Đề tài Quan điểm định hướng và giải pháp phát huy thành tựu cũng như khắc phục hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm tới

1. Sự cần thiết của đề tài - Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền kinh tế, thủ tiêu dân cơ chế kinh tế cũ từ năm 1986. Những thành quả và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau Đổi Mới đã đem lại những tiến bộ trong thu nhập của đại bộ phận nền kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó còn tồn tại vấn đề mang tính cấp thiết đó là một bộ phận không nhỏ người dân vẫn phải sống trong điều kiện nghèo đói. - Nghèo đói và khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn về chính trị - kinh tế - xã hội trong tương lai gần nếu không có chính sách đúng đắn và biện pháp kịp thời. - Xoá đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần có sự nhìn nhận đánh giá tổng quát để nhìn nhận rõ những thành tựu để phát huy và những khuyết điểm để có biện pháp khắc phục. 2.Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng đói nghèo và đánh giá về công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, như: *. Giảm đói nghèo ở Việt nam: Những con số nói lên điều gì? - Litchfield, J. và Justino, P. (2002), PRUS Tài liệu nghiên cứu no. 8. Đại học Sussex, Brighton. *. Khảo sát về mức sống tại Việt nam1992-93: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và sự Phân chia các nguồn nhân lực. - Ngân hàng thế giới (World bank, 12/ 1994, cập nhật năm 2000 *. Khảo sát về mức sống tại Việt nam 1997-98: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và Sự phân chia các nguồn nhân lực. - Ngân hàng thế giới (World bank, 4/ 2001) *. Các vấn đề được lựa chọn của Việt nam, Báo cáo của cán bộ khu vực số 99/55, Quỹ Tiền tệ quốc tế (1999) Washington D.C. *.Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo ở Việt nam. - Bản tổng kết 10 tài liệu về Chương trình nghiên cứu Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), do John Thoburn and Richard Jones thực hiện. *. Báo cáo của UNDP về tốc độ xoá đói giảm nghèo của Việt Nam và các thành tựu trong mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) (tháng 9 năm 2003) *. Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải pháp – Phạm Gia Khiêm - Tạp chí Cộng sản (số 2+3 – 2006). *. Khảo sát mức sống ở Việt Nam 1997-98 – phân tích, Hà Nội 1999/VN Vũ Tuấn Anh, Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề đói nghèo ở Việt Nam và các thành tựu cũng như hạn chế của Chính Phủ. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích, tổng kết, nghiên cứu về thực trạng của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 - bắt đầu thời kỳ Đổi Mới, mở cửa nền kinh tế. Do đó, đề tài này sẽ đi sâu phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận chung, đề tài đánh giá thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986, đưa ra một cái nhìn tổng quan để từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại và thiếu sót trong hơn 20 năm qua. 4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu - Đối tượng: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chủ yếu: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. - Các phương pháp khác: logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu, so sánh 6. Đóng góp của đề tài - Đánh giá, phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt nam - Gợi mở một số giải pháp nhằm phát huy các thành tựu cũng như khắc phục các hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. 7. Bố cục của đề tài Đề tài có cấu trúc gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay Chương 3: Quan điểm định hướng và gợi mở giải pháp phát huy thành tựu cũng như khắc phục hạn chế của công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm tới

doc80 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm định hướng và giải pháp phát huy thành tựu cũng như khắc phục hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) - AFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) - APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) - ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) - CEPT: chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của AFTA (Common Effective Preferential Tariff) - CNXH: Chủ nghĩa xã hội - CNTB: Chủ nghĩa Tư bản - CPRGS: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy) - DN: Doanh nghiệp - EU: Liên minh Châu Âu (European Union) - FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) - FPI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment) - HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Moneytary Fund) - MDGs: Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) - NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization) - ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) - SEV: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tiếng Nga: Совет экономической взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV (СЭВ, SEW); tiếng Anh: Council of Mutual Economic Assistance, COMECON hoặc CMEA) - TNC: Công ty xuyên quốc gia (Transnational corporation) - VDG: Mục tiêu phát triển Việt Nam (Vietnam Development Goals) - VNĐ: Việt Nam Đồng - WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) - WB: Ngân hàng thế giới (World Bank) MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 MỞ ĐẦU 5 1. Sự cần thiết của đề tài 5 2.Tình hình nghiên cứu 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của đề tài 7 7. Bố cục của đề tài 7 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 8 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI 8 1.1.1. Các định nghĩa về nghèo đói 9 1.1.2. Nguyên nhân gây ra nghèo đói 11 1.1.3. Tiêu chí nghèo đói 22 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 25 1.2.1. Tác động đối với kinh tế - xã hội 25 1.2.2. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo 26 1.3. VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 27 1.3.1. Định nghĩa xoá đói giảm nghèo 27 1.3.2. Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY. 31 2.1. TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 31 2.2. NGUYÊN NHÂN 38 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan 38 2.2.2. Nguyên nhân khách quan 46 2.3. CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM 48 2.3.1. Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo 48 2.3.2. Những thành tựu của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay 59 2.3.3. Những hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ 1986 đến nay 66 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 70 3.1. Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo 70 3.2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường 72 3.3. Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực hướng tới phát triển bền vững 72 3.4. Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo 74 3.5. Tiến hành đổi mới nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và hướng tới thị trường. 75 3.6. Quán triệt cho người dân và cán bộ nhà nước nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo 76 KẾT LUẬN 77 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài - Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền kinh tế, thủ tiêu dân cơ chế kinh tế cũ từ năm 1986. Những thành quả và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau Đổi Mới đã đem lại những tiến bộ trong thu nhập của đại bộ phận nền kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó còn tồn tại vấn đề mang tính cấp thiết đó là một bộ phận không nhỏ người dân vẫn phải sống trong điều kiện nghèo đói. - Nghèo đói và khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn về chính trị - kinh tế - xã hội trong tương lai gần nếu không có chính sách đúng đắn và biện pháp kịp thời. - Xoá đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần có sự nhìn nhận đánh giá tổng quát để nhìn nhận rõ những thành tựu để phát huy và những khuyết điểm để có biện pháp khắc phục. 2.Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng đói nghèo và đánh giá về công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, như: *. Giảm đói nghèo ở Việt nam: Những con số nói lên điều gì? - Litchfield, J. và Justino, P. (2002), PRUS Tài liệu nghiên cứu no. 8. Đại học Sussex, Brighton. *. Khảo sát về mức sống tại Việt nam1992-93: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và sự Phân chia các nguồn nhân lực. - Ngân hàng thế giới (World bank, 12/ 1994, cập nhật năm 2000 *. Khảo sát về mức sống tại Việt nam 1997-98: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và Sự phân chia các nguồn nhân lực. - Ngân hàng thế giới (World bank, 4/ 2001) *. Các vấn đề được lựa chọn của Việt nam, Báo cáo của cán bộ khu vực số 99/55, Quỹ Tiền tệ quốc tế (1999) Washington D.C. *.Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo ở Việt nam. - Bản tổng kết 10 tài liệu về Chương trình nghiên cứu Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), do John Thoburn and Richard Jones thực hiện. *. Báo cáo của UNDP về tốc độ xoá đói giảm nghèo của Việt Nam và các thành tựu trong mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) (tháng 9 năm 2003) *. Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải pháp – Phạm Gia Khiêm - Tạp chí Cộng sản (số 2+3 – 2006). *. Khảo sát mức sống ở Việt Nam 1997-98 – phân tích, Hà Nội 1999/VN Vũ Tuấn Anh, Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề đói nghèo ở Việt Nam và các thành tựu cũng như hạn chế của Chính Phủ. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích, tổng kết, nghiên cứu về thực trạng của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 - bắt đầu thời kỳ Đổi Mới, mở cửa nền kinh tế. Do đó, đề tài này sẽ đi sâu phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận chung, đề tài đánh giá thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986, đưa ra một cái nhìn tổng quan để từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại và thiếu sót trong hơn 20 năm qua. 4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu - Đối tượng: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chủ yếu: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. - Các phương pháp khác: logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu, so sánh 6. Đóng góp của đề tài - Đánh giá, phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt nam - Gợi mở một số giải pháp nhằm phát huy các thành tựu cũng như khắc phục các hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. 7. Bố cục của đề tài Đề tài có cấu trúc gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay Chương 3: Quan điểm định hướng và gợi mở giải pháp phát huy thành tựu cũng như khắc phục hạn chế của công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm tới CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI Tình trạng nghèo đói hiện nay đang trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các quốc gia bởi lẽ, quá trình toàn cầu hoá và tác động của thương mại quốc tế không những vừa đem lại những lợi ích kinh tế cho một bộ phận dân chúng nhưng mặt khác nó cũng làm gia tăng khoảng cách chênh lệch trong thu nhập giữa các nhóm lợi ích trong xã hội. Tình trạng đói nghèo cao luôn là nguyên nhân gây bất ổn về kinh tế - xã hội - chính trị của một quốc gia, làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế các quốc gia, xét trên khía cạnh dài hạn và hậu quả để lại thì lâu dài và mức độ tổn thất của nền kinh tế quốc gia sẽ gia tăng theo thời gian nếu vấn đề nghèo đói không được giải quyết sớm và có chính sách dài hạn và hợp lý trong công tác xoá đói giảm nghèo. Nghèo đói không phải là một vấn đề gì mới mẻ với mọi quốc gia. Giải quyết nạn nghèo đói trở thành vấn đề xuyên suốt trong các chương trình hành động của các chính phủ. Nghèo đói gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và kìm hãm nguồn lực của quốc gia khi sức sản xuất không có đủ điều kiện để phát triển, và các quỹ phúc lợi của xã hội phải chia sẻ để hỗ trợ cho những khu vực có mức thu nhập thuộc loại nghèo. Nghèo đói dai dẳng, rộng khắp khiến sức mua của xã hội và tổng cầu bị giới hạn, đường giới hạn khả năng sản xuất bị thu hẹp, khó có khả năng mở rộng do các nguồn lực bị bó buộc trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói mà không thể tận dụng hết. Nạn nghèo đói thường tập trung ở những vùng sâu vùng xa, hay các vùng nông thôn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, giao thông khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, và người dân luôn thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Đói nghèo đi liền với tình trạng là mức sống thấp, thậm chí cực khổ; môi trường sống xuống cấp; tài nguyên xung quanh môi trường sống bị tàn phá để kiếm nguồn tư liệu sinh hoạt và sản xuất phục vụ cho kế sinh nhai của họ (vì nhu cầu thiết thân nhất của những người thuộc diện nghèo đói là lương thực) do phương thức sản xuẩt chủ yếu là giản đơn và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Cũng do phương thức sản xuất phụ thuộc quá lớn vào thiên nhiên nên những người thuộc diện đói nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất trước các biến động của thời tiết và môi trường. Trên Thế Giới, sau nhiều năm phát triển kinh tế, chỉ có một số it các quốc gia đạt được mức phát triển cao về thu nhập và mức sống, tuy không phải là không có sự bất bình đẳng về thu nhập, nhưng nhìn chung, mức sống của người dân của những quốc gia thuộc hàng phát triển nhất Thế Giới cũng là rất cao so với thu nhập của đại bộ phận dân cư còn lại của Thế Giới, mà đa số này năm ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính vì đa số dân cư của các quốc gia này là thuộc dạng nghèo đói nên các chính phủ ở các nước này đã đề ra các chương trình thực hiện nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, nhất là những người dân thuộc diện nghèo khổ nhất, tái phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng công bằng hơn giữa các nhóm dân cư. Muốn đạt được mục tiêu đó, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của nghèo đói. 1.1.1. Các định nghĩa về nghèo đói Nghèo đói là một phạm trù chỉ tình trạng, người dân đang ở trong một hoàn cảnh mà trong hoàn cảnh đó, họ không được đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sống tối thiểu và họ có nhu cầu về các yếu tố cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống và tồn tại nhưng không được đáp ứng hoặc sự đáp ứng là không đủ so với nhu cầu tối thiểu đó. Phạm trù nghèo đói gồm 2 phần chính là: nghèo và đói. 1.1.1.1. Định nghĩa chung về nghèo Nghèo - diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. - Các định nghĩa khác về Nghèo: + Nghèo tuyệt đối Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng so với các thành phần còn lại trong xã hội. Sự nghèo tuyệt đối để chỉ một cá nhân hay một hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức thu nhập để đảm bảo được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống và không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hoá và dịch vụ thiết yếu như: ăn, mặc, ở ..v.v.. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày/người theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó, các giá trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997). + Nghèo tương đối Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối đo lường quy mô, theo đó một hộ gia đình được coi là nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngưỡng thu nhập được xác định là chuẩn nghèo của xã hội đó. Chuẩn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Một ngưỡng hay được dùng để đo lường nghèo tương đối trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình đầu người trong một nền kinh tế (Từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% giá trị trung bình của thu nhập ròng tương đương). Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người do khi thu nhập đồng loạt tăng hoặc giảm thì tỷ lệ người nghèo vẫn không đổi mặc dù thu nhập của họ có thay đổi. Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước. Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi. Vì vậy, trong ngưỡng nghèo tương đối có pha trộn cả vấn đề phân phối thu nhập. Vì trên thực tế, không có sự phân định rõ ràng giữa nghèo và giàu nên ngưỡng nguy cơ nghèo cũng hay được dùng thay cho ngưỡng nghèo tương đối. + Định nghĩa theo tình trạng sống: Định nghĩa Nghèo theo tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập, khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: human development index–HDI). Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác. Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000" Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng. 1.1.1.2. Định nghĩa về Đói Đói là trạng thái con người không được đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tối thiểu để cung cấp năng lượng duy trì sự sống cho cơ thể. Người bị đói có nhu cầu và khao khát được ăn. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra nghèo đói 1.1.2.1. Kinh tế + Phân phối thu nhập không công bằng Sự phân phối thu nhập không công bằng là do các nguyên nhân như: cơ hội tiếp cận các nguồn lực sản xuất, khả năng được sử dụng các nguồn lực sản xuất vào mục đích kinh tế giữa các nhóm dân cư là khác nhau, cũng như quá trình tích luỹ các nguồn lực đó trong xã hội, và hệ quả của quá trình cạnh tranh trong kinh tế thị trường dẫn tới một tình trạng là một lượng lớn nguồn lực trong xã hội được phân bổ (hoặc chuyển giao) vào tay một bộ phận dân cư có lợi thế nhờ quy mô, trong khi bộ phận lớn dân cư còn lại không có hoặc phải chuyển giao các nguồn lực do thất bại trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế trước đây. Do sự phân bổ các nguồn lực để sản xuất không công bằng đó mà người nghèo không có hay thiếu nguồn lực sản xuất dẫn tới thu nhập của họ là không cao hoặc quá thấp so với mức thu nhập chung của toàn xã hội. Một nhóm dân cư trong xã hội bị bần cùng hoá và trở nên nghèo đói. Đó chính là vấn đề công bằng xã hội bị mất cân đối. Để khảo sát vấn đề công bằng xã hội, người ta sử dụng các thước đo sau: Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư Đường cong Lorentz Hệ số Gini Chỉ số nghèo khổ *) Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư: tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và môi trường sống của dân cư, mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là người ta chia dân số thành 5 nhóm người, mỗi nhóm có 20% dân số, sau đó xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về thu nhập. Qua đó, có thể thấy mức độ công bằng xã hội thông qua việc so sánh nhóm giàu nhát và nhóm nghèo nhất.  Hình 1.1. Thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% hộ có chi tiêu thấp nhất Việt Nam (1994 – 2002) *) Đường cong Lorentz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được biểu thị bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn số người được nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được phân phối. Đường chéo của hình này biểu thị mức dộ bình đẳng tuyệt dối trong phân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên đường chéo phản ánh các mức phân bổ đồng đều giữa phần trăm dân số cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng dồn. Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng công bằng.  Hình 1.2. Hệ số Gini và đường cong Lorentz *) Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz. Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường chéo, có nghĩa là G = A/(A+B). Hệ số G càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. Dựa vào những số liệu thu thập được, ngân hàng thế giới WB nhận thấy rằng , mức biến động của hệ số G đối với những nước có thu nhập thấp: từ 0.3-0.5, thu nhập trung bình 0.4-0.6, thu nhập cao 0.2-0.4. Từ đó WB đưa ra nhận xét, hệ số G tốt nhất thường xoay quanh 0.3 *) Chỉ số nghèo khổ: tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng số dân. Để xác định mức nghèo khổ, người ta phải đưa ra chuẩn nghèo, ví dụ như đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005 (Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thu nhập bình quân người /tháng theo khu vực miền núi, nông thôn, thành thị: trước năm 2000 là 45.000 đồng, 70 000 đồng và 100 000 đồng; sau năm 2000 là 80000 - 100 000 – 150 000 đồng. Theo chuẩn đói nghèo mới có hai mức: thu nhập bình quân tháng 200 000 đồng ở nông thôn và 260 000 đồng ở thành thị), hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về đói nghèo. + Nợ Quốc gia (Nợ Chính phủ) quá lớn Nợ Quốc gia, còn gọi là “Nợ công” hoặc “Nợ Chính phủ”, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Luận văn liên quan