Đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam

Trong một vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nhưng quá trình đó càng đi vào chiều sâu và bề rộng thì càng bộc lộ rõ những vấn đề mới cần giải quyết. Tự do, năng động, sáng tạo, nhạy bén là thuộc tính khách quan và là yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhưng gắn liền với nó là nguy cơ gian lận kinh doanh, thương mại Hơn nữa, trong giai đoạn này nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế (gia nhập WTO) thì càng cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải có một khung pháp lý Thương mại hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động đó đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU. Trong một vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nhưng quá trình đó càng đi vào chiều sâu và bề rộng thì càng bộc lộ rõ những vấn đề mới cần giải quyết. Tự do, năng động, sáng tạo, nhạy bén là thuộc tính khách quan và là yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhưng gắn liền với nó là nguy cơ gian lận kinh doanh, thương mại… Hơn nữa, trong giai đoạn này nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế (gia nhập WTO) thì càng cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải có một khung pháp lý Thương mại hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động đó đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. B. NỘI DUNG. I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA. Đứng trước yêu hội nhập của đất nước, ngày 14- 11- 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Thương mại (LTM) số 36/ 2005- QH 11 quy định về hoạt động thương mại( chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế LTM năm 1997) nhằm tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các thương nhân trong hoạt động thương mại. Cũng giống như LTM năm 1997, LTM năm 2005 cũng quy định khá đầy đủ và chi tiết về mua bán hàng hoá cũng như HĐMBHH. 1.Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa. 1.1. Khái niệm, đặc điểm. Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là HĐMBHH . HĐMBHH có bản chất pháp lý chung là hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập,thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong mua bán. Dù LTM năm 2005 không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH, song có thể xác định bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thương mại dựa trên cơ sở của hợp đồng dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Nên có thể khẳng định HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Do đó chúng ta có thể hiểu, HĐMBHH là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên khác không phải là thương nhân trong việc mua bán tất cả các động sản, kể cả động sản được hình thành tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, HĐMBHH có những đặc điểm nhất định xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa. Thứ nhất: HĐMBHH được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân. Theo Khoản 1-Điều 6-LTM năm 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Thương nhân có thể là thương nhân việt nam hoặc thương nhân nước ngoài. Ngoài ra các tổ chức cá nhân không phải là thương nhân cũng co thể trở thµnh chñ thể của HĐMBHH và khi chủ thể lựa chọn LTM để áp dụng thì hoạt động của các bªn chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM. Thứ hai: Về hình thức HĐMBHH có thể được thiết lập theo hình thức mà hai bªn thể hiện sự thỏa thuận MBHH giữa các bên. HĐMBHH có thể được thể hiÖn dưới hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong trường hợp nhất định pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập HĐMBHH bằng hình thức văn bản. Thứ ba: Về đối tượng: HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa. Theo LTM năm 2005, thì hàng hóa bao gồm: “a, tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b, Những vật gắn liền vớ đất đai” (Khoản 2- Điều 3- LTM năm 2005). Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản đươch phép lưu thông trong thương mại. Thứ tư: Về nội dung, HĐMBHH thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhËn hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi của các bên trong quan hệ HĐMBHH có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận. 1.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá. * Căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia ra hai loại đó là: - Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Loại hợp đồng này đương nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ thể là LTM năm 2005 và các luật chuyên ngành khác. - Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì các bên có thể thoả thuận áp dụng, có thể là luật của Việt Nam hay luật của phía đối tác hay cũng có thể là luật của một nước thứ ba.. * Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng có thể chia ra hai loại: - Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá. - Hợp đồng mua bán hàng hoá không qua sở giao dịch hàng hoá. Cần lưu ý đối với loại hợp đồng mua bán qua cơ sở giao dịch hàng hoá rằng: + Thứ nhất hàng hoá giao dịch tại cơ sở giao dịch phải thuộc danh mục hàng hoá giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá do bộ trưởng bộ thương mại quyết định. + Thứ hai, theo Điều 69 của LTM năm 2005, thương nhân môi giới qua sở giao dịch về hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại sở giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; thương nhân mua bán qua sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động mua giới mua bán qua sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của HĐMBHH qua sở giao dịch hàng hoá. + Thứ ba, Điều 70 của LTM năm 2005, các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá: Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng. Chào hàng hoặc mua giới mà khôn có hợp đồng với khác hàng . Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng. Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới các hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng. 2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá. Nội dung của hợp đồng là tất cả những gì mà các bên thoả thuận và pháp luật quy định đối với một hợp đồng. Mét H§MBHH sẽ có giá trị pháp lực khi thoả mãn tối thiểu những điều kiện về nội dung mà pháp luật quy định. Khi thiếu một trong những nội dung đó thì hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực. Trong thực tế, hậu quả xấu đã xảy ra xuất phát từ điểm các bên trong hợp đồng không quy định rõ ràng hoặc đầy đủ những nội dung của hợp đồng dẫn tới có tranh chấp xảy ra các bên sẽ không có chứng cứ hoặc chứng cứ không rõ ràng và những thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra đối với tất cả các bên và không thể lường trước được. LTM năm 2005 đã không quy định về nội dung H§MBHH. Trên cơ sở việc xác lập mối quan hệ với BLDS, khi xem xét vấn đề nội dung của HĐMBHH chúng ta có thể dựa trên các quy định của BLDS, Theo đó trong HĐMBHH, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: * Đối tượng của hợp đồng: Trong mua bán hàng hoá, đối tượng của hợp đồng là một hàng hoá nhất định đây là điều khoán cơ bản của một HĐMBHH, mà khi thiếu nó HĐMBHH không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì. §ối tượng của HĐMBHH được xác định thông qua tên gọi của hàng hoá. Trong HĐMBHH các bên có thể gi rõ tên hàng bằng tên thông thường tên thương mại… để tránh có sự hiểu sai lệch về đối tượng hợp đồng. * Số lượng hàng hoá: Điều khoản về số lượng hàng hoá xác định về mặt lượng đối với đối tượng của hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận và ghi trong hợp đồng về một số lượng hàng hoá cụ thể hoặc số lượng được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, tá, mét, mét vuông, mét khối hay bằng một đơn vị nào khác tuỳ theo tính chất của hàng hoá. * Chất lượng hàng hoá: Chất lượng hàng hoá giúp xác định chính xác đối tượng của hợp đồng, cái mà người mua biết tường tận với những yêu cầu được tính năng, tác dụng, quy cách, kích thức, công suất, hiệu quả… xác định cụ thể chất lượng của sản phẩm thường cũng là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên thường khác nhau tương ứng với mỗi phương pháp xác định chất lượng được thoả thuận. Thông thường có các biện pháp xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào các tiêu chuẩn, dựa vào mô tả tỉ mỷ, dựa vào nhãn hiệu hàng hoá hoặc điều kiện kỹ thuật… * Giá cả hàng hoá: Các bên có quyền thoả thuận giá cả và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc nếu không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phương hướng xác định giá, vì đây là điều khoản quan trọng trong các cuộc thương lượng để đi đến ký đến hợp đồng. Để mang lại lợi ích cho cả hai bên, các bên cũng có thể thoả thuận với nhau lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp gi trong hợp đồng. * Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là các cách thức mà bên mua và bên bán thoả thuận, theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bên bán tiền hàng đã mua theo một phương thức nhất định. Có nhiều phương thức thanh toán nhưng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã thoả thuận và không có rủi ro trong thanh toán. Việc chọn phương thức thanh toán trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên. * Thời gian và địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng, đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ và nhận hàng đúng thời gian, địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thoả thuận với nhau sao cho hợp lý căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thoả thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Trong mua bán hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá có thể được thực hiện trực tiếp đối với người mua hoặc thông qua người thứ ba. Vì vậy các bên phải thoả thuận rõ thời hạn và địa điểm, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên cũng như xác định rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu. II. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA. 1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. a. Chủ thể là thương nhân. Để xác định một thoả thuận có phải là một HĐMBHH hay không thì việc trước tiên là phải xác định một bên trong quan hệ hợp đồng đó có phải là tư nhân hay không, sau đó mới xét đến đối tượng của hợp đồng. Thường nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh. LTM năm 2005 cũng thừa nhận thương nhân thông qua việc không đặt điều kiện đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận nhưng đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Quy định này đã được giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế là người không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là thương nhân không. Những quy định này lại có phần không rõ ràng vì nó không giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại. Vì vậy một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi không nhằm mục đích sinh lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân. Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận là chủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, cá thể song hộ gia đình, tổ hợp tác không phải tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân. Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài phải căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1, Điều 16- LTM năm 2005). * Thương nhân là cá nhân. Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp. Cá nhân cũng có thể trở thành tư nhân ngay cả khi hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên như một nghề nghiệp mà chưa ĐKKD. Thương nhân là cá nhân sẽ bao gồm: Cá nhân kinh doanh; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh. Trong lĩnh vực hoạt động thương mại do thương nhân phải chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi thương mại của mình, vì vậy những người sau dây sẽ không được công nhận là thương nhân: Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp nhận hình phạt tù; Người đang trong thời gian bị toà án tước quyền nghề vì các tội, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép… và các tội khác theo quy định của pháp luật. *Thương nhân là tổ chức. Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thương nhân là tổ chức, là chủ yếu của HĐMBHH. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có ĐKKD sẽ được coi là thương nhân. Một tổ chức được công nhân là pháp nhân khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84- BLDS năm 2005. Không phải tất cả những tổ chức được coi là pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân mà chỉ có pháp nhân nào là tổ chức kinh doanh được thành lập để hoạt động thương mại mới trở thành thương nhân. Pháp nhân là tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện theo quy định là thương nhân. Theo quy định của LTM năm 2005 hộ gia đình và tổ hợp tác không được xếp là tổ chức hay cá nhân. b. Chủ thể không phải là thương nhân. Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng với thương nhân. Nghĩa là một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên, còn bên kia là chủ thể không cần điều kiện nói trên khác với bên là thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực vì hành vi để tham gia giao kết và thực hiện HĐMBHH theo quy định của pháp luật. Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và không hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên như một nghề. 2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá. Đối tượng của HĐMBHH là hàng hoá. Hàng hoá la những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thoả mãn nhu cầu của con người. Hàng hoá có thể là vật, là sức lao động của con người, là các quyền tài sản. Khoản 2- Điều 3 LTM 2005 đã mở rộng hàng hoá hơn. Theo đó hàng hoá bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, khái niệm về hàng hoá vẫn còn sự hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong quy định này hàng hoá chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy các loại tài sản vô hình khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… chưa được thừa nhận là hàng hoá. Như vậy, chúng ta có thể hiểu hàng hoá trong HĐMBHH bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. Và các vật gắn liền với đất đai tuy nhiên, khi các chủ thể giam gia vào quan hệ HĐMBHH cần phải xem hàng hoá mà mình định mua hoặc bán là cái gì, nó có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện hay không? Những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện như: Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực luợng vũ trang; Chất ma tuý; Một số hoá chất có tính độc hại mạnh; Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng; Các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách;Thuốc lá điếu, sản xuất tại nước ngoài; Các loại pháo; Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam... Những hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh như: Hàng hoá có chứa chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng tại Việt Nam… * Những hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện gồm các loại như: Hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, các loại vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế;… Để biết thêm chi tiết về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện chúng ta cần tìm hiểu Nghị định số 59/2006/NĐ - CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá. Hình thức của HĐMBHH là cách thức thể hiện ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó có thể thực hiện bằng lời nòi, bằng văn bản hoặc được xác định bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại HĐMBHH mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức văn bản bao gồm cả điện báo, telex, Fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác. Những quy định của LTM Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, đã tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có thể nói hình thức của HĐMBHH trong LTM 2005 là phù hợp với công ước viên 1980 bởi Điều 11 công ước viên 1980 quy định "không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi yêu cầu nào đó về mặt hình thức. Có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó". Như vậy LTM 2005 đã vượt ra và khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản pháp luật trước đó quy định như pháp luật Hợp đồng kinh tế. HĐMBHH là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, dưới góc độ pháp lý việc tuân thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng. 4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. a. Đề nghị giao kết hợp đồng Trong HĐMBHH, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng. Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế mua bán hàng hoá theo Điều 14 Công ước Viên 1980, chào hàng là "Đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó đã rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ trong trường hợp được sự chấp nhận của người chào hàng". Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng đã được quy định rõ tại Khoản 1 - Điều 390 BLDS. Đơn chào hàng về bản chất là một đề nghị giao kết hợp đồng, là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết HĐMBHH với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị mà không được giao kết thì phải bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh. Như vậy, chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng, có nội dung chủ yếu của HĐMBHH, được chuyển cho một hoặc nhiều nguời nhất định, có giá trị trong một thời gian nhất định. Tuy không quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của đơn chào hàng, nhưng có thể hình dung được rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu ra trong đề nghị của mình những nội dung chủ yếu như đối với nội dung của hợp đồng dân sự: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán…Như vậy có thể coi các nội dung chủ yếu của HĐMBHH cũng chính là nội dung chủ yếu của đơn chào hàng. Những nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hình dung được ngay và hiểu được mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bở
Luận văn liên quan