Đề tài Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội

Các ngân hàng thương mại kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một loại tài sản khác cho công chúng. Khác với doanh nghiệp, tài sản của Ngân hàng thương mại là các tài sản tài chính, là loại tài sản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng hoàn toàn tách rời nhau. Tài sản chính là nhân tố quan trọng phản ánh trình độ cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng. Do đó quản lý tài sản là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Theo kinh nghiệm cho thấy khi sức khỏe của nền kinh tế có sự thay đổi thì đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thống ngân hàng. Do đó, một ngân hàng yếu kém trong quản lý sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực doanh nhiệp sẽ càng lớn. Thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về công tác quản lý ngân hàng sẽ càng gay gắt hơn đối với ngân hàng nội. Trước tình hình thực tế như vậy, nhóm 2 chúng em đã chon đề tài: “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội” nhằm đi sâu và thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho việc quản lý tài sản của ngân hàng thương mại này ngày càng hiệu quả hơn

doc27 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Các ngân hàng thương mại kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một loại tài sản khác cho công chúng. Khác với doanh nghiệp, tài sản của Ngân hàng thương mại là các tài sản tài chính, là loại tài sản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng hoàn toàn tách rời nhau. Tài sản chính là nhân tố quan trọng phản ánh trình độ cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng. Do đó quản lý tài sản là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Theo kinh nghiệm cho thấy khi sức khỏe của nền kinh tế có sự thay đổi thì đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thống ngân hàng. Do đó, một ngân hàng yếu kém trong quản lý sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực doanh nhiệp sẽ càng lớn. Thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về công tác quản lý ngân hàng sẽ càng gay gắt hơn đối với ngân hàng nội. Trước tình hình thực tế như vậy, nhóm 2 chúng em đã chon đề tài: “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội” nhằm đi sâu và thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho việc quản lý tài sản của ngân hàng thương mại này ngày càng hiệu quả hơn NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Tổ chức tiền thân của Vietcombank: Vietcombank tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ. Cơ quan này vừa là một Cục, Vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một Ngân hàng Thương mại Đối ngoại. Giai đoạn 1963-1975: Khai sinh trong khói lửa và tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến thống nhất đất nước.Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một Ngân hàng Thương mại Đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường miền Nam. Quỹ Ngoại tệ đặc biệt Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank. Ra đời với một cơ cấu tổ chức rất gọn nhẹ, B29 hoạt động đơn tuyến và bảo mật đến mức tối đa được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ương Cục Miền Nam. Với trên 10 người hoạt động trong thời gian 10 năm, Quỹ Ngoại tệ đặc biệt B29 đã tham gia vận chuyển và chuyển khoản một lượng lớn ngoại tệ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Giai đoạn 1976-2009: lớn mạnh trong gian khó Thời kì này, Vietcombank đã trở thành Ngân hàng Đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán giảm, hoãn thành công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London. Trong điều kiện bị bao vây cấm vận kinh tế, Vietcombank tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Giai đoạn 1991 - 2007: Vững bước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới Vietcombank đã chính thức chuyển từ Ngân hàng chuyên doanh đối ngoại trở thành một ngân hàng thương mại nhà nước có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và quan hệ ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Giai đoạn 2007-2003: Tiên phong cổ phần hóa, là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02/06/2008, Vietcombank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011 Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank. Ngày 01/04/2013, Vietcombank đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập (1963 - 2013) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng. Nhân sự kiện đặc biệt này, Vietcombank cũng đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới cùng với thông điệp/lời hứa của thương hiệu “Chung niềm tin vững tương lai”, khẳng định cam kết của Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới tương lai, khẳng định sự đổi mới toàn diện của Vietcombank cả về hình ảnh và chất lượng hoạt động để tiếp tục phát triển bền vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nước và từng bước vươn xa trên trường quốc tế. 2. Mô hình quản trị. Nhà nước (77,11%) Mizuho Bank Ltd (15%) Cổ đông khác (7,89%). VIETCOMBANK Công ty con, công ty liên kết cung cấp dịch vụ tài chính. Công ty con, công ty liên kết phi tài chính Ngân hàng thương mại Ngân hàng đầu tư Dịch vụ tài chính Bảo hiểm Bất động sản. Đầu tư vốn vào các NHTMCP khác. Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) 100% Công ty cho thuê Tài chính Vietcombank (VCBL) 100% Công ty Bảo hiểm Nhân thọ VCB Cardif 45% Công ty VCB Tower 198 70% Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) 51% 51% Công ty chuyển tiền Vietcombank 75% Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico HK) 100% Công ty VCB Bonday 16% Công ty VCB Bonday – Bến Thành. 52% 3. Định hướng phát triển. 3.1. Định hướng chiến lược trung và dài hạn. Phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động Ngân hàng Thương mại dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài. Mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư); dịch vụ bảo hiểm; các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài. An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt. 3.2. Các mục tiêu đối với xã hội và cộng đồng. Không chỉ chú trọng vào phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Vietcombank còn xác định cho mình những mục tiêu cao cả đối với xã hội và cộng đồng: Vietcombank luôn nỗ lực để hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, đảm bảo cho dòng huyết mạch tài chính lưu thông không ngừng nghỉ, đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hoạt động của Vietcombank luôn hướng tới cộng đồng, xã hội, góp phần xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc.Vietcombank luôn đề cao tính “Nhân văn” như một giá trị cốt lõi của văn hóa Vietcombank, luôn sẵn sàng sẻ chia không chỉ với bạn hàng, khách hàng, đối tác mà còn chia sẻ và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Quan tâm và dành một nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng được Vietcombank đề ra hàng năm. Chính vì vậy, mà giá trị thương hiệu cùng uy tín Vietcombank suốt 50 năm qua đã không ngừng được gây dựng và vun đắp. II. TÀI SẢN VÀ CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đặc thù đó nên phần lớn tài sản của ngân hàng là các tài sản chính, gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê- mua , các chứng khoán, các khoản tiền gửiMột phần nhỏ trong khối tài sản của ngân hàng là tài sản cố định như nhà cửa, trang thiết bị,Mỗi loại tài sản được hình thành theo các cách thức khác nhau và vì những mục tiêu khác nhau song đều tập trung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013 Vietcombank Hà Nội đã có sự tăng trưởng nhất định : trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nền kinh tế trong nước trì trệ. Tuy nhiên VCB Hà Nội vẫn đạt đươc một số chỉ tiêu khả quan số dư huy động vốn của VCB Hà Nội vẫn đạt kết quả rất khả quan tăng bình quân 16% một năm từ 24.639 tỷ năm 2011 lên 33.154 tỷ năm 2013, dư nợ tín dụng tăng bình quân 14,5 % trên một năm tãng từ 20.997 tỷ năm 2011 lên 27.528 tỷ năm 2013. Nợ xấu chiếm tỷ lệ 2,62% trên tổng dư nợ. kế hoạch khống chế dưới (+3%). Lợi nhuận hợp nhất của VCB năm 2013 đạt 57 tỷ đồng, đạt 100.4 kế hoạch. Tổng tài sản của VCB Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2013 tăng 27,9% tương đương 10.227 tỷ đồng. 1. Tình hình tài chính Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013 Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra ngay trong năm Vietcombank tiến hành cổ phần hóa (2008). Kinh tế trong nước không nằm ngoài đà suy giảm chung của kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP chậm lại, sản xuất - kinh doanh đình trệ, lạm phát diễn biến phức tạp, có năm lên tới gần 20%, trong giai đoạn 2011 - 2012 có khoảng 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể  Vietcombank 5 năm qua như sau: Thứ nhất, tăng trưởng ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả. Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng 192.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008, mức tăng bình quân là 17%/năm. Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân trên 17%/năm, trong đó năm 2010 và 2012 đạt trên 20%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 21%/năm, đưa tổng dư nợ cho vay tăng từ gần 113.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008 lên 241.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012. Tổng thu nhập trước dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 6.300 tỷ đồng năm 2008 lên 9.000 tỷ đồng trong năm 2012, tăng bình quân trên 9%/năm. Tương tự, lợi nhuận trước thuế tăng từ 3.600 tỷ đồng lên gần 5.800 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức tương đối cao so với trung bình của ngành. Thứ hai, mô hình và bộ máy tổ chức được củng cố, hoàn thiện. Đáng chú ý là mô hình tổ chức tại Hội sở chính từng bước được chuẩn hóa theo khối. Vietcombank đã thực hiện cơ cấu lại khối vốn, khối tín dụng, khối quản lý rủi ro thông qua thành lập mới và bổ sung chức năng, nhiệm vụ một số phòng, ban; xây dựng khối tài chính, khối bán lẻ; thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Tin học và Phòng Quản lý thẻ. Thứ ba, mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng, trong 5 năm qua, 181 phòng giao dịch đã được thành lập mới trên địa bàn cả nước; số chi nhánh được nâng từ 61 (năm 2008) lên 79 (năm 2012); đưa Công ty Chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ vào hoạt động từ năm 2010. Thứ tư, chính sách quản trị rủi ro được hệ thống hóa và thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống. Từ quý II/2010, Vietcombank đã đưa vào áp dụng hệ thống phân loại nợ định tính (được xây dựng trên cơ sở tư vấn của Ernst & Young và được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt). Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank luôn phản ảnh trung thực, minh bạch chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Do chú trọng thu hồi nợ, tích cực xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm từ 4,6% tại thời điểm 31/12/2008 xuống còn 2,4% tại thời điểm 31/12/2012 và luôn dưới mức 3% trong giai đoạn 2009 - 2012. Thứ năm, triển khai thành công nhiều đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Cụ thể: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ thêm 9,28% (năm 2010) và 33% (năm 2011) với giá phát hành bằng mệnh giá; trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 12% (năm 2011), sau đó phát hành riêng lẻ 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank (năm 2011). Tại thời điểm 31/12/2012, vốn điều lệ của Vietcombank đạt 23.174 tỷ đồng, tăng 91,5% so với thời điểm 31/12/2008; quy mô vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷ đồng, tăng gần 198% so với năm 2008. Thứ sáu, minh bạch hoá thông tin, tăng cường quan hệ cổ đông, nhà đầu tư; duy trì chính sách chi trả cổ tức hàng năm ổn định ở mức 12%, trong đó có 4 năm chi trả bằng tiền mặt và 1 năm chi trả bằng cổ phiếu (năm 2010). Năm 2009, Vietcombank niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM, với mã VCB. Hiện cổ phiếu VCB thuộc VN30 và là một trong các cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường (xấp xỉ 3 tỷ USD). Từ khi niêm yết tới nay, cổ phiếu VCB luôn được giao dịch ở mức giá cao nhất trong số các cổ phiếu ngân hàng niêm yết và được nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái mua ròng hàng năm. Thứ bảy, củng cố quan hệ khách hàng, chuẩn hoá thương hiệu, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng và mở rộng quan hệ đối ngoại. 2. Tài sản. 2.1. Ngân quỹ. sSs TÀI SẢN Ngày 31/12/2013 Ngày 31/12/2012 1.Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 6.059.673 5.607.307 2.Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam 24.843.632 15.732.095 3.Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 91.737.049 65.712.726 3.1. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 83.810.806 60.509.084 3.2. Cho vay các tổ chức tín dụng khác 7.992.267 5.320.515 3.3. Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác (66.024) (116.873) Ngân quỹ của ngân hàng thường bao gồm: a.Tiền mặt trong két ( tiền mặt và các khoản tương đương tiền ): Bao gồm nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý đá quý . Theo số liệu ở bảng trên, tiền mặt trong két của ngân hàng VietcomBank năm 2013 so với năm 2012 tăng 452.366 triệu VND ( 8.067 %). Được sử dụng trong lưu thông hoặc chấp nhận trong thanh toán. Có tính thanh khoản cao nhất. Tính sinh lời thấp, thậm chí một số loại còn không sinh lời mà ngân hàng còn phải chịu phí. Tỉ trọng trong tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng Khả năng thu hút tiền mặt của ngân hàng thương mại Khả năng vay mượn từ các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại khác b. Tiền gửi tại các ngân hàng khác Gồm có: Gửi tại ngân hàng nhà nước vì mục tiêu dự trữ bắt buộc và thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau Gửi tại các ngân hàng khác vì các mục tiêu : Thanh toán liên ngân hàng bằng cách mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước hoặc tại chính các ngân hàng Vì mục tiêu lợi nhuận Giảm áp lực, nhàn rỗi vốn tạm thời Theo bảng số liệu, Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng 9.111.537 triệu VND (57,91%). Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 26.024.323 triệu VND (39,6%). Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng giảm 50.849 triệu VND ( 50,2%) Dự trữ bắt buộc là một số tiền nhất định mà ngân hàng trung ương yêu cầu ngân hàng thương mại phải dự trữ Cách xác định dự trữ bắt buộc xác định theo kỳ và ở Việt Nam là theo tháng dương lịch. Kỳ xác định là kỳ hay số ngày được sử dụng để tính số dư bình quân của các tài khoản phải tính dự trữ bắt buộc. Kỳ duy trì là khoảng thời gian mà đối tượng dự trữ bắt buộc phải thực hiện theo mức đã tính toán cuối kỳ xác định Mức dự trữ bắt buộc = tỷ lệ dự trữ bắt buộc x số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng dự trữ kỳ xác định Trong đó: Số dư bình quân tài khoản thuộc đối tượng dự trữ kỳ xác định = tổng số dư cuối ngày của các tài khoản phải dự trữ bắt buộc tại kỳ xác định / số ngày của kỳ xác định Để đánh giá xem mức độ thực hiện dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại ta xem xét số dự trữ bắt buộc ngày của kỳ duy trì = tổng số dư cuói ngày của các tài khoản thuộc diện tính dự trữ của kỳ duy trì / số ngày của kỳ duy trì * Trường hợp phần thiếu hụt dự trữ bắt buộc bằng VND Mức phạt bằng lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước x 150% x phần chênh lệch dữ trữ thiếu * Trường hợp phần thiếu bằng ngoại tệ Mức phạt bằng lãi suất SIBOR kỳ hạn 3 tháng của USD x 150% x phần chênh lệch dự trữ thiếu * Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc: Phương pháp nối tiếp: là phương pháp mà ký xác định và kỳ duy trì nối tiếp với nhau Phương pháp trùng một phần: kỳ duy trì và kỳ xác định trùng nhau một phần Phương pháp trùng hoàn toàn: là phương pháp kỳ duy trì cũng chính là kỳ xác định à Phương pháp tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương phát huy hiệu quả là phương pháp trùng hoàn toàn Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Phương pháp trùng hoàn toàn kỳ duy trì cũng là kỳ xác định sau mỗi ngày ngân hàng thương mại đều phải tính dự trữ bắt buộc * Đặc điểm của tiền gửi tại của ngân hàng khác Tính thanh khoản cao Tính sinh lời thấp Độ rủi ro hầu như không có Tỷ trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Nhu cầu thanh toán của ngânh hàng Quy mô vốn nhàn rỗi tạm thời Môi trường cho vay và đầu tư 2.2. Chứng khoán Ngân hàng thương mại năm giữ chứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hóa tài sản. Ngân hàng nắm giữ nhiều loại chứng khoán khác nhau, có thể xếp loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Hai loại chứng khoán nổi bật mà ngân hàng nắn giữ là: Chứng khoán thanh khoản vì mục tiêu dự trữ( dự trữ thứ cấp) Chứng khoán đầu tư vì mục tiêu sinh lời( thường có kì hạn dài) Trong thực tế, ngân hàng nắm giữ các loại chứng khoán : Chứng khoán kinh doanh thường nắm giữ trong 1 năm, lợi nhuân thu được là chênh lệch giữa giá mua và giá bán Chứng khoán đầu tư lợi nhuân thu được sẽ bằng lãi mà chứng khoán này mang lại đối với chứng khoán giư đến ngày đáo hạn Ngân hàng giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết. Ngân hàng thường chia chứng khoán thành loại thanh khoản và kém thanh khoản. Thông thường, các chứng khoán thanh khoản có tính an toàn cao, dễ bán ít giảm giá , có tỷ lệ sinh lời thấp. Chứng khoán đầu tư phần rủi ro cao,tính an toàn thấp và thường có tỷlệ sinh lời cao. Chứng khoán được giữ như một tài sản đệm trong ngân quỹ. Ngân hàng nắm giữ chứng khoán chính phủ (độ an toàn cao) vì chúng có thể được miễn thuế hoặc là do yêu cầu của chính quyền các cấp. Xếp sau chứng khoán của chính phủ là giấy nợ ngắn hạn do các công ty hoặc các công ty tài chính nổi tiếng phát hành hoặc chấp thanh toán. Câu hỏi đặt ra là để xác định tỷ trọng của chứng khoán thanh khoản và chứng khoán đầu tư cần phải căn cứ vào đâu??? Trả lời: Cần căn cứ vào mục tiêu của ngân hàng thương mại để xác định tỷ trọng của chứng khoán.Ngân hàng thương mại cho vay tốt tỷ suất lợi nhuận đối với danh mục tín dụng cao thì sẽ ưu tiên mục tiêu thanh khoản.Chứng khoán là danh mục không thể cho vay mà chỉ để đầu tư. Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank : đầu tư chứng khoán 700 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu vốn 100%. Cùng với sự hoạt động của các công ty con VCBS là Công ty do Vietcombank sở hữu 100% vốn. Năm 2013, tận dụng một số chuyển biến tích cực của thị trường chứng khoán, hoạt động kinh doanh của Công ty đã đươc cải thiện rõ rệt. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2013 đạt 70,88 tỷ đồng, vượt 74,1% kế ho
Luận văn liên quan