Đề tài Phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu trong giai đoạn hiện nay

Hàng may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài việc đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phát triển xuất khẩu hàng may mặc còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Trong số các thị trường nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu của nước ta thì thị trường EU đang nổi lên như một đối tác quan trọng nhất, đem lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, em đã đề cập đến các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để làm rõ thực trạng phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trên cả hai mặt quy mô và chất lượng.

doc65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC Hàng may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài việc đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phát triển xuất khẩu hàng may mặc còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Trong số các thị trường nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu của nước ta thì thị trường EU đang nổi lên như một đối tác quan trọng nhất, đem lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, em đã đề cập đến các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để làm rõ thực trạng phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trên cả hai mặt quy mô và chất lượng. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Dương Hoành Anh, người đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn giám đốc Nguyễn Quang Hải cùng các nhân viên văn phòng công ty TNHH May Thiên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn và thu thập số liệu. Do thời gian và trình độ nghiên cứu lý luận còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các thầy cô cũng như các bạn đọc để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Phạm Quang Huy CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với đặc điểm của một nước đang phát triển đó là gặp khó khăn lớn về vốn, công nghệ và kỹ thuật, Việt Nam đã lựa chọn cách thức phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu nhằm thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất trong nước. Thực tế trong những thập niên gần đây, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng nhanh và mạnh, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội GDP. Một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam đó là mặt hàng may mặc. Có thể nói đây là mặt hàng truyền thống, lâu đời có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Ngành dệt may với đặc thù sử dụng nhiều lao động sống, nhưng yêu cầu trình độ không cao, quả thực rất phù hợp với đặc điểm nguồn lao động ở Việt Nam. Điều này đã chứng minh vì sao đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng may mặc luôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Trong các thị trường nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu của nước ta thì EU đang nổi lên là một đối tác thương mại quan trọng nhất. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước ta vào EU liên tục tăng. Năm 2010, EU đứng thứ hai trong các nước nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam với kim ngạch xấp xỉ 2 tỷ USD. Với thành tựu như vậy, trong thời gian tới, EU sẽ là thị trường mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta. Đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU được ký kết, thì Việt Nam và EU sẽ nhanh chóng có cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá. Đây thực sự là cơ hội to lớn cho sự phát triển xuất khẩu của ngành dệt may nước ta vào thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên cơ hội cũng đi đôi với thách thức khi mà cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực EU đang vượt tầm kiểm soát, các nước trong khu vực này liên tục kêu gọi thắt chặt chi tiêu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu. Cộng với tâm lý thị trường thời hậu khủng hoảng còn khá dè dặt nên sức hấp thụ hàng hóa thấp. Tiếp đến là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu vào đây, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các nước Đông Âu mới gia nhập EU. Và còn chính sách kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ của EU đối với nước ta, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn kém ưu đãi hơn so với chính sách nước khác, thậm chí đối với 5 nước trong Asean là Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Philippin. Tất cả những khó khăn, thách thức trên cùng với năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế của ngành dệt may Việt Nam đã lý giải vì sao thời gian qua, dù sản lượng và kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều, thậm chí có thời điểm suy giảm, hiệu quả xuất khẩu chưa cao, thiếu tính ổn định và bền vững. Ngoài ra, cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu còn nhiều bất cập, phương thức xuất khẩu còn lạc hậu, vấn đề sử dụng nguồn lực thương mại phục vụ phát triển xuất khẩu còn hạn chế…đang là những vấn đề đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có giải pháp khắc phục. Thực trạng trên cũng là những vấn đề mà công ty TNHH May Thiên Quang đang gặp phải. Trong những năm vừa qua, kết quả kinh doanh của công ty có sự phát triển vượt bậc, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đặc biệt là thị trường EU. Song để có thể phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao hơn nữa thì tất yếu công ty cần tìm cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn và tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn kể trên. Từ những vấn đề nêu trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay( lấy công ty TNHH May Thiên Quang làm đơn vị nghiên cứu)” để tiến hành nghiên cứu. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong luận văn. Với sự cấp thiết vừa chỉ ra ở trên thì đề tài “Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay( lấy công ty TNHH May Thiên Quang làm đơn vị nghiên cứu)” sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết và làm rõ các vấn đề thuộc cả về lý luận và thực tiễn trong phát triển xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU. Để thực hiện nhiệm vụ trên thì đề tài tập trung trả lời cho các câu hỏi sau : - Về lý luận : Luận văn trả lời cho các câu hỏi hàng may mặc là gì ? Đặc điểm của hàng may mặc ? Bản chất của phát triển xuất khẩu hàng may mặc như thế nào ? Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xuất khẩu hàng may mặc ? Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. - Về thực tiễn: Luận văn trả lời cho các câu hỏi thực trạng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của ngành dệt may nước ta và của đơn vị nghiên cứu trong những năm gần đây như thế nào? Những thành công đã đạt được cũng như các tồn tại nào cần giải quyết? Từ đó chỉ ra doanh nghiệp cần có giải pháp gì để phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ? Hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào để phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu trong luận văn. Đề tài được thực hiện hướng đến 3 mục tiêu sau : Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong những năm gần đây của ngành và doanh nghiệp nghiên cứu điển hình. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các mặt hạn chế cần khắc phục. Thứ ba: Dựa trên những quan điểm về phát triển xuất khẩu của ngành và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển xuất khẩu hàng may mặc, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. 1.4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo hai hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó nội dung của phát triển xuất khẩu theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu; nội dung của phát triển xuất khẩu theo chiều sâu là việc nâng cao chất lượng xuất khẩu với sự thay đổi chất lượng sản phẩm, sự chuyển dịch cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu, sự chuyển dịch thị phần xuất khẩu.. - Về không gian : Đề tài nghiên cứu phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU với đơn vị nghiên cứu, khảo sát điển hình là công ty TNHH May Thiên Quang. - Về thời gian : Số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được trích dẫn từ các báo cáo của tổng cục thống kê, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, của hiệp hội dệt may Việt Nam và các cơ quan truyền thông khác trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2010. Hệ thống giải pháp đưa ra được áp dụng cho doanh nghiệp nghiên cứu và các doanh nghiệp trong ngành cũng như cho hiệp hội và các cơ quan quản lý Nhà nước giai đoạn từ năm 2011-2015. 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục, đề tài được kết cấu thành 4 chương có nội dung như sau : Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay. Chương 2 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thưc trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của công ty TNHH May Thiên Quang trong giai đoạn hiện nay. Chương 4 : Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1 Mặt hàng may mặc Hàng may mặc được nói đến trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là những sản phẩm thuộc ngành dệt may, bao gồm các loại quần áo may nói chung và các phụ kiện kèm theo. Bởi vậy đây chính là những sản phẩm công nghiệp, được sản xuất hàng loạt với nhiều chủng loại và kích cỡ. Với ngành dệt may Việt Nam, các sản phẩm may mặc của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản.. là quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun… Trong biểu thuế xuất khẩu năm 2010 của Tổng cục Hải quan đã đưa ra danh mục quần áo và hàng may mặc phụ trợ ở chương 61 và chương 62 . Theo danh mục này, hàng may mặc bao gồm rất nhiều loại khác nhau như : - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe( car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm( kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ(kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần sooc dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, quần sooc, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai - Áo choàng ngắn, áo sơ mi và áo choàng sơ mi phỏng kiểu nam cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót trong, quần xilip, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà,áo choàng tắm và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Quần áo may sẵn và đồ phụ kiện hàng may mặc cho trẻ em. - Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi, quần áo khác 2.1.2 Khái niệm về phát triển xuất khẩu a/ Khái niệm về phát triển xuất khẩu Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển thì phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế xã hội. Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Căn cứ vào khái niệm phát triển kinh tế vừa chỉ ra trên, ta có thể suy ra phát triển xuất khẩu đó là quá trình biến đổi xuất khẩu về mọi mặt từ mặt lượng đến mặt chất, bao gồm sự gia tăng về quy mô sản lượng và doanh thu xuất khẩu cũng như sự biến đổi về chất lượng sản phẩm, cơ cấu xuất khẩu.. theo hướng tối ưu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Phát triển xuất khẩu hàm chứa ba nội dung sau : - Sự gia tăng về quy mô: Có thể hiểu đó là việc gia tăng kim ngạch, sản lượng xuất khẩu, nâng cao tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Đây chính là sự mở rộng phát triển xuất khẩu theo chiều rộng hay cũng có thể coi là việc mở rộng quy mô. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô xuất khẩu không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu cho ngành hàng mà mở rộng quy mô cần phải phù hợp với tiềm lực và phát huy được lợi thế của ngành hàng. - Sự thay đổi chất lượng xuất khẩu: Đây không chỉ đơn giản là việc nâng cao chất lượng của sản phẩm xuất khẩu, mà nó còn thể hiện ở các khía cạnh khác như : sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại cho xuất khẩu cùng các hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng hóa đó, đầu tư và các hoạt động hỗ trợ cho việc xuất khẩu để nâng cao sức cạnh tranh. - Tính tối ưu và hiệu quả trong phát triển xuất khẩu : Đó là việc nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực trong hoạt động xuất khẩu nhằm đạt tới những mục tiêu xác định. Trong đó phải đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế- xã hội- môi trường nhằm hướng phát triển đến sự bền vững. b/ Phát triển xuất khẩu hàng may mặc. Phát triển xuất khẩu hàng may mặc đó là quá trình biến đổi xuất khẩu hàng may mặc ở mọi mặt, bao gồm sự gia tăng về quy mô, sản lượng, doanh thu xuất khẩu và sự biến đổi về chất lượng sản phẩm, cơ cấu xuất khẩu..theo hướng tối ưu, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc trong một thời kỳ nhất định Phát triển xuất khẩu hàng may mặc có thể được thực hiện theo hai cách sau : Thứ nhất là phát triển xuất khẩu hàng may mặc theo chiều rộng : Đó là sự tập trung nguồn lực vào việc nâng cao quy mô, sản lượng hàng may mặc xuất khẩu thể hiện thông qua kim ngạch xuất khẩu gia tăng, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô cần phải phù hợp với tiềm lực và phát huy được lợi thế của ngành hàng. Để thực hiện phát triển theo cách này, doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng lao động, mua sắm may móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu hàng may mặc. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu bằng việc tích cực và chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thứ hai là phát triển theo chiều sâu : Nghĩa là tạo ra sự thay đổi trong chất lượng của hoạt động xuất khẩu bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu, thay đổi phương thức xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực sử dụng nguồn lực…nhằm tạo ra sự phát triển ổn định, liên tục và thu được giá trị gia tăng lớn hơn. Phát triển hàng may mặc theo chiều sâu còn thể hiện ở cách thức phát triển hướng đến sự bền vững bằng cách đáp ứng hài hòa ba mục tiêu cơ bản: kinh tế- xã hội- môi trường. Tức là phát triển xuất khẩu hàng may mặc không chỉ đặt ra mục tiêu mở rộng quy mô, tăng trưởng kim ngạch mà còn hướng đến việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải tạo cuộc sống công nhân, đóng góp vào sự tiến bộ chung cho toàn xã hội, đồng thời không làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cho mai sau, không hủy hoại môi trường mà còn góp sức bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường. Để thực hiện phát triển xuất khẩu theo chiều sâu, doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu nâng cao chất lượng cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại trong hoạt động xuất khẩu, bao gồm nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng suất sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. 2.2 Một số lý thuyết về phát triển xuất khẩu 2.2.1 Các lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế a/ Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối là một trong những lý thuyết đầu tiên chứng minh cho sự trao đổi quốc tế về mặt lý luận được A.Smith đưa ra vào khoảng cuối thế kỷ XVIII trong tác phẩm nổi tiếng : “Sự giàu có của các quốc gia-The wealth of Nations (1776)” Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối thì các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang những quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau. Lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm có thể do các lợi thế tự nhiên hoặc các lợi thế có được do kỹ thuật và sự lành nghề. Lợi thế tuyệt đối, tuy vậy chỉ giải thích được một phần nhỏ thương mại hiện tại, như thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hầu hết thương mại thế giới, đặc biệt thương mại giữa các nước phát triển với nhau không thể giải thích được bằng các học thuyết về lợi thế tuyệt đối. Lý thuyết này được trình bày và tóm tắt trong cuốn: “ Đề cương bài giảng Kinh tế thương mại đại cương”- Bộ môn Kinh tế thương mại- Trường ĐH Thương Mại b/ Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo được trình bày trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học 1817”. Có thể hiểu lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Hay nói cách khác những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia và phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là lý thuyết cơ sở cơ bản của thương mại quốc tế. Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng lý thuyết lợi thế so sánh có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với mọi quốc gia. Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào tình hình cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam; trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam
Luận văn liên quan