Đề tài Quá trình chứng minh vụ án hình sự - 1 quá trình mang tính khoa học

Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự (VAHS), các cơ quaniện kiểm sát và tòa án luôn phải chứng minh: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhằm xác định chân lý khách quan của vụ án . Việc nhận thức chân lý khách quan của VAHS là một quá trình hết sức phức tạp được tạo bởi các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ do các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện phù hợp với các qui định của BLTTHS Việt Nam. Vì vậy quá trình chứng minh trong VAHS phải được thực hiện một cách khoa học để nhằm xác đinh đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm hoặc không làm oan sai người vô tội bởi không giống như vụ án hình sự, vụ án dân sự hoặc vụ án hành chính, VAHS có ảnh hưởng rất lớn tới quyền công dân, tới sinh mạng chính trị và những quyền về nhân than, tài sản khác của con người. Chính vì vậy, quá trình chứng minh trong VAHS phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật và yêu cầu có tính khoa học cao.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình chứng minh vụ án hình sự - 1 quá trình mang tính khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Quá trình chứng minh vụ án hình sự - 1 quá trình mang tính khoa học. 1. Lời ở đầu Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự (VAHS), các cơ quaniện kiểm sát và tòa án luôn phải chứng minh: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhằm xác định chân lý khách quan của vụ án . Việc nhận thức chân lý khách quan của VAHS là một quá trình hết sức phức tạp được tạo bởi các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ do các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện phù hợp với các qui định của BLTTHS Việt Nam. Vì vậy quá trình chứng minh trong VAHS phải được thực hiện một cách khoa học để nhằm xác đinh đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm hoặc không làm oan sai người vô tội bởi không giống như vụ án hình sự, vụ án dân sự hoặc vụ án hành chính, VAHS có ảnh hưởng rất lớn tới quyền công dân, tới sinh mạng chính trị và những quyền về nhân than, tài sản khác của con người. Chính vì vậy, quá trình chứng minh trong VAHS phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật và yêu cầu có tính khoa học cao. 2. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của quá trình chứng minh VAHS 2.1. Khái niệm Quá trình chứng minh là quá trình xác định sự thật khách quan đối với VAHS, là một quá trình nhận thức cái chưa biết, đi từ chưa biết đến biết. Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về quá trình chứng minh VAHS. Tuy nhiên, trên cơ sở những qui định của pháp luật Tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam và các văn bản pháp luật khác về điều tra, truy tố, xét xử và thực tiễn xét xử có thể hiểu: Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự là quá trình mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động nhận thức chân lý về VAHS. Việc nhận thức về VAHS là việc phản ánh một cách khách quan toàn bộ diễn biến về VAHS, hay nói cách khác là tái dựng lại được một bức tranh toàn cảnh, chính xác về VAHS đã xảy ra. Để đạt được điều này, các chủ thể tiến hành tố tụng phải thực hiện các biện pháp do pháp luật TTHS quy định, làm sáng tỏ tất cả mọi vấn đề có trong VAHS. Như vậy, quá trình chứng minh vụ án hình sự là tổng hợp các hành vi tố tụng hình sự do các chủ thể được Nhà nước trao quyền tiến hành theo trình tự được Bộ luật tố tụng hình sự quy định để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự. 2.2. Mục đích và ý nghĩa của quá trình chứng minh VAHS Mục đích, ý nghĩa cơ bản VAHS là: Phát hiện nhanh chóng và xác định tội phạm, người phạm tội một cách khách quan, toàn diện, xử lý công minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, qua đó áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, bảo đảm tính cưỡng chế và thể hiện tính giáo dục của Nhà nước, góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. 3. Quá trình chứng minh trong VAHS 3.1. Thu thập chứng cứ Thu thập chứng cứ là hoạt động đầu tiên của quá trình chứng minh trong VAHS. Hoạt động này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ quá trình chứng minh. Để tái tạo lại những tình tiết của vụ án đã xảy ra trước đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập được đầy đủ những thông tin về vụ việc phạm tội. Chính vì vậy, kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Số lượng, chất lượng các chứng cứ thu thập được sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc ngược lại gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh đối với vụ án. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng cần đặc biệt quan tâm đến hoạt động này. Thu thập chứng cứ là việc cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các phương tiện, biện pháp và phương pháp theo qui định của BLTTH năm 2003 để xác định, tìm ra, thu giữ, bảo quản những chứng cứ và nguồn chứng cứ nhằm giải quyết chính xác đối với vụ án. Vì vậy, thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự là quá trình phát hiện thu giữ, ghi nhận, và bảo quản chứng cứ do những người tiến hành tố tụng thực hiện bằng các phương pháp phù hợp với quy định của luật tố tụng hình sự. 3.2. Kiểm tra chứng cứ Trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội, có rất nhiều đối tượng phạm tội đã tính toán rất kỹ để hòng che mắt cơ quan điều tra bằng việc tạo chứng cứ giả, dựng hiện trường giả. Vì vậy, để chứng cứ đúng, trở thành căn cứ để giải quyết VAHS thì việc kiểm tra chứng cứ thu thập được là vô cùng quan trọng. Kiểm tra chứng cứ là hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành nhằm xác định một cách thận trọng, toàn diện, khách quan tính chính xác của những thông tin thực tế và tính đáng tin cậy của những nguồn chứng cứ đã được thu thập để xác lập một cách đúng đắn mọi tình tiết của vụ án hình sự. Kiểm tra chứng cứ được tiến hành ở tất cả các giai đoạn trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, mà chủ thể của các giai đoạn này là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và một số chủ thể khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra trong những trường hợp do luật định. Khi kiểm tra chứng cứ, các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm không chỉ kiểm tra các thông tin thực tế đã thu thập mà phải kiểm tra cả nguồn của chúng; không chỉ kiểm tra từng chứng cứ một cách riêng lẻ, mà phải kiểm tra trong tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được, trong mối quan hệ giữa các chứng cứ đã thu thập, với các chứng cứ khác đã có trong VAHS. Thông thường Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm kiểm tra cụ thể từng chứng cứ, xem chứng cứ có phù hợp với thực tế hay không. Việc kiểm tra chứng cứ được tiến hành ngay từ khi thu thập. Thông qua việc kiểm tra sẽ tiếp tục củng cố chứng cứ để sử dụng trong quá trình chứng minh. Ngược lại, nếu chứng cứ không phù hợp thực tế, không liên quan đến những vấn đề cần xác minh trong vụ án thì phải loại bỏ nó. Nếu chứng cứ mâu thuẫn, có sự nghi ngờ thì phải kiểm tra xác minh làm rõ. So sánh đối chiếu giữa các chứng cứ đã thu thập để xem giữa các chứng cứ có sự phù hợp hay mâu thuẫn với nhau. Đối với các chứng cứ đã được thu thập, để kiểm tra, nghiên cứu xác định tính xác thực, tính liên quan của chứng cứ cần phải có sự đối chiếu, so sánh giữa các chứng cứ với nhau, đồng thời cũng đối chiếu, so sánh với tất cả các tình tiết đã được xác lập trong vụ án. Trong hệ thống chứng cứ đã thu thập, được sử dụng để chứng minh trong vụ án gồm nhiều loại chứng cứ với những đặc tính riêng biệt, khác nhau. Việc kiểm tra để xem xét chúng có phù hợp với nhau hay không, những chứng cứ nào có cùng mục đích buộc tội, gỡ tội, việc xác định sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ nào đó trong cùng vụ án là có căn cứ, là cơ sở để quyết định việc tiếp tục điều tra bổ sung, nhằm thu thập thêm chứng cứ mới, khẳng định nội dung, một tình tiết nào đó trong vụ án, hoặc cũng có thể là cơ sở để phủ định, xác lập hay buộc tội phải có một lập luận, một cơ sở để giải thích cho sự mâu thuẫn đó. Tìm những chứng cứ mới để làm sáng tỏ những chứng cứ đã thu thập được. Trong quá trình tiến hành tố tụng, khi đã thu thập được chứng cứ, nhưng có thể còn có những chứng cứ nào đó bị nghi ngờ về tính chính xác, không đảm bảo độ tin cậy để chứng minh các tình tiết trong vụ án. Vì vậy, khi kiểm tra chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng phải phát hiện, tìm thêm những chứng cứ mới trong vụ án để củng cố, khẳng định tính đúng đắn của chứng cứ đã thu thập hoặc ngược lại, thông qua nội dung thông tin từ chứng cứ mới mà bác bỏ, phủ định chứng cứ cũ. 3.3. Đánh giá chứng cứ Đây là một giai đoạn phức tạp của quá trình chứng minh, được các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng tiến hành liên tục, xuyên suốt trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, nhằm sử dụng kết quả đánh giá vào từng giai đoạn khác nhau trong quá trình nhận thức khách quan. Chứng cứ trong vụ án hình sự không bao giờ cô lập, mà nó luôn nằm trong mối quan hệ mật thiết và lôgíc với nhau. Xác định được mối quan hệ đó là điều kiện cần thiết để xác định sự thật khách quan trong vụ án hình sự. Việc phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ về số lượng, chất lượng có sự khác nhau dẫn tới việc đánh giá những tài liệu, chứng cứ cũng có sự khác nhau. Tuy vậy, việc đánh giá tài liệu chứng cứ ở các giai đoạn tố tụng (giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử) có mối quan hệ với nhau và có cùng một mục đích. Việc đánh giá ở giai đoạn trước là tiền đề, điều kiện của giai đoạn sau. Giai đoạn trước cung cấp bổ sung thông tin, chứng cứ cho giai đoạn sau để dần hoàn thiện nhận thức chân lý khách quan của vụ án. Đánh giá chứng cứ là quá trình nhận thức lôgíc về chứng cứ và là sự phù hợp của các chứng cứ trong toàn bộ hệ thống chứng cứ. Trong tất cả các chứng cứ đã thu thập được ở giai đoạn chứng minh trong VAHS ở nước ta, mỗi chứng cứ đều nằm ở các nguồn khác nhau và nó có những đặc tính riêng. Vì vậy, khi sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh đòi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá sự phù hợp của chứng cứ đối với những vấn đề, tình tiết cần phải chứng minh. 3.4. Sử dụng chứng cứ Trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, hoạt động sử dụng chứng cứ gắn liền với hoạt động đánh giá chứng cứ. Đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Đánh giá chứng cứ là tiền đề, là điều kiện cho sử dụng chứng cứ. Sử dụng chứng cứ là sự kiểm nghiệm, xác định lại kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ. Đánh giá chứng cứ không đúng tất yếu sẽ sử dụng chứng cứ sai lầm. Trong quá trình chứng minh VAHS chứng cứ đã thu thập trong vụ án được sử dụng để phát hiện, thu thập chứng cứ mới. Việc hoàn thiện nhận thức chân lý khách quan được hình thành dần trong các giai đoạn tố tụng, qua việc nhận thức chứng cứ của vụ án. Việc phát hiện, thu thập thêm chứng cứ mới là hoạt động được tiến hành liên tục cho đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án. Một trong những cách thức được sử dụng để thu thập thêm những chứng cứ mới là sử dụng chứng cứ đã có, đã thu thập được từ trước. Chứng cứ đã thu thập được trong vụ án dùng để kiểm tra và đánh giá chứng cứ mới và ngược lại, việc kiểm tra được tiến hành theo chiều thuận, từ chứng cứ mới, hoặc ngược lại từ chứng cứ mới thu thập dùng để kiểm tra chứng cứ đã thu thập từ trước. Trong quá trình chứng minh VAHS, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải sử dụng chứng cứ để ra quyết định tố tụng. Cơ quan điều tra sử dụng chứng cứ khi có đủ chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi có tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thông qua quá trình chứng minh nếu xác định rõ bị can thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Trong giai đoạn kiểm sát điều tra, quyết định truy tố, duy trì công tố tại phiên tòa Kiểm sát viên phải dựa trên cơ sở sử dụng đầy đủ đúng đắn các chứng cứ. Tại giai đoạn xét xử, mọi quyết định, kết luận cuối cùng của Tòa án cũng hoàn toàn dựa trên cơ sở việc sử dụng chứng cứ. Ví dụ: Khi ra bản án Tòa án phải dựa trên cơ sở các chứng cứ đã được thu thập, kiểm tra chứng minh công khai tại phiên tòa. Khi sử dụng chứng cứ các, cơ quan tiến hành tố tụng phải chấp hành nguyên tắc của việc sử dụng chứng cứ như: Chấp hành nguyên tắc khách quan, toàn diện và đầy đủ của chứng cứ, chỉ được sử dụng chứng cứ đã được phát hiện thu thập theo đúng trình tự mà pháp luật tố tụng qui định. Khi sử dụng chứng cứ phải tuân theo các qui định của pháp luật TTHS, hình sự và pháp luật tố tụng dân sự, dân sự. Sau khi phát hiện, thu thập, cần nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá ngay để sử dụng nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời của các hoạt động tố tụng tiếp theo. Các chứng cứ sau khi kiểm tra, đánh giá, đã xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ thì chỉ được sử dụng đúng với giá trị của nó. Giá trị chứng minh của mỗi chứng cứ đều có những giới hạn phạm vi nhất định, việc sử dụng chứng cứ cần căn cứ vào giới hạn, giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Sử dụng đúng giá trị chứng minh của từng chứng cứ cho phép người tiến hành tố tụng xác định đúng sự thật khách quan của vụ án. Trong quá trình chứng minh VAHS, Hội đồng xét xử sử dụng chứng cứ để định tội danh nhằm quyết định hình phạt, áp dụng các biện pháp tư pháp như: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi. Quá trình sử dụng chứng cứ là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật dân sự, quy định cấu thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định. 4. Một số vụ án oan sai do thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trái pháp luật và không khách quan. 4.1. Vụ án ba Thanh niên hiếp dâm ở xã Yên Nghĩa (Hà Đông – Hà Nội). Đây là vụ án gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua. Sau 10 năm ngồi sau song sắt, ba thanh niên là Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi) ở xã Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) kết án về tội hiếp dâm và cướp tài sản với tổng số 41 năm tù giam vừa được giải oan. Dẫn đến vụ án oan sai này là do cơ quan tiến hành tố tụng đã thu thập và đánh giá sai chứng cứ, đồng thời bỏ sót chứng cứ. Cụ thể: Đây là vụ án hiếp dâm nhưng không lấy mẫu tinh dịch trong người nạn nhân để xét nghiệm; một trong số 3 thanh niên chưa hề quan hệ tình dục nhưng vẫn bị kết luận đã hiếp dâm nạn nhân; đối tượng tình nghi mặc dù có chứng cứ ngoại phạm nhưng không được xem xét…. Tất cả những điều trên thể hiện: Cơ quan tiến hành tố tụng đã không tiến hành chứng minh vụ án một cách nghiêm túc, khách quan và khoa học 4.2. Vụ án Trương Thị Kim Hoàn Đây cũng là một vụ án gây nên oan nghiệt cho một cô gái trẻ đã mất 4 năm tuổi thanh xuân trong trại giam mà Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phải giải oan và bồi thường vào tháng 1.2010. Đó là vụ án của cô gái trẻ Trương Thị Kim Hoàn ở TP Hồ Chí Minh bị kết án oan tội mua bán trái phép chất ma túy. Trương Thị Kim Hoàn đã bị bắt giam, xét xử và kết án về tội mua bán trái phép chất ma túy 10 năm tù giam chỉ vì lời vu oan của một người hàng xóm xấu bụng. Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử trong quá trình chứng minh vụ án chỉ căn cứ vào một lời tố cáo, không tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ một cách nghiêm túc nên đã dẫn đến việc kết án oan sai. Mặc dù tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã giải oan và bồi thường cho người bị oan, nhưng việc kết án oan sai này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, cuộc sống của Trương Thị Kim Hoàn suốt 4 năm qua và còn gây những chấn thương tâm lý trong một thời gian dài. Từ hai vụ án oan trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của quá trình chứng minh vụ án hính sự. Đó là một quá trình khoa học, các bước tiến hành phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Nếu quá trình chứng minh vụ án thực hiện một cách cẩu thả sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là kết án oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, đi ngược lại đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước ta, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Kết luận Quá trình chứng minh trong TTHS là tổng thể những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng được thực hiện theo một trật tự nhất định áp dụng đúng các quy định của pháp luật TTHS, dựa trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ và những tình tiết khác liên quan đến vụ án, để khẳng định có hay không có một tội phạm xảy ra, tính có lỗi hay không có lỗi của một người nào đó, đồng thời xác định những tình tiết có liên quan đến trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm. Chính từ quá trình đó mà chất lượng, giá trị chứng minh của các thông tin được khẳng định và bức tranh về sự kiện phạm tội dần được tái hiện như nó vốn có, các cơ sở giải quyết vụ án được hình thành, củng cố. Tổng hợp các hành vi đó tạo thành nội dung của quá trình chứng minh VAHS. Quá trình chứng minh VAHS suy cho cùng là để phát hiện tội phạm, người phạm tội nhằm trừng trị, cải tạo giáo dục người phạm tội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức và mọi công dân, đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy, mục đích của các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo công bằng xã hội, chống oan, sai, chống để lọt tội phạm, cho nên pháp luật TTHS đã qui định chặt chẽ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, mọi hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều phải dựa trên những qui định của pháp luật. Chính vì vậy, có thể coi quá trình chứng minh VAHS là một quá trình mang tính khoa học. Mục lục 1. Lời ở đầu 2. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của quá trình chứng minh VAHS 2.1. Khái niệm 2.2. Mục đích và ý nghĩa của quá trình chứng minh VAHS 3. Quá trình chứng minh trong VAHS 3.1. Thu thập chứng cứ 3.2. Kiểm tra chứng cứ 3.3. Đánh giá chứng cứ 3.4. Sử dụng chứng cứ Kết luận Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Quang Tiệp (2005), "Một số vấn đề về chứng minh trong tố tụng hình sự", Kiểm sát, (Chuyên đề tháng 3). Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. PGS.TS Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Luận văn liên quan