Đề tài Phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nguyên nhân và giải pháp

Nghiên cứu đánh giá những nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Các phân tích tài chính thể hiện rằng Mô hình lí thuyết dựa trên những giả định không thực đã dẫn đến vấn đề nghiêm trọng trong sự mất giá của Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng ở Thị trường không quản lý, đó là chất xúc tác làm bùng nổ việc vỡ nợ thế chấp nhà ở. Những nghiên cứu học thuật gần đây nghiên cứu giải pháp cho cuộc khủng hoảng, được đánh giá là ít tốn kém chi phí hơn nhiều so với việc cứu giúp các nhà đầu tư, những người đã đưa ra quyết định tài chính sai lầm về phương diện phân tích tín dụng. JEL:G11,G12,G13,G14.

pdf38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 1 RESEARCH: 1 GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa LỚP CHK18_NHĐÊM 05 NHÓM THỰC HIỆN : 1. Đinh Ngọc Trường 2. Trần Ngọc Châu 3. Nguyễn Thị Hồng Hà 4. Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ 5. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 6. Nguyễn Thanh Thái Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 2 TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá những nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Các phân tích tài chính thể hiện rằng Mô hình lí thuyết dựa trên những giả định không thực đã dẫn đến vấn đề nghiêm trọng trong sự mất giá của Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng ở Thị trường không quản lý, đó là chất xúc tác làm bùng nổ việc vỡ nợ thế chấp nhà ở. Những nghiên cứu học thuật gần đây nghiên cứu giải pháp cho cuộc khủng hoảng, được đánh giá là ít tốn kém chi phí hơn nhiều so với việc cứu giúp các nhà đầu tư, những người đã đưa ra quyết định tài chính sai lầm về phương diện phân tích tín dụng. JEL:G11,G12,G13,G14. Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 3 PHÂN TÍCH VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008: CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Khủng hoảng tài chính năm 2008 mang tầm vóc lịch sử, thậm chí cho tới bây giờ những khoản tiền kếch xù để giải quyết khủng hoảng vẫn không đủ để xử lý. Bên cạnh 700 tỷ USD được quốc hội công bố, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cố gắng cứu giúp các tổ chức và thị trường khoảng 1,3 ngàn tỷ USD bằng cách đầu tư vào những tài sản rủi ro, bao gồm nợ của những tổ chức phá sản và các khoản nợ bảo đảm bằng tài sản thế chấp dưới chuẩn, thứ đang vỡ nợ với nhịp độ chóng mặt (Morris ,2008). Thêm 900 tỷ USD được đề xuất cho những công ty lớn vay (Aversa,2008), nâng tổng số lên gần 3000 tỷ USD tiền cứu viện cho đến nay, chưa kể đến các khoản nợ lớn của các công ty được đảm bảo bởi chính phủ Hoa Kỳ vào năm ngoái. Một phân tích về những nguyên nhân cơ bản của “Sự thất bại to lớn này”, đã đặt toàn bộ hệ thống tài chính vào tình thế nguy cấp (Woellert và Kopecki,2008) đó là bảo đảm giải quyết hai vấn đề trên và tránh rơi vào tình thế tương tự trong tương lai. Nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng : Sự mất giá trong thị trường hoán đổi rủi ro tín dụng. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính hiện thời được nhiều người xác định là do sự mất thanh khoản của tài sản thế chấp, tuy nhiên bi kịch này chỉ là một nhân tố và là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Giá trị của Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, khoản tiền gốc được Uỷ ban Giao Dịch Chứng Khoán (SEC) ước tính khoảng 55 ngàn tỷ USD và thực tế có thể vượt trên 60 ngàn tỷ USD (gấp hơn 4 lần số tiền nợ của Công ty đại chúng và các khoản nợ có thế chấp ở Mỹ, được mong đợi là Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 4 có đảm bảo), thì hoàn toàn không được quản lý và thường là hợp đồng giao dịch trên điện thoại và không có văn bản pháp lý (Simon, 2008), đó là vấn đề cơ bản về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng. Về khái niệm, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là những công cụ khá đơn giản, đó là sự ủy thác mà một bên sẽ trả một khoản phí định kỳ cho bên kia để đảm bảo rằng khoản nợ của một vài pháp nhân (ví dụ một công ty cụ thể) không vỡ nợ trong một khoảng thời gian ví dụ như 5 năm. Chúng là những văn bản đảm bảo nợ hiệu quả trong khi nó còn được gán cho là tránh né sự quản lý vì thông thường sẽ bị đánh thuế lên Hợp Đồng bảo hiểm. Thị trường không được điều tiết này lớn mạnh như thổi từ 900 tỷ USD đầu Thiên niên kỉ đến hơn 50 ngàn tỷ USD trong năm 2008 sau khi Quốc hội ban hành luật miễn thuế năm 2000. Đầu tư vào một khoản nợ luôn đòi hỏi sự bù đắp không chỉ giá trị thời gian của tiền tệ mà còn phần bù cho rủi ro tín dụng của những khoản nợ đó. Sự bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ luôn được cung cấp bởi cam kết nợ, tối thiểu một tỷ suất sinh lời ngang bằng lãi suất Trái Phiếu Chính phủ phi rủi ro như Trái phiếu kho bạc Mỹ. Phần bù rủi ro tín dụng trên đây cho thấy tỷ suất phải bù đắp cho nhà đầu tư không chỉ giá trị dự kiến của những mất mát vỡ nợ mà còn cho cả rủi ro hệ thống liên quan đến khoản nợ cũng như vài quyền chọn ấn định.(Murphy,1988) Trong hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng hay hợp đồng bảo hiểm trái phiếu, bên bảo hiểm không có sự đầu tư ban đầu vào các khoản nợ và cũng chỉ yêu cầu phí bảo hiểm. Tuy nhiên, phí này phải gồm cả 2 phí: bảo hiểm rủi ro vỡ nợ và rủi ro hệ thống. Phương pháp thích hợp để định giá phí bảo hiểm đã được biết đến từ lâu (Callaghan and Murphy,1998). Tuy nhiên, ngày nay nhiều người áp dụng lý thuyết Toán học Thuần Tuý để định giá rủi ro tín dụng và ước tính phí bảo hiểm rủi ro tín dụng (Glanz và mun, 2008). Rajun, Seru và Vig (2008) đã đưa ra phân tích Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 5 của những dự báo sai lầm do áp dụng những mô hình như vậy, mặc dù đã đưa dữ liệu quá khứ vào mô hình cực kỳ tốt nhưng lại bỏ qua những đánh giá của con người về “thông tin mềm”. Mô hình như “quants” của những người đã có ảnh hưởng lớn đến Ngân hàng hiện đại, theo vài nhà phân tích, là “rất vô dụng” (New Scientist, 2008b) và kết quả thật thê thảm cho nhiều tổ chức trung thành mù quáng với chúng. Ví dụ như, các nhà Bảo hiểm nợ danh tiếng thông qua hoán đổi rủi ro tín dụng (AIG) đặt niềm tin mù quáng vào mô hình rủi ro tài chính và tập thể nhân viên tài năng của họ ban đầu tạo ra thu nhập lớn cho công ty trong vài năm đầu nhưng sau đó đã dần thua lỗ (Morgenson ,2008). Trong vài năm trước, những dự báo về các vấn đề nghiêm trọng và “câu chuyện khủng khiếp” về cuộc khủng hoảng hôm nay của những nhà quản lý đã bị xem nhẹ vì sự vận động thành công của những định chế tài chính mà ngày nay đã phá sản hay đang nhận cứu trợ từ quỹ của Chính phủ (Associate Press ,2008). Ví dụ sự thất bại của 2 định chế Liên bang (FANNIE MAE và FREDDIE MAC) được dự báo trước vào năm 2005 bởi một chiến dịch 2 triệu USD của Freddie Mac vận động Quốc hội thành công bãi bỏ hạn chế việc đầu tư của họ vào những khoản thế chấp rủi ro cao (Yost, 2008). Tương tự, các ngân hàng và định chế khác bảo hiểm các khoản cho vay của họ (bao gồm những khoản nợ có hiệu lực mà không có văn bản pháp lý đầy đủ) thì “an toàn” dựa trên sự định giá từ dữ liệu quá khứ (Associate Press,2008). Một vài nhà đầu tư chứng khoán nhìn vào kết quả xếp hạng tín nhiệm do một số công ty xếp hạng tín nhiệm như Moody’s và Standard & Poors (S & P) đưa ra, những công ty này cũng định giá chủ yếu dựa trên Mô hình toán học. Những mô hình đó sử dụng thống kê để tìm ra mối liên hệ trong quá khứ giữa vỡ nợ và một vài biến số như trong nghiên cứu của Altman (1968), có thể bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng và có xác suất xảy ra cao (Woellert and Kopecki, 2008). Trong khi có một vài đề nghị rằng những mô hình chỉ cần được cải thiện (New Scientist, Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 6 2008), những mô hình thống kê thuần tuý không thể tập hợp tất cả những yếu tố thích hợp cho việc ra quyết định cấp tín dụng. Hơn nữa, mô hình thống kê phụ thuộc vào mối tương quan ảo giữa những biến số đã bị phóng đại, như số lượng các biến số bị tăng lên, vì vậy những nỗ lực tập hợp các biến số thích hợp chỉ càng tăng thêm lỗi sai có tính mô hình khác. Có thể vì vậy mà những mô hình rủi ro tín dụng toán học đang tồn tại có khuynh hướng đánh giá thấp khả năng xảy ra những sự kiện bất ngờ (Buchaman, 2008) đặc biệt quan trọng trong thị trường tín dụng, khâu cuối cùng của phân phối là chìa khoá của việc dự đoán khả năng vỡ nợ - với đặc trưng là có khả năng xuất hiện thấp (Murphy, 2000). Mô hình toán học thất bại điển hình trong việc xem xét những rủi ro hệ thống có tương quan (Jameson, 2008) và chúng hướng đến việc tạo ra các giả định ảo như “thị trường luôn cân bằng (Newscientist, 2008a). Mặc dù, mô hình rủi ro thấp của họ có thật (Jameson, 2008) nhưng sự thống kê chính xác của những mô hình trong việc dự đoán ngược quá khứ (dùng dữ liệu quá khứ), dẫn đến kết quả là những nhà làm mô hình toán học trung thành với mô hình của họ trong việc dự đoán tương lai, và họ bắt đầu “bỏ qua những gì xảy ra trong thế giới thực” (Newscientist, 2008b) Liệu các phân tích tín dụng có thể được thực hiện mà không cần sự phân tích của con người hay không? Phán xét của con người có thể kết hợp nhiều biến số, những biến số thực hiện nhanh chóng, sử dụng đơn giản nhưng là những thuật toán hiệu quả, chúng phát triển một cách tự nhiên (Gigenrenzer, 2007). Vài ý kiến cho rằng, phán xét chủ quan của con người đưa đến khả năng xảy ra sự thuyết phục và khuynh hướng mang tính con người không được hiểu quả. Tuy nhiên có hay không kèm theo xét đoán của con người , những mô hình tài chính về rủi ro tín dụng phụ thuộc vào sự vận động vừa hợp pháp lẫn phi pháp. Chẳng hạn, “thông tin mềm” về Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 7 lượng con nợ đã trả nợ trong những mô hình toán học truyền tải một cách khó khăn đến những nhà đầu tư cuối cùng vào những khoản nợ được đảm bảo thì lại phụ thuộc vào sự vận động của những người cho vay đang kiếm tìm thu nhập gốc (Rajun,seru, và Zig, 2008). Gần đây, những dự đoán mô hình tại những công ty xếp hạng tín nhiệm, chính họ cũng ít nhất đã theo khuynh hướng viện trợ lượng lớn hơn là lấy lãi, đây là điều đáng tự hào để cạnh tranh dành doanh số từ những con nợ trả lãi, và kết quả là “ sự thất bại khổng lồ” (Burns 2008). Dựa trên những bản ghi chép gần đây về sự liên hệ tỉ lệ vỡ nợ trên những khoản nợ áp dụng sát sao “ thông tin cứng” (Rajun, Seru và Zig , 2008) nó có thể bao gồm sự xét đoán của con người có thể làm , ít nhất trong phạm vi khuôn mẫu của sự điều khiển có tổ chức thông thường, có chứa nhiều khả năng phát hiện và tránh những khuynh hướng hơn là mô hình toán học cái có thể vận động dễ dàng hơn ý nghĩ con người. Mô hình giảm thiểu rủi ro hệ thống và phí bảo hiểm rủi ro hệ thống. Những mô hình phức tạp hơn của các công cụ nợ được dựa trên lý thuyết bao hàm những rủi ro hệ thống của nợ có thể được phòng ngừa hoặc đa dạng hóa. Cơ cấu mô hình này có thể là sai lầm nặng nề nhất. Đặc biệt là, nhiều nhà tạo lập mô hình đã chất vấn nhu cầu đòi hỏi bất kỳ đền bù cho những rủi ro hệ thống. Những nhà cho vay nhận thêm lợi tức từ những rủi ro hệ thống hoặc rủi ro đặc trưng của các khoản nợ vì những rủi ro đó không thể được đa dạng hóa một cách đầy đủ trong suốt giai đoạn thị trường đi xuống hoặc suy thoái. Nếu không có phần bù rủi ro hệ thống đối với những khoản nợ chịu rủi ro vỡ nợ, thì những nhà đầu tư không thích rủi ro nên đầu tư vào Trái phiếu Kho bạc Mỹ. Tuy nhiên, những lý thuyết phát triển cho thấy rằng các nhà đầu tư chỉ cần phải tính tiền lãi đủ để trang trải chi phí vỡ Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 8 nợ dự kiến (Duffee, 1999). Những lý thuyết này được dựa trên giả định phi hiện thực đó là không có chi phí giao dịch và sự phân phối liên tục của lợi nhuận (Merton, 1974). Thế nên, những kết luận của những lý thuyết không có giá trị, bất chấp sự chính xác hoàn hảo về mặt toán học của chúng. Mô hình hóa các qui trình dựa vào các giả định không có thực trên dẫn đến nhiều Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng được định giá để có khoản bồi thường định kỳ của bên bảo hiểm cho các thiệt hại vỡ nợ trung bình. Không có phần bù cho lợi nhuận được yêu cầu để trang trải các thiệt hại vỡ nợ trên trung bình một cách có hệ thống chắc chắn xảy ra trong những năm tới. Kết quả là, các nhà cho vay đã chịu thiệt hại lớn tại một số thời điểm. Với những bên bảo hiểm cho các Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng như là các ngân hàng và định chế tài chính khác đã sử dụng đòn bẩy rất lớn với những nghĩa vụ hiện tại, chịu những thiệt hại lớn tạo rủi ro cho những bên bảo hiểm khi không thực hiện nghĩa vụ của họ trong các Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, dẫn đến ảnh hưởng liên hoàn tiềm ẩn cho các bên đối tác và xảy ra khả năng vỡ nợ hệ thống. Việc không tính phần bù rủi ro hệ thống đối với Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng và việc đánh giá thấp thiệt hại vỡ nợ trung bình đã đề cập ở trên, cũng bắt nguồn từ sự tin cậy những mô hình thống kê và điều đó được áp dụng nhưng không có sự đánh giá của con người hoặc qui luật kinh doanh. Kết quả là, bảo hiểm nợ trên thị trường hoán đổi tín dụng được định giá quá thấp, và việc thanh toán cho Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng thậm chí không đủ trang trải cho những thua lỗ vỡ nợ dự kiến trong tương lai và cho cả những năm tới. Việc định giá quá thấp Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng dẫn đến bong bóng tín dụng, nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách đầu tư vào trái phiếu và cho vay có bảo hiểm đối với Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng để giảm rủi ro với chi phí thấp. Đặc biệt, các vị thế phòng Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 9 ngừa kết hợp với Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng được nhận thấy gần như là an toàn bởi vì các bên bảo hiểm cho Hợp đồng hoán đối rủi ro tín dụng mặc định (như là các ngân hàng, các cơ quan thế chấp liên bang FNMA và FHLMC, và các công ty bảo hiểm như AMBAC, MBIA, và AIG) được trợ cấp đặc biệt ở cùng mức tín nhiệm như Bộ tài chính Hoa Kỳ với mức tín nhiệm Aaa. Bởi bản chất không được kiểm soát của thị trường hoán đổi rủi ro tín dụng, thật khó cho các nhà đầu tư phân tích hoặc đặt câu hỏi liệu việc xếp hạng Aaa các của hãng bảo hiểm đã được chứng minh hay chưa, vì thiếu quy định dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng. Các nhà đầu tư (và các cơ quan xếp hạng tín nhiệm của họ) có thể cũng nhận thấy (có lẽ với vài sự chứng minh) rằng một số công ty bảo hiểm này đã được chính phủ Hoa kỳ bảo hộ hoặc bởi vì họ là các cơ quan liên bang (như FNMA và FHLMC) hoặc quá lớn không thể vỡ nợ (giống như nhiều ngân hàng đầu tư và thương mại). Lợi tức được tính dựa trên lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ do đó mà giảm mạnh tới mức chi phí của Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng như trái phiếu và các khoản vay đảm bảo được xem là an toàn gần bằng nợ kho bạc. Kết quả là có một khoảng cách rất ngắn giữa lợi tức từ kho bạc và từ nợ công ty, đặc biệt là Trái phiếu có lãi suất cao, cho đến năm 2007 nó được dễ dàng quan sát thấy hàng ngày trên tạp chí tài chính như Wall Street Journal. Sự suy giảm khoảng cách giữa những khoản lợi tức từ nợ an toàn và nợ có rủi ro ở mức chưa từng thấy được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư theo đuổi việc mua bán chứng khoán bằng bất kỳ trái phiếu hoặc khoản vay được định giá cho lợi tức chênh lệch cao hơn. Những nhà kinh doanh chứng khoán này mua các khoản nợ có lãi suất cao, mua rẻ Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, và sau đó kiếm lời từ sự khác biệt giữa lợi tức nhận được và phí mua bảo hiểm. Hoạt động đó cuối cùng đã đẩy những khoản lợi tức trên tất cả trái phiếu và các khoản cho vay xuống bằng chi phí của các Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng như sự cạnh tranh với Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 10 người cho vay tham gia vào việc hình thành các vị thế phòng ngừa buộc lãi suất vay giảm xuống. Với giá thị trường của các khoản nợ không kết hợp chặt chẽ với phần bù rủi ro tín dụng, những khoản vay mới phải được định giá tương tự để cạnh tranh với các thị trường. Như vậy, những người cho vay và các nhà đầu tư nợ nói chung đã đặt mình vào khoản lợi nhuận trung bình thấp hơn hoặc bằng chứng khoán kho bạc an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, người cho vay đã có thể tạo ra lợi nhuận vì lãi suất vỡ nợ mới phát hành có xu hướng thấp hơn trong những năm đầu, và vì sự xuất hiện các khoản cho vay đã tạo ra thu nhập đáng kể cho những người cho vay. Từ khi, nền kinh tế mở rộng một cách mạnh mẽ trong một vài năm trước, và lãi suất thấp giả tạo dẫn đến tăng khối lượng cho vay do nhu cầu đi vay tăng, các lợi nhuận ngắn hạn của các tổ chức cho vay được nâng cao hơn. Tuy nhiên, không có phần bù rủi ro hệ thống đã được tính phí, phần bù rủi ro ít hơn thiệt hại vỡ nợ trung bình trong suốt thời gian vay nợ sẽ được ước tính bởi chuyên gia phân tích tín dụng, lợi nhuận hầu như chắc chắn trở thành mất mát ngay khi sự vỡ nợ lên đến mức bình thường. Đặc biệt là, việc tính phần bù rủi ro tín dụng không đầy đủ ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng ngay cả khi ngân hàng huy động vốn với mức lãi suất trái phiếu kho bạc. Kết quả là, không có phần đệm của phần bù rủi ro hệ thống để trang trải các thiệt hại vỡ nợ trên trung bình xảy ra một cách có hệ thống trong một vài năm, các công ty có tác động lớn như ngân hàng cũng đã từng bị lỗ trong những năm qua, dẫn đến mất khả năng thanh khoản ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và đi đến phá sản .Tuy nhiên, cho đến lúc đó nó có thể cho các công ty và cá nhân vay ở phần bù vô cùng thấp với lãi suất trái phiếu kho bạc trong nhiều năm, như chi phí bảo hiểm nợ thấp làm giảm chi phí đi vay. Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 11 Người nhận khoản thanh toán bảo hiểm định kỳ trên Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng có thể ban đầu thông báo về lợi nhuận lớn từ các hợp đồng, bất chấp việc định giá thấp của bảo hiểm, như là những thua lỗ gần đây về việc phát hành nợ mới thấp hơn những khoản chi trả bảo hiểm (Morgenson, 2008). Tình huống đó đặc biệt phổ biến ở thị trường thế chấp vì người dân có xu hướng thế chấp với lãi suất vỡ nợ thấp đặc biệt so với những xu hướng mang tính thời vụ hơn. Ngoài ra, nhiều khoản thế chấp được hình thành gần đây có lãi suất điều chỉnh cung cấp một sự thanh toán với lãi suất teaser thấp (lãi suất mở đầu thấp tạm thời trong hợp đồng thế chấp với lãi suất linh hoạt hay thẻ tín dụng) trong 1-5 năm đầu của khoản vay (trước khi chúng được ký hợp đồng tăng theo lãi suất thị trường), và lãi suất vỡ nợ tăng một cách tự nhiên với các khoản thế chấp có điều chỉnh lãi suất (ARMs) khi những mức giá thấp giả tạo hết hiệu lực. Chất xúc tác tịch biên tài sản Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản hiện thời dường như chủ yếu do việc định giá sai những hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Người góp phần chính cho sự thiếu hụt việc đánh giá chủ quan và kiểm tra những dữ liệu đầu vào của mô hình thật tế là những người môi giới cho vay thế chấp, người được khuyến khích bởi tiền hoa hồng khi khởi tạo một khoản vay chỉ để tối đa hóa số tiền cho vay có thế chấp bởi vì chúng được sở hữu bởi những nhà đầu tư khác, người biến chúng thành những nghĩa vụ nợ có thế chấp hoặc CDOs (giấy nợ đảm bảo bằng tài sản) (Buchanan, 2008). Một nhân tố khiến những nhà đầu tư CDO chấp nhận bất trắc như vậy có thể là những chứng khoán phát hành trên cơ sở các khoản vay có thế chấp được bảo hiểm chống lại những mất mát từ sự vỡ nợ bởi những công ty bảo hiểm như AIG thông qua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Morgenson, 2008). Hệ quả của những rủi ro tiềm ẩn tác động đến các nhà đầu tư cuối cùng, nhiều khoản cho vay Tài chính quốc tế Cao học K18 _ NH Đêm 05 12 thế chấp đã được thực hiện không bằng tiền mặt và không cần chứng minh thu nhập (Buchanan, 2008). Các công ty bảo hiểm cho những chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp dường như biện hộ cho việc họ định gía bằng cách áp dụng quy trình tính điểm tín nhiệm thống kê đơn thuần, sử dụng một số lượng nhân tố giới hạn không kết hợp với sự ảnh hưởng của việc không yêu cầu tài liệu chứng minh cho các dữ liệu đầu vào của mô hình và không có người thẩm định tín dụng để cung cấp những nhận xét chủ quan. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố đầu vào chưa được chứng minh thậm chí được thừa nhận rộng rãi là sai lầm hoặc gây hiểu lầm. Ví dụ, khoản vay thế chấp dưới chuẩn là những khoản vay không cần chứng từ chứng minh thu nhập hoặc tài sản nhưng đã phát triển thành một thị trường rất lớn bởi vì chúng tạo ra những khoản thu phí lớn cho các ngân hàng cho vay thế chấp, những ngân hàng này lại bán chúng cho các nhà đầu tư khác (Zibel, 2008). Quá trình này ban đầu tự động được củng cố vì nó tạo ra những chi phí rất thấp cho những người đi vay và mang lại lợi nhuận lớn cho những người cho vay và nh
Luận văn liên quan