Đề tài Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu

Đề tài quen thuộc trong thơ văn Xuân Diệu là tình yêu, tuổi trẻ, thời gian. Cách xử lí đề tài của Xuân Diệu có những điểm độc đáo, khác biệt với các thi sĩ khác. Chẳng hạn, ở đề tài tình yêu, trước cách mạng, không giống với các nhà thơ khác, tình yêu trong thơ Xuân Diệu không chỉ bao gồm khát vọng nhục dục mà còn đòi hỏi sự hoà hợp của hai tâm hồn, đòi hỏi cái vô tận, vĩnh cửu trong tình yêu. Tình yêu là một giá trị tinh thần vĩnh viễn, là phương tiện biến khoảnh khắc thành vĩnh cửu, biến hữu hạn thành vô hạn, biến bốn mùa thành mùa xuân. Xuân Diệu không bằng lòng với tình yêu mơ màng, xa xăm như Thế Lữ hay Lưu Trọng Lư mà huy động cả linh hồn và thể xác, mọi giác quan để hưởng thụ tình yêu một cách vồ vập: Mau lên chứ vội vàng lên với chứ / Em em ơi tình non đã già rồi (Giục giã); Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! / Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài / Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai / Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt / Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt (Xa cách). Với Xuân Diệu, lần đầu tiên ở Việt Nam, tình yêu được quan niệm một cách chân thành, táo bạo, mới mẻ đến thế. Ở đề tài tuổi trẻ, tình yêu, Xuân Diệu khẳng định giá trị vĩnh hằng của chúng: Chỉ tuổi trẻ, chỉ tình yêu vĩnh viễn; Tình không tuổi và xuân không ngày tháng. Ở đề tài thời gian, Xuân Diệu đối phó với sự chảy trôi của thời gian bằng cách khẳng định hiện tại, sống sâu sắc, sống sôi nổi, mãnh liệt với hiện tại, khẳng định tình yêu và thơ ca sẽ là phương tiện chiến thắng thời gian. Điểm độc đáo nữa của Xuân Diệu khi triển khai đề tài thời gian là ở chỗ: với ông, chỉ có hai mùa: mùa xuân và mùa còn lại. Mà phần còn lại hầu như không có, vì các mùa đều có thể thành xuân, mùa xuân ở giữa mùa thu, mùa hè, mùa đông, bởi đó là xuân lòng, xuân tâm tưởng (Xuân không mùa). Với Xuân Diệu, ông không phân thời gian theo cách thông thường thành quá khứ – hiện tại – tương lại mà phân thời gian chỉ có hai thì: thời tươi và thời phai: Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng / Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi / Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa Có thể nói, tình nồng thắm làm nên thời tươi, tình lặng tắt làm nên thời phai. 3. Hệ thống hình tượng, hình ảnh và các mô típ nghệ thuật đặc trưng. Thơ Xuân Diệu xây dựng được hình tượng một cái tôi độc đáo. Một cái tôi chủ động, mạnh mẽ, sôi nổi đến vồ vập trong tình yêu nhưng có khi lại cô độc (Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất / Không ai chi bè bạn nổi cùng ta), yếu đuối, buồn bã, đợi chờ, mong được ban phát tình yêu: Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi; Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ / Một giây cũng cam, một phút cũng đành. Một cái tôi vừa là tình nhân vừa là triết nhân. Cái tôi tình nhân gồm đủ hai con người: một gã tình si và một kẻ thất tình. Càng cuồng nhiệt, đam mê thì càng cô đơn, chỉ gặp lạnh lẽo, hững hờ: Lòng anh là một cơn mưa lũ / Đã gặp lòng em là lá khoai; Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn Con người triết nhân thì không vội vàng, mê mải yêu đương như con người tình nhân mà băn khoăn tìm bản chất, cội nguồn của tình yêu: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu; Yêu là chết ở trong lòng một ít

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan