Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 1999 - 2009

Trước những năm 50 của thế kỷ XX, khi dân số trên thế giới còn ít, một đất nước hay khu vực giầu tiềm năng phát triển kinh tế xã hội thường được xem xét trên các khía cạnh như sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kỹ thuật, khối lượng vốn tích lũy đầu tư thì vấn đề dân số ít được coi trọng và vai trò trong sự phát triển ít được quan tâm. Tuy nhiên vào nửa sau thế kỷ XX, khi thế giới bắt đầu bùng nổ dân số đến hơn 6,5 tỷ người và chỉ đến lúc này thì vấn đề dân số mới được đem ra và trở thành một yếu tố tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Các nước nghèo dân số đông còn nước giàu thì ít dân, điều này tạo nên những mâu thuẫn và khoảng cách lớn khó có thể thu hẹp lại. Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số hơn 86 triệu người - đứng 13 thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Là một quốc gia đông dân nên những biến động dân số có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực và cả tiêu cực. Bên cạnh đó thủ đô Hà Nội lại là một trong những thủ đô đông dân nhất thế giới, là đầu tàu kéo cả nền kinh tế Việt Nam. Từ năm 2008, khi Hà Tây xác nhập vào Hà Nội làm dân số tăng lên đột biến và có những ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của thành phố. Để biết được xu hướng và quy mô của sự ảnh hưởng đó như thế nào nhóm chúng em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 1999- 2009”.

doc64 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6315 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 1999 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành để tài nghiên cứu khoa học này, lời đầu tiên cho phép chúng em được gửi tới Ban giám hiệu của trường Đại học Thương Mại và thầy cô của khoa Kinh tế lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em được học tập, làm việc và sáng tạo trong một ngôi trường giàu thành tích; trong quá trình học tập tại trường, thầy cô đã dạy cho chúng em những kỹ năng tốt nhất để chúng em có thể hoàn thành đề tài này. Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thu Hiền – Bộ môn Kinh tế Vĩ mô là giảng viên trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn vì sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô đã dẫn dắt chúng em đi đến những bước cuối cùng của đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè những người đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót; vì vậy chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Chúng em xin chân thành cảm ơn! LỜI MỞ ĐẦU Trước những năm 50 của thế kỷ XX, khi dân số trên thế giới còn ít, một đất nước hay khu vực giầu tiềm năng phát triển kinh tế xã hội thường được xem xét trên các khía cạnh như sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kỹ thuật, khối lượng vốn tích lũy đầu tư…thì vấn đề dân số ít được coi trọng và vai trò trong sự phát triển ít được quan tâm. Tuy nhiên vào nửa sau thế kỷ XX, khi thế giới bắt đầu bùng nổ dân số đến hơn 6,5 tỷ người và chỉ đến lúc này thì vấn đề dân số mới được đem ra và trở thành một yếu tố tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Các nước nghèo dân số đông còn nước giàu thì ít dân, điều này tạo nên những mâu thuẫn và khoảng cách lớn khó có thể thu hẹp lại. Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số hơn 86 triệu người - đứng 13 thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Là một quốc gia đông dân nên những biến động dân số có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực và cả tiêu cực. Bên cạnh đó thủ đô Hà Nội lại là một trong những thủ đô đông dân nhất thế giới, là đầu tàu kéo cả nền kinh tế Việt Nam. Từ năm 2008, khi Hà Tây xác nhập vào Hà Nội làm dân số tăng lên đột biến và có những ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của thành phố. Để biết được xu hướng và quy mô của sự ảnh hưởng đó như thế nào nhóm chúng em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 1999- 2009”. MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Quy mô dân số TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 21 Bảng 3.2: Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999- 2009 của Hà Nội và các tỉnh thành khác 22 Bảng 3.3: Tỷ lệ dân số nam và nữ TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2007 24 Bảng 3.4: Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 25 Bảng 3.5. Lao động chưa có việc làm và đã được giải quyết việc làm khu vực thành thị 29 Bảng 3.6: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo độ tuổi 31 Bảng 3.7: Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn 32 Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 34 Bảng 3.9: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2000- 2009 35 Bảng 3.10: Vốn đầu tư Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009 36 Bảng 4.1:  Dân số gốc 2007 của Hà Nội mở rộng, 2 khu vực và các quận/huyện 40 Bảng 4.2:  Số lượng di cư thuần tuý năm 2007 của 2 khu vực Hà Nội 41 Bảng 4.3:  Tổng số lượng di cư thuần tuý trong 5 năm 2003-2007 của 29 quận/huyện 42 Bảng 4.4:  Dự báo tuổi thọ trung bình của Hà Nội và các quận/huyện cho các thời kỳ 5 năm 43 Bảng 4.5.  Tổng tỷ suất sinh (TFR) trong các năm 2003-2007 của 4 tỉnh có dân số nhập về thành phố Hà Nội mở rộng 44 Bảng 4.6. Dân số Hà Nội mở rộng 2007 và dự báo một số năm theo phương án trung bình 46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Quy mô dân số TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 21 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999- 2009 của Hà Nội và các tỉnh thành khác 22 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ dân số nam và nữ TP Hà Nội giai đoạn 1999-2007 24 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 25 Biểu đồ 3.5: Chỉ số già hóa của Hà Nội so với cả nước và tỉnh thành khác 27 Biểu đồ 3.6: Dân số Hà Nội tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn 32 Biểu đồ 3.7: Tốc độ tăng tế TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 34 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2000- 2009 35 Biểu đồ 3.9: Vốn đầu tư Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009 36 Biểu đồ 4.1:  Dự báo tuổi thọ trung bình của Hà Nội và các quận/huyện cho các thời kỳ 44 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 TP Thành phố 2 DN Doanh nghiệp 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 CĐ- ĐH Cao đẳng- Đại học 5 LĐ Lao động 6 DS- KHHGĐ Dân số- kế hoạch hóa gia đình 7 CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 8 WTO Tổ chức thương mại thế giới 9 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 10 g Tốc độ tăng trưởng kinh tế CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực. Từ những năm cuối của thế kỷ XX, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế thương mại như: gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1997 và sự kiện quan trọng đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07 tháng 11 năm 2006. Quá trình hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho tất cả nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mặc dù kinh tế thế giới có thể sẽ gây nhiều trở ngại nhưng nó cũng sẽ cung cấp cho Việt Nam cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước láng giềng nếu Việt Nam có những chiến lược đúng đắn để củng cố địa vị của mình. Trong giai đoạn hiện nay, bài toán đặt ra với tất cả các nước là làm thế nào để có thể tăng trưởng nhanh và bền vững. Như vậy vấn đề của Việt Nam là vừa phải cải thiện chất lượng tăng trưởng vừa phải nỗ lực đưa kinh tế cất cánh vào quỹ đạo phát triển bền vững. Tại phiên họp Chính phủ cuối cùng năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ một tư duy phát triển mới, rằng “mục tiêu phát triển kinh tế xét đến cùng là vì con người, cho con người”. Và trong 7 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội 2011 thì nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu. Điều này đã nói lên rằng: dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên là cần phải tác động vào nguồn nhân lực, mà nó lại gắn liền với tình hình dân số. Đã có rất nhiều các nhà kinh tế và các nhà học giả nghiên cứu xã hội đã tranh luận về ảnh hưởng của biến động dân số đối với tăng trưởng kinh tế. Họ đưa ra 3 luận điểm về khả năng tác động: dân số gia tăng làm hạn chế tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc trung tính, không ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế. Có nhiều lập luận được đưa ra nhằm lý giải cho những luận điểm này, vì vậy việc xác định rõ mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế cũng là yêu cầu tất yếu và khách quan trong mục tiêu phát triển kinh tế của TP Hà Nội. Đó cũng là lý do nhóm chúng em lựa chọn đề tài “ Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế của TP Hà Nội trong giai đoạn 1999- 2009” để phân tích thực trạng mối quan hệ này, qua đó dự báo biến động dân số và tăng trưởng kinh tế đến năm 2022 và đề xuất các kiến nghị để duy trì và thúc đẩy mối quan hệ này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế TP Hà Nội giai đoạn 1999- 2009 từ đó đề xuất các kiến nghị về chính sách nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đến năm 2022. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hiểu rõ 2 chỉ tiêu quan trọng đó là dân số và tăng trưởng kinh tế. - Phân tích lý thuyết mối quan hệ giữa biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế. - Phân tích sự tác động của biến động dân số tới tăng trưởng kinh tế của TP Hà Nội trong giai đoạn 1999 -2009. - Đưa ra một số dự báo về biến động dân số và tăng trưởng kinh tế đến năm 2022 và giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế. 1.3. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu - Biến động dân số, tăng trưởng kinh tế là gì? - Có những nghiên cứu nào về mối quan hệ biến động dân số và tăng trưởng kinh tế? - Biến động dân số kìm hãm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay trung tính, không ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế? - Đến năm 2022 biến động dân số thế nào và mối quan hệ của nó tới tăng trưởng kinh tế của Hà Nội? - Giải pháp nào đối với sự biến động dân số để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về tình hình biến động dân số, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại TP Hà Nội, tập trung cụ thể vào quy mô, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân số, nguồn lao động, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế,… - Về thời gian: 10 năm trở lại đây dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP Hà Nội có sự biến đổi mạnh mẽ nên đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ của biến động dân số và tăng trưởng kinh tế TP Hà Nội trong giai đoạn 1999- 2009. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Bổ sung thêm cho lý thuyết về mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế. Đề tài là sự phát triển có tính kế thừa và phát huy nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà kinh tế trước đó khi nghiên cứu về vấn đề này. 1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tế Trước hết, đề tài là một công trình nhỏ bé của nhóm, giúp các thành viên trong nhóm có thêm những hiểu biết về kinh tế vĩ mô, về vấn đề dân số và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, quá trình thu thập, phân tích số liệu và đánh giá số liệu dựa trên thực tế nền kinh tế TP Hà Nội trong giai đoạn 1999- 2009 một cách chân thực tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về mối quan hệ dân số và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, đề tài có thể đưa ra những dự báo có tính tham khảo về biến động dân số, tăng trưởng kinh tế và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ giữa chúng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 - 2022. 1.6. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề cần nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng các vấn đề nghiên cứu Chương 4: Các kết luận, dự báo và đề xuất kiến nghị CHƯƠNG II MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Một số định nghĩa,khái niệm cơ bản 2.1.1. Dân số và các khái niệm có liên quan * Dân số Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. * Quy mô dân số . Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. * Cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. - Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó. - Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính. Nếu ký hiệu và lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỷ số giới tính (SR) được xác định như sau: SR= x 100 - Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân số cư trú ở thành thị và dân số cư trú ở nông thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn. Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và ổn định. * Tỷ suất tăng dân số tự nhiên Tỷ suất sinh thô (CBR) là chỉ tiêu biểu thị số sinh trung bình trên 1000 dân trong năm. Tỷ suất sinh thô thường được sử dụng để tính tỷ suất tăng tự nhiên của dân số. Tỷ suất chết thô (CDR) cho biết trung bình cứ mỗi năm 1000 dân, sẽ có bao nhiêu người chết trong năm. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (CRNI) được tính bằng cách lấy tỷ suất sinh thô (CBR) trừ đi tỷ suất chết thô (CDR). * Biến động dân số Sự biến động dân số là kết quả của các xu hướng nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu và phân bổ dân số theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động. Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Tỷ lệ sinh và tử phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số. Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân. Di dân là hiện tượng di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú 2.1.2. Nguồn lao động và nguồn nhân lực Nguồn lao động và nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động - việc làm trong xã hội. 2.1.2.1. Nguồn lao động Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như quy mô và tốc độ phát triển nguồn lao động Chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: Sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất. 2.1.2.2. Nguồn nhân lực * Nguồn nhân lực Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Theo (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995), nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi) (GS. TS Bùi Văn Nhơn, 2006). Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động (GS TS Bùi Văn Nhơn, 2006). Như vậy, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. * Chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó là các yếu tố phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động trong quá trình làm việc (GS TS Bùi Văn Nhơn, 2006). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng con người lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển (TS Vũ Bá Thể, 2005).  2.1.3. Tăng trưởng kinh tế và các khái niệm có liên quan Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới trong “Báo cáo về phát triển thế giới năm 1991” cho rằng: Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số. Trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước phát triển” thì nhà kinh tế học E.Wayne Nafziger cho rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước. Cũng có một số quan điểm cho rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Như vậy có nhiều cách định nghĩa khác nhau song định nghĩa một cách khái quát như sau: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài (20- 30 năm). Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó. Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế. 2.2. Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 2.2.1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển của Adam Smith Adam Smith cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người hoặc tăng sản phẩm lao động tức là tăng thu nhập ròng xã hội. Ông chỉ ra năm nhân tố tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, tư bản, đất đai, tiến bộ kĩ thuật và môi trường chế độ kinh tế - xã hội. Yt = F (Lt, It, Nt, Tt, Ut ) Trong đó: Yt: tổng đầu ra của thời gian t Lt: lao động trong thời gian t It: tư bản trong thời gian t Nt: tỷ lệ
Luận văn liên quan