Đề tài Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ những định nghĩa, quan điểm của các tổ chức trong và ngoài nước, ta có thể thấy bao thanh toán được hiểu như sau: Một là, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của các tổ chức tín dụng. Theo đó, hoạt động bao thanh toán phải gắn trực tiếp với chức năng tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không đ ược coi là một chức năng độc lập trong hoạt động bao thanh toán. Hai là, hoạt động bao thanh toán dựa trên quan hệ về quyền mua bán quyền tài sản và quyền đòi nợ, trong đó quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch thương mại cụ thể nên khi thực hiện bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình tài chính và hoạt động của bên bán hàng và bên mua hàng, bên bán hàng phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán để xác lập và chuyển giao quyền đòi nợ cho bên bao thanh toán.

pdf41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------------------------------------ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương Khóa 22 – Lớp Đêm 1 – Nhóm 9 TP.HCM, Tháng 02 năm 2014 Danh sách nhóm 1. Bùi Thị Thu Thủy 2. Nguyễn Thị Hoài Thương 3. Nguyễn Phạm Nhã Trúc 4. Lâm Đặng Xuân Hoa PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2 Contents CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN......................................... 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán .............................................. 4 1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán ............................................................................ 4 1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán ................................................................ 4 1.1.2.1 Quan điểm của FCI........................................................................................ 4 1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT .......................................................................... 5 1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN ................................................ 5 1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu ................................................................... 5 1.1.3. Phân loại bao thanh toán ........................................................................................ 6 1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán ........................................ 6 1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện .................................................................. 6 1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán .................................................. 7 1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện .................................................................... 7 1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế .................................... 8 1.1.4.1. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán: ........................................................... 8 1.4.4.2. Một số quy định về hoạt động bao thanh toán: .............................................. 8 1.1.4.3. Quy trình hoạt động có một đơn vị bao thanh toán ..................................... 10 1.1.4.4. Quy trình hoạt động có hai đơn vị bao thanh toán ....................................... 11 1.1.5. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng công cụ bao thanh toán ......................................... 13 1.1.5.1. Tiện ích của bao thanh toán ........................................................................ 13 1.1.5.2. Rủi ro khi thực hiện bao thanh toán: ........................................................... 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM 2.1. Hoạt động bao thanh toán trên thế giới ............................................................... 20 2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam: ....................... 21 2.2.1. Dịch vụ bao thanh toán tại một số ngân hàng tại Việt Nam .................................. 22 2.2.1.1. Hoạt động bao thanh toán tại ACB: ............................................................ 22 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 3 2.2.2.2. Hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ...... 25 2.2.2 Đánh giá về hoạt động bao thanh toán của NHTM tại VN: ................................... 30 2.3 Nguyên nhân của một số tồn tại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam: ............................................................................................................................. 31 2.3.1 Khung pháp lý ...................................................................................................... 31 2.3.2 Khái niệm bao thanh toán còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp.................... 34 2.3.3 Chi phí cao gây e ngại cho các doanh nghiệp ........................................................ 34 2.3.4 Trình độ hiểu biết về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế ............................... 35 2.3.5 Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế .................................................... 35 2.3.6 Nguyên nhân khác: ............................................................................................... 36 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1 Thiết lập mối quan hệ giữa các Ngân hàng, các Ngân hàng nên làm đại lý bao thanh toán cho nhau. ................................................................................................... 38 3.2 Khuyến khích và tiếp thị bên mua hàng ký hợp đồng liên kết với Ngân hàng . 38 3.3 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định chất lượng khoản phải thu và bên mua hàng, đặc biệt cần nâng cao kỹ năng thẩm định hợp đồng thương mại : ........................... 39 3.4 Một số giải pháp khác ............................................................................................ 40 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán 1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỉ 15 dưới hình thức ứng trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỉ 19 thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổng hợp… Do đó, có thể khẳng định rằng cơ sở ra đời của bao thanh toán chính là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên. Chỉ khi đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh các khoản phải thu giữa bên mua và bên bán thì bao thanh toán mới có thể ra đời. 1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán 1.1.2.1 Quan điểm của FCI Theo hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế. Theo điều 1 – Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Version June 2004), hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 5 hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau: kế toán sổ sách các khoản phải thu… 1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc cung ứng tiền thanh toán trước. 1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu Từ những định nghĩa, quan điểm của các tổ chức trong và ngoài nước, ta có thể thấy bao thanh toán được hiểu như sau: Một là, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của các tổ chức tín dụng. Theo đó, hoạt động bao thanh toán phải gắn trực tiếp với chức năng tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không được coi là một chức năng độc lập trong hoạt động bao thanh toán. Hai là, hoạt động bao thanh toán dựa trên quan hệ về quyền mua bán quyền tài sản và quyền đòi nợ, trong đó quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch thương mại cụ thể nên khi thực hiện bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải tiến hành phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình tài chính và hoạt động của bên bán hàng và bên mua hàng, bên bán hàng phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán để xác lập và chuyển giao quyền đòi nợ cho bên bao thanh toán. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 6 1.1.3. Phân loại bao thanh toán 1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán a) Bao thanh toán có truy đòi Bao thanh toán có truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. b) Bao thanh toán miễn truy đòi Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên mua hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. 1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện a) Bao thanh toán trong nước Bao thanh toán trong nước là hình thức cấp tín dụng của một ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó, bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia. b) Bao thanh toán xuất nhập khẩu Bao thanh toán xuất nhập khẩu là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 7 hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, mà việc mua bán hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. 1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán a) Bao thanh toán từng lần Bao thanh toán từng lần là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. b) Bao thanh toán hạn mức Bao thanh toán hạn mức là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian xác định. c) Đồng bao thanh toán Đồng bao thanh toán là hình thức hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. 1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện a) Phương thức thực hiện truyền thống Bao thanh toán theo phương thức truyền thống là hình thức bên bán và bên mua sẽ liên hệ với đơn vị bao thanh toán để biết chắc rằng đơn vị bao thanh toán có mua lại các khoản phải thu cho bên bán hàng hay không trước khi thực hiện mua bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. b) Phương thức thực hiện phi truyền thống Bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống là hình thức đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủ điều kiện PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 8 thực hiện bao thanh toán sẽ cấp hạn mức bao thanh toán cho cả bên bán và bên mua. Nếu những quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu chuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện bao thanh toán, miễn là tổng số tiền ứng trước không vượt quá hạn mức bao thanh toán đã được cấp cho bên bán. 1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế 1.1.4.1. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán: Bao thanh toán cũng là hình thức cấp tín dụng, do đó phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định. Theo quy chế BTT 2004, hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh toán và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam. - Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh toán và các bên có liên quan đến khoản phải thu. - Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua bán phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. 1.4.4.2. Một số quy định về hoạt động bao thanh toán: Ngoài những quy định căn bản về loại hình bao thanh toán, phương thức bao thanh toán cũng như phân loại bao thanh toán thì còn có một số quy định khác có liên quan, bao gồm: + Quy định về đồng tiền được sư dụng: Các giao dịch được thực hiện bằng Đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch bao thanh toán thực hiện bằng đồng ngoại tệ , đơn vị bao thanh toán, bên bán hàng, bên mua thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. + Lãi và phí: Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán, theo đó (1) Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 9 cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường và (2) Phí được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác. + Bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp đảm bảo khác theo quy định của pháp luật. + Các khoản phải thu không được bao thanh toán: Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện bao thanh toán:  Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm;  Phát sinh từ giao dịch, thoản thuận bất hợp pháp;  Phát sinh từ giao dịch, thoản thuận đang có tranh chấp;  Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi;  Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày;  Các khoản phải thu được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.  Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng. + Quy định về an toàn: Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng, hoạt động bao thanh toán phải tuân theo quy định sau:  Phải đảm bảo các quy định an toàn tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;  Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nhà nước, Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 10  Số dư khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho một bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng.  Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.  Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. 1.1.4.3. Quy trình hoạt động có một đơn vị bao thanh toán Sơ đồ 1: Quy trình hoạt động có một đơn vị bao thanh toán Quy trình này chủ yếu được sử dụng trong hoạt động bao thanh toán trong nước. Sau đây là quá trình thực hiện bao thanh toán, trong đó chỉ có một đơn vị bao thanh toán: (1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (3) Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của người mua. (4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, đơn vị bao thanh toán sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán. 5.K Ý H § B T T 7. C h u yÓn n h ­ î n g h o¸ ® ¬ n Ng­êi b¸n (Kh¸ch hµng) Ng­êi mua (Con nî) §¬n vÞ bao thanh to¸n 6. Giao hµng 11. T h an h to¸ n ø n g tr­ í c 4. T r¶ lê i tÝn d ô n g 8. T h an h to¸ n tr­ í c 3. T h Èm ® Þnh tÝn d ô n g 9. T h u n î kh i ® Õn h ¹n 10. T h an h to¸ n 2. Y ªu cÇu tÝn d ô n g 1. Hîp ®ång b¸n hµng PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 11 (5) Đơn vị bao thanh toán và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. (6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. (7) Người bán chuyển giao bảng kê kèm bản gốc (hoặc bản sao có của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các giấy tờ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. (8) Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán. (9) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán tiến hành thu hồi nợ từ người mua. (10) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán. (11) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán thanh toán nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán. 1.1.4.4. Quy trình hoạt động có hai đơn vị bao thanh toán Sơ đồ 2: Quy trình hoạt động có hai đơn vị bao thanh toán 8. ChuyÓn nh­îng Nhµ XK (Ng­êi b¸n) Nhµ NK (Ng­êi mua) 7. Giao hµng §¬n vÞ BTT XK 2. Y ªu cÇu tÝn dô ng 5. T r¶ lê i tÝn d ôn g 6. K Ý H § B TT 8. C h uyÓn n h­ în g ho ¸ ®¬ n 9. T han h to¸n tr­íc 13. Th anh to¸n øn g tr­ íc 5. Tr¶ lêi tÝn dông 3. Yªu cÇu tÝn dông 12. Thanh to¸n, b¸o c¸o chuyÓn tiÒn 4. T hÈm ®Þnh tÝn dô ng 10. T hu nî khi ®Õn h¹n 11. Th anh to¸n §¬n vÞ BTT NK 1. H§ b¸n hµng PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 12 Quy trình này thường sử dụng trong bao thanh toán quốc tế (xuất nhập khẩu hàng hoá). Sau đây là quá trình thực hiện: (1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán. (4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng. (5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho người bán. (6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh t
Luận văn liên quan