Đề tài Quản lý bán hàng tại siêu thị Metro

Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng .Chúng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội.Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc quản lý các hệ thống thông tin trở nên tiện lợi, an toàn, có tính tự động hoá cao. Trong số đó phải kể đến hệ thống quản lý bán hàng tại các siêu thị. Đó là một công việc khá phức tạp và có một lượng thông tin cần quản lý lớn. Toàn bộ các hoạt động trong công việc quản lý bán hàng như giá cả, doanh thu, số lượng hàng tồn kho,.đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Tuy nhiên qua khảo sát tình hình chung ở một số siêu thị tại thành phố Hà Nội, nhóm chúng em nhận thấy việc quản lý bán hàng nói chung tại các siêu thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý cũng như của khách hàng. Việc khách hàng phải đi lòng vòng chỉ để tìm kiếm một mặt hàng nào đó trong siêu thị cũng đã tốn rất nhiều thời gian, có khi còn tìm không thấy. Công việc báo cáo thông kê trong công tác quản lý bán hàng cũng gặp vô vàn khó khăn. Chỉ với việc thông kê số lượng hàng đã bán, các mặt hàng bán chạy cũng mất rất nhiều thời gian, nhiều khi còn xảy ra sai sót do khối lượng hàng hoá quá nhiều lại không được sắp xếp, quản lý một cách hợp lý. Vì vậy cần phải có những cải tiến tích cực các quy trình nghiệp vụ với việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, và cần xây dựng một mô hình quản lý bán hàng mới phù hợp, tiện lợi cho việc quản lý bán hàng tại các siêu thị sẽ là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về hàng hóa, vật tư, thông tin khách hàng và trạng thái các đơn đặt hàng,. một cách chính xác và kịp thời. Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11056 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý bán hàng tại siêu thị Metro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé c«ng th­¬ng Tr­êng ®¹i häc c«ng nghiÖp hµ néi Khoa c«ng nghÖ th«ng tin ------g&h------ Bµi tËp lín M«n Ph©n tÝch thiÕt kÕ hÖ thèng §Ò tµi: “qu¶n lý b¸n hµng t¹i siªu thÞ Metro” Gi¸o viªn h­íng dÉn: Th.S. NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Nhãm thùc hiÖn: Nhãm 1 1. Vò Sü Thµnh(Tr­ëng nhãm) 2. L­u V¨n Héi 3. TrÞnh H¶i Nam 4. Hå §×nh HiÒn 5. NguyÔn v¨n C­êng Líp: LT TC§H KHMT1-K3 Hµ Néi, th¸ng 09 n¨m 2011 MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Vũ Sỹ Thành Lưu Văn Hội Trịnh Hải Nam Hồ Đình Hiền Nguyễn Văn Cường LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng .Chúng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội.Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc quản lý các hệ thống thông tin trở nên tiện lợi, an toàn, có tính tự động hoá cao. Trong số đó phải kể đến hệ thống quản lý bán hàng tại các siêu thị. Đó là một công việc khá phức tạp và có một lượng thông tin cần quản lý lớn. Toàn bộ các hoạt động trong công việc quản lý bán hàng như giá cả, doanh thu, số lượng hàng tồn kho,...đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Tuy nhiên qua khảo sát tình hình chung ở một số siêu thị tại thành phố Hà Nội, nhóm chúng em nhận thấy việc quản lý bán hàng nói chung tại các siêu thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý cũng như của khách hàng. Việc khách hàng phải đi lòng vòng chỉ để tìm kiếm một mặt hàng nào đó trong siêu thị cũng đã tốn rất nhiều thời gian, có khi còn tìm không thấy. Công việc báo cáo thông kê trong công tác quản lý bán hàng cũng gặp vô vàn khó khăn. Chỉ với việc thông kê số lượng hàng đã bán, các mặt hàng bán chạy cũng mất rất nhiều thời gian, nhiều khi còn xảy ra sai sót do khối lượng hàng hoá quá nhiều lại không được sắp xếp, quản lý một cách hợp lý. Vì vậy cần phải có những cải tiến tích cực các quy trình nghiệp vụ với việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, và cần xây dựng một mô hình quản lý bán hàng mới phù hợp, tiện lợi cho việc quản lý bán hàng tại các siêu thị sẽ là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về hàng hóa, vật tư, thông tin khách hàng và trạng thái các đơn đặt hàng,... một cách chính xác và kịp thời. Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó và qua quá trình học tập môn phân tích thiết kế hệ thống cùng với sự hướng dẫn của cô giáo và được cô giao cho đề tài phân tích thiết kế hệ thống “Quản lý bán hàng tại siêu thị” nhóm chúng em đã tìm hiểu và lựa chọn siêu thị MeTro Thăng Long để khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng cho siêu thị này làm báo cáo bài tập lớn. Trong quá trình khảo sát, phân tích đề tài mặc dù nhóm chúng em đã có sự cố gắng tìm hiểu nhưng do điều kiện và thời gian có hạn, cũng như khả năng của chúng em còn hạn chế nên rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía các thầy cô. Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn cố giáo Th.S. Nguyễn Thị Thanh Huyền đã tần tình giúp đỡ chúng em trong quá trình làm đề tài này. Hà Nội, ngày 24 thàng 09 năm 2011 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Vũ Sỹ Thành(Trưởng nhóm) Lưu Văn Hội Trịnh Hải Nam Hồ Đình Hiền Nguyễn Văn Cường CHƯƠNG I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI I. Khảo sát nghiệp vụ 1. Cơ cấu tổ chức của siêu thị MeTro Thăng Long 2. Các chức năng, nghiệp vụ của từng phòng ban 2.1. Ban giám đốc Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có nhiệm vụ điều phối toàn bộ hoạt động của siêu thị. Ban giám đốc phải nắm được tình hình mua bán, doanh thu của siêu thị và nhận các báo cáo từ các phòng ban liên quan. Việc nhận các báo cáo này được thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc cũng có khi nhận báo cáo đột xuất. 2.2. Phòng thu ngân Thực hiện việc bán hàng và lập hoá đơn cho khách hàng đồng thời ghi nhận lại số hàng hoá bán được của mỗi loại để báo cáo cho phòng quản lý hàng sau mỗi ca làm việc. 2.3. Phòng kinh doanh Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tham mưu cho ban giám đốc về các hoạt động kinh doanh của siêu thị. 2.4. Phòng quản lý hàng Nhiệm vụ của phòng là kiểm tra chất lượng hàng hoá và nắm được tình trạng hàng hoá của siêu thị, đảm bảo hàng hoá luôn ở trong tình trạng tốt nhất khi đến tay khách hàng. Khi phát hiện hàng hóa hư hỏng phải kịp thời báo cáo ngay cho ban giám đốc để có biện pháp giải quyết và điều phối hàng. 2.5. Phòng tin học Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hệ thống trang thiết bị có trong siêu thị đặc biệt là hệ thống máy tính, đảm bảo sự vận hành thông suốt trong quá trình hoạt động tránh để ra sự cố. 2.6. Phòng bảo vệ Kiểm tra, bảo vệ an ninh an toàn của siêu thị đặc biệt là phòng tránh cháy nổ xảy ra nhằm đảm bảo tài sản của siêu thị cũng như tính mạng của khách hàng và nhân viên. II. Bài toán 1. Vấn đề liên quan đến giao diện người dùng Giao diên trên môi trường access vẫn còn gây nhiều khó khăn trong việc thao tác, tìm kiếm. Đặc biệt giao diện vẫn còn đơn giản, ít chức năng. Giải pháp: giao diện người dùng được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình VB.net, cung cấp cho người dùng một môi trường làm việc thân thiện, dễ sử dụng và thao tác với các nút lệnh và tiện ích. 2. Vấn đề liên quan đến nghiệp vụ báo cáo thống kê Yêu cầu về báo cáo thống kê đòi hỏi theo nhiều tiêu chí khác nhau như báo cáo về sản phẩm bán chạy, sản phầm tồn kho, tổng doanh thu,...điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân viên. Giải pháp: Xây dựng chức năng báo cáo thống kê theo các tiêu chí: báo cáo doanh thu, báo cáo các mặt hàng bán chạy, báo cáo các mặt hàng tồn kho,.. 3. Vấn đề hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thông tin sản phẩm Muốn biết được siêu thị hiện đang có các mặt hàng nào có thể đáp ứng được nhu cầu mua sắm của mình, khách hàng phải trực tiếp đến các quầy hàng để xem, như thế sẽ gây khó khăn cho khách hàng và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, siêu thị với nhiều quầy hàng trong một khuôn viên rộng lớn, nếu hàng hóa không được sắp xếp theo chủng loại một cách thuận tiện cho việc tìm kiếm thì khách hàng sẽ không tìm thấy được mặt hàng họ cần. Mặc dù các sản phẩm trong siêu thị có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Giải pháp: Cung cấp chức năng hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm. Chức năng này cho phép khách hàng xem các thông tin cơ bản về mặt hàng mà họ cần tìm bao gồm: nhãn hiệu, giá cả, trọng lượng,… Do đó, khách hàng có thể xác định được mặt hàng họ cần và phù hợp với khả năng tài chính mà không phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm. 4. Hoạt động của hệ thống quản lý bán hàng mới tại siêu thị MeTro Thăng Long Siêu thị MeTro Thăng Long là nơi chuyên cung cấp hàng hóa bán buôn cho các đại lý có địa chỉ đặt tại đường Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Hàng ngày mở cửa từ 6 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Hoạt động quản lý bán hàng tại siêu thị như sau: Quản lý nhập hàng: Khi có nhu cầu nhập hàng thì bộ phận nhập hàng sẽ liên hệ và đặt hàng với các nhà cung cấp. Việc nhập hàng dựa vào việc chọn lựa các mặt hàng từ các nhà cung cấp gửi tới và bộ phận này sẽ lập đơn hàng gửi cho nhà cung cấp. Thông tin về đơn hàng bao gồm: mã đơn hàng, ngày đặt hàng, mã nhà cung cấp,tên nhà cung cấp, điện thoại, địa chỉ và các thông tin về hàng hóa bao gồm: mã hàng, tên hàng, loại hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền, tổng số tiền, chữ ký của người đặt hàng. Sau khi nhận được các mặt hàng mà nhà cung cấp gửi đến thì bộ phận này tiến hành kiểm tra, nếu hàng hóa đảm bảo như trong đơn đặt hàng thì tiến hành thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp. Nếu hàng hóa không đúng như trong đơn đặt hàng thì thống báo từ chối nhập. Một nhà cung cấp có thể cung cấp nhỉều đơn hàng nhưng mỗi đơn hàng chỉ do một nhà cung cấp cấp. Quản lý thông tin hàng được thực hiện như sau: thêm mới hàng khi hàng được đưa về, sửa các thông tin về hàng khi cần thiết và xóa thông tin về hàng khi không còn bán nữa. Thông tin về hàng hóa bao gồm: mã hàng, tên hàng, mã loại hàng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, mã nhà cung cấp và ghi chú. Những thông tin về hàng hóa được nhân viên quản lý nhập hàng cung cấp khi hàng được chuyển đến. Quản lý thông tin các loại hàng: khi có loại hàng mới thì thông tin về loại hàng được thêm mới, ngoài ra chúng ta có thể sửa, xóa thông tin về các loại hàng khi cần thiết. Thông tin về loại hàng bào gồm: mã loại hàng, tên loại hàng. Quản lý gian hàng: thêm mới các gian hàng khi có hàng mới, sửa thông tin về các gian hàng khi cần thiết hoặc xóa bỏ khi gian hàng đó không còn sử dụng. Thông tin về gian hàng gồm: mã gian hàng, tên gian hàng, mã loại hàng. Mỗi gian hàng chỉ chứa được 1 loại hàng, mỗi loại hàng có thể có ở nhiều gian hàng. Quản lý thông tin về nhà cung cấp được thực hiện như sau: khi có nhà cung cấp hàng mới thì thông tin của họ được lưu trữ bằng thao tác thêm mới. Thông tin về nhà cung cấp có thể sửa chữa khi có thay đổi. Khi không còn giao dịch với nhà cung cấp nữa thì xóa bỏ thông tin. Thông tin về nhà cung cấp gồm: mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế. Một nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều mặt hàng, một mặt hàng chỉ do một nhà cung cấp. Các đại lý muốn mua hàng hóa tại siêu thị phải đăng ký trở thành hội viên của hệ thống. Việc quản lý các hội viên được thực hiện như sau: tạo hội viên mới gồm các thông tin: họ tên,giới tính, điện thoại, địa chỉ, tên cơ quan, mã số thuế và các đặc điểm khác để xác nhận như: số giấy phép kinh doanh. Mỗi đại lý có một định danh duy nhất là mã hội viên. Sau khi đã xác nhận các thông tin về hội viên hệ thống tạo một thẻ hội viên gửi cho đại lý. Trên thẻ ghi rõ: mã thẻ, tên hội viên, địa chỉ, ngày tạo, ngày hết hạn. Các thông tin về hội viên và thẻ được lưu trữ lại. Mỗi đại lý tại một thời điểm chỉ có một thẻ hội viên duy nhất. Nếu đại lý bị mất hay hết hạn thẻ thì phải xin cấp lại khi đó hệ thống sẽ hủy thẻ cũ và tạo thẻ khác cho hội viên. Khi mua hàng tại siêu thị các đại lý có thể mua với một số lượng bật kỳ. Nhưng trước khi vào chọn hàng họ phải trình thẻ hội viên ở cửa kiểm soát. Hoạt động bán hàng tại siêu thị được thực hiện như sau: khi các đại lý chọn xong các hàng hóa mà mình muốn mua thì đến các quầy thu ngân để thanh toán. Tại đây nhân viên siêu thị sẽ yêu cầu đại lý cung cấp thông tin thẻ hội viên để kiểm tra xem có đúng là hội viên đã đăng ký hay không? Nếu đúng là hội viên đã đăng ký thì thực hiện việc thanh toán cho các đại lý bằng cách lập hóa đơn. Thông tin trong hóa đơn gồm: số hóa đơn, ngày lập, mã thẻ, mã hội viên, họ tên, địa chỉ, mã số thuế và các thông tin về hàng hóa gồm: mã hàng, tên hàng, mã loại hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tổng số tiền phải thanh toán và ghi chú. Mỗi nhân viên có thể lập nhiều hóa đơn, một hóa đơn do một nhân viên lập. Để theo dõi và quản lý nhân viên làm việc, siêu thị thực hiện việc thêm mới vào danh sách khi có nhân viên mới được tuyển, sửa đổi thông tin khi có những biển đổi xảy ra và xóa bỏ nhân viên khi hết hợp đồng hoặc bị sa thải. Các thông tin về nhân viên gồm: mã nhân viên, tên nhân viên, điện thoại liên hệ, các mô tả khác. Ngoài ra để tiện theo dõi việc kinh doanh của siêu thị, hàng tuần siêu thị lập các báo cáo gửi cho ban giám đốc về doanh thu trong tuần, danh sách các mặt hàng bán chạy, báo cáo về mặt hàng tồn kho để ban giám đốc có các biện pháp điều chỉnh. CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG I. Phân tích chức năng 1. Vẽ mô hình phân rã chức năng 2. Mô tả các chức năng trong mô hình phân rã 2.1. Chức năng quản lý thông tin hàng Nhập thông tin hàng khi các nhà cung cấp giao hàng cho siêu thị, sửa thông tin hàng khi có những biến đổi về giá cả, số lượng hoặc cần phải ghi chú thêm thông tin về hàng hóa,..thì bộ phận này sẽ tiến hành sửa thông tin hàng, xóa thông tin hàng khi hàng hết hạn sử dụng hoặc hàng đã bị thanh lý. Những thông tin về hàng được nhân viên quản lý nhập hàng chuyển đến. Thông tin về hàng hóa bao gồm: mã hàng, tên hàng, mã loại hàng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, mã nhà cung cấp và ghi chú. Mỗi mặt hàng do một nhà cung cấp cấp, mỗi nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều mặt hàng. 2.2. Chức năng quản lý thông tin các loại hàng Hệ thống siêu thị MeTro Thăng Long cung cấp cho khách hàng các chủng loại mặt hàng đa dạng và toàn diện, từ các mặt hàng thực phẩm đến phi thực phẩm. Với hơn 25000 mặt hàng hiện có thì việc quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên chúng ta phải phân nó ra thành các loại hàng, nhóm hàng để dễ quản lý, dễ tìm kiếm, dễ thông kê. Khi có 1 loại hàng mới được nhập về thì bộ phận này sẽ thêm mới loại hàng, khi các loại hàng cần phải thay đổi thì bộ phận này phải tiến hành sửa chữa. Ngoài ra khi các loại hàng không còn được bầy bán, không còn được cung cấp nữa thì phải được xóa bỏ. Mỗi loại hàng thì có một hoặc nhiều mặt hàng những mỗi mặt hàng chỉ thuộc loại một hàng nhất định. 2.3. Chức năng quản lý gian hàng Khi có gian hàng mới được đưa vào hoạt động thì bộ phận này sẽ phải thêm mới gian hàng đó vào hệ thống bằng thao tác nhập thêm gian hàng mới. Khi gian hàng không còn đảm bảo cho việc trưng bầy, cất giữ sản phẩm thì phải tiến hành sửa chữa hoặc xóa bỏ khi đó nhân viên phải lựa chọn chức năng sửa thông tin, xoá bỏ thông tin gian hàng. 2.4. Chức năng quản lý nhập hàng Mô tả chức năng lập đơn hàng: Việc nhập hàng của siêu thị có hai hình thức là nhập hàng mới (các mặt hàng chưa có trong hệ thống của siêu thị) và nhập hàng đã có trong siêu thị (đối với các mặt hàng đã hết hoặc gần hết). Đối với hình thức nhập hàng mới: siêu thị có một bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật và nắm bắt các nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, biết được người tiêu dùng cần gì, từ đó đặt các mối quan hệ với các nhà cung cấp để nhập các mặt hàng cần thiết vào trong hệ thống của siêu thị, đồng thời bổ sung thêm mặt hàng đó vào cơ sở dữ liệu của hệ thống. Đối với hình thức nhập hàng đã có: được thực hiện hoàn toàn tự động bởi hệ thống quản lý siêu thị, hệ thống sẽ yêu cầu cần nhập mặt hàng nào đó nếu mặt hàng đó đã hết hoặc gần hết ( số lượng gần hết được quy định bởi người quản lý siêu thị, đối với hầu hết các mặt hàng, nếu số lượng còn lại trong siêu thị tới một mức nào đó (mức này được quy định trước cho mỗi mặt hàng) thì mặt hàng đó sẽ phải nhập thêm). Quy trình nhập hàng như sau: Khi hệ thống có yêu cầu cần nhập mặt hàng nào đó, nhân viên siêu thị sẽ lập một đơn đặt hàng để nhập hàng từ các nhà cung cấp (các công ty, các siêu thị khác…). Đơn đặt hàng bao gồm các thông tin như: tên hàng, nhà cung cấp, số lượng, ngày tháng đặt, …Trên cơ sở đơn đặt hàng đó, các nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng cho siêu thị. Mô tả chức năng kiểm tra hàng: Nhà cung cấp dựa trên đơn đặt hàng và giao hàng cho siêu thị, trước khi thanh toán, bộ phận kiểm tra hàng nhập của siêu thị sẽ tiến hành kiểm tra các mặt hàng đó. Đầu tiên nhân viên kiểm tra hàng của siêu thị sẽ kiểm tra các mặt hàng, họ kiểm tra số lượng từng loại mặt hàng, kiểm tra nhà cung cấp được ghi trên mặt hàng đó, kiểm tra năm sản xuất,... Cuối cùng, sau khi đã kiểm tra và nhập đầy đủ thông tin, hệ thống sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng đó mà đưa ra thông báo xem hàng nhập về là “hợp lệ” hay “không hợp lệ”. Nếu kết quả trả về là “không hợp lệ” thì hệ thống sẽ đưa ra thông báo “từ chối nhập” . Kèm theo thông báo lý do từ chối ứng với các trường hợp như sau: Số lượng hàng cung cấp không đúng với đơn đặt hàng. Mặt hàng này không đúng nhà cung cấp. Hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Nếu kết quả hệ thống trả về là “hợp lệ” thì tức là hàng đã đạt tiêu chuẩn kiểm định và có thể nhập về kho. Khi đó, nhân viên sẽ tiến hành thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp và chuyển đơn đặt hàng cho bộ phận quản lý hàng để bộ phận này nhập thông tin hàng. 2.5. Chức năng quản lý thông tin nhà cung cấp Nhập thông tin nhà cung cấp khi có nhà cung cấp mới đến giao dịch bằng chức năng thêm mới nhà cung cấp, bộ phận quản lý nhà cung cấp sẽ yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thông tin. Nhà cung cấp ở đây là các đại lý hoặc các công ty cung cấp hàng. Ngoài ra bộ phần này có thể sửa thông tin nhà cung cấp khi có nhà cung cấp thay đổi thông tin như số điện thoại hay địa chỉ,... Xóa thông tin nhà cung cấp khi nhà cung cấp không còn giao dịch với siêu thị nữa bằng các thao tác sửa thông tin nhà cung cấp, xoá bỏ thông tin nhà cung cấp. 2.6. Chức năng quản lý hội viên Khi khách hàng có nhu cầu làm thẻ hội viên thì bộ phận này sẽ phải yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin như họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, ngày sinh,...để tạo hội viên mới. Sau khi khách hàng khai báo đầy đủ thông tin cần thiết thì tiến hành tạo thẻ hội viên cho khách hàng. Mỗi khách hàng chỉ có duy nhất một thẻ hội viên, khi hội viên không có nhu cầu giao dịch nữa thì bộ phận này sẽ phải hủy thẻ bằng thao tác huỷ thẻ hội viên. Trong trường hợp mất thẻ hoặc thông tin của hội viên thay đổi thì bộ phận này cũng sẽ phải hủy thẻ hội viên cũ để tạo thẻ hội viên mới cho khách hàng. Các thông tin về thẻ hội viên bao gồm: mã thẻ, tên hội viên, địa chỉ, ngày tạo, ngày hết hạn. 2.7. Chức năng quản lý bán hàng Khi một khách hàng (cá nhân, đơn vị,…) đến siêu thị MeTro Thăng Long xem và quyết định mua hàng, họ sẽ chọn các mặt hàng và thanh toán với nhân viên bán hàng của siêu thị, tại đây khách hàng bắt buộc phải trình thẻ hội viên để bộ phận này kiểm tra xem đây có đúng là hội viện của siêu thị hay không? Nếu đúng thì nhân viên sẽ quét các mã vạch của các mặt hàng mà khách đã chọn vào hệ thống và hệ thống sẽ đưa ra một hóa đơn xuất hàng. Còn nếu thông tin trên thẻ không chính xác hoặc khách hàng không có thẻ thì bộ phận này phải yêu cầu khách hàng làm thẻ hội viên.Thông tin của hóa đơn bao gồm: số hóa đơn, ngày lập, mã thẻ, mã hội viên, họ tên, địa chỉ, mã số thuế và các thông tin về hàng hóa gồm: mã hàng, tên hàng, mã loại hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tổng số tiền phải thanh toán và ghi chú. 2.8. Chức năng quản lý nhân viên Nhập thông tin nhân viên khi có nhân viên mới đến làm việc, xóa thông tin nhân viên khi nhân viên bị sa thải hoặc không làm việc nữa, sửa thông tin nhân viên khi thông tin nhân viên thay đổi vì lý do nào đó. Thông tin về nhân viên bao gồm: mã nhân viên, tên nhân viên, điện thoại liên hệ, các mô tả khác. 2.9. Chức năng quản báo cáo – thống kê Siêu thị hoạt động một cách liên tục không ngắt quãng trong thời gian làm việc, và các thông tin, các mặt hàng sẽ liên tục thay đổi. Vì vậy, các thống kê, báo cáo sẽ giúp cho nhà quản lý siêu thị dễ dàng có một cái nhìn tổng quan và chính xác về tình hình hoạt động của siêu thị, tìm ra những mặt hạn chế, những mặt tích cực, từ đó họ sẽ có những định hướng cụ thể để quản lý cũng như tạo những bước đi mới cho hệ thống siêu thị. Trong hệ thống siêu thị, các thống kê chủ yếu được dùng để thực hiện hai công việc chính đó là: Thống kê tình trạng hàng hóa và thống kê doanh thu. Mô tả chức năng lập danh sách hàng bán chạy: Hàng bán chạy được định nghĩa riêng cho từng loại mặt hàng, ví dụ như đối với mặt hàng thuộc loại bánh kẹo, thực phẩm thì một sản phẩm là bán chạy nếu trong một ngày lượng sản phẩm đó bán ra là 400 trở lên, đối với mặt hàng thuộc loại thiết bị gia dụng thì con số đó là 150…. Các mặt hàng bán chạy sẽ được in ra dưới dạng một báo cáo và hiển thị khi có yêu cầu thống kê của người quản lý siêu thị. Mô tả chức năng báo cáo hàng tồn kho: Kho là nơi để cất giữ hàng hóa nhập về. Hàng cũng được lấy từ đây ra để bán. Quản lý hàng trong kho bao gồm những công việc chủ yếu sau: Quản lý số lượng hàng hóa nhập về, quản lý các mặt hàng không thể bán được nữa (hàng quá hạn sử dụng, hàng bị hư hỏng…), quản lý số lượng từng mặt hàng còn trong kho, đưa ra các yêu cầu nhập hàng,…Mỗi lần nhập hàng, số lượng hàng hóa trong kho sẽ tăng lên, và đôi khi có cả những mặt hàng mới, hệ thống đảm bảo cập nhật được những thay đổi đó. Hàng hóa trong kho được chia thành từng loại và mỗi mặt hàng đều được lưu trữ trong hệ thống với các thông tin như: tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng… Mô tả chức năng báo cáo doanh thu: Doanh thu sẽ được tính theo ngày, theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Cuối mỗi buổi làm việc, người quản lý có thể biết được doanh thu của siêu thị
Luận văn liên quan