Đề tài Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn ha, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số của ĐBSH là 17,6 triệu người, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Như vậy so với cả nước đồng bằng chỉ chiếm gần 5% diện tích cả nước nhưng dân số tập trung lên đến 21% dân số cả nước. Mật độ dân số ở ĐBSH cao nhất cả nước là 1170 người/km2 (GSO,2003). Kể từ sau đổi mới (1989), nền kinh tế gia đình được thiết lập trở lại ở đồng bằng, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Đất đai do các HTX trước đây, đã được chia cho nông dân theo thời hạn sử dụng quy định trong luật năm 1993. Giai đoạn đầu mới tái lập từ năm 1988 đến 1993, đứng trước thách thức về an toàn lương thực các hộ nông dân đã tập trung sản xuất cho nhu cầu của nông hộ (Đào Thế Anh, Vũ trọng Bình và cộng sự, 2000). Giai đoạn sau, khi bình quân lương thực đã tăng đáng kể (từ 288 kg năm 1988 lên 390 kg/người năm 1993), thúc đẩy đa dạng hoá sản xuất và sự tham gia có hiệu quả vào thị trường là những vấn đề đặt ra cho nông hộ ở đồng bằng. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy gần 70% sản lượng của nông hộ đã được trao đổi với thị trường (VLSS,2002). Tuy nhiên, quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,25 ha đất nông nghiệp. Trong khi khả năng tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm chạp. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất ở nông hộ diễn ra yếu. Phần lớn số hộ còn lại có xu hướng đa dạng hoá hoạt động sản xuất của mình với mục đích chủ yếu là để giảm rủi ro với sự bấp bênh của thị trường. Thu nhập bình quân đầu người của nông dân có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm trong những năm qua. Tính theo giá cố định năm 1994, thu nhập/khẩu/tháng ở đồng bằng tăng từ 190 ngàn đồng/khẩu/tháng năm 1996 lên 264 ngàn đồng/khẩu/tháng năm 2002, tổng mức tăng đạt 40%, nhưng chỉ bằng mức tăng trung bình cả nước (bảng dưới), có một khoảng cách so với mức tăng ở vùng Đông nam bộ (45%). Tính theo giá hiện hành, bình quân thu nhập từ trồng trọt của một hộ ở ĐBSH chỉ đạt 4,9 triệu đồng năm 2000, đứng thứ 6 trên 8 vùng sinh thái trong cả nước (GSO,2001) (bảng 1).

doc111 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN DO THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Người thực hiện: TS. Lê Thị Nghệ ThS. Lương Như Oanh KS. Phạm Quốc Trị Và tập thể cán bộ nghiên cứu HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2006 Lời cảm ơn Nhân dịp nghiệm thu đề tài “Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng”, chúng tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai nghiên cứu thành công đề tài của: Giám đốc dự án MISPA và Ban điều hành Dự án; Lãnh đạo viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; cán bộ phòng Khoa học, phòng Tổ chức Hành chính và phòng Tài vụ Viện; Các cố vấn tư vấn kỹ thuật triển khai nghiên cứu đề tài; Các giám sát viên của đề tài. Chúng tôi cũng xin trân thành cảm ơn các đồng chí cộng tác viên: cán bộ nghiên cứu của viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và cán bộ nghiên cứu của Bộ Hệ thống nông nghiệp viện VASI; các cán bộ sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình và Hà Tây; các cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Lộc, Vụ Bản, Tiền Hải và Hoài Đức; cán bộ lãnh đạo chính quyền và hộ nông dân tại các xã: Đoàn Thượng, Thống Kênh, Vĩnh Hào, Thành Lợi, Nam Cường, Đông Quí, Đức Giang và Lại Yên đã không quản ngại khó khăn, tận tình phối hợp triển khai nghiên cứu và cung cấp đầy đủ hệ thống thông tin hết sức phong phú và quý báu, đóng góp cho sự thành công của đề tài./. Hà Nội, tháng 4 năm 2006 Thay mặt nhóm nghiên cứu Lê Thị Nghệ PHẦN I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Bối cảnh nghiên cứu. 1.1. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn ha, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số của ĐBSH là 17,6 triệu người, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Như vậy so với cả nước đồng bằng chỉ chiếm gần 5% diện tích cả nước nhưng dân số tập trung lên đến 21% dân số cả nước. Mật độ dân số ở ĐBSH cao nhất cả nước là 1170 người/km2 (GSO,2003). Kể từ sau đổi mới (1989), nền kinh tế gia đình được thiết lập trở lại ở đồng bằng, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Đất đai do các HTX trước đây, đã được chia cho nông dân theo thời hạn sử dụng quy định trong luật năm 1993. Giai đoạn đầu mới tái lập từ năm 1988 đến 1993, đứng trước thách thức về an toàn lương thực… các hộ nông dân đã tập trung sản xuất cho nhu cầu của nông hộ (Đào Thế Anh, Vũ trọng Bình và cộng sự, 2000). Giai đoạn sau, khi bình quân lương thực đã tăng đáng kể (từ 288 kg năm 1988 lên 390 kg/người năm 1993), thúc đẩy đa dạng hoá sản xuất và sự tham gia có hiệu quả vào thị trường là những vấn đề đặt ra cho nông hộ ở đồng bằng. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy gần 70% sản lượng của nông hộ đã được trao đổi với thị trường (VLSS,2002). Tuy nhiên, quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,25 ha đất nông nghiệp. Trong khi khả năng tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm chạp. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất ở nông hộ diễn ra yếu. Phần lớn số hộ còn lại có xu hướng đa dạng hoá hoạt động sản xuất của mình với mục đích chủ yếu là để giảm rủi ro với sự bấp bênh của thị trường. Thu nhập bình quân đầu người của nông dân có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm trong những năm qua. Tính theo giá cố định năm 1994, thu nhập/khẩu/tháng ở đồng bằng tăng từ 190 ngàn đồng/khẩu/tháng năm 1996 lên 264 ngàn đồng/khẩu/tháng năm 2002, tổng mức tăng đạt 40%, nhưng chỉ bằng mức tăng trung bình cả nước (bảng dưới), có một khoảng cách so với mức tăng ở vùng Đông nam bộ (45%). Tính theo giá hiện hành, bình quân thu nhập từ trồng trọt của một hộ ở ĐBSH chỉ đạt 4,9 triệu đồng năm 2000, đứng thứ 6 trên 8 vùng sinh thái trong cả nước (GSO,2001) (bảng 1). Một số nguồn thông tin khác cho thấy thu nhập của nông dân còn thấp hơn nhiều. Tác giả Nguyễn Mạnh Huấn nghiên cứu ở Thái bình năm 1999, 2000, đưa ra con số thu nhập tại chỗ (không tính thu từ nơi khác chuyển về) bình quân/hộ/năm chỉ là 2119 ngàn đồng. Cùng giai đoạn này, trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia đưa ra con số tổng thu nhập của hộ trung bình là 9,465 triệu đồng/hộ/năm, hay 185 ngàn đồng/tháng/khẩu. Sự khác nhau của các con số trên do phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng tất cả đều cho thấy thu nhập của người dân ở ĐBSH là khá thấp. Bảng I-1: Thu nhập bình quân đầu người tháng (1000 đồng) (giá so sánh năm 1994)  1996  1999  2001-2002  So sánh 2002/1996   Cả nước  192,49  221,19  267,01  1,39   Thành thị  432,89  387,42  468,38  1,08   Nông thôn  159,54  168,70  205,72  1,29   Đồng bằng sông Hồng  189,60  210,17  264,39  1,39   Nguồn : Tổng cục thống kê (2003) Thu nhập của người nông dân thấp có nguyên nhân trực tiếp là do quy mô đất trung bình của các nông hộ quá nhỏ. Nhưng nhiều nhà kinh tế lí luận rằng, mức thu nhập vẫn có thể tăng lên nhờ sự chuyển đổi của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH theo hướng đa dạng hoá, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và chăn nuôi. Nhưng hiện nay có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phát triển của các hệ thống sản xuất. Người ta cho rằng, những cản trở của quá trình chuyển đổi chủ yếu là do sự yếu kém trong khâu tổ chức sản xuất (làm tăng chi phí thu gom), giá lao động cao và yếu tố rủi ro thị trường lớn. Hệ quả là giá thành các sản phẩm nông sản ở ĐBSH cao, chất lượng không đồng đều, lợi thế cạnh tranh ở của các sản phẩm không cao. Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH rơi vào vòng luẩn quẩn khi hiệu quả sản xuất thấp ( nông dân không muốn đầu tư ( hiệu quả càng thấp ( Nông dân không thiết tha với nông nghiệp và ruộng đất. Minh chứng cho luận điểm này, người ta đưa ra các thống kê về di dân chính thức ở đồng bằng sông Hồng và tỷ lệ hộ nông dân không có đất tăng liên tục hằng năm. Giai đoạn 10 năm từ 1984 đến 1994, cả ĐBSH có tổng cộng 191.987 người chuyển đi nơi khác, nhưng chỉ riêng 5 năm sau đó 1994–1999, đã có 148.933 người chuyển đi. Tương tự, tỷ lệ nông dân không đất ở ĐBSH hầu như không tăng ở giai đoạn 1993–1998, nhưng từ 1998 đến 2002 đã tăng rất nhanh, thậm chí nhanh hơn cả ở ĐBSCL (bảng 2). Bảng I-2: Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn không có đất (%)  1993  1998  2002   Cả nước  8  9  19   Đồng bằng sông Hồng  3,2  3,0  14   Đồng bằng Cửu long  17  21  29   Nguồn: ĐTMSDC 1993, ĐTMSDC 1998 và ĐTMSHGĐ 2002 (WB, 2003) Trên thực tế thì sự phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH những năm qua là khá đa dạng, mặc dù mức tăng thu nhập bình quân đầu người chung cho cả đồng bằng sông Hồng là không cao. Những đặc điểm này không mâu thuẫn với nhau, bởi vì những quan sát gần đây cho phép kết luận rằng sự phát triển của các hệ thống sản xuất ở ĐBSH là không tương đồng giữa các vùng và thậm chí giữa các hệ thống ngay trong một vùng. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất trong vùng có xu thế độc canh lúa (thường ở vùng trũng) thấp hơn các hệ thống sản xuất trong vùng đa canh cây màu hàng hoá, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Những hệ thống có tính chất chuyên môn hoá cao (ví dụ chăn nuôi lợn, cây ăn quả) có hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần hệ thống đa canh truyền thống, nhưng do nhiều lí do tỷ lệ của các hệ thống chuyên canh chưa cao… Mặt khác, sự biến đổi của các hệ thống ruộng đất trong các vùng khác nhau ở ĐBSH cũng diễn biến phức tạp. Đô thị hoá, công nghiệp và giao thông phát triển đã làm mất đáng kể diện tích đất canh tác lúa ở ĐBSH. Điều đó dẫn đến việc giảm bình quân diện tích đất nông nghiệp/đầu người và ảnh hưởng tới tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở một số vùng. Tóm lại, trong những năm qua, đã xuất hiện sự chuyển đổi của các hệ thống sản xuất và quá trình đa dạng hoá sản xuất ở các vùng khác nhau trong đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm và chưa chắc chắn? Những năm tới, triển vọng phát triển của hơn 3,1 triệu nông hộ hiện này sẽ quyết định tương lai của nông nghiệp, nông thôn ĐBSH. Với vị trí rất quan trọng cả về kinh tế, chính trị và văn hoá của ĐBSH, câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để có thể hỗ trợ các nông hộ nâng cao thu nhập?; Chính sách nào có thể giải quyết được mâu thuẫn một bên là thu nhập cao của hộ nông dân và bên kia là tình trạng khan hiếm về ruộng đất?; Chính sách nào để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực đất đai và lao động hiện nay?; khuyến khích đầu tư của nông hộ để phát triển sản xuất nông nghiệp, tránh được xu thế phát triển lệch lạc? 1.2 Kinh tế hộ nông dân và vấn đề nghiên cứu hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH Một vài sự đánh giá khác nhau trên đây cho thấy những nghiên cứu về hộ nông dân ở ĐBSH tuy nhiều nhưng còn khá tản mạn. Mỗi nghiên cứu với lí do khác nhau chỉ tập trung cho mục đích riêng nào đó và phương pháp áp dụng cho các nghiên cứu này không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kết quả nghiên cứu có sẵn này cho mục đích xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Để có được một phân tích sâu và toàn diện về các hệ thống sản xuất và xu thế phát triển của n hiện nay nhằm hoạch định ra những chính sách hỗ trợ phát triển tốt nhất, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn đối với các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay ở đồng bằng. Trong đó, yêu cầu: (1) Mô tả được đầy đủ các hệ thống sản xuất hiện nay, (2) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống sản xuất và (3) cuối cùng là Đề xuất được những giải pháp tác động nhằm hỗ trợ kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH. Theo chúng tôi để có thể phác hoạ những nội dung cụ thể của để tài, nghiên cứu phải bám sát vào những điểm cơ bản của lí thuyết kinh tế hộ nông dân. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý đối với nông hộ sản xuất nhỏ: a. Ứng xử của nông hộ đối với các điều kiện nông học và thị trường: Đối với sự phát triển của hộ nông dân, không phải chỉ có những điều kiện về sinh thái, mà cả những mối quan hệ xã hội, quan hệ thị trường cũng có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật sản xuất. Trong mỗi vùng, không phải tất cả các hộ nông dân đều có cùng cách ứng xử đối với sự thay đổi của điều kiện sản xuất và thị trường. Đối với nông dân, chỉ tiêu chí phí - hiệu quả của một hệ thống sản xuất là điều kiện cho phép hộ nông dân có thể tiếp tục phát triển, vì thế nông dân luôn tính đến những rủi ro trong sản xuất. Nếu điều kiện về nông học, kinh tế và khí hậu thất thường, những người sản xuất khác nhau sẽ có sự đánh giá rủi ro khác nhau. Nếu rủi ro quá lớn, họ sẽ không đầu tư. Nếu điều kiện thị trường không thuận lợi, những người sản xuất sẽ không tập trung sản xuất ở quy mô lớn và chuyên canh. Mục tiêu sản xuất trước hết là để tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của hộ. Ngược lại, nếu điều kiện thị trường thuận lợi, người sản xuất sẽ tập trung sản xuất quy mô lớn hơn, chuyên môn hoá để sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường. Người sản xuất sẽ tính đến lợi thế so sánh và quyết định đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao. Cụ thể, logic đầu tư của nông hộ sẽ là: Những người sản xuất sẽ đầu tư nhiều hơn về lao động để tối đa hoá lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích với điều kiện lao động dư thừa trong khi các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên hạn chế (nước, đất…). Các hệ thống sản xuất mang tính chất thâm canh cao và phát triển đa dạng các hệ thống khác nhau, kết hợp đồng thời các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi cho lợi nhuận cao. Nhưng nếu điều kiện về nguồn lợi tự nhiên thuận lợi, những người sản xuất lại muốn tối đa hoá thu nhập trên 1 đơn vị lao động. Nếu nguồn lao động thuê rẻ, những người chủ trang trại có xu thế sử dụng các hệ thống sản xuất và kỹ thuật cho phép tối đa hoá lợi nhuận của vốn. Không giống các loại hình kinh tế khác, quy luật phát triển của kinh tế hộ nông dân rất đa dạng: Quy luật kinh tế phổ biến nhất trong nông hộ là Quy luật về tính hợp lí khi ra quyết định trong đó mục tiêu sản xuất các nông hộ sẽ được điều chỉnh trên cơ sở cân bằng các nguồn lực sẵn có của gia đình (vốn, đất, lao động…). Sau nữa là Quy luật sinh học của các kiểu hộ khi quan niệm rằng hộ nông dân phát triển theo các giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào tuổi của chủ hộ, từ việc mới thiết lập đến tích tụ phát triển và cuối cùng là giai đoạn phân hoá khi tuổi của chủ hộ đã cao (Chu kỳ tích tụ và phân hoá ruộng đất của Trai - a - Nốp). Cuối cùng người ta không thể bỏ qua Quy luật tiến hoá của hộ nông dân từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hiện tượng mà chúng ta thấy nhiều trong thực tế. b. Đất đai đối với nông hộ nhỏ. Đất đai luôn là vấn đề sống còn của bất kỳ một nông hộ lớn hay nhỏ. Sở hữu ruộng đất là quan trọng, nhưng đối với các nông hộ nhỏ khả năng tiếp cận được ruộng đất và vấn đề an toàn của ruộng đất mà hộ đang khai thác lại quan trọng hơn nhiều. Ngoài những yếu tố về thị trường và các yếu tố nông hộ kể ra trên đây, hai vấn đề này xác định thái độ của nông hộ đối với việc đầu tư và phát triển. Trong điều kiện mất an toàn ruộng đất nông dân sẽ không đầu tư và áp dụng các kỹ thuật quảng canh. Nông hộ nhỏ thường ít điều kiện để mua (tạu) ruộng đất mà chủ yếu là thừa kế hoặc mượn đổi, lĩnh canh, bởi vậy họ ít quan tâm hơn đến sở hữu. Ruộng đất không an toàn là những ruộng đất khi tiến hành canh tác, người nông dân có nguy cơ không thu được hoa lợi trên đó. Như vậy, nguyên nhân mất an toàn ruộng đất có thể đến từ những rủi do thiên nhiên do đặc điểm của mảnh ruộng đó mang lại, từ sự không nhất quán về chính sách ruộng đất hoặc rủi ro về hợp đồng thuê mướn, khả năng bị chiếm đoạt bởi các thế lực xã hội khác nhau… Trong điều kiện của ĐBSH, Nhà nước đã chia ruộng đất cho nông dân để canh tác, nhưng như thế không có nghĩa là an toàn ruộng đất đã bảo đảm. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều rủi ro về thiên tai, mặt khác chính sách ruộng đất còn nhiều điểm chưa thật rõ (nhất là thời hạn sử dụng đất) và đặc biệt là nguy cơ mất đất do công nghiệp hoá, do đầu cơ, tham nhũng ruộng đất đe doa nhiều đến an toàn ruộng đất ở một số vùng thuộc đồng bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp. 2. Giới thiệu một số nét chính về báo cáo Nội dung của báo cáo gồm 5 phần chính: Phần I - Giới thiệu nghiên cứu: Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu và những vấn đề tổng quan về kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH. Các mục đích và các câu hỏi nghiên cứu chính của báo cáo cũng được đề cập trong phần này. Phần II - Phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân và cách tính thu nhập của hộ nông dân. Các phương pháp và công cụ nghiên cứu được sử dụng trong báo cáo. Phần III - Hệ thống canh tác và thu nhập của nông dân: Chỉ ra hiện trạng thu nhập và xu hướng biến động thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH theo 4 vùng sinh thái đặc trưng. Phần IV - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập: Phân tích các yếu tố định tính và định lượng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH. Phần V - Kết luận chung và đề xuất giải pháp: Thảo luận về hiện trạng và cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân ở ĐBSH. Đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân ở ĐBSH theo từng vùng sinh thái. Điểm nổi bật được ghi nhận trong báo cáo này là đã tiến hành nghiên cứu bao quát được tại các vùng khác nhau ở trong ĐBSH như vùng ven đô thị, vùng ven biển, vùng thuần lúa và vùng đa dạng hoá nông nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân tại các vùng khác nhau ở ĐBSH và là cơ sở thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Thông qua các cuộc điều tra khảo sát tại thực địa, báo cáo cũng góp phần bổ sung các kết quả định tính về hiện trạng thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH trong thời gian gần đây nhất (năm 2004) mà thời gian qua chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Bên cạnh đó, những phân tích về thu nhập của hộ nông dân trong báo cáo luôn được gắn liền với các hệ thống sản xuất của nông hộ ở từng vùng khác nhau. Chính việc tiếp cận nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong quá trình đánh giá thu nhập của các hộ nông dân mà các báo cáo khác trước đây không thực hiện được. Điểm hạn chế của đề tài: Trước hết, do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên số mẫu điều tra còn khá khiêm tốn, 418 hộ. Số mẫu đại diện này là rất ít nếu so với 3,1 triệu hộ ở ĐBSH và rõ ràng không thể đại diện được đầy đủ hiện trạng thu nhập của hộ nông dân vùng ĐBSH nói chung. Bên cạnh đó, do số liệu điều tra thực địa chỉ thể hiện được tình trạng thu nhập và sản xuất của hộ nông dân tại thời điểm nghiên cứu (năm 2004) do đó không thể hiện được xu thế biến động thu nhập của hộ nông dân theo hệ thống canh tác qua từng giai đoạn khác nhau mà chỉ tính được thu nhập của các nhóm hộ theo hệ thống canh tác khác nhau từ đó so sánh mức thu nhập giữa các nhóm hộ có hệ thống canh tác khác nhau trên tổng thể các hộ điều tra (có nghĩa, chỉ so sánh mức thu nhập theo hệ thống canh tác của các nhóm hộ trong cùng một thời điểm, chứ không so sánh mức thu nhập của hộ trước và sau khi thay đổi hệ thống canh tác. Tuy nhiên, cách tính này có thể loại trừ ảnh hưởng của các biến động giá vật tư đầu vào và giá sản phẩm đầu ra qua các năm). Để khắc phục điều này, chúng tôi phải so sánh với các kết quả nghiên cứu khác từ VLSS 1993, 1998 và VLHSS 2002. Việc so sánh này là chưa thật hợp lý và chỉ mạng tính tương đối bởi phương pháp nghiên cứu khác nhau. Do đó chưa có những đánh giá thật cụ thể về xu thế biến động thu nhập của hộ nông dân qua từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn số liệu này cũng không tách ra theo hệ thống canh tác nên cũng chỉ nêu lên biến động về thu nhập của hộ chứ không thể phân tích biến động về thu nhập của hộ theo hệ thống canh tác. Để nghiên cứu thu nhập của các hộ nông dân, việc chọn điểm được tiến hành căn cứ theo tiêu chí vùng sinh thái. Việc phân vùng nghiên cứu của được thực hiện dựa trờn bộ số liệu thống kê tương đối đầy đủ của các tỉnh ở ĐBSH những năm gần đây về các điều kiện sản xuất (đất đai, dân số, mật độ dân số,....) và các điều kiện sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng có thể chia ra thành 5 tiểu vùng sinh thái khác nhau. Do điều kiện hạn chế, việc chọn điểm nghiên cứu chỉ thực hiện được tại 4 tỉnh đại diện cho 4 vùng sinh thái khác nhau dựa trên các kết quả của việc phân vùng là các tỉnh Hà Tây, Thái Bình và hai tỉnh nằm hai bên sông Hồng một phía Bắc một phía Nam là Hải Dương và Nam định. Việc chỉ lựa chọn 4 vùng là một hạn chế của nghiên cứu. Tại mỗi tỉnh, 1 huyện có đại diện đặc trưng nhất so với đặc điểm sinh thái của vùng đó. Việc lựa chọn các tiểu vùng nghiên cứu (các xã) được tiếp tục lựa chọn bằng cách chọn ra 2 xã đại diện nhất trong huyện. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung của nghiên cứu này là: Đánh giá hiện trạng các hệ thống sản xuất nông nghiệp và tình hình thu nhập của hộ nông dân trong các vùng khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Xác định các yếu tố gây ra sự biến động về thu nhập của hộ nông dân và xu thế của sự biến động đó cũng như các vấn đề hiện nay mà hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng gặp phải khi muốn tăng thu nhập. Đề xuất những giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân ở đồng bằng sông Hồng, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm. Mục đích cụ thể nhằm: Hệ thống hoá được thông tin về các hệ thống sản xuất nông nghiệp và tình hình thu nhập của hộ nông dân trong các vùng khác nhau của đồng bằng sông Hồng. Xác định được các yếu tố và điều kiện nâng cao thu nhập và thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả các hệ thống sản xuất nhằm nâng cao thu nhập của người dân trong vùng đồng bằng sông Hồng. Đề xuất được những kiến nghị chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng nói chung và sự phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp nói riêng