Đề tài Phân tích giá thành và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty khoáng sản Ban Mai

Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là công tác quan trọng không thể thiếu được trong quản trị kinh doanh. Phân tích kinh tế kinh tế nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế ở doanh nghiệp, đồng thời vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó vạch ra những nguyên nhân, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất biện pháp khai thác tiềm lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở cải tiến công nghệ, kỹ thuât, đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, lao động và vốn Đối với các sinh viên kinh tế, đặc biệt là sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp, những kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết, là hành trang quan trọng nhất trước khi bước vào đời. Chính vì vậy báo cáo thực tập tốt nghiệp về tổng hợp các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp sẽ thật sự là hữu ích cho các sinh viên, bởi đó không chỉ là những kiến thức thực tế mà còn là cơ sở để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích giá thành và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty khoáng sản Ban Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là công tác quan trọng không thể thiếu được trong quản trị kinh doanh. Phân tích kinh tế kinh tế nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế ở doanh nghiệp, đồng thời vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó vạch ra những nguyên nhân, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất biện pháp khai thác tiềm lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở cải tiến công nghệ, kỹ thuât, đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, lao động và vốn Đối với các sinh viên kinh tế, đặc biệt là sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp, những kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết, là hành trang quan trọng nhất trước khi bước vào đời. Chính vì vậy báo cáo thực tập tốt nghiệp về tổng hợp các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp sẽ thật sự là hữu ích cho các sinh viên, bởi đó không chỉ là những kiến thức thực tế mà còn là cơ sở để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình Sau một thời gian tìm hiểu về đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty, tôi đã quyết định chọn Công ty khoáng sản Ban Mai làm địa điểm thực tập và đã được sự chấp nhận của Công ty. Trong thời gian thực tập tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban trong Công ty, tôi đã có điều kiện thuận lợi để thu thập số liệu thực tế để tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo của mình. Bài báo cáo này là sự thể hiện những gì tôi đã ghi nhận được trong thời gian thực tập vừa qua và chắc hẳn không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo Công ty để tôi có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốt hơn Sinh viên Lê Văn Thạch Phần 1 Giới thiệu chung về Công ty Khoáng sản Ban Mai 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của Công ty Được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số3502000095 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp lần đầu ngày 14/9/2001 và thay đổi lần thứ năm ngày 11/4/2005 Tên đơn vị : Công ty TNHH sản xuất & thương mại khoáng sản Ban Mai Tên giao dịch : Ban Mai Minerals Limited Company Tên viết tắt : Công ty TNHH Ban Mai Trụ sở chính : 82 Biên Cương - Tp Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định Số điện thoại : 056 523952 Công ty có trụ sở đặt tại 82 Biên Cương - Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, khu vực khai thác và nhà máy chế biến đặt tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Vốn điều lệ của Công ty là 18 tỷ đồng và lực lượng lao động trong Công ty hiện nay là 129 người. Như vậy có thể nói Công ty TNHH Ban Mai thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Mặc dù chỉ mới được thành lập vào năm 2001, nhưng trong những năm qua luôn làm ăn có lãi và đờI sống của anh chị em trong Công ty ngày càng được nâng cao, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của tỉnh Trong thời gian Chính phủ, Bộ công nghiệp, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản, đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó có Titan. Gần đây nhất, ngày 2/8/2005 Bộ công nghiệp dá có thông tư 04 hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản giai đoạn 2005 – 2010. Theo đó, từ sau ngày 30/9/2005 các loại khoang sản xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện do Bộ công nghiệp đưa ra. Cụ thể Ilmenite xuất khẩu phải có hàm lượng TiO2 lớn hơn 52%. Điều này đã làm các doanh nghiệp khai thác và chế biến Titan xuất khẩu ở tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Bởi sản phẩm Titan ở tỉnh Bình Định chất lượng thấp, hàm lượng TiO2 chỉ đạt mức 51%. Nhằm nâng hàm lượng TiO2 trong sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các doanh nghiệp khai thác và chế biến Titan xuất khẩu ở trong tỉnh đã phải mua sản phẩm Titan ở các địa phương khác có hàm lượng TiO2 cao hơn để trộn vào. Việc làm này vừa tốn kém, vừa không phù hợp với chủ trương của nhà nước Trước thực trạng trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác và chế biến Titan xuất khẩu trong tỉnh cấp thiết phải đầu tư chế biến sâu để nâng hàm lượng TiO2 trong khoáng sản Titan lên cao hơn phù hợp với qui định của nhà nước. Chính vì vậy mà Công ty khoáng sản Ban Mai đã đã nghiên cứu và lập những dự án hậu Titan rất khả thi, đáp ứng yêu cầu chế biến sâu. Trong đó từ tháng 7/2005 Công ty khoáng sản Ban Mai đã mạnh dạng đầu tư hơn 20 tỷ đồng để xây dựng nhà máy hoàn nguyên Ilmenite đầu tiên ở Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 3/2006. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, sản phẩm tinh quặng Ilmenite do nhà máy sản xuất ra có hàm lượng TiO2 sẽ lớn hơn 57% và công suất đạt khoảng 12.000 tấn sản phẩm/năm, sản phẩm Ilmenite hoàn nguyên có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 3,5 lần (hiện nay 1 tấn sản phẩm Ilmenite thô có giá khoảng 60 USD, trong khi đó 1 tấn sản phẩm Ilmenite hoàn nguyên có giá trị trên 200 USD) 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp - Chức năng chủ yếu của Công ty là thăm dò, chế biến và tiêu thụ sa khoáng Titan, mua bán quặng khoáng sản khác - Nhiệm vụ: Công ty có các nhiệm vụ cơ bản sau Hoạt động khai thác tận thu theo qui định của luật khoáng sản và các luật phát có liên quan Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kết quả khai thác, phát hiện mới về khoáng sản cho Sở công nghiệp Bình Định Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái tại khu vực khai thác, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản Thực hiện việc đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường, đất đai sau khi công việc khai thác hoàn thành theo qui định của phát luật Ngoài ra Công ty còn phải thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, tiền lương, làm tôt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty và thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải nộp đầu đủ các khoản tiền cho ngân sách nhà nước 1.2.2. Các hàng hoá dịch vụ hiện tại Ngành nghề kinh doanh của công ty: Thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ sa khoản Titan và quặng khoáng sản khác. Mua, bán các loại quặng : Ilmenite, Zircon, Rutile, Monazite … Chế tạo, chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị, máy móc, khai thác mỏ và tuyển quặng. 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá Quy trình công nghệ khai thác và tuyển quặng tại công ty khoáng sản Ban Mai: Xưởng tuyển ướt (giai đoạn làm giàu quặng): Quặng nguyên khai được xe đào gầu ngược 0,7m3 xúc vào 3 ô tô tải reo tải trọng 12 tấn chở về xưởng ướt đổ vào Bunke cấp liệu, từ Bunke quặng được các băng tải đưa vào thùng phối liệu trộn với nước. Hỗn hợp dung dịch quặng từ thùng phối liệu trộn với nước. Hỗn hợp dung dịch quặng từ thùng phối liệu chảy vào lọc rác sàng để loại bỏ rác, rể cây, vỏ sò…sau đó được bơm cấp liệu bơm lên 5 vít xoắn để tuyển và tiếp tục được bơm lên 3 vít xoắn để tuyển sạch, sau lần tuyển này quặng được bơm ra bãi sản phẩm. Quặng sản phẩm đạt chất lượng 88 – 92% khoáng vật nặng, 8 – 12% cát thải hạt nhỏ Hình 1.1: Công nghệ khai khai thác và tuyển quặng tại xưởng tuyển ướt. Xưởng tuyển tinh Quặng sau khi khai thác và tuyển ướt đạt 88 – 92% khoáng vật nặng được đưa vào phân xưởng tuyển tinh, nằm cố định tại sát khu mỏ và sơ đồ công nghệ tuyển tinh như sau Hình 1.2: Quy trình công nghệ tuyển tinh. Giai đoạn 1: (tuyển tinh Ilmenite 51 – 52% TiO2) Máy sấy quặng (8 tấn/h/máy) Máy tuyển từ (2 tấn/h/máy). Bàn đãi nước. Hệ thống băng truyền, Elevator, máng rung. Giai đoạn 2: Thiết bị tuyển tĩnh điện và tuyển từ cao để tách các tinh quặng Zircon, Rutile, Monazite. 1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của Công ty Tổ chức quá trình sản xuất là tố chức các bộ phận trong giây chuyền sản xuất, là hình thức sử dụng các bộ phận đó, sự phân bổ về thời gian, không gian và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình sản xuất. Một tổ chức hợp lý hay không, quy mô lớn hay nhỏ, loại hình sản xuất đoòng bộ được thể hiện trên năng suất của người lao động, khốI lượng sản xuất của nhà máy và thu nhập bình quân của người lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng tập hợp 3 yếu tố nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, người lao động. Việc tổ chức sản xuất của Công ty được chuyên môn hoá theo công nghệ và quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng lao động phổ thông nên công nhân làm việc ở các phân xưởng sản xuất có thể thay đổi, điều chỉnh phù hợp theo công việc Hình 1.3: Sơ đồ kết cấu sản xuất - Phân xưởng tuyển ướt gồm có 3 phân xưởng có nhiệm vụ khai thác quặng từ sa trường và vận chuyển quặng sau khi khai thác xong về tập kết tại phân xưởng khô - Phân xưởng khô bao gồm 2 phân xưởng có nhiệm vụ vận hành máy móc thiết bị và tạo ra các sản phẩm chính (Ilmenite) và các sản phẩm phụ (Zircon, Rutile, Monazite) - Phân xưởng cơ khí tổng hợp gồm có 3 tổ điện, nhựa và hàn có nhiệm vụ chế tạo máy móc thiết bị, theo dõi, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và cung cấp điện phục vụ cho sản xuất Như vậy qua trên có thể thấy bộ phận sản xuất chính là phân xưởng ướt và phân xưởng khô trực tiếp tạo ra sản phẩm, còn bộ phận sản xuất phụ là phân xưởng cơ khí tổng hợp phục vụ cho quá trình sản xuất 1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty: 1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Mối quan hệ tổ chức bộ máy: - Quan hệ trực tuyến: giữa giám đốc và phó giám đốc, với các phòng ban như trên là mối quan hệ chỉ đạo điều hành công việc của cấp trên đối với cấp dưới. - Quan hệ phối hợp: Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quang sát tìm hiểu tình hình công nhân từng phân xưởng để khi cần đến có thể cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc hoặc phó giám đốc. Nhiêm vụ của các bộ phận: - Giám đốc: là người quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch của công ty, chuẩn bị chương trình nội dung các tài liệu phục vụ cuôc họp, triệu tập và chỉ đạo cuộc họp của công ty. - Phó giám đốc là người được giám đốc bổ nhiệm và là người giúp việc cho giám đốc. Trong mối quan hệ này, phó giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất đối với mọi hoạt động của cấp dưới và là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. - Phòng tổ chức hành chính: Quản lý chung về nhân sự, phân công công tác hợp lý theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giúp cho phó giám đốc trong công tác cơ cấu tổ chức, tuyển dụng đào tạo cán bộ công nhân viên, tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các chính sách xã hội, các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, xây dựng đinh mức lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Đông thời theo dõi việc chấp hành các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước của công ty đối với nhân viên của mình để kịp thời kiểm tra, báo cáo, đề xuất, với lãnh đạo hướng xử lý các trường hợp vi phạm. - Phòng kế toán tài chính: tham mưu và tổ chức các nghiệp vụ kinh tế, tài chinh cho phó giám đốc. Kiểm soát và chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động có liện quan đến hoạt động tài chính của công ty. Chịu trách nhiệm trong việc tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lập báo cáo định kỳ nộp cho giám đốc và cơ quan thuế. - Phòng điều hành sản xuât: trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất, bảo quản, vận chuyển, nhập kho khi sản phẩm hoàn thành, báo cáo tình hình vận hành máy móc, thống kê theo dõi ngày công, ngày công thực tế của từng công nhân để lam cơ sở tính lương. Trực tiếp quản lý 3 phân xưởng: phân xưởng tuyển ướt, phân xưởng tuyển khô và phân xưởng cơ khí tổng hợp và sữa chữa . Phần 2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH sản xuất & thương mại khoáng sản Ban Mai 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm & công tác Marketing 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, thu hồi được vốn bỏ ra góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn đồng thời thoả mãn phần nào nhu cầu của thị trường. Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm, ta có thể xem xét và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty trong thời gian gần đây Bảng 2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng ĐVT: tấn STT  Tên mặt hàng  Năm 2004  Năm 2005  (  %   1  Ilmenite (A)  41.780  42.095  + 315  100,75   2  Ilmenite (B)  760  380  - 380  50   3  Zircon  890  815  - 75  91,57   4  Rutile  294,5  387  + 92,5  131,4   5  Monazite  590  425  - 165  72,03   6  Magnetic  295  560  + 265  189,83   Tổng  44.609,5  44.662  + 52,5  100,12   Nguồn: phòng kế toán Bảng 2.2 Kết quả tiêu thụ thông qua doanh thu của từng sản phẩm ĐVT: USD STT  Tên mặt hàng  Năm 2004  Năm 2005  (  %   1  Ilmenite (A)  2.398.172  2.525.700  + 127.528  105,32   2  Ilmenite (B)  29.260  14.820  - 14.440  50,56   3  Zircon  333.216  300.164,5  - 33.051,5  90,08   4  Rutile  57.015,2  73.530  + 16.514,8  128,96   5  Monazite  160.480  89.250  -71.230  55,6   6  Magnetic  8.850  16.800  + 7950  189,83   Tổng  2.986.993,2  3.020.264,5  + 33.271,3  101,1   7  MMTB  -  57.930  -  -   8  MMTB  -  8.833  -  -   Tổng  2.986.993,2  3.087.027,5  +100.034,3  103,4   Nguồn: phòng kế toán Qua các bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ ở Công ty không ngừng tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 52,5 tấn (tương đương với 100,12%) dẫn đến doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 la 33.271,3 USD (tương đương với 101,1%) nhưng tăng không đáng kể. Cụ thể trong năm 2005 các mặt hàng tiêu thụ tăng so với năm 2004 là Ilmenite (A), Rutile và Magnetic còn các mặt hàng giảm là Ilmenite (B), Zircon và Monazite. Nhưng trong các mặt hàng kể trên thì măt hàng Ilmenote (A) vẫn là mặt hàng tiêu thụ chủ lực chiếm 94,25% tổng sản lượng của Công ty Ngoài ra trong năm 2005 Công ty đã bán MMTB (máy móc thiết bị) do Công ty tự chế tạo cho Công ty MINEXCO - Khánh Hoà và Công ty khoáng sản Khánh Hoà góp phần làm tăng doanh thu trong năm 2005 lên 100.034,3 USD (tương đương với 103,4%) 2.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thị trường tiêu thụ sản phẩm là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán là nơi mà qua đó các sản phẩm được kiểm tra, đánh giá chính xác nhất để tồn tại và đứng vững. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Do đó mà các sản phẩm của Công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm đã có mặt trong nước và ngoài nước Bảng 2.3 Doanh thu theo từng thị trường ĐVT: USD STT  Thị trường  Năm 2004  Năm 2005  (  %   1  Công ty CP que hàn Ha Việt  14.907,2  18.905  +3.997,8  126,82   2  Công ty TNHH Kim Tín  42.108  54.625  +12.517  129,73   3  MINEXCO-Khánh Hoà  -  57.930  -  -   4  Công ty khoáng sản Khánh Hoà  -  8.833  -  -   5  Qinzhou Qinnan Chuang Da Trade  572.270,8  573.634  +1.363,2  100,24   6  Qinzhou Chuang De Mining Co..Ltd  275.637,6  284.127  +8.489,4  103,08   7  Qinzhou Qinnan Distrid Hue  1.288.230,6  1.319.486,5  +31.255,9  102,43   8  Qinzhou City cedar Industry  794.872,2  769.487  -25.385,2  96,81   Nguồn: phong kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty có cả trong nước và ngoài nước (chủ yếu là thị trường Trung Quốc chiếm 99,15% tổng sản lượng sản xuất của Công ty). Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm Ilmenite (A), Ilmenite (B), Zircon, Monazite và Magnetic đây là những mặt hàng chủ lực của Công ty hiện nay. Nhìn chung thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không có sự biến động đáng kể trong hai năm gần đây, đa phần là những khách hàng quen thuộc. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải cân nhắc trong thời gian tới và phải tìm hiểu để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm không bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Có như vậy Công ty mới phát triển lâu dài và bền vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khóc liệt như hiện nay 2.1.3. Giá cả Giá cả là một trong những biến số quan trọng của Marketing - Mix, tạo ra vị thế cạnh tranh cho các sản phẩm của các doanh nghiệp. Xác lập được một chiến lược giá đúng đắn và hợp lý sẽ đảm bảo cho Công ty có khả năng duy trì và chiếm lĩnh thị trường đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Biết được tầm quan trọng đó Công ty đã nghiên cứu kỹ về khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh và Công ty đã đưa ra phương pháp định giá như sau: Giá bán = giá thành + thuế + lợi nhuận Căn cứ vào phương pháp định giá này, Công ty đã đề ra các mức giá bán hiện nay như sau: Bảng 2.4 Bảng giá của từng loại sản phẩm ĐVT: USD STT  Tên mặt hàng  Năm 2004  Năm 2005  %   1  Ilmenite (A)  57,4  60  104,53   2  Ilmenite (B)  38,5  39  101,3   3  Zircon  379,4  368,3  98,37   4  Rutile  193,6  190  98,14   5  Monazite  272  210  77,2   6  Magnetic  30  30  100   Nguồn: phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy giá của từng loại mặt hàng trong năm 2005 so với năm 2004 có một số mặt hàng tăng cũng có một số mặt hàng giảm giá. Cụ thể mặt hàng Ilmenite (A) tăng 4.53%, Ilmenite (B) tăng 1.3%, các mặt hàng Zircon, Rutole, Monazete đều giảm chỉ có Magnetic là không thay đổi về giá. Việc tăng giá hay giảm giá do nhiều nguyên nhân, trong năm 2005 là năm mà thị trường trong nước và ngoài nước có sự biến động về giá nhất là trong lĩnh vực nhiên liệu (vì trong số các yếu tố đầu vào của sản xuất thì nhiên liệu chiếm một phẩn không nhỏ). Do đó sự thay đổi giá của từng loại mặt hàng là không tránh khỏi, vì vậy một số mặt hàng đã tăng giá nhưng tăng không đáng kể và có một số mặt hàng lại giảm giá, đây là sự cố gắng của Công ty trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp và làm ăn lâu dài với khách hàng 2.1.4. Chính sách phân phối sản phẩm của Công ty Để đảm bảo cho sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng kịp thời nhất, nhanh nhất và trong điều kiện tốt nhất là trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh. Vì vậy việc xác lập kênh phân phối để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện được tốt trách nhiệm trên Công ty đã thiết lập như sau: Đây là kênh phân phối trực tiếp vì sản phẩm quặng Titan sau khi được khai thác xong rồi đem vào trong kho để cất trữ. Sau đó dùng xe tải của Công ty vận chuyển về kho ở cảng Quy Nhơn ( kho ở cảng Quy Nhơn cách kho ở nhà máy sản xuất khoảng 70 km) chờ đủ số lượng rồi bốc lên tàu để xuất bán trực tiếp cho khách hàng. Áp dụng kênh phân phối trực tiếp sẽ giúp cho Công ty dễ dàng quản lý hàng hoá và tiết kiệm được nhiều chi phí 2.1.5. Các hình thức xúc tiến bán hàng Các hình thức xúc tiến bán hàng là một công cụ quan trọng và có hiệu quả trong hoạt động Marketing. Mục đích của việc xúc tiến bán là để cho sản phẩm của họ được tiêu thụ mạnh và tạo ra uy tín của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty, đảm bảo sự gắng bó chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, thận chí tạo ra thay đổI cần thiết thuận lợi về mặt tinh thần. Hiện nay Công ty đang sử dụng một phương thức xúc tiến bán các sản phẩm ra thị trường qua thư hay qua hình thức hợp đồng. Hình thức xúc tiến bán hàng này phù hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan 2 phan tich hoat dong san xuat kinh doanh.doc
  • docbanthao.doc
  • docMỤC LỤC.doc
Luận văn liên quan