Đề tài Phân tích tài chính của công ty FPT

Trong lĩnh vực gia công phần mềm, doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty Outsourcing hàng đầu thế giới từ Ấn Độ ,Trung Quốc, Đông Âu. Ở Việt Nam là các DN tiêu biểu trong lĩnh vực gia công phần mềm gồm có FPT Software, TMA, Global Cyber Soft, Tinh Vân, CMC Soft, Vietsoftware, NEC Solution Vietnam. FPT Software là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm đã có hơn 10 năm phục vụ các khách hàng với tên tuổi hàng đầu của Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong lĩnh vực Phát triển phần mềm ứng dụng, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ ERP và Dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường Việt Nam.

docx34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14036 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính của công ty FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY Giới thiệu về công ty Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN FPT Tên tiếng Anh: FPT CORPORATION Tên viết tắt: FPT CORP Biểu tượng của Công ty: / Trụ sở chính: Số 89 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Website: www.fpt.com.vn Vốn điều lệ: 1.934.805.170.000 VNĐ Mã số chứng khoán FPT- Niêm yết tại sàn HOSE ngày 13/12/2006 Tên giao dịch tiếng Anh: The Corporation for Financing and Promoting Technologies Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần phát triển đầu tư Công Nghệ Quá trình hình thành và phát triển FPT, tên viết tắt bằng tiếng Anh của Công ty cổ phần FPT (tên cũ của Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT), là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Tình hình hoạt động kinh doanh Doanh thu kinh doanh của FPT tăng trưởng trung bình 15,1%/năm trong khi lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 35%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010 nhờ tốc độ tăng trưởng tích cực của những lĩnh vực có biên lợi nhuận cao như phần mềm, viễn thông và giáo dục. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế qua các năm: / Nguồn: FPT Doanh thu kinh doanh bao gồm doanh thu bán cho các bên thứ ba và doanh thu bán cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn với mục đích kinh doanh. Nguồn báo cáo tài chính hợp nhất đã liểm toán 2009 2010, báo cáo tài chình bán niên soát xét 2011 Vị thế công ty Công nghệ thông tin Trong lĩnh vực gia công phần mềm, doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty Outsourcing hàng đầu thế giới từ Ấn Độ ,Trung Quốc, Đông Âu. Ở Việt Nam là các DN tiêu biểu trong lĩnh vực gia công phần mềm gồm có FPT Software, TMA, Global Cyber Soft, Tinh Vân, CMC Soft, Vietsoftware, NEC Solution Vietnam... FPT Software là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm đã có hơn 10 năm phục vụ các khách hàng với tên tuổi hàng đầu của Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong lĩnh vực Phát triển phần mềm ứng dụng, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ ERP và Dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường Việt Nam. Phân phối FPT Trading hiện đang đứng vị trí số 1 ở Việt Nam trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông bao gồm: Notebook, PC, Server, Moniter, Printer, Mainboard , HDD, Networking, UPS, Software (chiếm hơn 60% thị phần). Viễn thông Đến tháng 12 năm 2010 có khoảng 3,64 triệu thuê bao cố định băng thông rộng sử dụng đường truyền cố định tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng số lượng thuê bao có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng qua các năm: năm 2008, 2009, 2010 và tăng trưởng thuê bao lần lượt là 58%, 45% và 23%. Công nghệ ADSL mà trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) chiếm 75% thị phần băng thông rộng đường truyền cố định. FPT Telecom và Viettel chỉ chiếm 10% thị phần mỗi công ty, còn lại là các nhà cung cấp dịch vụ Internet nhỏ hơn. Dịch vụ FTTH của FPT đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà cung cấp mới trên thị trường không chỉ về giá mà còn về mặt cung cấp giá trị gia tăng như hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dịch vụ … Theo nghiên cứu của VNPT’s, tập đoàn này chiếm lĩnh 57,6% thị trường FTTH tại thời điểm tháng 7 năm 2010, FPT chiếm 25,1% và Viettel 13,4%. Đối thủ cạnh tranh Về lĩnh vực phần mềm thì FSOFT đang dẫn đầu cả nước về gia công và xuất khẩu. Với lợi thế là người tiên phong trong lĩnh vực này thế nên hiện tại FPT Software chưa có một đối thủ cạnh tranh nào. Đây vẫn là hướng phát triển quan trọng bậc nhất của FPT hiện nay.Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT. PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cơ cấu Ta có bảng tổng hợp biến động của 1 số chỉ tiêu tiêu biểu sau Biến động lợi nhuận  2008  Tỉ trọng  2009  Tỉ trọng  2010  Tỉ trọng   doanh thu (vnđ)  16,429,737,389,964  100%  18,422,051,089,298  100%  20,041,458,740,325  100%   Thay đổi (VNĐ)    1,992,313,699,334   1,619,407,651,027    % thay đổi    12.13%   8.79%    % thay đổi bình quân      10.46%    LN sau thuế (VNĐ)  1,051,047,017,452  6,40%  1,405,874,243,186  7,63%  1,691,757,253,295  8,44%   Thay đổi (VNĐ)    354,827,225,734   285,883,010,109    % thay đổi    33.76%   20.33%    % thay đổi bình quân      27.05%    GVHB (VNĐ)  13,403,403,743,013  81,58%  14,718,672,820,347  79,90  16,028,810,900,958  79,98   Thay đổi (VNĐ)    1,315,269,077,334   1,310,138,080,611    % thay đổi    9.81%   8.90%    % thay đổi bình quân      9.36%    chi phí bán hàng VNĐ)  526.659.179.440  3,206%  527.090.976.624  2,86%  646.360.219.686  3,23%   Thay đổi (VNĐ)    431.797.184   119.269.243.062    % thay đổi    0,082%   22,63%    % thay đổi bình quân      11,35%    chi hí quản lý doanh nghệp (VNĐ)  963.266.210.770  5,86%  1.306.345.365.897  7,09%  1.370.580.524.332  6,84%   Thay đổi (VNĐ)    343.079.155.127   64.235.158.435    % thay đổi    35,62%   4,92%    % thay đổi bình quân      20,27%    Theo kết quả phân tích của bảng số liệu 03 và bảng số liệu trên ta thấy DT thuần của công ty tăng liên tục trong 3 năm qua với tốc độ tăng trung bình 10,46%, sự gia tăng doanh thu là nhờ công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng dẫn đến việc GVHB tăng trung bình 9,36%/năm, chi phí bán hàng tăng trung bình 11,35%/năm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trung bình 20,27%/ năm. Tốc độ tăng doanh thu của năm 2009/2008 cao hơn so với 2010/2009 cụ thể lần lượt là 12.13% - 8.79%. Nguyên nhân là các khoản giảm trừ doanh thu của năm 2009/2008 giảm mạnh (-62.37%) trong khi đó năm 2010/2009 là tăng 34.01%. Ta thấy, tốc độ tăng giá vốn hàng bán năm 2009/2008 cũng cao hơn so với tốc độ tăng của 2010/2009 lần lượt là: 9.81% - 8.9% nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009/2008 tăng mạnh hơn so với năm 2010/2009 cụ thể là: 23.74% - 8.23%. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng của năm 2009/2008 thấp hơn nhiều so với năm 2010/2009 cụ thể lần lượt là: 0.082% - 22.63% và lợi nhuận trong công ty liên kết năm 2009/2008 cũng tăng cao hơn so với năm 2011/2009 cụ thể lần lượt là: 74.35% - 54.78% cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch của công ty tăng lên. Tỷ lệ chi phí hoạt động và chi phí lãi vay so với doanh thu đều tăng nhẹ đã làm gia tăng suất sinh lời. Qua phân tích chúng ta thấy FPT thể hiện là một công ty có lợi nhuận, khỏe mạnh nhưng đang trải qua một vài khoản khăn có thể hiểu được đó là sự tăng dần nợ vay và các khoản phải trả.Từ đó FPT cần tăng cường kiểm soát các khoản phải thu và tồn kho.  2008  2009  2010   EBIT / Doanh thu thuần  8.04%  9.81%  11.28%   LNTT/ Doanh thu thuần  7.55%  9.21%  10.10%   LNST/ Doanh thu (ROS)  6.40%  7.63%  8.44%   Tỷ suất LN gộp trên DT thuần,Tỷ suất LN thuần trên DT thuần và Tỷ suất ROS đều nói lên khả năng sinh lời của công ty FPT. Chúng ta có thể thấy cả ba đều tăng nhẹ qua các năm. Chỉ tiêu LN gộp trên DT thuần phản ánh phần nào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT nhưng nó vẫn chưa thực tế vì trong đó còn 1 phần chi phí lãi vay nữa. Và LNST là lợi nhuận cuối cùng để nói lên công ty có hoạt động hiêu quả hay không. Nhưng so với tình hình kinh tế trong giai đoạn này do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mà lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng đều hơn 1% qua từng năm. Chứng tỏ công ty hoạt động tương đối hiệu quả và ốn định. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Biến động tài sản: Dựa vào bảng kết quả khi phân tích biến động tài sản ở bảng số liệu 04 ta thấy TS ngắn hạn của công ty tăng liên tục trong 3 năm qua tuy tốc độ tăng không đều, năm 2009/ 2008 tăng 64.84% (3.020.241.903.232), năm 2010/2009 là 14,98% (1.150.572.714.853). TS ngắn hạn tăng liên tục nhưng tỉ trọng của nó lại đạng giảm qua 3 năm, cùng với đó là việc giảm rủi ro của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉ trọng của tiền giảm (tỷ trọng tiền năm 2008, 2009, 2010 lần lượt như sau: 17,76%; 14,35%; 6,89%). Các chỉ tiêu như hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng có giảm về tỉ trọng nhưng sự biến động không thống nhất, tỉ trọng hàng tồn kho 3 năm lần lượt là :19,98% -13,72% - 19.5% ; tỉ trọng các khoản phải thu 3 năm lần lượt là : 25,16% - 18,14% -18,86%. Năm 2009 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng nhanh trong khi đó hàng tồn kho giảm mạnh(tỉ trọng) điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến việc tiêu thụ sản phẩm, và trong năm này công ty đã đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngắn hạn. Năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm nhanh trong khi hàng tồn kho lại tăng mạnh (tỉ trọng). Việc công ty tăng cường sản xuất dẫn đến tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh trọng khi đó hàng tồn kho tăng và các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng nên không thu hồi được vốn. Năm 2010 công ty lại giảm các khoản đầu tư ngắn hạn trong khi đó các khoản phải thu tăng lên đặc biệt là các khoản phải thu khác và dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng lên điều đó cho ta thấy năm 2010 công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn và khách hàng nợ của công ty tăng lên, rủi ro của công ty tăng (so với năm 2009 ) Tỉ trọng TS ngắn hạn giảm nên tỉ trọng TS dài hạn của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm : năm 2008 là 23,94% ; năm 2009 là 26,14% ; năm 2010 là 29,38%, TS dài hạn 2009/2008 tăng 1,250,339,357,976 đ (tương ứng 85.26% )và năm 2010/2009 tăng 956,230,658,542 đ (tương ứng 35.2%). TS dài hạn của công ty năm 2009 tăng mạnh do TSCĐ vô hình và hữu hình tăng. Tỉ trọng của TSCĐ tăng lần lượt là : 15,59%; 15,76%; 16,3% Công ty đã chú trọng mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng hoạt động lâu dài. Năm 2010 tài sản thuê tài chính của công ty tăng đột biến so với năm 2009(498.59%) và 2008 (475.75%) trong khi đó chi phí xây dựng dở dang lại giảm xuống còn (84.21%) so vơi năm 2009 , năm 2010 công ty đã thuê tài sản tài chính để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình thay cho việc xây dựng mới. So với năm 2008 năm 2009 và năm 2010 công ty đầu tư mạnh về tài chính dài hạn điều này cũng là nguyên nhân làm cho TS dài hạn của công ty tăng lên. Tóm lại 3 năm qua tổng TS của công ty tăng trưởng với tốc độ từ 16% đến 20% cùng với đó là sự thay đổi về cơ cấu tài sản theo xu hướng tăng tài sản dài hạn và giảm tài sản ngắn hạn mà tiêu biểu là sự tăng giảm tỉ lệ tương ứng của các chỉ tiêu tài sản cố định và tiền Cơ cấu nguồn vốn: Dựa vào bảng kết ở bảng số liệu 05 khi phân tích cơ cấu nguồn vốn quả ta thấy nợ phải trả tăng liên tục qua 3 năm từ 2008-2010 với tốc độ tăng không đều, năm 2009/2008 là 106,92 % và năm 2010/2009 chỉ 11,2%. Nợ phải trả của công ty năm 2009 tăng 3,450,383,970,957đ tương đương (206.92%) so với năm 2008 và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2,106,803,373,395 đ (120.27%), năm 2010 tăng 6,377,384,634,603 đ ( 204.12%) so với năm 2008. Năm 2008 nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát nên qua 2009 các doanh nghiệp trong nước tăng đầu tư và phục hồi sản xuất nên nhu cầu nguồn vốn tăng cao làm cho tỷ trọng nợ phải trả tăng lên từ 52,69% - 64,23 % so với năm 2008, ta thấy tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn có tỷ trọng 20,19 % - 21,49 % -20,80 % (từ 2008-2010), và khoản mục thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 3,09 % - 3,40% -1,89 % còn các khoản phải trả cho người bán giảm từ 17,27 % - 11,92% - 10,17% , người mua trả tiền trước 5,50 5 -2,61 % -2,58 %. Từ tỷ trọng các khoản mục trên cho ta thấy công ty đang có xu hướng tăng vay nợ để tạo nguồn vốn cho công ty. Về NVCSH ta thấy năm 2009/2008 tăng 626,017,654,228 đ tương ứng với (126.34%) và năm 2010/2008 tăng 1,605,849,645,129 đ (167.54%) và năm 2010/2009 tăng 979,831,690,901 đ (132.64%). Trong đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái năm 2009 so với năm 2008 là (172.78%), năm 2010 so với năm 2008 là (497.94%) và năm 2010 so với năm 2009 là (288.19%). Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu hằng năm tăng khá mạnh cụ thể năm 2009 chiếm 0.06% nhưng năm 2010 chiếm 0.14%. Ngoài ra LNST chưa phân phối cũng tăng, cụ thể năm 2009/2008 tăng 176.47%, năm 2010/2008 là 232.44% và năm 2010/2009 là 131.71%. LNST chưa phân phối của năm 2009 chiếm 13.55% và năm 2010 chiếm 14.84%. Năm 2008-2010 tỷ trọng của NV dài hạn của công ty có xu hướng tăng lên 42,47 %- 54,15 % - 55,7 5% ,còn NV ngắn hạn ( nợ phải trả ) lại giảm liên tục qua các năm từ 57,53 % - 45,85 % - 44,3 %. Nguyên nhân của sự biến động tăng này là do sự tăng của nợ dài hạn và VCSH tăng nhiều hơn so với tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Việc tăng vốn dài hạn của công ty cho thấy công ty mở rộng hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất trên thị trường vào những dự án dài hạn trong tương lai cũng như đầu tư và tài sản cố định để tạo ra mức sinh lợi lớn cho công ty trong thời gian tới. Qua phân tích trên thì ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty qua 3 năm về nguồn vốn bình quân đều có xu hướng tăng với sụ tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu (do sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối , ngoài ra vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần cũng có tăng ) và nợ dài hạn còn nợ ngắn hạn giảm nhưng không đáng kể so với phần tăng thêm. Cơ cấu tài chính: / // Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Kết cấu tài sản thay đổi chuyển dần từ giảm TS ngắn hạn sang TS dài. TS ngắn hạn lần lượt là 76.06%- 73.86%- 70.62% và TS dài hạn lần lượt là 23.94%- 26.14%- 29.38% từ 2008 đến 2009, 2010. Kết hợp với tỷ lệ biến động theo thời gian cho thấy biến động về kết cấu hoàn toàn do doanh nghiệp tăng đầu tư vào tài sản cố định. Tất cả các khoản mục tài sản ngắn hạn trong kết cấu tài sản đều giảm, nhưng giảm nhiều nhất là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tiền. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tuy giảm về kết cấu nhưng tăng về giá trị tuyệt đối, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có hướng đầu tư vào trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu nguồn vốn thì có xu hướng chuyển dịch từ vốn ngắn hạn sang vốn dài hạn với tốc độ trung bình 1.5%/năm. Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đều giảm (giá trị tuyệt đối và kết cấu) chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi các khảo đầu tư tài chính nhằm dồn vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị trong năm 2010. Kết cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của năm 2009 tăng so với năm 2008, trong khi kết cấu vốn chủ sở hữu giảm. Nợ dài hạn tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp huy động vốn vay để mua tài sản cố định. Lãi chưa phân phối tuy có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng so với tổng nguồn vốn lại giảm. Điều này phần nào phản ánh trong năm 2010, tài sản cố định mới đầu tư them chưa phát huy hết hiệu quả của chúng. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Hệ số thanh toán Bảng Tổng hợp               Chỉ tiêu  2008  2009  2010  TB Ngành(2010)   TSNH  4,658,263,302,412  7,678,505,205,644  8,829,077,920,497      Tốc độ tăng TSNH (%)     64.84%  14.98%      Nợ NH  3,222,179,645,606  4,765,832,766,691  5,538,444,789,688  -   Tốc độ tăng nợ ngắn hạn     47.91%  16.21%  -   Hàng tồn kho  1,223,957,881,179  1,426,043,318,661  2,438,368,957,344  -   Chỉ số thanh toán hiện hành  1.45  1.61  1.59  2,18   Chỉ số thanh toán nhanh  1.07  1.31  1.15  1,410   Tỷ số vốn dài hạn trên TS dài hạn  0.34%  70.36%  51.37%      Chỉ số thanh toán hiện hành tăng nhẹ qua các năm, nằm trong khoảng 1 đến 2 và luôn duy trì mức trung bình là 1.5 chứng tỏ khả năng sãn sàng thanh toán các khoản nợ cao. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của TSNH lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Chỉ số này hiện tại thấp hơn trung bình ngành chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty thấp hơn yêu cầu ngành tuy nhiên vẫn đảm bảo được khả năng trả nợ. Khả năng thanh toán nhanh của FPT đều lớn hơn 1=>. Tuy nhiên không nên chủ quan để tránh sự ứ đọng vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Vì tính thanh khoản nhanh từ 1.31(năm 2009) giảm xuống 1.15 vào( năm 2010). Là do trong 3 khoản chính của tài sản lưu động là tiền-các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho.Thì khoản phải thu 2010 (3,369,871,176,185) chiếm nhiều hơn lượng tiền mặt (861,675,273,221 ).Chứng tỏ lượng tiền mặt trong công ty giảm làm cho việc thanh toán nợ ngắn hạn giảm xuống. Nhưng năm 2010 so với bình quân ngành 2010 thì chỉ số này của FPT vẫn thấp hơn ( 1.15< 1.41) nên dể khả năng thanh toán nhanh cao hơn cũng có nghĩa công ty cần quản lí vốn lưu động hiệu quả hơn . Khả năng sinh lời: Chỉ tiêu  2008  2009  2010  Ngành   LNTT  1,240,085,369,808  1,697,522,452,018  2,023,193,146,444    Lãi  80,487,827,505  109,698,561,121  238,147,740,131    EBIT  1,320,573,197,313  1,807,221,013,139  2,261,340,886,575    LNST  1,051,047,017,452  1,405,874,243,186  1,691,757,253,295    Doanh thu thuần  16,429,737,389,964  18,422,051,089,298  20,041,458,740,325    Nguyên giá TSCĐ  1,291,037,642,784  2,017,539,482,098  2,765,561,227,854    Tổng TS  6,124,834,156,874  10,395,415,418,082  12,502,218,791,477    Vốn CSH  2,373,482,966,468  2,999,500,920,696  3,979,332,611,597    Số nhân vốn chủ  2.58  3.47  3.14    Tỷ suất sinh lợi / NG TSCĐ  81.41%  69.68%  61.17%    Tỷ suất sinh lợi trên tổng TS ( ROA)  17.16%  13.52%  13.53%  7%   Tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH(ROE)  44.28%  46.87%  42.51%  15%   * Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản( ROA): Tỷ số giảm qua các năm 17,16%( 2008) xuống 13,52%(2009) và vẫn 13,53%( 2010) là do cổ phần lãi vay và cổ phần hoạt động tăng, bên cạnh đó hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng dẫn đến tốc độ tăng tài sản lớn hơn tốc độ tăng lơi nhuận sau thuế.Tuy nhiên chỉ số này của FPT cao hơn chỉ số nghành gấp 2 lần (với nghành là 7%)chứng tỏ công ty đang hoạt động tương đối hiệu quả và cũng khá thu hút các nhà đầu tư. * Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE): Thông qua việc tính toán ở bảng số liệu ROE của FPT rất cao cụ thể năm 2008 (44.28%), 2009 ( 46,87%), 2010( 42,51%).Vào năm 2010 gấp hơn 3 lần so với nghành ( trung bình nghành 2010 chỉ 15%).Ta nhận thấy chỉ số tăng giảm nhẹ, có xu hướng ổn định qua các năm.Giúp thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào công ty, tạo điều kiện dễ huy động vốn chủ sỡ hữu.Ngoài ra còn tạo ra một lực hấp dẫn thu hút các đối thủ nhảy vào chia sẻ lợi nhuận. 2.1.3 Hệ số nợ ( đòn bẩy tài chính) Chỉ tiêu  2008  2009  2010  Ngành   Hệ số nợ / Tổng TS  52.69%  64.23%  59.39%   48%   Hệ số nợ dài hạn  0.21%  38.92%  32.17%      Hệ số nợ / Vốn CSH  136%  223%  187%      Hệ số Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn  38.75%  28.85%  31.83%      Hệ số khả năng trả lãi vay  16.41  16.47  9.50      Hệ số ngân quỹ/ Nợ  15.5%  9.6%  8.6%      * Thông số nợ: Thể hiện khả năng tài trợ bằng nợ và mức độ tự chủ tài chính của một công ty Trong 3 năm qua thông số nợ luôn lớn hơn 50%( 2008: 52,69%, 2009: 64,23%, 2010: 59,39%) . Nguyên nhân có thể do công ty huy động thêm nguồn vốn lớn để đầu tư hay mở thêm các nghành
Luận văn liên quan