Đề tài Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay

Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế-xã hội. Do vậy tài nguyên rừng cần được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững và đây cũng là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10241 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế-xã hội. Do vậy tài nguyên rừng cần được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững và đây cũng là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới hiện nay. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền lâm nghiệp quốc doanh, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền lâm nghiệp xã hội hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Do đó, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo việc làm, cải thiện đời sống cho gần 25% dân số của Việt Nam sống trên địa bàn rừng núi, góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội, tạo đà phát triển chung cho đất nước trong các năm qua. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng được bền vững. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững Trong khi khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì ở Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 20 mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lượng rừng được duy trì ở những lần khai thác tiếp theo. Phương án điều chế rừng đầu tiên của Việt Nam (được thực hiện 7/1989) là Phương án điều chế rừng lâm trường Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp) để phát triển Phương thức điều chế rừng ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính là xây dựng một mẫu phương án tiêu chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch điều chế và đưa ra những đề xuất cho việc điều chế rừng lâm trường Mã Đà. Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách lập phương án điều chế được thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Mặc dù khái niệm quản lý rừng bền vững đã có từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và không ngừng phát triển nhưng đến nay đối với cán bộ lâm nghiệp khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động của quản lý rừng bền vững. Thật vậy, một kết quả điều tra mới đây của ORGUT cho thấy: có 85% số người được phỏng vấn trả lời là có biết về thuật ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhưng khi hỏi tiếp theo là: Những hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có tới 75 % trong số đó trả lời là không biết. Ngoài ra, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường là “Chứng chỉ rừng”. Ý tưởng cấp chứng chỉ rừng do Hội đồng Quản trị Rừng (FSC) đề cập đến từ những năm đầu thập kỷ 90 như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng nên đã góp phần đáng kể quản lý rừng bền vững. Tính đến 11/2007, Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đã cấp 913 chứng chỉ rừng cho 78 nước với tổng diện tích 93.898.717 ha. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ.. Như trên đã nêu, Chứng chỉ rừng đã được các nước trên thế giới biết đến và sử dụng từ gần 20 năm nay; trong khi đó, ở Việt nam hiện nay khái niệm Chứng chỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với cán bộ, người dân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tại cuộc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007 tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương cho thấy: 45 % số người được phỏng vấn có biết về khái niệm chứng chỉ rừng. Nhưng trong số này chỉ có 34 % có hiểu biết rất mơ hồ về điều kiện được cấp chứng chỉ rừng. Thực tế hiện nay cho thấy: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những khái niệm rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có thực tế nên chưa hề có kinh nghiệm. Thậm chí đang có sự tranh cãi về những điểm khác nhau của hai khái niệm này; nhiều người cho rằng: Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng là tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; khi một đơn vị được cấp chứng chỉ rừng thì có nghĩa là ở đơn vị đó đạt quản lý rừng bền vững. Đây là những vấn đề cần được tiếp tục thảo luận trên các diễn đàn lâm nghiệp. 2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững Các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng bền vững. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Cho đến nay đã có 25 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tướng Chính phủ: 5, Bộ NN-PTNT: 10 (Chi tiết xem Phụ biểu 1). Các đạo luật lâm nghiệp và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây: - Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở Việt Nam. Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp. Trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền vững: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. - Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch. - Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11). - Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020: Có thể nói cam kết của Việt Nam về quản lý rừng bền vững được chính thức hóa vào năm 2006 khi mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp. Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý... Đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động, trong đó Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chương trình trọng tâm và ưu tiên số 1. Trong Chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng. 3. Những tồn tại của các chính sách hiện nay - Như trên đã nêu, mặc dù Việt Nam đã có định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững được thể hiện trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia. Nhưng các chính sách cụ thể dưới các đạo luật này (Nghị định, Quyết định, Thông tư ...) lại chưa có hướng dẫn đầy đủ, nhất là chưa đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá rừng được quản lý bền vững nhằm đảm bảo mọi tác động đối với rừng đạt được sự bền vững. - Chính sách, thể chế, trình độ, năng lực của Việt nam vẫn chưa phù hợp với tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC), cần nâng cấp, sửa đổi, thay thế. - Các chính sách bảo tồn rừng của Việt Nam mới chỉ chú trọng vào rừng đặc dụng mà ít quan tâm tới sản xuất là chưa phù hợp với tiêu chuẩn số 9 của FSC về các khu rừng có giá trị bảo tồn cao. - Chưa có chính sách đào tạo, giáo dục và phổ cập về quản lý rừng bền vững cho học sinh, sinh viên. Nên cán bộ sau khi tốt nghiệp đại học lâm nghiệp hoặc các chuyên ngành liên quan chưa được giới thiệu về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chưa biết lập kế hoạch quản lý rừng bền vững, chưa biết xây dựng cơ sở dữ liệu, công tác giám sát và đánh giá…. - Thực tế cho thấy, tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương phần lớn (68%) số người được phỏng vấn cho rằng khung chính sách hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý rừng bền vững; chỉ có rất ít (32%) số người được phỏng vấn nói là khá phù hợp (Kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết về quản lý rừng bền vững nêu trên là do: - Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật lâm nghiệp mà trong đó đưa ra các tiêu chí để quản lý rừng bền vững; các hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững. - Các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp chưa đề ra các giải pháp cụ thể và mạnh mẽ để chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững; thiếu sự học hỏi kinh nghiệm các nước, nhất là các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. - Các trường đại học lâm nghiệp hoặc đại học nông lâm chưa đổi mới kịp thời giáo trình cho phù hợp với phương pháp tiếp cận tiên tiến trong quản lý rừng nên trong chương trình giảng dạy của nhà trường chưa coi Quản lý rừng bền vững là môn học độc lập mà thường được lồng ghép với các môn chuyên môn khác như: Quy hoạch sử dụng đất; Thiết kế kinh doanh rừng; Trồng rừng và Khai thác rừng.... - Ngành lâm nghiệp chưa đưa ra được lộ trình của quá trình đạt được quản lý rừng bền vững đối với các loại rừng, mà trước mắt là hơn 10 triệu ha rừng được quy hoạch là lâm phận ổn định quốc gia. Nhưng lại ít chú trọng và đầu tư xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững để rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc xây dựng và bổ sung để hoàn thiện khuôn khổ chính sách và các quy định về kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững đang là yêu cầu cấp bách hiện nay. Chỉ có như thế thì chủ trương quản lý rừng bền vững trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mới trở thành hiện thực. 4. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững 4.1. Ở cấp Trung ương 4.1.1. Tuyên truyền, tập huấn đào tạo về quản lý rừng bền vững: Ở Việt Nam, công tác tuyên truyền về quản lý rừng bền vững bắt đầu được tiến hành từ đầu năm 1998 chủ yếu do Tổ công tác quốc gia thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức như: Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính (REFAS) của GTZ, WWF Đông dương…Hình thức phổ cập về quản lý rừng bền vững rất phong phú, gồm: hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh; giảng dạy, tập huấn và phổ cập kiến thức 4.1.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược và các hoạt động quản lý rừng bền vững, bao gồm: a./ Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, giai đoạn 2006-2020 có 5 chương trình trọng điểm là: (1) Quản lý và phát triển rừng bền vững (2) Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường (3) Chế biến thương mại lâm sản (4) Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (5) Đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch, giám sát ngành 4.1.3. Xây Xây dựng lộ trình thực hiện quản lý rừng bền vững: Theo đề xuất của Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì sẽ có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2006-2010): Xây dựng các điều kiện cần và đủ để tiến hành quản lý bền vững rừng tự nhiên và rừng trồng. Giai đoạn 2 (sau năm 2010): Tiến hành quản lý rừng bền vững. 4.1.4. Xây dựng các điều kiện để quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng - Ở Việt Nam hiện nay, do diện tích lâm phận ổn định chưa được xác định trên thực địa, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa hoàn chỉnh; chất lượng rừng thấp; độ che phủ rừng thấp…Vì vậy, để tiến hành quản lý bền vững rừng tự nhiên và rừng trồng; trước mắt cần xây dựng “các điều kiện cần và đủ”; việc làm này được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010; với các hoạt động sau: + Tiếp tục dự án 661 để có đủ diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất. + Rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất và rừng đặc dụng). + Quy hoạch sử dụng đất vĩ mô - Đồng thời với việc “xây dựng các điều kiện cần và đủ”, tại những khu rừng đã có đủ điều kiện như: có quy hoạch sử dụng đất lâu dài đã hợp lý, có diện tích và ranh giới rừng ổn định thì vẫn tiến hành việc quản lý rừng bền vững. 4.1.5. Thực hiện chứng chỉ rừng: - Hiện nay, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (thuộc Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam) đã dự thảo xong Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng, đang trình Tổ chức chứng chỉ rừng của thế giới công nhận. Do vậy, việc cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam chưa được thực hiện mà đang trong quá trình thí điểm cấp chứng chỉ và xây dựng lộ trình để cấp chứng chỉ rừng. Đến năm 2006, ở Việt Nam mới có một đơn vị duy nhất được cấp chứng chỉ rừng của FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng của Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định). Theo đề xuất của Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì lộ trình cấp chứng chỉ rừng từ 2006 đến 2020, như sau: - Xây dựng bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững quốc gia: Đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 10 nguyên tắc, 55 tiêu chí và 158 chỉ số và các kiểm chứng phản ánh đặc thù về chính sách và tập quản sản xuất lâm nghiệp của Việt nam, đã trình FSC và đang chờ thẩm định. - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng và các bên liên quan, cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng. - Đào tạo năng lực về nghiệp vụ cấp chứng chỉ rừng cho cán bộ lâm nghiệp - Đánh giá chất lượng quản lý từng khu rừng do chủ rừng thực hiện (2008- 2010) - Tổ chức mạng lưới các mô hình Quản lý rừng bền vững tự nguyện (2006- 2015) - Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020). 4.6. Các hoạt động khác liên quan đến thực hiện quản lý rừng bền vững: - Hợp pháp hóa lâm nghiệp cộng đồng; ví dụ: giao các quyền sử dụng và quản lý rừng cho cộng đồng theo Luật Bảo vệ và PTR năm 2004. - Các hoạt động về xây dựng các hướng dẫn, thủ tục, tài liệu đào tạo, chương trình khuyến lâm….hỗ trợ công tác quản lý rừng cộng đồng. - Xây dựng các phương pháp tiếp cận lập kế hoạch quản lý rừng bền vững. - Sự tham gia vào các sáng kiến “Thực thi pháp luật lâm nghiệp và thương mại gỗ” - FLEGT và nỗ lực để giảm khai thác gỗ và săn bắn bất hợp pháp các loài động vật hoang dã. 4.2. Ở cấp địa phương Một số hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững đã và đang diễn ra ở cấp địa phương , bao gồm: 4.2.1. Hiện nay các chủ rừng đang sử dụng “Điều chế rừng” như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng: “Điều chế rừng là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng, trong một hay nhiều luân kỳ khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất, nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng cao, bền vững” (Điều 2, QĐ 40/2005/QĐ-BNN). Thực chất của Phương án điều chế rừng là xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể, trong đó đưa ra thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu trong một hay nhiều chu ký khai thác. Tuy nhiên, khi sử dụng “Điều chế rừng” để quản lý rừng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, rõ nét nhất là nội dung phương án điều chế (Điều 8 của Quyết định 40), chủ yếu là xây dựng kế hoạch khai thác, kinh doanh rừng từng năm, 5 năm của đơn vị. Trong khi đó, hàng loạt các hoạt động liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu xã hội lại chưa được Phương án điều chế quy định một cách cụ thể. Từ đó dẫn đến phương án điều chế rừng hiện nay của các chủ rừng thường tập trung vào việc đảm bảo mục tiêu kinh tế của rừng, nghĩa là rừng cho nhiều sản phẩm, có năng suất cao và lâu dài liên tục. Nên các mục tiêu quan trọng khác như môi trường và xã hội lại chưa được chú ý đúng mức đến trong phương án điều chế rừng của các đơn vị sản xuất. Khảo sát tình hình tại 5 tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đắc lắc và Ninh Thuận, gần đây cho thấy các đơn vị quản lý cơ sở (lâm trường, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ...) chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch khai thác hoặc trồng rừng theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao từ cấp trên còn các nội dung xã hội và môi trường thường làm sơ sài. Nguyên nhân của tình trạng trên là thiếu một văn bản hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng bền vững trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường cho một đơn vị quản lý rừng cấp cơ sở 4.2.2. Thí điểm về quản lý rừng bền vững tại lâm trường: Trong khuôn khổ hoạt động của “Chương trình sử dụng và quản lý rừng bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản”
Luận văn liên quan