Đề tài Phát triển hoạt động cho vay mua ô tô cá nhân tại ngân hàng vpbank - Phòng giao dịch Phú Lâm

Tín dụng là quan hệ vay mượn gồm cả đi vay và cho vay. Như vậy, cho vay cũng là một trong các hình thức tín dụng ngân hàng, theo quyết định số 1627/2001/QĐ NHNN về việc ban hành qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay là hoạt động bao trùm của ngân hàng với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xác định và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng (chính sách cho vay). Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Cho vay mang lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ do lãi suất cho vay thường lớn. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng phát triển lên, tổng thu nhập từ hoạt động này là đáng kể.

doc54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7248 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động cho vay mua ô tô cá nhân tại ngân hàng vpbank - Phòng giao dịch Phú Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG vvvvvv BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VPBANK - PGD PHÚ LÂM Tên cơ quan thực tập: NGÂN HÀNG VPBANK Thời gian thực tập: từ 19/11/2012 đến 29/12/2012 Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC Sinh viên thực tập: TRẦN QUANG ĐẠI Mã số sinh viên: 2110001771 Lớp: 10CTC03 LỜI CẢM ƠN Qua ba năm học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, được sự giảng dạy tận tình cũng như nhận được lòng nhiệt huyết của các giảng viên, đã cho em rất nhiều kiến thức về Tài Chính – Ngân Hàng và một số kiến thức sống cần thiết cho sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng dạy trong khoa Tài Chính – Ngân Hàng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Chí Đức đã hướng dẫn rất nhiệt tình về bài báo cáo của em. Sau thời gian thực tập tại VPBank – PGD Phú Lâm, em có được một số kiến thức cơ bản thực tế về quy trình tín dụng cũng như trao đổi, quảng cáo với khách hàng về sản phẩm khuyến mãi của VPBank, đã giúp em có được những bước đầu trong công việc sau này. Em xin gửi lời cảm ơn các anh chị tại VPBank – PGD Phú Lâm đã hướng dẫn chỉ bảo những điều cần thiết của một chuyên viên tín dụng. Kính chúc các thầy cô tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành và các anh chị tại VPBank – PGD Phú Lâm thật nhiều sức khỏe và luôn luôn thành công trong cuộc sống. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại QĐ: Quyết định HĐQT: Hội đồng quản trị TGĐ: Tổng giám đốc CIC: Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước BTD/HĐTD: Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo thường niên VPBank các năm 2009 – 2011 Số liệu từ trưởng phòng VPBank – PGD Phú Lâm cung cấp Tạp chí ngân hàng VPBank Tài liệu quy trình tín dụng của VPBank www.vpbank.com.vn Và một số nguồn từ internet (tìm kiếm từ google) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua 6 Bảng 1.2: Phương thức cho vay gián tiếp 7 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại VPBank - PGD Phú Lâm 17 Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại VPBank - PGD Phú Lâm 18 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VPBank - PGD Phú Lâm 20 Bảng 2.4: Mức cho vay trong trường hợp đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay tại VPBank - PGD Phú Lâm 23 Bảng 2.5: Doanh số cho vay mua ô tô tại VPBank - PGD Phú Lâm 28 Bảng 2.6: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tại VPBank - PGD Phú Lâm 29 Bảng 2.7: Lợi nhuận cho vay mua ô tô tại VPBank - PGD Phú Lâm 30 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay mua ô tô tại VPBank - PGD Phú Lâm 31 ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÁO CÁO LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1 Hoạt động cho vay của NHTM 1 Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay 1 Đặc điểm của hoạt động cho vay 1 Đối tượng cho vay 1 Quy mô cho vay 1 Rủi ro 2 Lãi suất và khả năng sinh lời 2 Các hình thức cho vay của NHTM 2 Phân loại theo thời gian 2 Phân loại theo hình thức vay 2 Phân loại theo tài sản đảm bảo 3 Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay 3 Các phương thức phân loại khác 3 Hoạt động cho vay mua ô tô tại NHTM 3 Khái niệm và đặc điểm của cho vay mua ô tô 3 Khái niệm cho vay mua ô tô 3 Đặc điểm của hoạt động cho vay mua ô tô 4 Các phương thức cho vay mua ô tô 5 Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua 5 Phương thức cho vay gián tiếp 6 Phương thức cho vay trả góp 7 Phương thức cho vay theo món 7 Vai trò của hoạt động cho vay mua ô tô 7 Đối với khách hàng 7 Đối với ngân hàng 8 Đối với nền kinh tế 8 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô 8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua ô tô 11 Nhóm các nhân tố chủ quan 11 Nhóm các nhân tố khách quan 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY MUA Ô TÔ 14 Khái quát chung về VPBank – PGD Phú Lâm 14 Sự hình thành và phát triển của VPBank – PGD Phú Lâm 14 Cơ cấu tổ chức của VPBank – PGD Phú Lâm 16 Tình hình hoạt động kinh doanh tại VPBank – PGD Phú Lâm 16 Tình hình huy động vốn 16 Tình hình hoạt động tín dụng 17 Tình hình hoạt động dịch vụ 18 Tình hình hoạt động ngân quỹ 18 Tình hình hoạt động kiều hối 19 Tình hình hoạt động thẻ 19 Về hiệu quả kinh doanh 19 Thực trạng cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 20 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 20 Quy trình cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 21 Đối tượng cho vay 21 Điều kiện cho vay 22 Mức cho vay 22 Thời hạn và lãi suất cho vay 23 Hồ sơ vay vốn 23 Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay 24 Quy trình cho vay 24 Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 27 Đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 31 Thành công 31 Hạn chế và nguyên nhân 32 Hạn chế 32 Nguyên nhân 33 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ 35 Mục tiêu và định hướng về việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 35 Giải pháp nhầm mở rộng cho vay mua ô tô tại VPBank – PGD Phú Lâm 35 Tăng cường công tác thẩm định nhầm hạn chế rủi ro 35 Hoàn thiện quy trình cho vay 36 Đẩy mạnh marketing 36 Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả 37 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 37 Triển khai phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán ô tô 37 Tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm 38 KIẾN NGHỊ 39 KẾT LUẬN 40 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng cao thì nhu cầu mua ô tô, nhà ở ngày càng trở nên cần thiết. Người dân không chỉ mong muốn đi những chiếc xe mô tô hiện đại, mà còn mong muốn đến những chiếc ô tô sang trọng bởi tính năng an toàn và tiện lợi của nó. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đủ khả năng tài chính hiện tại để để thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ những khó khăn về tài chính với họ. tại VPBank – PGD Phú Lâm, lượng khách hàng tìm đến ngân hàng vay tiền mua ô tô ngày càng tăng lên. Vậy vay như thế nào? Phương thức vay ra sao? Có những thuận lợi và khó khăn gì?... Đó là lý do tại sao em muốn tìm hiểu, nguyên cứu và làm rõ đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay mua ô tô cá nhân tại VPBank – PGD Phú Lâm”. Ngoài lời mở đầu, kiến nghị và kết luận, chuyên đề tập trung làm rõ các vấn đề: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Thực trạng cho vay mua ô tô Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Hoạt động cho vay của NHTM Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay Tín dụng là quan hệ vay mượn gồm cả đi vay và cho vay. Như vậy, cho vay cũng là một trong các hình thức tín dụng ngân hàng, theo quyết định số 1627/2001/QĐ NHNN về việc ban hành qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay là hoạt động bao trùm của ngân hàng với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xác định và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng (chính sách cho vay). Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Cho vay mang lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ do lãi suất cho vay thường lớn. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng phát triển lên, tổng thu nhập từ hoạt động này là đáng kể. Đặc điểm của hoạt động cho vay Đối tượng cho vay Khách hàng vay là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ hợp tác, công ty hợp doanh, các tổ chức chính trị, xã hội khác trong nền kinh tế. Khách hàng muốn vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Nhu cầu vay vốn xuất phát từ nhu cầu tiêu dung hoặc nhu cầu kinh doanh. Quy mô cho vay Quy mô của các khoản cho vay tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng, tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ của từng khách hàng. Ngoài ra, quy mô cho vay còn phụ thuộc vào vốn điều lệ và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Khách hàng doanh nghiệp thường có nhu cầu vay vốn lớn hơn khách hàng cá nhân, tài sản đảm bảo lớn thì nhu cầu vay vốn của khách hàng dược đáp ứng tốt hơn. Khi vốn điều lệ và nguồn huy động vốn của ngân hàng lớn thì ngân hàng sẽ mở rộng cho vay, quy mô các khoản cho vay tăng lên. Rủi ro Cho vay là hoạt động có khả năng mạng lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng. Rủi ro này xảy ra khi khách hàng không có khả năng hoàn trả gốc và (hoặc) lãi khi đến hạn. Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng khoản vay, khách hàng vay mà khả năng mang lại rủi ro cho ngân hàng khác nhau. Các món vay tiêu dùng thường chứa đựng rủi ro cao nhất. Lãi suất và khả năng sinh lời Lãi suất là tỉ lệ phần trăm khách hàng phải trả cho ngân hàng tính trên số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một thời gian cụ thể. Lãi suất của mỗi khoản vay là khác nhau, tùy theo qui định và thời hạn vay. Ngoài ra lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào quy định của NHNN. Khả năng sinh lời của các món cho vay lớn, tùy thuộc vào từng món vay của lãi suất thỏa thuận của từng món vay. Các món vay có khả năng xãy ra rủi ro lớn thì khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, so với tất cả các hoạt động khác thì cho vay được xem như là hoạt động có khả năng sinh lời lớn nhất. Các hình thức cho vay của NHTM Cho vay là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng ta có thể phân cho vay thành nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại này chỉ mang tính tương đối. Phân loại theo thời gian Cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống. Cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm. Cho vay dài hạn: từ 5 năm trở lên. Phân loại theo hình thức vay Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi một phần thu nhập của khách hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền của mình cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình trong trường hộp khách hàng không lam đúng qui định đã thỏa thuận với đối tác. Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền của mình ra mua những tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Phân loại theo tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Phân theo tài sản đảm bảo có: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay Cho vay sản xuất kinh doanh là cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng như: mua sắm nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Cho vay tiêu dùng là cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như: mua sắm nhà ở, mua ô tô để đi lại… Các phương thức phân loại khác Phân loại theo ngành nghề kinh tế, theo đối tượng tín dụng… Hoạt động cho vay mua ô tô tại NHTM Khái niệm và đặc điểm của cho vay mua ô tô Khái niệm cho vay mua ô tô Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ô tô là một phương tiện vận tải và đi lại không thể thiếu ở các nước phát triển. Trước đây, vào những năm đầu của thế kỉ 20, việc sản xuất và bán ô tô chỉ mang tính mùa vụ. Doanh số bán ra thường tăng đột biến vào mùa hè và mùa xuân. Tuy nhiên, vào mùa đông hoặc mùa thu, hoạt động này lại rất ế ẩm, các hãng sản xuất hầu như ngừng hoạt động vì không bán được hàng. Vào những tháng cao điểm, dây truyền sản xuất luôn phải hoạt động hết công xuất. Điều này làm cho máy móc hao mòn nhanh và chi phí khấu hao lớn. Tuy nhiên, nếu các hãng sản xuất vẫn duy trì sản xuất, để hàng tại kho chờ những tháng cao điểm bán ra thì lại không có đủ khả năng tài chính. Cho vay mua ô tô ra đời đã khắc phục được nhược điểm này của ngành ô tô. Nó vừa giúp các hãng sản xuất có thể duy trì sản xuất và bán hàng đều đặn, vừa giúp khách hàng có thể sử dụng ô tô khi chưa có đủ tiền mua. Cho vay mua ô tô là một trong nhiều hình thức cho vay của NHTM. Hiện nay, cho vay mua ô tô đang được nhiều ngân hàng áp dụng và mở rộng vì đây là một thị trường tiềm năng đối với các NHTM. Cho vay mua ô tô được hiểu như là một hình thức cho vay của NHTM, theo đó ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trước một khoản tiền với mục đích mua ô tô theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi theo thỏa thuận. Đặc điểm của hoạt động cho vay mua ô tô Cho vay là một hình thức cấp tín dụng. Vì vậy nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của cho vay nói chung. Ngoài ra, hoạt động cho vay mua ô tô còn mang những đặc điểm riêng sau: Đặc điểm về đối tượng, phạm vi và qui mô cho vay. Đối tượng cho vay mua ô tô là giá trị hình thành lên chiếc xe. Giá trị của chiếc xe bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phí mua xe, chi phí bảo hiểm, chi phí nộp thuế,… Đối tượng cho vay mua ô tô có thể gồm hoặc không gồm các chi phí khác ngoài chi phí mua xe, tùy thuộc vào từng ngân hàng. Các ngân hàng thường cho vay với một tỉ lệ nhất định trên chi phí mua xe, thường là từ 60% - 80%. Mọi cá nhân, hộ gia đình và tổ chức có nhu cầu vay vốn mua xe đều được cho vay khi có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. Nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình: nhóm khách hàng này có thu nhập cao và ổn định, họ có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho việc đi lại hàng ngày, loại xe mà nhóm khách hàng này hướng tới thường là xe con, xe du lịch loại nhỏ, những xe sang trọng, hiện đại, có giá trị cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân ngày càng phát triển, nhóm khách hàng này càng tăng lên, họ thường chỉ mua 01 chiếc xe. Nhóm khách hàng là các hãng, các doanh nghiệp: nhóm khách hàng này thường có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho nhu cầu chung của doanh nghiệp như phục vụ cho việc đi lại của lãnh đạo, đưa đón cán bộ nhân viên, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu của công ty. Họ thương mua ít xe nhưng là những loại xe đắt tiền, cỡ lớn. Với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, nhóm khách hàng này thường hướng tới loại xe phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Họ thương mua một số lượng lớn xe có giá trị trung bình, vì vậy, số tiền họ vay là lớn. Đặc điểm và thời gian cho vay mua ô tô. Đối với các khoản vay theo món, thường là món vay có thời hạn ngắn hoặc trung hạn, tuy nhiên các khoản vay trả góp thường là các khoản vay trung hạn và dài hạn. Các ngân hàng thường qui định thời gian cho vay là từ 1 – 6 năm, tùy từng Ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ. Các món vay có thể được vay với thời hạn dài hơn. Nhưng ngân hàng không nên cho vay với thời hạn quá dài, vì như vậy thiện trí trả nợ của khách hàng sẽ bị giảm, việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng tăng lên. Đặc điểm về rủi ro và lãi suất cho vay mua ô tô. Khi mua ô tô khách hàng thường thế chấp bằng chính chiếc xe, mà giá trị của chiếc xe thường giảm theo thời gian sử dụng. Khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng từ chính thu nhập của họ. Vì vây, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ giảm sút trong trường hợp thu nhập của khách hàng bị mất việc làm, thu nhập giảm,…Khi cho vay mua ô tô ngân hàng thường cầm bản chính của giấy tờ xe và bắt khách hàng phải mua bảo hiểm cho xe và người thụ hưởng trong trường hợp xảy ra tổn thất là ngân hàng. Nhưng thường thì các món vay mua ô tô có giá trị nhỏ nên phân tán được rủi ro cho ngân hàng. Hoạt động cho vay mua ô tô được xem như là hoạt động có rủi ro thấp. Các phương thức cho vay mua ô tô Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua là phương thức cho vay mà ngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp đối với người mua. Theo phương thức này ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thanh toán số tiền mua ô tô của khách hàng cho các hãng sản xuất, doanh nghiệp, đại lý bán ô tô. Khi đến hạn thanh toán, khách hàng phải trả ngân hàng số tiền đã vay và lãi như đã kí trong hợp đồng vay. Phương thức này có thể khái quát thành sơ đồ sau: Bảng 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua DN bán ô tô Người mua ô tô (1) (2) (3) (4) Ngân hàng Ngân hàng (1): Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người mua ô tô để trả tiền cho doanh nghiệp bán ô tô. (2): Doanh nghiệp kí hợp đồng bán ô tô cho người mua. (3): Ngân hàng thanh toán tiền mua ô tô của khách hàng đã kí theo hợp đồng. (4): Người mua ô tô trả tiền nợ và lãi cho ngân hàng. Phương thức cho vay gián tiếp Phương thức cho vay gián tiếp là phương thức cho vay mà theo đó ngân hàng sẽ tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho doanh nghiệp bán ô tô. Các doanh nghiệp sẽ nhận ngay số tiền sau khi bán hàng và làm đại lí thu tiền cho ngân hàng. Phương thức này có thể khái quát thành sơ đồ sau: Bảng 1.2: Phương thức cho vay gián tiếp (1) (3) (5) (2) (4) Ngân hàng Người mua ô tô DN bán ô tô (1): Ngân hàng kí hợp đồng với doanh nghiệp bán ô tô về việc tài trợ cho người mua ô tô. (2): Doanh nghiệp bán ô tô cho người mua và kí hợp đồng với người mua. (3): Doanh nghiệp bán ô tô tập trung hóa đơn bán hàng đưa lên ngân hàng để thanh toán. (4): Doanh nghiệp bán ô tô thu tiền mua ô tô của khách hàng. (5): Doanh nghiệp bán ô tô nộp tiền đã thu của người mua cho ngân hàng. Phương thức cho vay trả góp Phương thức cho vay trả góp (trả nợ gốc làm nhiều kì, trả lãi hàng tháng): áp dụng trong trường hợp thời gian vay trên 12 tháng hoặc thời gian vay không quá 12 tháng nhưng đảm bảo bằng tài sản là chiếc xe ô tô hình thành từ vốn vay. Phương thức cho vay theo món Phương thức cho vay theo món (trả nợ gốc vào cuối kì, lãi trả hàng tháng): áp dụng trong trường hợp thời gian vay dưới 12 tháng và khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo khác để đảm bảo tiền vay. Vai trò của hoạt động cho vay mua ô tô Đối với khách hàng Nhờ có hoạt động cho vay mua ô tô, khách hàng có thể sử dụng chiếc xe ô tô ưng ý khi chưa đủ tiền mua. Từ đó khách hàng có thể được những tiện ích mà xe mang lại, cũng có thể sử dụng chiếc xe vào mục đích kinh doanh mang lại thu nhập. Khách hàng có thể sử dụng chiếc ô tô sang trọng, tiện ích, phục vụ cho công viêc, tạo tinh thần hưng phấn, tạo động lực để khách hàng làm việc hiệu quả. Đối với ngân hàng Cho vay mua ô tô mang lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận lớn do lãi suất cho vay mua ô tô thường cao hơn các khoản cho vay khác của ngân hàng. Hơn nữa, cho vay mua ô tô vẫn là thị trường tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai nên lợi nhuận dự kiến từ hoạt động này là khá lơn. Ngân hàng sẽ tạo được thói quen tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, từ đó ngân hàng có thể mở thêm nhiều mối quan hệ khác với khách hàng và quảng bá được hình ảnh của mình đối với khách hàng. Ngân hàng có thể mở rộng mối quan hệ với các đại lí bán xe ô tô. Đây là một kênh thông tin tốt giúp ngân hàng có thể thu thập thông tin đa dạng, phong phú về nhiều khách hàng. Đối với nền kinh tế Hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng làm tăng sức mua của khách hàng, có tác dụng kích cầu cho nền kinh tế. Khi cầu về ô tô tăng lên sẽ kích thích các hãng sản xuất ô tô mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hoạt động cho vay mua ô tô đã gián tiếp tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, ngành giao thông vận tải, du lịch… khi số lượng ô tô lưu hành tăng thì đường giao thông được mở rộng,
Luận văn liên quan