết định dời đô, Lý Công Uẩn là người có tầm nhìn xa và rất sáng suốt. Hoa Lư là vùng núi hẻo lánh, chỉ hợp với chiến tranh, thủ chiến chứ không hợp với thời hòa bình, thịnh trị. Các nghiên cứu khảo cổ đã cho thấy ở ven sông Hàm Long, gần cố đô Hoa Lư có một khu đô thị dài khoảng 1km, với trình độ phát triển khá cao, đời sống thịnh trị. Như vậy, có thể thấy Hoa Lư là một kinh đô mà thị nằm ngoài đô, không tạo điều kiện để phát triển trong thời bình được. Nếu cứ mãi đóng đô ở Hoa Lư thì đất nước không phát triển đi lên được. Ngược lại, Đại La là vùng dân cư đông đúc, đời sống phát triển ở mức cao. Đây là vùng nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Hồng, phù hợp giao thông, phát triển kinh tế, tập trung được cả nước. Không những thế, về thực tế, thời điểm này, Đại La là một khu vực phát triển ở nước ta. Sau khi được chọn làm trung tâm hành chính từ thời Bắc thuộc, nơi này đã trở thành khu vực có tốc độ phát triển khá nhanh. Mặc dù dưới thời Đinh – Lê không được chọn làm kinh đô nhưng không có nghĩa là khu vực này không phát triển. Các kết quả khảo cổ học với những sản phẩm tinh xảo, quý hiếm cho thấy vào thời kì này, Đại La là một khu vực khá giàu có, phát triển. Tuy nhiên, Đại La bốn bề trống trải, không thể phù hợp cho các cuộc chiến. Thực tế lịch sử cho thấy trong những lúc đất nước có ngoại xâm, các triều đại luôn phải bỏ Thăng Long, lấy nơi khác làm căn cứ địa để chiến đấu. Như vậy, có thể thấy, Hoa Lư là kinh đô của thời chiến còn Đại La là kinh đô của thời bình. Việc Lý Công Uẩn nhận ra sự khác nhau giữa hai vùng đất này và quyết định định đô ở Đại La chứng tỏ ông tin tưởng vào tương lai phát triển trong hòa bình của đất nước, mong muốn và tin tưởng đất nước bình yên, phát triển thịnh trị. Việc Lý Công Uẩn lên ngôi và trị vì đã thực sự kết thúc thời kì phân phong, cát cứ quân sự trong lịch sử Việt Nam, đưa đất nước thống nhất, phát triển hòa bình, thịnh đạt. Như vậy, có thể thấy Lý Công Uẩn không chỉ chú trọn đến mặt quân sự như các triều đại trước mà đã bắt đầu chú ý đến sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa và đặc biệt là chú ý đến việc củng cố hậu phương (vùng đồng bằng sông Hồng là hậu phương rộng lớn và quan trọng nhất của nước ta thời kì này). Không những thế, Lý Công Uẩn còn thể hiện cố gắng với tay tới các địa phương rộng lớn và các vùng biên giới phía Nam cũng như phía Bắc thông qua hệ thống giao thông thuận tiện nối với các vùng khác của Đại La, tạo điều kiện để mở rộng chính quyền phong kiến dân tộc. Bên cạnh đó, ta nhận thấy so với Hoa Lư, Đại La nằm ở gần Trung Quốc hơn, nơi đây vẫn còn nhiều tàn dư của thời kì Bắc thuộc, những người ở lại có thể sẵn sàng giúp Trung Quốc xâm chiếm lại nước ta bất kì lúc nào. Thời kì này, Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định xâm chiếm nước ta. Việc Lý Công Uẩn – một tài năng quân sự - vẫn quyết định định đô ở Đại La chứng tỏ ông hoàn toàn không nể sợ phương Bắc, tin tưởng vào khả năng của đất nước. Định đô là một quyết định trọng đại của dân tộc, một trong những vấn đề cốt yếu nhất có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển hay thụt lùi của đất nước. Lý Công Uẩn vừa lên ngôi năm 1009, sang năm 1010 đã quyết định dời đô. Đây là việc làm quan trọng đầu tiên của Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi. Điều này chứng tỏ ông là một người rất tài giỏi, có khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn chiến lược sâu sắc, đoán định và mong muốn, tin tưởng vào tương lai phát triển hòa bình của đất nước. Nhà sử gia Ngô Thì Sĩ đã khen ngợi Lý Công Uẩn rằng ông vừa lên ngôi chưa nghĩ đến việc gì khác mà đầu tiên là dời đô thể hiện khả năng thao lược, chính vì thế mà triều đại kéo dài, thịnh trị, các vua đời sau ít người theo được. Thực tế lịch sử đã chứng minh, quyết định của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng đắn. Trong bốn kinh đô cũ của nước ta, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Phú Xuân ta thấy Thăng Long vẫn xứng đáng là kinh đô hơn cả. Hoa Lư và tây Đô chỉ phù hợp với thời chiến tranh, loạn lạc còn Phú Xuân chỉ là dải đất hẹp, trải qua hơn hai trăm năm làm kinh đô cho nhà Nguyễn – triều đại phong kiến hội tụ mọi điều kiện tốt nhất để phát triển - vùng đất này vẫn không thể phát huy được vai trò kinh đô của mình. Còn Thăng Long, từ sau khi được Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô, vùng đất này đã chứng tỏ nơi này là nơi phù hợp nhất để làm kinh đô cho nước ta. Quá trình phát triển của Thăng Long sau này có thể tóm tắt như sau: Từ năm 1010 đến năm 1397: là kinh đô của nhà Lý, nhà Trần Từ năm 1397 đến năm 1407: là Đông Đô của nhà Hồ Từ năm 1407 đến năm 1427: là thành Đông Quan của nhà Minh Từ năm 1428 đến năm 1789: là Đông Kinh của nhà Lê Sơ, nhà Mạc, nahf Trịnh Từ năm 1789 đến năm 1801: là trấn Bắc Thành của Tây Sơn Nguyễn Huệ Từ năm 1802 đến năm 1840: là trấn Bắc Thành của nhà Nguyễn Từ năm 1820 đến khi Pháp chiếm Hà Nội: là tình thành Hà Nội Từ khi Pháp chiếm Hà Nội đến năm 1945: là thủ phủ chính trị, hành chính của Pháp ở Đông Dương Từ năm 1945 đến nay: là thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa rồi đến Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, từ khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long, nơi đây đã liên tục là trung tâm chính trị đầu não của quốc gia, dân tộc. Có hai giai đoạn từ năm 1397 – 1427 và 1789 – 1945, tuy không phải là trung tâm đầu não nhưng vẫn là trung tâm hành chính, chính trị đại diện cho quyền lực Nhà Nước ở nơi đây. Từ sự phân tích trên, có thể thấy Lý Công Uẩn là một nhà chính trị thiên tài, người có tầm nhìn xa và chiến lược, đã nhận ra sự ưu việt của mảnh đất Đại La. Tuy ông không phải là người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng của vùng đất này và chọn nơi đây là trung tâm đầu não của đất nước nhưng phải đến Lý Công Uẩn thì tiềm năng của Đại La mới được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và phát huy tối đa. Tuy nhiên, bên cạnh tầm nhìn tài năng, Lý Công Uẩn cũng bộc lộ hạn chế nhất định trong Chiếu dời đô của mình. Thứ nhất, việc ông phê phán nhà Đinh, Lê chọn Hoa Lư làm kinh đô là tự làm theo ý mình, coi thường mệnh trời là không đúng. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, khi nội chiến, cát cứ phân phong trong cả nước đang nổi lên, thì chọn Hoa Lư là một quyết định chính xác. Vùng đất này là nơi hiểm trở, núi bao quanh, chỉ có một con đường độc đạo thông ra bên ngoài, hợp với phòng thủ, quân sự. Nhờ chọn Hoa Lư mà Đinh Bộ Lĩnh mới có thể dẹp loạn mười hai sứ quân, nhà Lê đánh tan được cuộc xâm lược của nhà Tống. Còn nếu khi đấy chọn Đại La, bốn bề trống trải, chỉ hợp với thời bình thì chắc chắn thất bại. Không chỉ thế, việc dời chuyển kinh đô không phải là việc đơn giản, muốn dời là dời được. Nhãn quan chính trị cũng như trình độ kinh tế phải đến lúc chín muồi mới đạt đến mức độ dời đô chứ không phải muốn dời lúc nào là được. Hai Đinh Lê tuy đánh giặc, dẹp loạn thì giỏi nhưng tài năng phát triển đất nước thì tầm mắt còn hạn hẹp. Hơn nữa, hai nhà Đinh Lê không tồn tại lâu, hoàn cảnh lịch sử vừa thoát khỏi tình trạng chiến tranh, chưa đủ điều kiện để dời đô về nơi yên bình. Lúc ấy, thế và lực của chính quyền phong kiến tập trung chưa đủ mạnh; nhà Tống lăm le xâm lược; tình hình châu thổ sông Hồng phức tạp, nếu dời đô về đây là một quyết định sai lầm. Chính hai nhà Đinh Lê đã tạo điều kiện vượt qua thời kì bất ổn, đưa đất nước vào quỹ đạo hòa bình và Lý Công Uẩn là người hưởng thành quả ấy, với mọi điều kiện thích hợp để dời đô về nơi phù hợp với thời bình. Thứ hai, trong bản Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn đã gọi hai nhà Đinh Lê là “thị” chứ không phải là “triều”. Chữ “thị” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “họ”, không có nghĩa là “vương triều”. Như vậy, Lý Công Uẩn không công nhận hai nhà này là hai triều đại, ngôn ngữ bộc lộ sự khinh miệt, xem thường. Trong khi đó, nhìn lại tiểu sử của Lý Công Uẩn, ta thấy ông xuất thân là một đứa trẻ được nuôi lớn trong chùa, dưới sự tiến cử của sư Vạn Hạnh – người được hai nhà Đinh Lê hết sức coi trọng – và nhờ tài năng quân sự của mình, bắt đầu con đường quan lộ từ việc làm quan cho nhà Đinh rồi đến nhà Lê. Thời này, tư tưởng trung quân chưa chi phối mạnh mẽ đến quân thần, nhưng hai nhà Đinh Lê chính là người nâng đỡ Lý Công Uẩn đầu tiên trên con đường đến ngai vàng sau này. Sự khinh miệt đấy có thể gọi là hành động “qua cầu rút ván”, đáng phê phán của một bậc đế vương ích kỉ. Nhìn lại quá trình phát triển của vùng đất Đại La – Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử, ta thấy nơi này và Chiếu dời đô có mối quan hệ rất sâu sắc. Sự phát triển trước đó của Đại La là cơ sở để Lý Công Uẩn đưa đến quyết định dời đô nhưng chính Chiếu dời đô là bước ngoặt đưa đến sự phát triển, vai trò quan trọng của Đại La – Thăng Long – Hà Nội sau này. Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Thế kỷ 3 trước Công Nguyên, trong cuộc chiến với quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội. Thất bại của Thục Phán đầu thế kỷ 2 trước Công Nguyên đã kết thúc giai đoạn độc lập của Âu Lạc, bắt đầu giai đoạn một ngàn năm bị các triều đại phong kiến Trung Hoa thống trị. Thời kỳ nhà Hán, nước Âu Lạc được chia thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, Hà Nội khi đó thuộc quận Giao Chỉ. Vắng bóng trong sử sách suốt năm thế kỷ đầu, đến khoảng năm 454–456, Hà Nội mới được ghi lại là trung tâm của huyện Tống Bình. Năm 544, Lý Bí nổi dậy chống lại nhà Lương, tự xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Người cháu của Lý Bí là Lý Phật Tử tới đóng đô ở Cổ Loa, nhưng nền độc lập này chỉ kéo dài tới năm 602. Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Thế kỷ 10, sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt. Như vậy, có thể thấy, trước khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô, nơi đây đã là một vùng đất khá phát triển, có vai trò khá quan trọng đối với chính quyền phong kiến phương Bắc trong việc cai trị nước ta và đối với một số chính quyền tự chủ của người Việt. Đó là cơ sở đưa đến sự phát triển của vùng đất này, đặt tiền đề cho quyết định dời đô của Lý Công Uẩn sau này. Khi nhà Lý dời đô về nơi đây, nhà Lý bắt đầu cho xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình và hoàng gia. Trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Võ, phía sau là điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Đến cuối năm 1010, 8 điện 3 cung đã hoàn thành. Những năm sau, một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm. Một vòng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp trong năm đầu, gọi là Long Thành hay Phượng Thành. Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ biến về sau này. T
Luận văn liên quan