Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

động thủ công sang lao động thông qua máy móc. Còn với quy mô một quốc gia thì công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp Tóm lại Công Nghiệp Hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao Công nghiệp 42% Nông nghiệp 20% Dịch vụ 38% Hiện đại hóa là quá trình biến cái không hiện đại thành hiện đại hơn Mục tiêu công nghiệp hóa ,hiện đại hóa thời kì đổi mới Biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại ,có cơ cấu kinh tế hợp lí ,quan hệ sản suất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảng xuất ,mức sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc ,dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ,tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại Quan điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa Bước vào thời kì đổi mới trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế ,Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới.Những quan điểm này được hội nghị trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển bổ sung qua đại hội VIII .IX .X :

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6204 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT: I. Những khái niệm cơ bản về CNH, HĐH Công nghiệp hóa trong một phạm vi hẹp thì là quá trình chuyển từ lao động thủ công sang lao động thông qua máy móc. Còn với quy mô một quốc gia thì công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp Tóm lại Công Nghiệp Hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao Công nghiệp 42% Nông nghiệp 20% Dịch vụ 38% Hiện đại hóa là quá trình biến cái không hiện đại thành hiện đại hơn Mục tiêu công nghiệp hóa ,hiện đại hóa thời kì đổi mới Biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại ,có cơ cấu kinh tế hợp lí ,quan hệ sản suất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảng xuất ,mức sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc ,dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển ,tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại Quan điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa Bước vào thời kì đổi mới trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế ,Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới.Những quan điểm này được hội nghị trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển bổ sung qua đại hội VIII .IX .X : Một là công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa ,hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức Trong đại hội X đã khẳng định :” khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt.Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản suất”.Cuộc cáng mạng khoa học công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội .Bên cạnh đó xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng nhu thách thức đối với đất nước vì thế nước ta cần phải tiến hành công nghiệp hóa rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa Nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thưc đã phát triển.chúng ta có thể không cần phải trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức.Đó là lợi thế của các nước đi sau. Vì vậy đại hội X chỉ rõ : đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đai hóa gắn với kinh tế tri thức coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất dối với sự phát triển kinh tế.Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin côn nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp công nghiệp dịch vụ được ứng dụng khoa họa công nghệ cao Hai là công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Khác với công nghiệp hóa ở thời kì trước đổi mới ,được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có nhà nước theo kế hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh.Thòi kì đổi mới ,công nghiệp hóa hiện đại hóa không phải chỉ là việc của nhà nước mà là sự nghiệp chung của toàn dân của mọi thành phần kinh tế ,trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.Ở thời kì đổi mới phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước,còn ở thời kì đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường .Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng quan hệ kinh tế thu hút công nghệ hiện đại nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lí tiến tiến của thế giới … sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, Ba là lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản .Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là :vốn, khoa học và công nghệ ,con người, cơ cấu kinh tế,thể chế chính trị và quản lí nhà nước thì con người là yếu tố quan trọng nhất.Công nghiệp hóa hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó lực lượng cán bộ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng .Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng cân đối về cơ cấu và trình độ có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiến tiến của thế giới và có khả năng sang tạo công nghệ mới. Bốn là khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động,giảm chi phí sản xuất ,nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.Nước ta đi lên từ một nước xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế yếu kém muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc.phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ nhất là công nghệ thông tin ,công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Năm là phát triển nhanh ,hiệu quả và bề vững ,tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ,bảo vệ môi trường tự nhiên bảo tồn đa dạng sinh học.xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh .Để thực hiện mục tiêu đó .trước hết kinh tế phải phát triển nhanh,hiệu quả và bề vững.Sự phát triển nhanh hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ vơi việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học .Môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người.Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học,chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. II. Nền kinh tế tri thức: 1.Tri thức là: - Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; - Là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể; - Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. 2. Kinh tế tri thức: là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở đẩy nhanh sự phát triển của khoa học, công nghệ ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Theo ông Andrew Steer, nguyên Giám đốc World Bank tại Việt Nam, kinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có thể tiếp cận, sử dụng tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Trong nền kinh tế tri thức ,hai ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và chiếm đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức,dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Đó có thể là những ngành mới như CNTT, các ngành công nghiệp,dịch vụ mới dựa vào công nghệ cac,và cũng có thể là những ngành truyền thống được cải tạo bằng khoa hoc, công nghệ. Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất ô tô thông minh không cần người lái ,nông nghiệp sử dung công nghệ sinh học ,tự động điều khiển ,hầu như không có người lao động,ngành công nghiệp dệt may sử dụng internet để sản xuất và cung cấp hang may mặc theo yêu cầu của khách hàng trên khắp thế giới… Một nước có thể được gọi là nền kinh tế tri thức khi : - Có hơn 70% GDP đóng góp do ngành kinh tế tri thức - Cơ cấu giá trị gia tăng có trên 70% giá trị do lao động trí óc mang lại. - Cơ cấu lao động có hơn 70% là công nhân trí thức - Cơ cấu tư bản trên 70% là tư bản con người. Một số đặc điểm của kinh tế tri thức: -Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ý thức đổi mới và công nghệ mới trở thành chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển cơ cấu nhanh -Sản xuất công nghệ trở thành lọa hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất. các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, trong đó khoa học và sản xuất được thể chế hóa, không còn phân biệt giữa phòng thí nghiệm và công xưởng. -Ứng dụng CNTT được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mạng thông tin đa phương tiện đươc phủ khắp nước, nối hầu hết các tổ chức, gia đình. -Dân chủ hóa đươc thúc đẩy. mọi người đều dễ dàng truy cập thông tin mà mình cần. -Xã hội học tập. Giáo dục phát triển. Đầu tư cho giáo dục và khoa học chiếm tỷ lệ cao. Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trọng tâm -Tri thức trơ thành vốn quý nhất, nguồn nhân lực hàng đầu tạo tăng trưởng, không như các nguồn vốn khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ, tăng lên khi sư dụng và hầu như không tốn kém khi chuyển giao -Sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực tăng trưởng hàng đầu. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm -Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công, lớn mạnh thì các công ty khác phải tìm cach sáp nhập hoặc chuyển hướng ngay -Toàn cầu hóa thị trường và sản phẩm. Sản phẩm phần lớn được thực hiện từ nhiều nơi trên thế giới, kết quả của công ty ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa 3.Nội dung và định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức a.Nội dung: -Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới của nhân loại Phát triển nhanh các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao sẽ tạo ra được kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh năng suất và hiệu quả lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế là điều kiện để hình thành nền kinh tế tri thức. Các ngành công nghệ cao (thông tin, sinh học, tự động hóa, vật liệu mới v.v...) cần được phát triển nhanh chóng Tập trung điều kiện để phát triển nhanh có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhằm tạo những bước “nhảy vọt” của nền kinh tế. Việc phát triển các ngành công nghiệp mới cần đi thẳng vào những công nghệ tiên tiến nhất, nhằm cho ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được thị trường. Về nông nghiệp, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức KHCN đến với người nông dân; xây dựng những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; sử dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất nông nghiệp, làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông - lâm - thủy sản. -Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn là về số lượng, theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng vẫn thấp.Kinh nghiệm lịch sử của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, để đạt được mục tiêu trong dài hạn, cần có sự tăng trưởng bền vững, mà muốn tăng trưởng bền vững thì tăng trưởng phải có chất lượng. Tăng trưởng của Việt Nam không chỉ chủ yếu theo chiều rộng mà cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng lực cạnh tranh quốc gia chưa cao. -Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành,lĩnh vực và lãnh thổ Xây dựng chương trình, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hẹ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế Xây dựng cơ cấu kinh tế đươc gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được yêu cầu sau: -Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xu hướng vận động phát triển kinh tế -xã hội của đất nước -Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về tỷ trọng -Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diên ra như vũ bão trên thế giới -Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đát nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế -Thực hiện tốt sư phân công và và hợp tác quốc tế theo xu hương toàn cầu hóa kinh tế, do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là cơ cấu mở Các vùng địa phương cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào thế mạnh của từng địa phương. Dựa vào tiềm năng, thế mạnh cần được khai thác triệt để nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, cùng với nông nghiệp còn đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, coi trọng phát triển các dịch vụ, làng nghề, các khu công nghiệp ở nơi có điều kiện.. Ở các huyện miền núi, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả và xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu. - Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành lĩnh vực có sức cạnh tranh cao Để nâng cao năng suất lao động, cần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ không có việc làm ở khu vực nông thôn, chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu lao động. Giảm mạnh số lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản.Tăng mạnh số lao động sang nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, vì sử dụng công cụ hiện đại hơn, chuyên môn hoá cao hơn, tính hàng hoá nhiều hơn, tiếp cận với thị trường tốt hơn.Tăng mạnh số lao động vào khu vực dịch vụ, nhất là những ngành có tính động lực như khoa học - công nghệ, tài chính tín dụng, du lịch, dịch vụ; đồng thời cần tăng cường tính chuyên nghiệp, chuyên trách, hạn chế tính kiêm nhiệm như hiện nay. Tất nhiên, để chuyển dịch cơ cấu lao động, cần phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu nhóm ngành kinh tế. b.Đinh hướng : -Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.Bởi vì, nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, "Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó, chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước... Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, còn vì nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (như cà-phê, gạo, hạt tiêu...). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn, đầu tư mạnh cho các chương trình xóa đói giảm nghèo Tóm lại, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. -Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Đối với công nghiệp và xây dựng : Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác,cồng nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, phải biết tận dụng lao động, cơ sở vật chất hiện có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; mặt khác phải biết đi thẳng vào hiện đại ở những khâu, những lĩnh vực, những ngành có lợi thế. xây dựng những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Tập trung điều kiện để phát triển nhanh có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhằm tạo những bước “nhảy vọt” của nền kinh tế. Việc phát triển các ngành công nghiệp mới cần đi thẳng vào những công nghệ tiên tiến nhất, nhằm cho ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được thị trường. Vận động các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Khuyến khích các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại đầu tư vào Việt Nam, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước Xây dưng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở đô thị lớn…Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng Đối với dịch vụ : Cần hiện đại hóa nhanh các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng... để trở thành những lĩnh vực kinh tế có hàm lượng tri thức lớn. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho lĩn
Luận văn liên quan