Đề tài Phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện nước ta hiện nay

Con người từ khi sinh ra đến khi chết đi đều có nhu cầu thiết yếu nhu cầu được ăn nhu cầu ở sinh hoạt các nhu cầu đó muốn được đáp ứng thì con người phải sản xuất ra của cải vật chất mà vật chất lại không tự nhiên sinh ra mà vật chất lại là thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh con người con người muốn tồn tại phát triển thì phải tác động vào giới tự nhiên cải tạo tự nhiên nhưng qua quá trình tác động vào tự nhiên lại nay sinh ra một vấn đề rằng là bản thân tự nhiên là một khối hoàn hảo thống nhất liên quan chặt trẽ đến nhau bao gồm nhiều yếu tố liên kết thành những mắt xich chặt chẽ nếu một trong những yếu tố mất đi sẽ gây ra phản ứng dây truyền đến các yếu tố khác gây mât cân bằng sinh thái dẫn đến những thảm hoạ thiên nhiên mà con người ngày nay đang phải chịu cướp đi sinh mạng con người cũng như thiệt hại về kinh tế mà con người đang phải chịu như: Sóng thần, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính. đó là mặt trái của phát triển kinh tế mang lại là môi trường bị tàn phá. Đó là mâu thuẫn căn bản nhất của phát triển kinh tế và môi trường Mặc dù đó là hai mặt mâu thuẫn đối lập nhau nhưng mâu thuẫn đó nếu được giải quyết tốt sẽ là động lực để phát triển xã hội để giải quyết mâu thuẫn này thì cách tốt nhất là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đó là hướng phát triển bền lâu do đó em trọn đề tài: Phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện nước ta hiện nay” Phạm vi của đề tài là rất rộng, tuy nhiên trong phạm vi của một bài tiểu luận em chỉ xem xét, giải quyết một số vấn đề sau: - Quan hệ phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mi trường sinh thái. - Thực trạng phát triển kinh tế với môi trường sinh thái ở nước ta trong thời gian qua. - Một số giải pháp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Con người từ khi sinh ra đến khi chết đi đều có nhu cầu thiết yếu nhu cầu được ăn nhu cầu ở sinh hoạt các nhu cầu đó muốn được đáp ứng thì con người phải sản xuất ra của cải vật chất mà vật chất lại không tự nhiên sinh ra mà vật chất lại là thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh con người con người muốn tồn tại phát triển thì phải tác động vào giới tự nhiên cải tạo tự nhiên nhưng qua quá trình tác động vào tự nhiên lại nay sinh ra một vấn đề rằng là bản thân tự nhiên là một khối hoàn hảo thống nhất liên quan chặt trẽ đến nhau bao gồm nhiều yếu tố liên kết thành những mắt xich chặt chẽ nếu một trong những yếu tố mất đi sẽ gây ra phản ứng dây truyền đến các yếu tố khác gây mât cân bằng sinh thái dẫn đến những thảm hoạ thiên nhiên mà con người ngày nay đang phải chịu cướp đi sinh mạng con người cũng như thiệt hại về kinh tế mà con người đang phải chịu như: Sóng thần, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính... đó là mặt trái của phát triển kinh tế mang lại là môi trường bị tàn phá. Đó là mâu thuẫn căn bản nhất của phát triển kinh tế và môi trường Mặc dù đó là hai mặt mâu thuẫn đối lập nhau nhưng mâu thuẫn đó nếu được giải quyết tốt sẽ là động lực để phát triển xã hội để giải quyết mâu thuẫn này thì cách tốt nhất là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đó là hướng phát triển bền lâu do đó em trọn đề tài: Phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái trong điều kiện nước ta hiện nay” Phạm vi của đề tài là rất rộng, tuy nhiên trong phạm vi của một bài tiểu luận em chỉ xem xét, giải quyết một số vấn đề sau: - Quan hệ phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mi trường sinh thái. - Thực trạng phát triển kinh tế với môi trường sinh thái ở nước ta trong thời gian qua. - Một số giải pháp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. Với đề tài rộng và không đơn giản nhưng được sự hướng dẫn của PGS. TS - Đoàn Quang Thọ và nguồn tài liệu của trung tâm thư viện trường ĐH Kinh tế Quốc dân nên em đã hoàn thành được đề tài. Mặc dù vậy bài viết của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG QUAN HỆ PHÉP BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Khái niệm cơ bản Sự phát triển kinh tế Sự phát triển kinh tế, thực chất đó là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến ) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội. Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của sự phát triển nói chung. Nhưng phát triển kinh tế không phải là mục đích tự thân và cũng không thể là vô hạn. Nó phải phục vụ, thúc đẩy mục tiêu chung của sự phát triển. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa “phát triển kinh tế “và “tăng trưởng kinh tế”. Bởi vì, tăng trưởng kinh tế, theo cách hiểu hiện đại thì đó là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng của một nước, sự tăng lên không ngừng GNP tiềm năng thực. Như vậy, tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, mặc dù rất quan trọng nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển kinh tế là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu, và tăng trưởng kinh tế trước mắt phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Môi trường Trên thế giới có nhiều định nghĩa về môi trường. Chương trình môi trường của UNEP định nghĩa: “ Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tếiax hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”. Theo từ điển Bách khoa Larouse, thì khái niệm môi trường: “ môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ, bảo tồn vật chất… Trong đó hiện tượng hoá học và sinh học là những đặc thù cục bộ . Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật”. Ngày nay, người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hoà của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật. Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường được hiểu là bao gồm những hoạt động, những việc làm trực tiếp, tạo điều kiện giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện điều kiện vật chất, cải thiện điều kiện sống của con người, sinh vật ở trong đó, làm sức sống tốt hơn, duy trì cân bằng sinh thái, tăng đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường gồm các chính sách chủ trương, các chỉ thị nhằm ngăn chặn hậu quả xấu của con người đối với môi trường, các sự cố môi trường do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ môi trường bao hàm cả ý nghĩa sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế môi trường Kinh tế môi trường là một khoa học thuộc môi trường học, kinh tế môi trường chuyên nghiên cứu các quy luật phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nó đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường, tìm nguyên nhân kinh tế gây nên sự suy thoái đó vá đưa ra các biện pháp kinh tế khả thi để làm chậm lại hay chấm dứt, thậm chí đảo ngược các quá trình suy thoái đó. 2. Quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam Vai trò của môi trường sinh thái ở những giai đoạn lịch sử khác nhau được thể hiện một cách khác nhau. Ở trình độ mông muội, khi con người chỉ biết chủ yếu hái , lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người bị giới tự nhiên hoàn toàn thống trị. Cuộc sống của xã hội phụ thuộc chủ yếu vào môi trường tự nhiên. Ở trình độ văn minh cao hơn, nhất là khi khoa học phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên, biết khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề được hình thành từ những điều kiện có sẵn của môi trường tự nhiên như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, … Song nhìn chung , môi trường tự nhiên vẫn giữ vai trò to lớn trong việc tổ chức , phân công lao động, phân bố lực lượng sản xuất và vẫn tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất , do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến tốc độ phát triển của xã hội, và do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Để có chủ trương , chính sách hợp lý cho sự nghiệp phát triển kinh tế , Đảng và nhà nước ta phải xác định được một số mâu thuẫn tiêu biểu: - Sự tác động tích cực của xã hội vào tự nhiên thông qua quá trình lao động sản xuất: Trong quá trình lao động , con người một mặt khai thác những cái đã có sẵn trong tự nhiên , mặt khác tái tạo tự nhiên làm cho bộ mặt tự nhiên biến đổi: Nếu con người tác động vào tự nhiên theo quy luật của nó để tái tạo lại tự nhiên thì bộ mặt tự nhiên ngày càng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và đời sống của con người , hay nói cách khác là tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Nếu con người chỉ biết khai thác những cái đã có sẵn trong tự nhiên , không biết tái tạo lại tự nhiên theo quy luật của nó sẽ làm cho tự nhiên ngày càng nghèo nàn đi , sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ . Khi đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội , con người …và gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế . - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến hoạt động kinh tế và sản xuất vật chất: Một là: Từ những sản phẩm của bản thân tự nhiên con người chế tạo thành nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng,… và cả những tư liệu sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất, lẫn tư liệu tiêu dùng . Hai là: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình phân công lao động xã hội , phân bố lực lượng sản xuất , ngành sản xuất. Ví dụ: Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên mà người ta chia sản xuất thành các khu vực như khu công nghiệp khai khoáng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp chế biến, nông nghiệp , ngư nghiệp, … Ngoài ra, điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất lao động , hiệu quả , quy mô, tốc độ của nền sản xuất nói chung. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA Mỗi một hoạt động của con người đều có tác động đến tài nguyên Môi trường xung quanh theo chiều hướng thuận lợi hay không thuận lợi cho đời sống và phát triển của con người. Ngay từ xa xưa, con người đã có những hình thức nhằm bảo vệ tài nguyên như : hình thành các quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn, lập các miếu thờ để dựa vào uy thế của thần linh nhằm ngăn cấm việc phá rừng… Chỉ khi xã hội phát triển, nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật mà kinh tế tăng trưởng nhanh, song tài nguyên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường sống suy thoái thì quản lí môi trường đã trở thành một hoạt động cụ thể của quản lí Nhà nước. Nhận thức rõ vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương , chính sách nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên một cách hợp lí. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Phát triển nhanh, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “ Phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lí Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch , kế hoạch , chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội , coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”. Việt Nam được thế giới xác định là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi . Từ cương lĩnh đại hội Đảng lần thứ VI đến đại hội Đảng lần thứ IX, trải qua 15 năm đổi mới và phát triển đã thể hiện tính đúng đắn của nó . Kinh tế liên tục tăng trưởng, xã hội ổn định . Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tham gia nhiều công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Trong quy hoạch và thực hiện chính sách kinh tế vùng , mặc dù còn rất nhiều điểm cần phải hoàn chỉnh nhưng xu thế cách biệt giữa miền núi, hải đảo , trung du, đồng bằng, … đang từng bước được thu hẹp. Đồng thời với việc hoạch định những chủ trương , chính sách , biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ môi trường, xác lập các vùng kinh tế chuyên ngành, chúng ta đã ban hành hàng loạt những văn bản pháp luật cần thiết có tính khả thi để bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đảng và nhà nước ta còn tham gia rất tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới nhằm bảo vệ sự trong sạch của môi trường; khai thác hợp lý nguồn lợi của tự nhiên phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của con người. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn thời gian qua, với cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước cũng đã thể hiện những mặt trái của nó liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo tồn , duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như vấn đề phá rừng, xâm phạm tài sản quốc gia, vấn đề khai thác và buôn bán động vật hoang dã, sự hạn chế giảm thiểu ô nhiễm ở các doanh nghiệp nhà nước … Có thể nói môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống đã và đang bị suy thoái trầm trọng. Hơn 11 triệu ha đất trống đồi núi trọc, việc khôi phục và phủ xanh diện tích này được tiến hành còn rất chậm và hiệu quả chưa cao. Độ phì nhiêu của nhiều vùng đất có nguy cơ suy giảm hoặc bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, đá ong hoá, chua mặn hoá. Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, chất lượng rừng tự nhiên thấp, có tới 70% diện tích thuộc dạng nghèo kiệt. Rừng ngập mặn, đầm phá đang bị khai thác quá mức, có nơi hầu như không còn khả năng phục hồi tái sinh. Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đang bị suy giảm. Địa bàn cư trú sinh sản của các loài động thực vật hoang dã có nơi bị thu hẹp chia cắt nghiêm trọng. Việc săn bắt, mua bán thịt thú rừng, chim thú sống, chim thú nhồi chưa được kiểm soát chặt chẽ nên nhiều loài đang bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguồn tài nguyên gen quý hiếm của nước ta chưa được bảo vệ tốt. Nguồn tài nguyên nước, nước mặn và nước ngầm nhiều nơi đang bị cạn kiệt dần về lượng, bị ô nhiễm suy giảm về chất, nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất đang có chiều hướng trở thành hiện thực ở nhiều vùng. Môi trường đô thị và các khu công nghiệp, nhất là các vùng phát triển kinh tế trọng điểm, đã bị ô nhiễm do chất thải các loại không được thu gom và xử lý kịp thời như: khí thải, nước thải, tiếng ồn, bụi cộng với cở sở hạ tầng quá yếu kém làm cho điều kiện vệ sinh sức khoẻ ở nhiều nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà máy, khu công nghiệp cũ cũng đang ở trong tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và dân cư xung quanh. Tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động, nhất là trong các ngành hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Môi trường biển và biển ven bờ đã bắt đầu bị ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, vi sinh, hoá chất nông nghiệp ở một số nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu trong các vùng biển đang có xu hướng tăng lên, một số nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng tác động đến môi trường nước ta: khí hậu thay đổi theo chiều hướng nóng lên, tầng ôzôn suy giảm, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm xuyên biên giới, xuất khẩu công nghiệp ô nhiễm, mức độ suy giảm chất lượng nước ở các dòng sông chung quốc gia và các thảm rừng chung biên giới, mưa axit, các cực trị về bão lũ, mưa lớn, hạn hán ngày càng gia tăng, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhiều vùng. Các sự cố tràn dầu trên biển ở vùng cửa sông, các cảng, các sự cố kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng, gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đã nêu ở trên là hậu quả của một thời gian dài trước đây chúng ta chưa quan tâm đầy đủ đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các kế hoạch phát triển xã hội, trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp, trong quy hoạch các ngành kinh tế, trong đầu tư xây dựng các công trình cụ thể. Ở các thành phố, cơ sở hạ tầngkỹ thuật bảo đảm cho môi trường quá thấp kém, trong khi tốc độ phát triển của các khu vực dân cư, các khu dịch vụ và các khu công nghiệp vượt quá khả năng đầu tư môi trường, gây ra hiện tượng quá tải ở hầu hết các nơi, làm ô nhiễm môi trường càng trầm trọng thêm gấp bội. Cấp nước cho đô thị trung bình chỉ đạt trên 53% dân số, chưa có đô thị nào có hệ thống xử lý nước thải tập trung và có đủ khả năng thoát nước mưa. Môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề. Công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp còn bất cập so với yêu cầu. Công tác quản lý nhập khẩu chưa chặt chẽ nên nhiều công nghệ cũ, thiết bị máy móc cũ có hại cho môi trường đã được nhập vào Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng tiêu chuẩn cho phép mức ô nhiễm môi trường ở Việt Nam còn thấp đã đầu tư cho bảo vệ môi trường quá nhỏ. Các loại hình “ chuyển giao công nghệ ô nhiễm”, xâm lược sinh học” mà trên thế giới lên án đều đã hiện diện trên đất nước ta. Bước vào thế kỷ XXI, với tốc độ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và đô thị hoá, với các xu thế về môi trường như đã phân tích ở trên, chúng ta phải đương đầu với những thách thức lớn trên con đường phát triển bền vững. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, song mức tăng trưởng dân số ở nước ta vẫn tiếp tục tăng cao. Dự báo đến năm 2020 dân số nước ta xấp xỉ 100 triệu người, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế giảm, tạo ra sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi các nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng nhiều hơn, kéo theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi, nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu ngay từ bây giờ thì nguy cơ khủng hoảng môi trường sẽ khó tránh khỏi. Chuẩn bị đón tiếp hàng triệu khách du lịch nước ngoài vào năm 2010 đòi hỏi hàng loạt vấn đề về cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, giao thông vận tải, năng lượng đồng thời hàng loạt vấn đề môi trường, xã hội, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên. Các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực ngày càng ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển của nước ta (khí hậu nóng nước biển dâng). Tác động toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư là những vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Hiện trạng, công tác quản lý môi trường đang có nhiều vấn đề bất cập từ nhận thức đến hệ thống đường lối, chiến lược, quy hoạch, luật pháp, chính sách, tổ chức, kế hoạch đầu tư, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp các ngành, đặc biệt là cán bộ, công nhân ngành môi trường. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIỮA MỤC TIÊU KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Môi trường sinh thái- môi trường tự nhiên là môi trường sống gắn liền với mọi hoạt động của con người, đồng thời cũng là điều kiện khách quan tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều kiện tự nhiên tuy không phải là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của xã hội nhưng nó có vai trò rất quan trọng , là yếu tố cần thiết cho sản xuất và sự sống. Vì vậy , muốn phát triển được kinh tế thì điều quan trọng trước tiên là phải bảo vệ được những nguồn lực kinh tế, đó là môi trường tự nhiên. Một số giải pháp kết hợp mục tiêu kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái đó là: 1. Giáo dục tư tưởng và ý thức bảo vệ môi trường Khi con người bất chấp quy luật vi phạm những nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững, biến “khai thác” thành “ chiếm đoạt” tự nhiên , thì môi trường tự nhiên không phải chỉ gây khó khăn cho quá trình sản xuất nữa, mà còn đe doạ đến sự sống còn của toàn xã hội . Đó là sự khan hiếm và cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất , … , đó là các hiện tượng “ hiệu ứng nhà kính”, “ lỗ thủng tầng ôzôn” , sa mạc hoá, … Vì vậy con người phải không ngừng nâng cao nhận thức về tự nhiên, xây dựng ý thức sinh thái . Và vì vậy nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng. Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có được hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trường của toàn xã hội. Do đó , giáo dục, truyền thông môi trường cũng là một công cụ quản lí môi trường gián tiếp và rất cần thiết , đặc biệt là ở các nước phát triển. Giáo dục tư tưởng và ý thức bảo vệ môi trường, đó là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn , bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Giáo dục môi trường cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng kinh tế và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng những cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong việ
Luận văn liên quan