Đề tài Quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí

. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí Việt Nam. Đây là nguyên tắc hành văn, bất di bất dịch của hoạt động báo chí. Vấn đề này đã được xem xét dưới nhiều góc cạnh, trong nhiều bối cảnh khác nhau của thực tiễn xã hội, song trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nó lại là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. 2. Đây tiếp tục là vấn đề được đưa ra luận bàn dưới nhiều góc độ. Đã xuất hiện những ý kiến trái chiều, hoài nghi, phê phán, thậm chí đòi xoá bỏ nguyên tắc này của báo chí cách mạng Việt Nam. Đã đến lúc cần khẳng định hơn nữa về mặt lí luận nguyên tắc này trong hệ thống các nguyên tắc của hoạt động báo chí. 3. Đây là vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch chống đối, lấy đó làm lá chắn, kích động một bộ phận nhân dân đòi cái quyền mà chúng gọi là “tự do báo chí” theo đúng nghĩa. Trong lập luận của chúng, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí tức là báo chí không có tự do, báo chí bị kiểm duyệt. Mục đích của chúng là làm giảm uy tín, làm suy yếu và dần dần lật đổ Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Do vậy, cần hiểu bản chất của nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” của báo chí nước ta để kiên định lập trường trước những luận điệu xảo trá của kẻ thù. 4. Đã xuất hiện trong đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam, tuy không nhiều, xa rời chính trị, không hiểu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; lười học chính trị, dẫn đến mù mờ chính trị, đi chệch định hướng mà Đảng và nhân dân lựa chọn. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về tư tưởng chính trị, nắm vững ngọn cờ XHCN để đem đến những thông tin chính thống, phục vụ lợi ích của Đảng, của nhân dân. 5. Thực tiễn báo chí Việt Nam đa dạng và sinh động với những ưu điểm và những yếu kém, sai lầm, yêu cầu cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Có như vậy, báo chí mới đi đúng hướng, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, và là diễn đàn của nhân dân.

doc48 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1.1. Tính Đảng là nguyên tắc của hoạt động báo chí cách mạng 1.2. Tính tất yếu của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta 1.3. Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta 1.3.1. Báo chí kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng của giai cấp công nhân 1.3.2. Báo chí trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động 1.3.3. Báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng 1.3.4. Báo chí tuyên truyền tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản 1.4. Tính Đảng và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. 2. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. 2.1. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. 2.1.1. Đảng định hướng tư tưởng chính trị. 2.1.2. Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ. 2.1.3. Đảng kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn việc thực hiện đường lối của Đảng 2.2. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí 3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí hiện nay 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng 3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng của Đảng đối với báo chí 3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí truyền thông 3.2.2. Kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí 3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp 3.2.4. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh trong các cơ quan báo chí Tiểu kết chương 1 Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí 1. Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí 1.1. Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về báo chí 1.2. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở Trung ương 1.3. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở địa phương 2. Nội dung quản lí Nhà nước về báo chí 2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí 2.2. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí 2.3. Tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí 2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí. 2.5. Tổ chức, quản lí hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí 2.6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thẻ Nhà báo 2.7. Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí 2.8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí 2.9. Tổ chức công tác khen thưởng hoạt động báo chí 2.10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí 3. Nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối về báo chí 3.1. Yêu cầu thực tế 3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam 3.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm trong việc quản lí Nhà nước về báo chí 3.2. Một số giải pháp cụ thể 3.2.1. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí 3.2.2. Bổ sung một số nội dung mới của chiến lược thông tin quốc gia 3.2.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan. 3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí 3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí Tiểu kết chương 2 PHẦN KẾT LUẬN Danh mục tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài. 1. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí Việt Nam. Đây là nguyên tắc hành văn, bất di bất dịch của hoạt động báo chí. Vấn đề này đã được xem xét dưới nhiều góc cạnh, trong nhiều bối cảnh khác nhau của thực tiễn xã hội, song trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nó lại là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. 2. Đây tiếp tục là vấn đề được đưa ra luận bàn dưới nhiều góc độ. Đã xuất hiện những ý kiến trái chiều, hoài nghi, phê phán, thậm chí đòi xoá bỏ nguyên tắc này của báo chí cách mạng Việt Nam. Đã đến lúc cần khẳng định hơn nữa về mặt lí luận nguyên tắc này trong hệ thống các nguyên tắc của hoạt động báo chí. 3. Đây là vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch chống đối, lấy đó làm lá chắn, kích động một bộ phận nhân dân đòi cái quyền mà chúng gọi là “tự do báo chí” theo đúng nghĩa. Trong lập luận của chúng, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí tức là báo chí không có tự do, báo chí bị kiểm duyệt. Mục đích của chúng là làm giảm uy tín, làm suy yếu và dần dần lật đổ Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Do vậy, cần hiểu bản chất của nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” của báo chí nước ta để kiên định lập trường trước những luận điệu xảo trá của kẻ thù. 4. Đã xuất hiện trong đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam, tuy không nhiều, xa rời chính trị, không hiểu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; lười học chính trị, dẫn đến mù mờ chính trị, đi chệch định hướng mà Đảng và nhân dân lựa chọn. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về tư tưởng chính trị, nắm vững ngọn cờ XHCN để đem đến những thông tin chính thống, phục vụ lợi ích của Đảng, của nhân dân. 5. Thực tiễn báo chí Việt Nam đa dạng và sinh động với những ưu điểm và những yếu kém, sai lầm, yêu cầu cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Có như vậy, báo chí mới đi đúng hướng, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, và là diễn đàn của nhân dân. II. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. Đề tài bước đầu tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí. Đề tài là tài tài liệu tham khảo góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học chung về báo chí truyền thông nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, và học tập báo chí hiện hành. Đề tài cũng là tài kiệu tham khảo rộng rãi cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Các văn kiện, văn bản pháp luật, pháp quy hiện hành liên quan đến báo chí Việt Nam. Các tài liệu về lí luận báo chí hiện hành. Tạp chí “Người làm báo” năm 2004, 2005, 2006. IV. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Chọn lọc và tổng hợp các tư liệu thu thập từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích để lí giải vấn đề. Theo đó, đề tài kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan. V. Kết cấu đề tài. Đề tài được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí. Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí. * * * Chương 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1.1.Tính Đảng là nguyên tắc của báo chí cách mạng Mỗi nền báo chí, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi nhà báo đều mang trong mình tính khuynh hướng. Khuynh hướng có nghĩa là báo chí hướng ngòi bút của mình vào đối tượng nào, bảo vệ lợi ích và phục vụ lợi ích của đối tượng nào. Gs Hà Minh Đức nhận định: “Khuynh hướng có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức. Khuynh hướng thể hiện thái độ không trung lập, trung hoà trước một hiện tượng. Khuynh hướng biểu thị sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của tác giả với một quan điểm chính trị, một vấn đề xã hội, một sự kiện hoặc nhân vật…Khuynh hướng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời kì cổ đại, trung đại và cũng biểu hiện tập trung trong thời kì hiện đại khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt, người cầm bút đã bộc lộ rõ rệt qua trang viết ý thức trách nhiệm và tâm huyết của mình.” Trong xã hội có giai cấp, tính khuynh hướng bộc lộ ở chỗ báo chí phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp nào. Báo chí cách mạng thừa nhận tính khuynh hưóng như một tất yếu. Ph.Ănghen yêu cầu báo chí cách mạng phải vươn tới tính Đảng, công khai bảo vệ lợi ích của Đảng, của nhân dân trước mũi nhọn tiến công của kẻ thù. Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng. Tính Đảng trong hoạt động báo chí ở Việt Nam chính là nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.Mục đích của báo chí là con người và sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là phục vụ con người. Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam như là một tất yếu, một vấn đề không mới. Bởi vì ngay từ khi có Đảng, báo chí cách mạng đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; cũng bởi nó được xem xét quá nhiều lần dưới nhiều góc cạnh, với nhiều quy mô khác nhau. Song trong giai đoạn hiện nay, nó lại là vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự cao, khi mà những thế lực bên ngoài coi tính Đảng của hoạt động báo chí Việt Nam là vi phạm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Người đầu tiên khởi xướng nguyên tắc tính Đảng của hoạt động báo chí là Lênin. Trong tác phẩm “Tổ chức của Đảng và văn học của Đảng”, Ông viết :“Văn học và báo chí phải trở thành những cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà xuất bản, các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo- tất cả những thứ đó đều phải là của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng” (V.I.Lênin toàn tập, tập 12, nxb Sự thật, Hà nội, 1986, tr 121-128). Từ đó nguyên tắc tính Đảng được phát triển rộng rãi trong hoạt động báo chí Xô viết. Ở nước ta, tính đảng là nguyên tắc số một chi phối hoạt động báo chí. 1.2. Tính tất yếu của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta Báo chí cách mạng Việt Nam đánh dấu sự hình thành của mình ngày 21-6-1925 với sự ra đời của báo “Thanh niên”, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đến năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, tất cả các tờ báo cánh mạng của ta đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một nhân tố quyết định thắng lợi toàn bộ tiến trình cách mạng việt nam đương đại, đã trở thành chân lí lịch sử. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố tiên quyết đảm bảo để dân tộc vững bước tới tương lai. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” đã trở thành sự lựa chọn của toàn thể dân tộc ta và đã được thể chế hoá trong Hiến pháp. Nói cách khác, mọi thành tựu của đất nước, mọi gập ghềnh trắc trở của dân tộc đều có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo tất cả mọi mặt, mọi lĩnh vực, và báo chí cũng chỉ là một bộ phận trong đó. Đảng xác định báo chí là một mũi nhọn trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, phục vụ và trung thành với quan điểm, tư tưởng của Đảng. Nhưng có phải tính Đảng là sự áp đặt của Đảng, buộc hoạt động báo chí của ta phải tuân theo? Câu trả lời là không. Trước khi có Đảng, ở Việt Nam đã có nhiều tờ báo khác nhau. Những tờ báo này phục vụ những đối tượng không giống nhau. Đó là biểu hiện cho tính khuynh hướng. Nhưng không phải tờ báo nào cũng có một khuynh hướng đúng là phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân lao động Việt Nam. Những thập niên đầu tiên của thế kỉ XX chứng kiến quá trình “ Tìm đường” và “Nhận đường” của giới văn nghệ sĩ, trong đó có giới báo chí. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ có thể đứng ngoài hoặc tham gia vào cuộc chiến, song họ đều nhận ra sự sáng suốt, đúng đắn trong đường lối của Đảng, sứ mệnh lịch sử là giải phóng dân tộc và phục vụ lợi ích nhân dân của Đảng. Họ tin vào Đảng và đi theo Đảng. Chính trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi của Đảng, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lao động được đề cao. Đi theo Đảng là sự lựa chọn nhất quyết, tất yếu của báo chí cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Việt Nam thực sự trở thành công cụ sắc nhọn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giác ngộ ý thức cách mạng, của mọi công dân, đặc biệt là thanh niên, trí thức… Như thế, báo chí và tính Đảng trong hoạt động báo chí ở Việt Nam được hình thành chính trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và trong cuộc đấu tranh giai cấp giành quyền lãnh đạo cho giai cấp công nhân và quyền tự do cho toàn thể dân tộc. Tính Đảng không phải là sự áp đặt của Đảng mà là sự lựa chọn đúng đắn của báo chí trong sự nghiệp “ cổ động tập thể, tuyên truyền tập thể và tổ chức tập thể” của mình như Lênin từng nhận định. 1.3. Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta. 1.3.1.Báo chí kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng của giai cấp công nhân. Ở đây là lập trường của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm thế giới quan, phương pháp luận. Báo chí tuyệt đối trung thành với lí tưởng của Đảng là phấn đấu cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo định hướng XHCN. Báo chí coi chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm tấm gương soi, làm “bộ lọc” cho tác phẩm báo chí, cho tờ báo của mình; kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, định hướng XHCN, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Trên tinh thần đó, báo chí định hướng tư tưởng cho quần chúng. 54 năm trước đây, ngày 17-08-1953, trong bài giảng về “ Cách viết” ở lớp chỉnh Đảng Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trước các nhà báo: “ Sự hung ác, xấu xa của chúng nó (tức kẻ địch- chú thích của ĐNĐ) rất nhiều….Có những việc chúng làm, bên ngoài tưởng như là tốt, mà bên trong thì thật là xấu, ta phải giải thích cho nhân dân ta hiểu”. Bác căn dặn: “Phải có lập trường vững vàng : ta, bạn, thù thì viết mới đúng”. Bao giờ cũng vậy, báo chí phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho mọi hoạt động tuyên truyền và định hướng xã hội của mình. Có như thế, thông tin báo chí mới đúng đắn, không sai lạc với đường lối của Đảng. 1.3.2. Báo chí trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định “nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử ”, C.Mác từng nói: “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hi vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ….” (C.Mác và Ph.Ănghen, Toàn tập, tập 1, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.237). Hơn thế, không chỉ phản ánh cuộc sống của nhân dân, mà báo chí phải tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào hoạt động báo chí: “Cơ quan báo chí sẽ sinh động, đầy sinh lực, khi nào cứ năm nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách báo thì lại có năm trăm và năm nghìn nhân viên cộng tác không phải nhà văn.” (V.I.Lênin,Toàn tập, tập 9, nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.127-135). Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta là phục vụ nhân dân, lấy nhân dân làm gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy các nhà báo: “Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai?/ Viết cho đại đa số Công- Nông- Binh…/Viết để làm gì?/ để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng.” (Hồ Chí Minh – Cách viết , trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.443). Mục đích của báo chí cách mạng là vì dân. Cho nên, nhà báo phải đi sát vào cuộc sống nhân dân. Có cắm rễ sâu vào đời sống nhân dân, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thì tác phẩm báo chí mới được nhân dân ưa thích. 1.3.3. Báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng. Trước hết, Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng, định hướng thông tin; kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các định hướng đó thông qua tổ chức Đảng và các Đảng viên của mình trong cơ quan báo chí. Với những chính sách đúng đắn, tổ chức Đảng vững mạnh và các Đảng viên mẫu mực, hiệu lực lãnh đạo của Đảng được phát huy và đem lại những hiệu quả thực tế. Từ quan điểm “ Báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến “ Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân” là một bước phát triển mới của lí luận báo chí cách mạng trong quan điểm của Đảng ta. Điều này góp phần thay đổi diện mạo và tăng tính hấp dẫn của báo chí. Không chỉ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí còn phải đặt dưới sự quản lí về mặt Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN. 1.3.4. Báo chí tuyên truyền tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản. Theo đó, nhiệm vụ của hoạt động tuyên truyền báo chí trong giai đoạn hiện nay thể hiện rõ các vấn đề sau: Một là, phổ biến, giải thích quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Hai là, truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại nhằm hình thành trong toàn dân thế giới quan và nhân sinh quan khoa học. Ba là, hướng dẫn, cổ vũ toàn dân thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tiên tiến, cảnh báo, lên án những khuynh hướng, hiện tượng xấu trong xã hội, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những quan diểm, tư tưởng lệch lạc, sai trái, đi ngược lại lí tưởng của Đảng, đi ngược lại con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. 1.4. Tính Đảng và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay là phù hợp với bản chất của chế độ mà chúng ta đang xây dựng, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, cũng như thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Hơn thế, trong xã hội hiện đại, vai trò của báo chí ngày càng sâu rộng. Nguồn thông tin mà xã hội và con người tri nhận chủ yếu từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Những nguồn tin ấy phải đảm bảo tính chân thực, tính định hướng và tính giáo dục cao. Để công cuộc xây dựng XHCN thành công, việc xây dựng con người mới XHCN là điều kiện tiên quyết. Và nguồn thông tin mà họ tri nhận phải là nguồn thông tin “trong luồng” có sự định hướng. Dưới sự lãnh đạo của đảng, bằng tính đảng, báo chí xử lí thông tin và đưa tới công chúng những thông tin chất lượng cao góp phần định hướng dư luận, định hướng xã hội. Do vậy, việc nắm báo chí trong tay cũng có nghĩa là nắm một công cụ quan trọng có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nguyên tắc tính Đảng là đúng đắn đối với nền báo chí cách mạng phục vụ cho lợi ích chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí ở Việt Nam bị coi là vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân trong giọng điệu tiêu cực của nhiều thế lực phương Tây. Họ không ngừng rêu rao cái gọi là “nền báo chí phi chính trị”, “tự do ngôn luận không giới hạn”…Thậm chí có những nhà báo đề cao quá mức và phiến diện vấn đề tự do báo chí, coi đó là quyền con người tuyệt đối và lập luận “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Thực chất của vấn đề này ra sao, cần phải làm rõ vấn đề tự do cho ai, vì ai và vì mục đích gì. Có hay không tự do ngôn luận khi báo chí nằm trong tay các ông chủ tư bản và hoạt động chỉ vì mục đích lợi nhuận. Có hay không tự do báo chí khi ông chủ bút, với khả năng tài chính của mình có thể mua được nhà văn, nhà báo và có thể tạo ra “dư luận” có lợi cho giai cấp mình? Cần nhấn mạnh rằng, Đảng lãnh đạo báo chí không những không làm mất đi quyền tự do báo chí mà còn đem lại quyền tự do rộng rãi hơn cho công dân và người làm báo. Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một minh chứng hùng hồn trong việc phát triển quyền tự do báo chí của nhân dân. Hơn thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Việt Nam không ngừng phát triển, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, vì mục tiêu đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đó mới chính là tự do theo đúng nghĩa của nó. Mặt khác, Đảng lãnh đạo báo chí với nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phù hợp với qui luật của lịch sử, góp phần xây dựng CNXH thành công ở Việt Nam. Như vậy, Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí là nguyên tắc đúng đắn và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của báo chí Việt Nam giai đoạn hiện nay và trong tương lai. 2. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. Báo chí Việt Nam mang tính Đảng, đó là một tất yếu khách quan. Sự phát triển c
Luận văn liên quan