Đề tài Quá trình hình thành và phân tích đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước của Đảng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở miền Nam (1954-1975) là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc và bọn tay sai. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, cùng bọn tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục thống trị nhân dân ta ở miền Nam, hai mâu thuẫn cơ bản trên vẫn tồn tại và đất nước tạm thời bị chia cắt. Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội lần thứ III (tháng 9-1960): “Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta trong điều kiện mới của lịch sử”. b) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), xác định đường lối cách mạng của nước ta: - Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. - Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền là nét độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử, là thành công lớn của Đảng ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ lịch sử trước đây. Đó là một nguyên nhân chủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai.

docx20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phân tích đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ~~~~~*****~~~~~ ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG ~~~~~*****~~~~~ Nhóm thực hiện: Nhóm 12 Nguyễn Thị Tú Anh Đỗ Phương Anh Phạm Thị Hải Nguyễn Thị Minh Hằng Nguyễn Phương Linh Nguyễn Thị Mận Ngô Thị Trang Lớp: ĐL1205 Giáo viên: Nguyễn Văn Phượng Hà Nội, 2012 Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến 1. Bối cảnh đất nước  a) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở miền Nam (1954-1975) là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.  Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc và bọn tay sai. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, cùng bọn tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục thống trị nhân dân ta ở miền Nam, hai mâu thuẫn cơ bản trên vẫn tồn tại và đất nước tạm thời bị chia cắt. Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội lần thứ III (tháng 9-1960): “Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta trong điều kiện mới của lịch sử”. b) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), xác định đường lối cách mạng của nước ta:  - Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.  - Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.  Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền là nét độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử, là thành công lớn của Đảng ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ lịch sử trước đây. Đó là một nguyên nhân chủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai. Trên thực tế, việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau trên hai miền Nam - Bắc chẳng những không mâu thuẫn, mà lại từng bước đưa cách mạng hai miền cùng phát triển, cùng đi lên trong thế tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.  2. Bối cảnh quốc tế.  Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ, có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới nối liền từ châu Á sang châu Âu, không ngừng phát triển và củng cố về mọi mặt. Nếu miền Bắc là hậu phương trực tiếp cho cách mạng miền Nam, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này nối liền với miền Bắc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuận lợi chưa bao giờ có đối với cách mạng nước ta.  Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, hệ thống thuộc đia của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp và đi vào quá trình tan rã. Cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hoà bình ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển rộng khắp và liên tục. So sánh lực lượng trên thế giới lúc đó ngày càng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho lực lượng cách mạng. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục suy yếu và khó khǎn. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công. Cách mạng Việt Nam đã hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới.  Thời kỳ này cũng cần lưu ý rằng, tuy chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu nhưng chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiến tranh. Lực lượng xâm lược gây chiến chủ yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ. Nguy cơ chiến tranh thế giới vẫn tồn tại. Nhân dân các nước đang đứng trước sự đe doạ hết sức nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Mặt khác, sự tàn sát và huỷ diệt ghê gớm trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và hậu quả của nó còn làm cho nhiều người lo ngại và lẫn lộn giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Khi nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thế giới tồn tại bốn mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với các lực lượng tư bản chủ nghĩa thế giới; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc đòi độc lập với các lực lượng đế quốc thực dân; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đế quốc Mỹ xâm chiếm và thiết lập sự thống trị của chúng ở miền Nam nước ta đã làm nảy sinh và sâu sắc thêm cả bốn mâu thuẫn trên ở miền Nam. Mỹ tuyên bố chiến tranh ở Việt Nam là chiến tranh hệ tư tưởng, giữa hệ tư tưởng cộng sản với hệ tư tưởng "tự do" kiểu Mỹ. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, đẩy dần các đế quốc châu Âu ra khỏi Đông Nam Á, chèn ép quyền lợi của tư bản thực dân nhiều nước ở vùng này, càng làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ với các đế quốc khác thêm sâu sắc. Đế quốc Mỹ cố xây dựng ở miền Nam một giai cấp tư sản mại bản làm tay sai cho chúng, làm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản ở miền Nam càng trở nên sâu sắc. Để phục vụ chiến tranh của chúng ở miền Nam, đế quốc Mỹ bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động Mỹ, bắt họ sang miền Nam làm bia đỡ đạn để bọn tư bản Mỹ thu những món lợi kếch xù từ cuộc chiến tranh này. Mỹ còn lôi kéo các nước tay sai đổ của đổ người vào cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam. Do vậy, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Mỹ và các nước chư hầu của Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh, ngày càng mâu thuẫn quyết liệt với tư bản Mỹ, với các nhà cầm quyền Mỹ và giai cấp tư bản các nước chư hầu Mỹ, làm rung chuyển hậu phương của chúng.  Điều đó nói lên rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc đụng đầu lịch sử mang tính thời đại sâu sắc  - Thuận lợi: + Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là Liên Xô. + Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. + Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản. + Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước. - Khó khăn:  + Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng. + Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa 2 phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. + Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc. + Đất nước ta bị chia làm 2 miền: kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. Quá trình hình thành và phân tích nội dung của đường lối Giai đoạn 1954 – 1964 - Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. - Hội nghị lần thứ 7 (3/1955) và Hội nghị lần thứ 8 (8/1955) của Trung Ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ. Điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. - Tháng 12/1957, Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 13 đã xác định đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng: + Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội. + Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình. - Tháng 01/1959, Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Nghị quyết khẳng định lại 2 nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nghị quyết 15 của Trung Ương Đảng ra đời, xác định rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ chiến lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền Nam vùng lên trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã. Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện những nghị quyết, chủ trương trên chính là quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước. - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) và Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960) đã phân tích tính chất xã hội miền Nam và vạch ra đường lối cách mạng miền Nam như sau: Cuộc cách mạng miền Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó có: Nhiệm vụ chung là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và gây chiến tranh, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông - Nam Á và thế giới. Nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Phải thành lập một Mặt trận dân tộc dân chủ thật rộng rãi ở miền Nam, lấy liên minh công nông làm cơ sở, cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn giữa các bộ phận trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá và cô lập cao độ đế quốc Mĩ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm. Sử dụng kết hợp những hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị với phong trào ở nông thôn và vùng căn cứ. Cần kiên quyết giữ vững đường lối hoà bình, thống nhất nước nhà. Song, vì đế quốc Mĩ là tên đế quốc hiếu chiến đầu sỏ, nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có thể chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ, thành chiến tranh cách mạng. Lúc đó Đảng ta nhận định rằng, kẻ địch cũng có thể liều lĩnh mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc, nên trong khi lãnh đạo, Đảng phải chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó, kiên quyết đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp đảng bộ đối với sự nghiệp cách mạng miền Nam, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, nắm vững phương châm hoạt động bí mật, tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng và quần chúng. Đường lối cách mạng do Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương và đại hội lần thứ III của Đảng đề ra là căn cứ để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất tổ quốc, tạo điều kiện để đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Ý nghĩa đường lối: + Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế. + Đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ trong lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại. + Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quan dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Giai đoạn 1965 – 1975 Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, các hội nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc "đồng khởi" năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Bộ Chính trị chủ trương kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang nhanh lên một bước mới, ngang tầm với đấu tranh chính trị. Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ chín (tháng 11 - 1963), ngoài việc xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam. Hội nghị tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đôi, cả hai đều có vai trò quyết định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Đối với miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm là căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch. Trước hành động gây "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3 - 1965) và lần thứ 12 (tháng 12 - 1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước. -      Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn về chiến tranh. Do đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc -      Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dan chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà” -      Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống chiến tranh cục bộ của Mỹ, thực hiện kháng chiến lâu dài, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn nhất trên chiến trường miền Nam -      Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công -      Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế, quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh,tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miến Bắc xã hội chủ nghĩa,chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ”  ra cả nước -      Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.Do đó, phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc về moi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh * Mở rộng “Chuyển hướng tư tưởng”: Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau: - Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc không còn ở trong thời kỳ xây dựng hoà bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến. - So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và thất bại nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. - Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả nước đều phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị ném bom bắn phá đến đâu cũng phải vào giải phóng miền Nam mà không chút nao núng, nâng cao chí khí căm thù và quyết tâm thắng địch”. Phải đẩy mạnh phong trào “ba sẵn sàng” với nội dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời chiến. Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngoài và không tin vào sức mình. Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn là: chuyển từ nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là: Đế quốc Mỹ dù có mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng. Miền Bắc dù có bị bắn phá đến đâu cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Như vậy, chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc được Đảng ta xác định từ Hội nghị Trung Ương lần thứ 11 (3-1965) và tiếp tục được khẳng định, bổ sung, cụ thể hoá ở Hội nghị Trung Ương lần thứ 12 (12-1965) cùng các chỉ thị, nghị quyết sau đó của Trung Ương về công tác tư tưởng. Đó là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng ở miền Bắc thời gian này. Từ chủ trương này, những vấn đề căn bản nhất của công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền, cổ động nói riêng được xác định kịp thời và chính xác. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, cổ động chính trị của Đảng ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, rầm rộ và liên tục trong suốt những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần to lớn vào việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc, biến sức mạnh tinh thần đó thành sức mạnh vật chất vượt qua mọi gian nan, thử thách, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ. Chuyển hướng tư tưởng của Đảng ở miền Bắc những năm 65-75 là một bài học vô cùng quý giá. Ý nghĩa của đường lối: -      Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta -      Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm Kết quả và ý nghĩa lịch sử a) Kết quả Ở miền Bắc, Một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành.Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục không những được duy trì mà còn có sự phát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp phát triển, công nghiệp địa phương được tăng cường. Quân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh