Đề tài Phân tích sự kế thừa và phát triển của quy định nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp nước

Nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp nước ta thể hiện tính kế thừa, phát triển cả về hình thức và nội dung. Điều đó phản ánh sự phát triển càng đầy đủ hơn các nghĩa vụ công dân phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, phản ánh nền dân chủ XHCN và địa vị xã hội ngày càng tăng của các cá nhân con người. Đồng thời còn là sự thể hiện sâu sắc bản chất Nhà nước ta đối với con người và xã hội Việt Nam. Với tầm quan trọng như trên đề tài “ Sự kế thừa và phát triển chế định nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến” đã thu hút được sự quan tâm của các bạn trong nhóm. Bởi vậy thông qua lịch sử lập hiến của bốn bản Hiến pháp(1946, 1959,1980,1992)và việc nghiên cứu, phân tích chế định này giúp ta có cái nhìn tổng thể và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm trực tiếp góp phần nâng cao đời sống của người dân, đồng thời cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong thực tế.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích sự kế thừa và phát triển của quy định nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở  Đầu Nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp nước ta thể hiện tính kế thừa, phát triển cả về hình thức và nội dung. Điều đó phản ánh sự phát triển càng đầy đủ hơn các nghĩa vụ công dân phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, phản ánh nền dân chủ XHCN và địa vị xã hội ngày càng tăng của các cá nhân con người. Đồng thời còn là sự thể hiện sâu sắc bản chất Nhà nước ta đối với con người và xã hội Việt Nam. Với tầm quan trọng như trên đề tài “ Sự kế thừa và phát triển chế định nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến” đã thu hút được sự quan tâm của các bạn trong nhóm. Bởi vậy thông qua lịch sử lập hiến của bốn bản Hiến pháp(1946, 1959,1980,1992)và việc nghiên cứu, phân tích chế định này giúp ta có cái nhìn tổng thể và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm trực tiếp góp phần nâng cao đời sống của người dân, đồng thời cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong thực tế. Nội Dung   Việc xác định nội dung của chế định nghĩa vụ  cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp trước hết phải xuất phát từ vị trí của quy định có ý nghĩa và có tầm quan trọng đặc biệt trong Hiến pháp, nên nó quyể định toàn bộ  nội dung. Chế độ chính trị mỗi nước khác nhau nên quy định cũng khác nhau. Nhìn chung cả nước đều quan tâm đến chế định này vì nó có  ý nghĩa quan  trọng trong cuộc sống. 1, Phần chung cho các bản Hiến pháp: Trong lịch sử lập Hiến nước ta, nội dung chế định về nghĩa vụ cơ bản của công dân hết sức phong phú, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn từ 1946 đến 1992. So với Hiến pháp trước, Hiến pháp sau đã có những sửa đổi bổ sung điều khoản mới phản ánh những thay đổi cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển. Để khẳng định điều này chúng ta cần quan tâm đến phần chung  nhất của chế định nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp và thấy được sự phát triển và hoàn thiện nó. Về mặt nội dung: Hiến pháp 1946 thể hiện sự tiến bộ vượt trội của một nhà nước dân chủ nhân dân, thông qua các nghĩa vụ được ghi nhận trong Hiến pháp thể hiện vai trò trách nhiệm của công dân với nhà nước. Trong đó có hai điều ghi những nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện đồng thời đáp ứng yêu cầu của lịch sử một đất nước vừa mới được độc lập nhưng đang trong tình cảnh khó khăn vô cùng. Đó là các nghĩa vụ được quy định ở điều 4 và điều 5. Hiến pháp 1959 có những quy định mới về nghĩa vụ tác  động trên cả ba phương diện là hình thức và nội dung tác động trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…kèm theo đó là sự bảo đảm của nhà nước để thực hiện nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện được đường lối của Nhà nước là đưa nền kinh tế lên một tầm cao mới phát triển và hiện đại. Hiến pháp 1980 mở rộng và cụ thể hóa hơn các nghĩa vụ của công dân. Phản ánh sự phát triển không ngừng của xã hội và sự quan tâm của nhà nước với việc bảo đảm và mở rộng các nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đã khắc phục được tính hình thức, tính nguyên tắc giáo điều của các bản Hiến pháp. Hiến pháp 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, ngoài 26 điều sửa đổi bổ sung cho sát với thực tế ra Hiến pháp 1992 còn bổ sung thêm 4 điều. Riêng về nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1992 bổ xung thêm nội dung về nghĩa vụ đối với phụ nữ trẻ em, và người Việt Nam ở nước  ngoài. Nhìn lại lịch sử lập hiến Việt Nam  chưa có một bản Hiến pháp nào lại coi trọng dân chủ như bản Hiến pháp 1992. Nghĩa vụ công dân nâng cao cũng chính là phải để bảo đảm quyền công dân được thực hiện đầy đủ. Hiến pháp 1992 đã cùng dân tộc bước và thời kỳ đổi mới với những thay đổi và hội nhập. Trong xu thế hội nhập, nghĩa vụ của công dân càng phải được thực hiện đầy đủ mới có thể đưa đất nước và hội nhập với quốc tế. Hơn nữa, hoàn cảnh này lại đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hơn nữa bản Hiến pháp hiện nay của chúng ta. Để tìm hiểu một cách chi tiết về sự thay đổ trên ta hãy đi vào khái niện công dân, nghĩa vụ công dân là gì? Cơ sở nào để khẳng định nghĩa vụ của công  dân qua các bản Hiến pháp? Ý nghĩa của nó trong các bản Hiến pháp và trong thực tiễn như thế nào? Công dân: Công dân trước hết được hiểu là con người, là cá nhân. Bởi vậy muốn tìm hiểu khái niệm công dân, chúng ta cần biết con người và cá nhân là gì? Con người với tư cách là một thực thể tồn tại, là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Xét về góc độ tự nhiên thì con người là một thực thể có ý chí,tư duy và ngôn ngữ, có khả năng sang tạo công cụ lao động và xử dụng chúng theo ý chí và mục đích của mình. Trong xã hội, con người tồn tại trong mối lien hệ với người khác, có khả năng nhận biết, tác động, ảnh hưởng và thậm chí thay đổi môi trường xã hội. Đồng thời, môi trường xã hội sẽ có tác động mạnh mẽ đối với mỗi con người. Bởi vậy bản chất con người trong tính hiện thực là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.  Cá  nhân là một con người xã hội cụ thể, là  sản phẩm của sự phát triển xã hội. Cá nhân luôn đặt trong mối quan hệ với xã hội, luôn chữa đựng những đặc điểm sinh lý riêng của mỗi người để phân biệt người này với người khác. Công dân là cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước và pháp luật, là sự xác định về mặt pháp lý một thể nhân thuộc về một nhà nước nhất định. Do vậy con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi, đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ đối với nhà nước. Khái niệm công dân gắn với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mối lien hệ bền vững về mặt pháp lý của một thể nhân với một nhà nước nhất định.  1.2.Khái niệm nghĩa vụ cơ bản của công dân:  Nghĩa vụ cơ bản của công dân là nghĩa vụ  tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề để  đảm bảo các quyền công dân được thực hiện. 1.3.Cơ sở nghĩa vụ cơ bản của công dân:   Con người sinh ra trong thời đại có nhà nước, luôn có mối quan hệ với nhà nước, cơ sở đó được thiết lập trên cơ sở pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ. Con người đó trở thành công dân nhà nước.  Khi công dân được nhà nước trao cho những quyền và được nhà nước bảo đảm thực hiện thì Nhà nước cũng có quyền yêu cầu công dân thực hiện những nghĩa vụ bắt buộc đối với nhà nước. Như vậy, quyền công dân trở thành cơ sở nghĩa vụ của công dân.  1.4.Ý nghĩa của các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp: Chế  định về nghĩa vụ của công dân là chế  định cơ bản trong hầu hết các bản hiến pháp của các quốc gia trên thế giới. Cùng với chế định quyền trong Hiến pháp ta có thể xác định được ta có thể xác định được mức  độ dân chủ nhân đạo, tiến bộ của một nhà nước, một xã hội. quyền và nghĩa vụ  cơ bản của công dân là cơ sở để xác  định địa vị pháp lý của công dân, là cơ  sở cho mọi quyền và nghĩa vụ khác. 1.5. Những nguyên tắc Hiến pháp của nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam: Tôn trọng các quyền con người về các mặt chính trị, dân sự, kinh tế,văn hóa và xã hội. Quyền con người ở đây được hiểu là các quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có được pháp luật thừa nhận, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại đến. Nguyên tắc này được thừa nhận tại điều 50 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.     Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân. Trong xã hội quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ. Nhà nước ta luôn đảm bảo cho mọi công dân những quyền lợi hợp pháp đi liền với đó cũng đòi hỏi họ thực hiện các nghĩa vụ của mình. Quyền lợi và nghĩa vụ là hai mặt của quyền làm chủ của mỗi công dân, nó cơ bản do Hiến pháp và nhà làm luật quy định. Nguyên tắc này được nhà nước thừa nhận tại Điều 51 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tức là sự bình đẳng giữa mọi đối tượng và trong mọi quan hệ pháp luật. “Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,…”. Nguyên tắc này đảm bảo tính công bằng cho xã hội, hạn chế hiện tượng tham ô, tham nhũng, góp phần làm trong sạch xã hội; được nhà nước thừa nhận tại Điều 52 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Nhân đạo xã hội chủ nghĩa: Là nguyên tắc thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với từng con người trong xã hội. Trong quá trình dự thảo hiến pháp các quy định về nghĩa vụ của công dân được nhà nước xây dựng trên tinh thần đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho công dân. Giúp công dân phát triển toàn diện. Nhà nước ta chính là nhà nước của dân, do dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Hiện thực nghĩa vụ của công dân: đây là nguyên tắc đòi hỏi các nghĩa vụ được ghi nhận trong hiến pháp đều phải có cơ sở, có tính thực tiến trong thực tế cuộc sống. Lịch sử nước ta đã trải qua 4 bản Hiến pháp. Mặc dù ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng xuyên suốt các bản hiến pháp đều có những tư tưởng chủ đạo chi phối. Đó là tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tư tưởng này được ghi nhận rất cụ thể: nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Một tư tưởng nữa tồn tại trong các bản hiến pháp đó là tư tưởng đảm bảo việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, đóng góp các ý kiến thông qua người đại điện do tự mình bầu ra, có quyền giám sát mọi hoạt động. 2. Sự kế thừa và phát triển các quy định của nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp:        2.1.Hiến pháp 1946: Nói về các bản Hiến pháp, ta sẽ không thể lý giải một cách chính xác, đầy đủ những đặc trưng, tính đặc thù của sự ra đời và cả quá trình phát triển và kế thừa của nền lập hiến Việt Nam, nếu chúng ta không chú ý quan tâm đến điểm khởi nguồn. Vậy khởi nguồn Lập hiến của chúng ta như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này ta hãy đi tìm hiểu một cuộc gặp gỡ lịch sử đã diễn ra giữa nhu cầu bức thiết của xã hội vốn đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc và một nhân vật lịch sử đặc biệt đó là Nguyễn Ái Quốc – Hồ chí Minh. Hiến pháp 1946 ra đời trong bối cảnh đất nước vừa được giải phóng, nhân dân Việt Nam chính thưc làm chủ đất nước mình. Hiến pháp 1946 được thông qua ngày 9/11/1946. Hiến pháp 1946 bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều, chương “nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản của công dân được xếp ở chương thứ 2 bao gồm 18 điều. Dù trong hoàn cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời, dù các thế lực thù địch bên ngoài luôn dình dập chống phá nhà nước. như chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói “ nếu nước được độc lập mà dân không đươc hạnh phúc , tự do thì độc lập cũng chắng có ý nghĩa gì”. Xuất phát từ đó, Hiến pháp 1946 “nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”. Lần đầu tiên trong lịch sử , địa vị pháp lý của công dân được xác lập gán liền với việc dân tộc dành độclập. hiến pháp 1946 đã long trọng ghi nhận những giá trị quyền con người, nghĩa vụ củacông dân mà nhân dân ta đã dành được, coi đó là nội dung cơ bản của hiến pháp dân chủ..Tính chất dân chủ, bản chất nhân dân của Hiến pháp năm 1946 thật sâu sắc và đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Sự xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi công dân đã thể hiện điều đó. Mỗi công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật. Điều đáng chú ý hơn cả ở Hiến pháp 1946 khác với các Hiến pháp sau này là nghĩa vụ được đặt lên trước quyền lợi. Điều này rất có ý nghĩa vì vừa giành được chính quyền, vừa có địa vị công dân, nhân dân ta đã bị nhiều kẻ thù uy hiếp và xâm lược lại. Vậy nên để giành được độc lập ta phải đặt nghĩa vụ lên trên hết mà trước hết đó là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Chúng ta đã từng được nghe về những thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà long phơi phới dậy tương lai”; các phong trào sôi dậy như: Tất cả vì tiền tuyến, Ba sẵn sàng; các công dân nam nữ thanh niên tham gia vệ quốc đoàn, đoàn quân tự vệ,…; Hay những cô gái chàng trai Hà thành như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn văn Thạc,...; Hay những chiến sỹ Miền Đông Nam Bộ, biệt động Sài Gòn anh dũng kiên cường,…tất cả họ chính là những người anh em, người đồng chí, đồng đội, đều vì một mục đích duy nhất là bảo vệ tổ quốc mới được độc lập nhưng vẫn chưa nguôi nỗi đau chiến tranh chia cắt. Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định tôn trọng pháp luật, chưa có nghĩa vụ đóng thuế vì hoàn cảnh cả nước vừa thoát khỏi sưu cao thếu nặng trong tay thực dân nay đang rơi vào nạn đói khủng khiếp, người ta không thể thực hiện được nghĩa vụ này trong thời điểm hiện tại. Hiến pháp 1946 chính là bản Hiến pháp đầu tiên được xây dựng trên cơ sở tư tưởng lập Hiến của Hồ chí Minh. Là bản Hiến pháp lần đầu tiên đã làm thay đổi địa vị pháp lý của công dân, công dân có địa vị gắn liền với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. 2.2.Hiến pháp 1959:             Hiến pháp này đánh dấu bước phát triển thứ hai trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Đây là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa  đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp của thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam và trên tất các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…Ở  nước ta đều có những thay đổi căn bản, cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với những nhiệm vụ mới. Hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Hiến pháp 1959 đã được Quốc hội khóa I nhất trí thông qua ngày 31-12- 1959. Hiến pháp 1959 ra đời đã đáp ứng yêu cầu của mới của cách mạng Việt Nam. Hiến pháp gồm có “lời nói đầu” và 10 chương. Lời nói đầu bản Hiến pháp đã rất coi trọng địa vị pháp lý của công dân. Chương III với tiêu đề “quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” gồm 21 điều trong đó có 19 điều trực tiếp quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và có 4 điều quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân là các điều 39, 40, 41, 42. Tính hoàn chỉnh của chế định nghĩa vụ của công dân nói riêng và quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung ở Hiến pháp 1959 so với Hiến pháp 1946  là một bước phát triển tiến dài.             Nói về nghĩa vụ: Các quy định về quyền cơ bản của công dân trong trong Hiến pháp 1959 so với 1946 không chỉ tăng về số lượng mà còn phong phú về nội dung.             Về số lượng: các nghĩa vụ  cơ bản của công dân ngày càng được quy định nhiều hơn trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1946 chỉ có 2 điều là điều 4: “Mỗi công dân Việt Nam phải: Bảo vê tổ quốc; Tôn trọng Hiến pháp; Tôn trọng pháp luật.”. Điều 5: “ công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính.” Hiến pháp 1959 tăng lên 4 điều như sau: Điều 39: Công dân Việt Nam dân chủ cộng hòa có nghĩa vụ tuân theo Hiến  pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội. Điều 40: Tài sản công cộng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa  là thiêng liêng không thể xâm phạm, công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng. Điều 41: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có nghĩa  vụ đóng thuế theo pháp luật. Điều 42: Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc. Xét như vậy thì nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1959 hơn hai điều khoản so với Hiến pháp 1946  về nghĩa vụ đóng thuế và tôn trọng tài sản công cộng.             Về nội dung: Hiến pháp 1959 không chỉ mở rộng phạm vi vấn đề mà nội dung của nó còn phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn. Ví dụ: Hiến pháp 1959 có những quy định mới như sau: Nghĩa vụ phải đóng thuế  (Điều 41), nghĩa vụ bảo vệ tôn trọng pháp luật (Điều 40). Mặt khác ta cũng thấy được sự phát triển, kế thừa những quy định Hiến pháp 1946 như sau: không chỉ dừng lại ở việc xác định nghĩa mà hiến pháp 1959 đã làm rõ hơn về mặt ý nghĩa, tính chất của nghĩa vụ phải tuân theo đó. Đầu tiên, Hiến pháp 1959 có sự thay đổi về tiêu đề ra với Hiến pháp 1946: Đặt quyền lợi trước nghĩa vụ và có thêm cụm từ “cơ bản” ở sau. Trong điều kiện mới hiện nay cách đặt vấn đề này làm cho tiêu đề thêm chuẩn xác. Hiến pháp 1946 chỉ dừng lại ở việc: “công dân Việt Nam phải tôn trọng” thì tới 1959 đã quy định là “có nghĩa vụ tuân theo” Hiến pháp và pháp luật. Điều này nhỏ nhưng đã nâng cao vị thế của Hiến pháp và pháp luật lên. Hơn nữa, việc “tôn trọng” và “tuân theo” là hai việc hoàn tòan khác nhau. Tôn trọng thì có thể thực hiện có thể không còn tuân theo nghĩa là đã thực hiện theo. Các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước lúc bấy giờ. Mặt khác, chúng ta cũng thấy được sự phát triển, kế thừa và phát triển không chỉ dừng lại ở việc nêu ngắn gọn các nghĩa vụ của công dân như: “bảo vệ tổ quốc, tuân theo pháp luật, tôn trọng Hiến pháp,…” mà ở Hiến pháp 1959 đã bổ xung làm rõ hơn về mặt ý nghĩa, tính chất và nghĩa vụ của công dân phải tuân theo. Chẳng hạn như ở Hiến pháp 1959 có ghi: “Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” hay là “công dân có nghĩa vụ phải tuân theo kỷ luật lao động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội.” Đây đồng thời cũng là một điểm mới trong Hiến pháp 1959. Các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước mới đảm bảo cho các quy định đó có tính khả thi. Tính khả thi giúp cho các quy định đó không chỉ tồn tại trên lý thuyết mà chính là phải được đảm bảo thực hiện trong thực tế, được người dân chấp nhận như một nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Ví dụ: Hiến pháp 1959 đã quy định về nghĩa vụ phải đóng thuế là cái mới so với Hiến pháp 1946, nó phản ánh được phẩn nào tình hình đất nước. Chính những điều kiện lịch sử đã quy định sự khác nhau ở từng giai đoạn về điều khoản và nội dung các điều trong Hiến pháp. Năm 1945, nước ta vừa mới hoàn thành xong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhưng hai miền Nam bắc vẫn chia cắt. Hơn nữa, sau khi giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, khắp cả nước ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau đều rơi vào nạn đói khủng khiếp. Người dân chết đói như ngả rạ, thù trong giặc ngoài làm nước ta rơi vào trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” bởi vậy Hiến pháp của chúng ta chưa quy định nghĩa vụ đóng thuế bắt buộc đối với công dân. Cho đến năm 1959, nhân dân tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và còn phải là hậu phương vững chắc cho chiến tranh ở Miền Nam để thống nhất đất nước chính vì vậy việc đóng thuế trở nên rất cần thiết và cấp bách, bởi thế sự suất hiện của điều 42 Hiến pháp 1959 là tất yếu. 2.3.Hiến pháp 1980: Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Quốc hội chung của cả nước được thành lậpsẽ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhà nước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất. Về chế độ chính trị : Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng thắng lợi CNXH, tiến tới chủ nghĩa cộng sản (Điều 2); lần đầu tiên Hiến pháp 1980 thể chế hóa chính thức vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội không chỉ trong Lời nói đầu như Hiến pháp 1959, mà còn có một điều riêng quy định rõ về vấn đề này (Điều 4) Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Chương này có 32 điều (từ Điều 53 đến Điều 81). Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946, 1959, Hiến pháp 1980 một mặt ghi nhận lại nghĩa vụ công dân đã quy định trong hai Hiến pháp trước, mặt khác xác định thêm một số quyền và nghĩa vụ mới phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. So với Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 đã xác định thêm một số nghĩa vụ mới của công dân: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc” (Điều 76), ghi nhận này khẳng định bổn phận của công dân đối với quốc gia dân tộc; ngoài bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, công dân còn phải tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 77 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổng phận làm nghĩa vụ quân sự và
Luận văn liên quan