Đề tài Phân tích quản trị tuyến sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam

• Cấu trúc sản phẩm hỗn hợp: o Rộng: Số lượng tuyến sản phẩm mà công ty sản xuất và kinh doanh o Dài: Tổng số các tên sản phẩm trong tổng danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty. o Sâu: Tổng số các phương án sản phẩm cùng thỏa mãn nhu cầu, khác nhau về đặc tính và mức giá. • Tuyến sản phẩm và sản phẩm hỗn hợp: o Chiều rộng danh mục sản phẩm: Thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm đem ra thị trường. o Chiều dài danh mục sản phẩm: Là tổng số sản phẩm trong danh mục sản phẩm o Chiều sâu danh mục sản phẩm: Là thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại o Mật độ của danh mục sản phẩm: Thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất kênh phân phối hay là một phương tiện nào khác

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích quản trị tuyến sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận nhóm 2 Môn quản trị Marketing Đề tài : Phân tích quản trị tuyến sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam NỘI DUNG BÀI LÀM PHẦN THỨ I : KHÁI QUÁT LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm 2.Các quyết định về quản trị tuyến sản phẩm Duy trì tuyến sản phẩm hiện tại Quyết định kéo dãn tuyến sản phẩm Quyết định lấp đầy tuyến sản phẩm Quyết định hiện đại hóa sản phẩm Quyết định làm nổi bật tuyến sản phẩm Quyết định thanh lọc sản phẩm cũ PHẦN THỨ II : PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM XE MÁY HONDA 1. Giới thiệu công ty Honda và tuyến sản phẩm xe máy Honda 2. Tổng quan về ngành xe máy tại Việt Nam 3.Phân tích các quyết định về quản trị tuyến sản phẩm xe máy của Honda PHẦN THỨ III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM XE MÁY HONDA 1.Một vài nhận xét về quản trị tuyến sản phẩm xe máy Honda 2.Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tuyến sản phẩm xe máy Honda PHẦN THỨ I : KHÁI QUÁT LÝ LUẬN I. Một số khái niệm Danh mục sản phẩm: Là một đơn vị riêng biệt trong một tuyến sản phẩm có thể phân biệt được theo kích thước, giá cả, vẻ ngoài hay thuộc tính nào đó Tuyến sản phẩm: Là nhóm các sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau,thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng nhóm người tiêu dùng, qua cùng một kênh hay thuộc cùng khung giá nhất định. Sản phẩm hỗn hợp: Tập hợp các sản phẩm mà một tổ chức hay một người bán có thể tung ra thị trường để phục vụ khách hàng. Cấu trúc sản phẩm hỗn hợp: Rộng: Số lượng tuyến sản phẩm mà công ty sản xuất và kinh doanh Dài: Tổng số các tên sản phẩm trong tổng danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty. Sâu: Tổng số các phương án sản phẩm cùng thỏa mãn nhu cầu, khác nhau về đặc tính và mức giá. Tuyến sản phẩm và sản phẩm hỗn hợp: Chiều rộng danh mục sản phẩm: Thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm đem ra thị trường. Chiều dài danh mục sản phẩm: Là tổng số sản phẩm trong danh mục sản phẩm Chiều sâu danh mục sản phẩm: Là thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại Mật độ của danh mục sản phẩm: Thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất kênh phân phối hay là một phương tiện nào khác II,Các quyết định về sản phẩm A. Duy trì tuyến sản phẩm hiện tại 1,Phân tích loại sản phẩm Những người quản lý loại sản phẩm cần biết doanh số và lợi nhuận của từng mặt hàng trong loại sản phẩm mà mình phụ trách và tình trạng của từng loại sản phẩm đó so với các loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Doanh số bán và lợi nhuận của một loại sản phẩm. Người quản lý loại sản phẩm cần phải biết tỷ lệ phần trăm của từng loại mặt hàng trong tổng doanh số bán và lợi nhuận thu được. Giả sử mặt hàng thứ nhất chiếm 50% tổng doanh số bán và 30% tổng lơi nhuận. Hai mặt hàng đầu chiếm 80% tổng doanh số bán và 60% tổng lợi nhuận. Nếu hai mặt hàng này đột nhiên bị đối thủ cạnh tranh gây thiệt hại thì doanh số bán và khả năng sinh lợi của loại sản phẩm sẽ bị suy sụp. Sự tập trung cao độ của doanh số bán vào một số ít mặt hàng là một dấu hiệu về sự sung yếu của loại sản phẩm đó. Những mặt hàng này phải được theo dõi và bảo vệ cẩn thận. Mặt khác, mặt hàng cuối cùng chỉ chiếm 5% doanh số bán và lợi nhuận của cả loại sản phẩm đó. Người quản lý sản phẩm có thể xét đến việc loại bỏ mặt hàng bán chậm này trong loại sản phẩm của mình, trừ khi nó có khả năng tăng trưởng mạnh. Đặc điểm thị trường của loại sản phẩm Người quản lý loại sản phẩm cũng cần phải kiểm tra lại xem loại sản phẩm của mình có vị trí như thế nào so với các loại sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Hãy xem xét một công ty giấy với một loại sản phẩm là carton. Hai trong số những thuộc tính quan trọng của carton là trọng lượng và chất lượng bề mặt. Trọng lượng giấy chào bán thường có những mức chuẩn là 90, 120,150 và 180 đơn vị. Chất lượng bề mặt có ba mức chuẩn. Đối thủ cạnh tranh A bán hai mặt hàng có trọng lượng thuộc hạng siêu nặng và chất lượng bề mặt thuộc hạng trung bình và thấp. Đối thủ cạnh tranh B bán bốn mặt hàng có trọng lượng và chất lượng bề mặt khác nhau. Đối thủ cạnh tranh C bán ba mặt hàng với trọng lượng càng lớn khi chất lượng bề mặt càng cao. Cuối cùng, công ty X chào bán ba mặt hàng có trọng lượng và chất lượng bề mặt khác nhau. Việc xây dựng bản đồ vị trí của các mặt hàng rất có ích cho việc hoạch định chiến lược marketing loại sản phẩm. Nó cho thấy rõ những mặt hàng nào của đối thủ đang cạnh tranh với công ty X 2, Chiều dài của loại sản phẩm Một vấn đề được đặt ra đối với người quản lý loại sản phẩm là chiều dài tối ưu của loại sản phẩm. Một loại sản phẩm được coi là có chiều dài quá ngắn, nếu người quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách bổ sung thêm các mặt hàng. Một loại sản phẩm được coi là chiều dài quá lớn, nếu người quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách bớt một số mặt hàng. Các loại sản phẩm đều có su hướng phát triển dài thêm sau một thời gian. Năng lực sản xuất dư thừa gây sức ép đối với người quản lý sản phẩm để phát triển thêm những mặt hàng mới. Lực lượng bán hàng và những người phân phối cũng gây sức ép để có được một loại sản phẩm đầy đủ hơn để thỏa mãn các khách hàng của mình. Người quản lý loại sản phẩm sẽ bổ sung thêm các mặt hàng để tăng doanh số bán và lợi nhuận. Thế nhưng khi bổ sung thêm mặt hàng thì một số chi phí sẽ tăng lên: chi phí thiết kế và chế tạo, chi phí lưu kho và vận chuyển, chi phí thay đổi quy trình sản xuất, chi phí xử lý đơn hàng, chi phí vận tại và chi phí khuyến mãi mặt hàng mới. Cuối cùng có một cái gì đó sẽ ngưng sự phát triển nhanh chóng của loại sản phẩm lại. Ban lãnh đạo tối cao có thể đình chỉ mọi việc vì không đủ tiền hay năng lực sản xuất. Người kiểm tra có thể đặt vấn đề về khả năng sinh lời của loại sản phẩm đó và yêu cầu xem xét. Kết quả xem xét chắc chắn sẽ cho thấy có rất nhiều mặt hàng gây thua lỗ. Những mặt hàng đó sẽ bị loại bỏ nhằm tăng khả năng sinh lời. Quá trình phát triển bừa bãi loại sản phẩm kéo theo việc loại bỏ hàng loạt sản phẩm sẽ lập đi lập lại nhiều lần. Một công ty có thể tăng chiều dài của loại sản phẩm của mình theo hai cách: kéo dài loại hay bổ sung loại sản phẩm. B.Quyết định kéo dài loại sản phẩm Loại sản phẩm của mỗi công ty đều bao trùm một phần nhất định trên toàn bộ loại sản phẩm có thể có. Ví dụ, những chiếc ô tô BMW nằm ở dải giá cao ở thị trường ô tô, việc kéo dài loại sản phẩm xuất hiện khi một công ty kéo dài loại sản phẩm của mình. Công ty có thể kéo dài loại sản phẩm của mình xuống phía dưới, lên phía trên hay về cả hai phía. Kéo dài xuống phía dưới Nhiều công ty lúc đầu chiếm lĩnh vị trí trên cùng của thị trường rồi sau đó mới kéo dãn loại sản phẩm của mình xuống phía dưới Các công ty thường bổ sung thêm các mẫu mã cho đầu dưới thuộc loại sản phẩm của mình nhằm quảng cáo nhãn hiệu của mình với giá thấp vào lúc ban đầu. Những mẫu mã “ chủ công” hay “khuyến mãi” này đã được sử dụng để lôi cuốn khách hàng bằng giá. Khách hàng sau khi nhìn thấy những mẫu mã mới đẹp hơn thường mua ngay. Chiến lược này cần được sử dụng một cách thận trọng. Nhãn hiệu “khuyến mãi” đó, tuy đơn sơ, nhưng phải hỗ trợ hình ảnh chất lượng của nhãn. Người bán cũng phải dự trữ mẫu mã và khuyến mãi đó khi nó được quảng cáo. Người tiêu dùng không được cảm thấy là mình bị đánh lừa và bỏ rơi. Một công ty có thể kéo dài xuống phía dưới vì một trong những lí do sau: Công ty bị đối thủ cạnh tranh tấn công ở đầu trên và quyết định phản công bằng cách xâm nhập đầu dưới của đối thủ cạnh tranh. Công ty thấy rằng sự tăng trưởng ngày càng chậm đang diễn ra ở đầu trên. Công ty lúc đầu đã xâm nhập đầu trên để tạo dựng hình ảnh chất lượng và có ý định mở rộng xuống phía dưới. Công ty đã bổ sung một đơn vị đầu dưới để bít một lỗ hổng của thị trường mà nếu không làm như vậy nó sẽ thu hút đối thủ cạnh tranh mới. Khi kéo dài xuống phía dưới công ty phải đương đầu với những rủi ro. Mặt hàng mới ở đầu thấp có thể gây tổn hại cho những mặt hàng ở đầu cao. Hãy xét trường hợp sau: Cũng có khi mặt hàng ở đầu thấp có thể kích động các đối thủ cạnh tranh trả đũa bằng cách chuyển dịch về phía đầu trên. Hay các đại lý của công ty có thể chưa sẵn sàng hoặc không đủ khả năng kinh doanh những sản phẩm ở đầu dưới, bởi vì chúng có khả năng sinh lời nhỏ hơn hay làm lu mờ hình ảnh của họ. Kéo dài lên phía trên Những công ty ở đầu dưới của thị trường có thể suy tính đến việc xâm nhập đầu trên của thị trường. Họ có thể bị hấp dẫn bởi tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, tiền lãi cao hơn hay chỉ là cơ may để tự xác lập mình như một người sản xuất đầy đủ một loại sản phẩm. Quyết định kéo dài phía trên có thể chứa nhiều rủi ro. Đó không chỉ là các đối thủ cạnh tranh ở đầu trên đã cố thủ vững chắc, mà còn là vì họ có thể phản công bằng cách tiến xuống phía dưới. Các khách hàng tương lai có thể không tin rằng những công ty ở đầu dưới lại có thể sản xuất những sản phẩm chất lượng cao. Cuối cùng là những đại diện bán hàng của công ty và những người phân phối có thể không đủ tài năng hay không được huấn luyện kỹ để phục vụ đầu trên của thị trường. Kéo dài ra cả hai phía Những công ty phục vụ phần giữa của thị trường có thể quyết định kéo dài loại sản phẩm của mình về cả hai phía. Texas Instruments (TI) lúc đầu đã tung ra máy tính giá trung bình chất lượng trung bình của thị trường. Dần dần họ bổ sung thêm những máy tính ở đầu dưới và dành được thị phần của Bowmar. Sau đó công ty này đưa ra máy tính chất lượng cao và bán với giá thấp hơn so với Hewlett-Packard, một công ty đã khống chế đầu trên của thị trường. Việc kéo dài ra hai phía này đã làm cho TI sớm dành được vị trí dẫn đầu thị trường trên thị trường máy tinh cầm tay. Bổ sung loại sản phẩm Một loại sản phẩm cũng có thể kéo dài ra bằng cách bổ sung thêm những mặt hàng mới trong phạm vi hiện tại của loại đó. Có một số động lực đã thúc đẩy việc bổ sung loại sản phẩm: tìm kiếm lợi nhuận tăng thêm, cố gắng thỏa mãn những đại lý đã than phiền về doanh số thiệt hại do loại sản phẩm thiếu một số mặt hàng, cố gắng sử dụng năng lực dư thừa, cố gắng trở thành công ty luôn luôn dẫn đầu, và cố gắng lấp kín những lỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh. Việc bổ sung loại sản phẩm bị xem là quá mức, nếu nó gây thiệt hại và làm khách hàng bối rối. Công ty cần phải làm thế nào để khách hàng dễ phân biệt được từng mặt hàng. Mỗi mặt hàng phải có một điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận biết. công ty phải kiểm tra xem mặt hàng được đề xuất có đáp ứng một nhu cầu của thị trường không hay là chỉ được bổ sung để thỏa mãn một số nhu cầu nội bộ. C. Quyết định hiện đại hóa sản phẩm Ngay cả khi chiều dài của loại sản phẩm đã thỏa đáng thì loại sản phẩm ấy vẫn có thể cần phải hiện đại hóa. Vấn đề là sẽ thay đổi chủng loại theo từng phần hay toàn bộ ngay lập tức. Cách thay đổi từng phần cho phép công ty xem xét xem khách hàng và các đại lý có thái độ như thế nào đối với mẫu mã mới. Việc hiện đại hóa từng phần sẽ đỡ thất thoát lưu kim của công ty. Điểm bất lợi chủ yếu của việc hiện đại hóa từng phần là ở chỗ các đối thủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó và cũng bắt đầu thiết kế lại chủng loại sản phẩm của mình. Trên những thị trường thay đổi nhanh chóng việc hiện đại hóa sản phẩm diễn ra liên tục. Các công ty đều có kế hoạch cải tiến sản phẩm, khuyến khích khách hàng chuyển sang những mặt hàng được đánh giá cao hơn. Vấn đề chính là xác định thời điểm cải tiến sản phẩm sao cho việc cải tiến không quá sớm (do đó làm tổn hại đến việc tiêu thụ những loại sản phẩm hiện có) hay quá muộn (sau khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập được uy tín vững chắc đối với những thiết bị uy tín hơn). D.Quyết định làm nổi bật sản phẩm Người quản lý loại sản phẩm thường lựa chọn một hay một số loại mặt hàng trong loại sản phẩm của mình để làm nổi bật lên. Họ có thể làm nổi bật những mẫu mã khuyến mãi ở đầu dưới để phục vụ cho việc “mở đường”. Cũng có khi người quản lý lại làm nổi bật mặt hàng ở đầu trên để tạo uy tín cho loại sản phẩm của mình. Đôi khi một công ty phát hiện thấy một đầu của loại sản phẩm rất chạy, còn đầu kia thì lại bị tồn đọng. Công ty có thể hỗ trợ làm tăng nhu cầu về những hàng hóa bán chậm, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất ra tại một nhà máy đang bị ngưng hoạt động vì thiếu nhu cầu.Công ty IBM cũng đã từng gặp phải tình huống này khi các máy tính cỡ trung bán không chạy bằng những máy tính cỡ lớn của họ. Thế nhưng sự việc không chỉ đơn giản như vậy. Người ta cũng có thể lập luận rằng công ty đó phải đẩy mạnh những mặt hàng bán chạy, chứ không phải cố gắng chống đỡ với nhu cầu yếu kém. E.Quyết định thanh lọc loại sản phẩm Người quản lý loại sản phẩm định kỳ phải rà soát lại những mặt hàng của mình để thanh lọc bớt chúng. Có hai trường hợp cần thanh lọc. Thứ nhất là khi loại sản phẩm đó có mặt hàng đã chết, nhất là không đem lại lợi nhuận. Những mặt hàng yếu kém có thể xác định được thông qua việc phân tích doanh số bán và chi phí. RCA đã cắt giảm TV từ 69 xuống 44 mẫu mã và một công ty hóa chất đã cắt giảm sản phẩm của mình từ 217 xuống còn 93 thứ có khối lượng lớn nhất và đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận, đồng thời có nhiều khả năng tồn tại lâu dài nhất. Nhiều công ty đã tiến hành những đợt thanh lọc quan trọng để đạt được lơi nhuận lâu dài hơn. Một trường hợp cần thanh lọc sản phẩm là khi công ty thiếu năng lực sản xuất. Nhà quản trị cần tập trung vào sản xuất những mặt hàng đem lại nhiều lời hơn. Các công ty thường rút ngắn các loại sản phẩm khi nhu cầu căng thẳng và kéo dài các loại sản phẩm của mình khi nhu cầu thấp. PHẦN THỨ II : PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM XE MÁY HONDA 1.Giới thiệu công ty Honda và tuyến sản phẩm xe máy Honda Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam. Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2006 với lĩnh vực linh doanh là : Sản xuất,lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda Sản xuất và lắp ráp ô tô Honda dưới 9 chỗ ngồi. Honda là hãng có thị phần xe máy lớn nhất Việt Nam hiện nay nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và hiện đang nắm vai trò dẫn dắt thị trường. Nhà máy xe máy thứ nhất :  Nhà máy thứ nhất (tháng 3 /1998). Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam.   -  Thành lập: Năm 1998  - Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc   - Vốn đầu tư: USD 290,427,084    - Lao động: 3.560 người          -  Công suất: 1 triệu xe/năm  Nhà máy xe máy thứ hai:  Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố“thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước.              -Năm thành lập: Năm 2008              -Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc              -Vốn đầu tư: 65 triệu USD              -Lao động: 1.375 người              -Công suất: 500.000 xe/năm  Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.  Mục tiêu phát triển Thông điệp của Honda là “Tôi yêu Việt Nam” và mục tiêu phát triển của công ty Honda Việt Nam là : Xây dựng một tổ chức phát triển với sự tận tâm vượt trội ,duy trì và giữ vững vị trí nhà sản xuất và nhập khẩu xe máy hàng đầu Việt Nam HVN luôn phấn đấu vì hạnh phúc và an toàn của người dân cũng như vì sự phát triển của kinh tế đất nước. HVN luôn nỗ lực áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tiến hành chuyển giao công nghệ… Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị cho các sản phẩm dịch vụ.Honda không ngừng phấn đấu và cống hiến để cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao nhất và giá cả được mọi người trên khắp Việt Nam chấp nhận. Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển ,phấn đấu luôn là nhà lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi . Chiến lược sản phẩm xe máy Honda Đa dạng hóa về chủng loại và giá cả các sản phẩm trên tất cả các phân khúc thị trường. Giữ vững và nâng cao uy tín,chất lượng sản phẩm của Honda. Liên tục đổi mới về mầu sắc ,kiểu dáng và mẫu mã Cam kết sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. 2.Tổng quan thị trường xe máy Honda Việt Nam là một trong những  nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và phổ biến nhất tại Việt Nam,chiếm tỷ trọng gần 90 % tại các thành phố lớn. Do đó đây thực sự là thị trường lớn, đầy sức hấp dẫn đối với các hãng xe . Và đi kèm theo đó, tính cạnh tranh là rất khốc liệt. Honda là hãng có thị phần lớn nhất nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và hiện đang nắm vai trò dẫn dắt thị trường. Thương hiệu này luôn là top được quan tâm trong tâm trí người tiêu dùng ở lĩnh vực xe gắn máy. Bảng số liệu về sản lượng bán ra của các hãng trong các năm gần đây Các hãng xe  Số xe bán ra (đơn vị triệu xe ) và tỷ lệ %    Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009   Honda  1.8  52.6%  1.6  50.95%  1.1  39.7%  0.85  42.7%  1.43  56.15   Yamaha  0.49  14.3%  0.5  15.95%  0.76  27.4%  0.5  25.1%  0.52  20.45   Suzuki  0.33  9.65  0.4  12.7%  0.37  13.4%  0.25  12.6%  0.32  12.5%   SYM  0.24  7%  0.3  9.5%  0.32  11.5%  0.2  10%  0.25  9.8%   Khác  0.56  16.4%  0.34  10.8%  0.21  7.6%  0.19  9.5%  0.23  9%   Tổng  3.42  100%  3.14  100%  2.77  100&  1.99  100%  2.55  100%   3. Các quyết định quản trị tuyến sản phẩm xe máy Honda  Công ty Honda đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất lâu và là một công ty rất có uy tín trên thị trường Việt Nam với mặt hàng ô tô và xe máy. Là người Việt Nam, không ai không biết đến thương hiệu xe Honda. Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này, công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Từ khi có mặt tại VN, Honda đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe mới, cải tiến các mẫu xe cũ và luôn đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường Việt Nam.Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Duy trì tuyến sản phẩm hiện tại Chính sách sản phẩm của Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu của họ.Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số làm nghề nông và sống ở các vùng nông thôn đây cũng là tầng lớp trung bình của xã hội là lực lượng những khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua. Các chiến lược định giá của Honda vô cùng đúng đắn, minh chứng rõ ràng nhất đó là việc họ đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, sau nhiều năm kinh doanh, chưa bao giờ Honda trở thành một thương hiệu cũ mà công ty vẫn tiếp tục phát triển, thậm chí còn ngày một chiếm nhiều thị phần hơn. Sự đa dạng hóa về chủng loại và giá cả các sản phẩm trên tất cả các