Đề tài Phân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dung cũng vì thế phát triển mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh chóng và thuận tiện trở thành một yêu cầu của khách hàng đối với ngân hàng. Điều này gây áp lực lên các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của mình nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất. Cũng trong thời gian đó, khoa học kỹ thuật thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát triển và hoàn thiện phương thức thanh toán của mình, trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của hình thức thanh toán bằng thẻ. Việc thanh toán thông qua thẻ ngân hàng liên quan đến nhiều các chủ thể tham gia, với vai trò, địa vị pháp lí khác nhau. Nhìn một cách tổng thể thì mối quan hệ pháp lí giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng là mối quan hệ gắn bó mật thiết, ràng buộc nhau. Để làm sáng tỏ những mối quan hệ này, nhóm chúng em chọn đề tài : “ Phân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng”. Trong quá trình làm bài, do thời gian cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn !

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dung cũng vì thế phát triển mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh chóng và thuận tiện trở thành một yêu cầu của khách hàng đối với ngân hàng. Điều này gây áp lực lên các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của mình nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất. Cũng trong thời gian đó, khoa học kỹ thuật thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát triển và hoàn thiện phương thức thanh toán của mình, trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của hình thức thanh toán bằng thẻ. Việc thanh toán thông qua thẻ ngân hàng liên quan đến nhiều các chủ thể tham gia, với vai trò, địa vị pháp lí khác nhau. Nhìn một cách tổng thể thì mối quan hệ pháp lí giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng là mối quan hệ gắn bó mật thiết, ràng buộc nhau. Để làm sáng tỏ những mối quan hệ này, nhóm chúng em chọn đề tài : “ Phân tích những mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng”. Trong quá trình làm bài, do thời gian cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn ! B. NỘI DUNG: I. Những vấn đề chung về thanh toán thông qua thẻ ngân hàng: 1. Thẻ ngân hàng: Theo Điều 2 quy chế phát hành, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (sau đây gọi tắt là quy chế) thì: Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận. Với vai trò là công cụ để thực hiện việc thanh toán, thẻ ngân hàng có thể được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực hiện thông qua nghiệp vụ kế toán của ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm riêng: Thứ nhất, thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; Thứ hai, thẻ ngân hàng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng dùng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ; Thứ ba, tổ chức phát hành thẻ ngân hàng thường bao gồm nhiều đơn vị trung gian tài chính, các trung tâm thanh toán bù trừ, tập đoàn thương mại, du lịch... tuy nhiên ngân hàng là tổ chức phát hành thẻ chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Có nhiều loại thẻ khác nhau với tên gọi khác nhau phụ thuộc vào những căn cứ phân loại thẻ. Ví dụ như căn cứ theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ: + Thẻ nội địa: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Thẻ quốc tế: Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hay căn cứ theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ: + Thẻ ghi nợ (debit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kì hạn; + Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. + Thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho cho tổ chức phát hành thẻ: 2. Các bên trong quan hệ thanh toán: Các bên trong quan hệ thanh toán thông qua hợp đồng thanh toán thẻ: Là hợp đồng giữa Tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ và các bên liên quan khác thoả thuận các điều kiện và điều khoản về việc thanh toán thẻ. Như vậy có rất nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng nhưng chủ yếu gồm các chủ thể sau: 2.1. Chủ thẻ: Là cá nhân hay người được ủy quyền, được ngân hàng cho phép sử dụng thẻ để chi trả các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo những điều kiện, quy định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Theo khoản 10 và 11 điều 2 quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm quyết định số 20 ngày 15/5/2007 của thống đốc ngân hàng nhà nước ( sau đây gọi tắt là quy chế) thì “Chủ thẻ chính là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thoả thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thoả thuận đó” còn “Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thoả thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính”. * Điều kiện để sử dụng thẻ: + Việc sử dụng thẻ phải có hợp đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ. + Chủ thẻ chính là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu sử dụng thẻ ghi nợ phải có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Tổ chức phát hành thẻ và các điều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định. Đối với chủ thẻ chính là tổ chức phải là pháp nhân và đáp ứng các điều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định. + Chủ thẻ phụ được phép sử dụng thẻ khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu chưa đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì phải được người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ, ngoài ra chủ thẻ phụ phải được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ. Tất cả các quy định trên không áp dụng cho thẻ trả trước vô danh - thẻ trả trước không xác định danh tính. 2.2. Tổ chức phát hành thẻ: (TCPHT) Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Tố chức phát hành thẻ trực tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Theo đó, đối với mỗi loại thẻ lại có một điều kiện nhất định, các tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện đó thì mới được phép phát hành. Điều kiện này được quy định rõ trong điều 9 quy chế: Thứ nhất, đối với phát hành thẻ nội địa thì nghiệp vụ phát hành thẻ phù hợp với phạm vi, điều kiện và mục tiêu hoạt động của tổ chức phát hành thẻ, phải tuân thủ các quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật, tổ chức phát hành thẻ phải xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ, bảo đảm các nguyên tắc quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử đối với nghiệp vụ phát hành thẻ., tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ phát hành thẻ, phải đăng kí loại thẻ và chức năng của loại thẻ tại Ngân hàng Nhà nước trước khi phát hành. Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và văn bản có liên quan nhằm chứng minh các điều kiện đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ, báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin thống kê phục vụ cho mục tiêu quản lí, giám sát của Ngân hàng nhà nước, ngoài ra còn phải tuân thủ nhiều các quy định khác. Thứ hai, đối với phát hành thẻ quốc tế, ngoài các điều kiện trên thì tổ chức phát hành thẻ quốc tế còn phải đủ điều kiện hoạt động ngoại hối do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định. 2.3. Tổ chức thanh toán thẻ: (TCTTT) Là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ. Để thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ, các ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện: Việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ phù hợp với phạm vi và mục tiêu hoạt động của tổ chức đó; Tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ các quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ, tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ; Báo cáo và cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin và văn bản có liên quan nhằm chứng minh các điều kiện đảm bảo thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ, báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin thống kê phục vụ cho mục tiêu quản lí, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và nhiều quy định khác của quy chế. 2.4. Đơn vị chấp nhận thẻ: (ĐVCNT) Là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết với TCTTT về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp bằng thẻ. II. Các mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong thanh toán qua thẻ ngân hàng. Ngày nay, việc thanh toán thông qua thẻ ngân hàng đã trở nên phổ biến với sự tham gia của nhiều chủ thể nhưng nhìn chung chủ yếu là các mối quan hệ sau: 2.1.Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ. Có thể thấy đây là mối quan hệ pháp lý cơ bản và chủ yếu làm phát sinh việc thanh toán thông qua thẻ ngân hàng. Từ đây sẽ xuất hiện tiếp các mối quan hệ khác giữa các bên với TCTTT, ĐVCNT hay các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mối quan hệ pháp lý giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong quy chế. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên có mối quan hệ biện chứng với nhau. 2.1.1. Trong thỏa thuận * Thỏa thuận về phạm vi sử dụng thẻ. Việc sử dụng thẻ phải thông qua một hợp đồng giữa TCPHT và chủ thẻ. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận mọi vấn đề mà không trái pháp luật. Nhưng trước tiên, các bên cần có sự thỏa thuận về phạm vi sử dụng thẻ. Theo điều 12 Quy chế, có hai phạm vi sử dụng thẻ mà các bên có thể lựa chọn tùy vào mục đích của mình: - Thẻ nội địa được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác theo thoả thuận với TCPHT trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ quốc tế được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được TCTTT chấp nhận làm đồng tiền thanh toán ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tóm lại, mối quan hệ giữa TCPHT và chủ thẻ ở đây được thể hiện ở sự thỏa thuận, tự do thể hiện ý chí, không thể có việc TCPHT lại đơn phương lựa chọn phạm vi thẻ mà không hỏi ý kiến của khách hàng (trừ trường hợp TCPHT chỉ chuyên phát hành một loại phạm vi thẻ). * Thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ khác. Ngoài những quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ giữa các bên được quy định cụ thể như trên, mối quan hệ giữa các bên còn thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ khác mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng (Khoản 4 các Điều 19, 20, 22 Quy chế; Khoản 6 Điều 21). Ví dụ: Thoả thuận với TCPHT về hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng và các thoả thuận khác không trái pháp luật hiện hành. Và khi đã thỏa thuận, chủ thẻ và TCPHT sẽ được hưởng quyền lợi và phải chịu trách nhiệm thực hiện những trách nhiệm đã thỏa thuận. Theo đó, Chủ thẻ chính, chủ thẻ phụ cùng chịu trách nhiệm chung và mỗi người chịu trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ trong hợp đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và TCPHT. Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm với TCPHT về việc sử dụng thẻ của chủ thẻ phụ, có trách nhiệm thanh toán cho TCPHT tất cả các giao dịch thẻ có chữ ký của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ trên hóa đơn cũng như có sử dụng số PIN. Trường hợp chủ thẻ chính bị chết, mất tích, hoặc mất năng lực hành vi thì việc thanh toán cho TCPHT và việc thừa hưởng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ chính hoặc số tiền còn lại trên thẻ trả trước định danh được thực hiện theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 22 Quy chế). Trong vấn đề cung cấp và thu thập thông tin. Đây là mối quan hệ pháp lý hai chiều và là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các hai bên chủ thể. Không chỉ chủ thẻ có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin mà cả TCPHT cũng được hưởng và thực hiện nghĩa vụ này. Bởi lẽ, có sự hiểu biết nhất định về TCPHT, các thông tin về tài khoản của mình,… thì chủ thẻ mới có thể chủ động trong việc lựa chọn các loại thẻ ngân hàng phù hợp nhất cho mình cũng như chủ động trong vấn đề sử dụng thẻ (để thanh toán hàng hóa, dịch vụ,…). Ngược lại, Ngân hàng cũng cần được cung cấp các thông tin về chủ thẻ để quản lý khách hàng và thuận lợi trong việc cung ứng thẻ. Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng năm 2007, đã quy định rất rõ ràng mối liên hệ này giữa các chủ thể: TCPHT có quyền: Yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết nhằm làm rõ các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng khi đề nghị được cung ứng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ; (Điểm a, Khoản 1 Điều 19 Quy chế) Chủ thẻ có nghĩa vụ: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi yêu cầu phát hành thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ; (Khoản 1 Điều 22 Quy chế) Chủ thẻ có quyền: Được TCPHT cung cấp thông tin định kỳ hoặc được cung cấp thông tin đột xuất về giao dịch thẻ và số dư, hạn mức liên quan đến việc sử dụng thẻ theo quy định của TCPHT; (Khoản 3 Điều 21 Quy chế). TCPHT có nghĩa vụ: Công bố đầy đủ thông tin cho chủ thẻ về các loại phí mà chủ thẻ phải trả trước khi sử dụng thẻ (kể cả phí giao dịch thẻ khác hệ thống). (Điểm c, Khoản 1 Điều 20) Trong việc sử dụng thẻ. Thực tế, nhiều người cho rằng, sau khi đã được cấp thẻ ngân hàng thì các chủ thẻ có toàn quyền sử dụng thẻ đó. Điều đó có thể đúng nếu nhìn nhận ở khía cạnh họ có thể dùng thẻ để thanh toán bất cứ hàng hóa gì, với số tiền phù hợp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, mọi quyền đó của của chủ thẻ đều phải đặt trong sự quy định việc sử dụng thẻ của TCPHT. Chủ thẻ chỉ có thể toàn quyến sử dụng thẻ trong phạm vi đó mà thôi. Và để khẳng định điều này, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng năm 2007 đã quy định về các quyền quy định sử dụng thẻ của TCPHT: “a) Từ chối phát hành thẻ nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ; quyết định thu hồi thẻ trong quá trình sử dụng nếu chủ thẻ không thực hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng sử dụng thẻ; b) Tăng hoặc giảm hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng; Quyết định thu hồi số tiền TCPHT cho chủ thẻ vay; Quy định các hình thức đảm bảo an toàn cho việc sử dụng thẻ; Quy định loại lãi, mức lãi cho vay đối với chủ thẻ không trái với quy định pháp luật hiện hành.” (Khoản 2, Điều 19) Đối với các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ. Chủ thẻ có nghĩa vụ trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo đúng thoả thuận tại hợp đồng sử dụng thẻ. (Điều 6 và Khoản 2 Điều 22 Quy chế). Đây là nghĩa vụ mà chủ thẻ phải thực hiện với TCPHT. Đó là điều tất yếu, là một trong những mục đích hoạt động quan trọng mà TCPHT hướng tới khi hoạt động trong lĩnh vực này. Như vậy, một mặt, hoạt động này khẳng định quyền của TCPHT, nhưng một mặt lại nhấn mạnh hơn nữa một trách nhiệm của TCPHT với chủ thẻ đã phân tích ở phần trên: nghĩa vụ cung cấp thông tin. Tức là TCPH thẻ phải cung cấp cho chủ thẻ thông tin về các các loại phí đối với từng loại thẻ. (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 Quy chế). Với số tiền nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết. Ngược lại với vấn đề trên, các quy định về số tiền nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết là các quy định về nghĩa vụ của TCPHT và quyền của chủ thẻ. Cụ thể, chủ thẻ được hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết và TCPHT phải hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết khi có yêu cầu của chủ thẻ trong hai trường hợp: - Thẻ bị hỏng do lỗi kỹ thuật; - Số dư của thẻ trả trước định danh chưa sử dụng và chủ thẻ yêu cầu hoàn trả lại tiền. Trong việc khiếu nại, trả lời các khiếu nại. Đây là một trong những phương thức đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho chủ thẻ. Theo quy định tại Quy chế, các chủ thẻ được quyền khiếu nại và yêu cầu các TCPHT tra soát trong các trường hợp: Sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về các giao dịch thẻ do TCPHT thông báo cho chủ thẻ theo thoả thuận; Các vi phạm hợp đồng sử dụng thẻ khác của TCPHT Khiếu nại, yêu cầu tra soát phải được gửi bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý cho TCPHT trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày chủ thẻ nhận được thông báo đối với trường hợp 1 quy hoặc từ ngày quyền và lợi ích của chủ thẻ bị vi phạm đối với trường hợp 2. (Điểm a, c Khoản 5 Điều 21 Quy chế). Nếu có khiếu nại trong các trường hợp như trên, TCPHT có nghĩa vụ phải trả lời các khiếu nại và yêu cầu tra soát của chủ thẻ theo quy định của pháp luật. (Điểm a, Khoản 1 Điều 20). Như vậy, có thể nhận thấy, việc khiếu nại chỉ theo một hướng, đó là quyền của chủ thẻ. TCPHT không có quyền này. Đó là điều hợp lý. Tuy nhiên, xuất phát từ những hậu quả không tốt đẹp của việc khiếu nại, yêu cầu tra soát (tốn thời gian, mối quan hệ rạn nứt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của TCPHT,…), pháp luật cần quy định rõ những trách nhiệm của chủ thẻ trong việc khiếu nại sai, cố tình khiếu nại để bôi nhọ danh dự sự hoạt động của các TCPHT, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh. Trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng thẻ. Trách nhiệm này được quy định rất rõ tại Điều 13 và Điều 20 Quy chế. Theo đó, để đảm bảo lợi ích của mình, cả hai bên đều phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng thẻ. Đây là một trong những biểu hiện gắn bó nhất trong mối quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT trong suốt quá trình chủ thẻ sử dụng thẻ. TCPHT có trách nhiệm: Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ; Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng và phần mềm quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ hoạt động thông suốt và an toàn; Hướng dẫn chủ thẻ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch thẻ; (ví dụ như sử dụng, bảo quản thẻ và quản lý số PIN,…); Yêu cầu TCTTT, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ; Thực hiện quản lý rủi ro đối với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ theo quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của pháp luật hiện hành; Trường hợp thẻ bị lợi dụng sau khi TCPHT có xác nhận bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý về việc đã xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ, TCPHT phải hoàn toàn chịu thiệt hại và bồi thường thiệt hại do việc thẻ bị lợi dụng gây ra. Suy cho cùng, mục đích lớn nhất của những quy định trên là bảo vệ các quyền lợi của chủ thẻ hoặc là gián tiếp, hoặc là trực tiếp. Tuy nhiên, không bị động chờ sự bảo đảm an toàn của người khác, các chủ thẻ cũng có trách nhiệm chủ động tự đảm bảo trong việc sử dụng thẻ của mình: Chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo quản thẻ, giữ bí mật PIN của thẻ. Nếu làm mất thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho TCPHT và chính thức xác nhận lại thông báo này bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý cho TCPHT. Thời hạn TCPHT xác nhận việc đã xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan