Đề tài Quản lý dự án trên Blackberry

BlackBerry là dòng điện thoại di động e-mail và là thiết bị điện thoại thông minh được phát triển bởi công ty nghiên cứu Canada In Motion (RIM). Trong khi bao gồm cả các ứng dụng điện thoại thông minh điển hình (sổ địa chỉ, lịch, việc cần làm danh sách, vv, cũng như khả năng điện thoại trên các mô hình mới hơn), BlackBerry chủ yếu được biết đến với khả năng của nó để gửi và nhận e-mail Internet bất cứ nơi nào nó có thể truy cập một điện thoại di động mạng lưới các hãng điện thoại di động nhất định. Chính vì BlackBerry hỗ trợ mạng rất mạnh nên tôi đã chọn đề tài viết một ứng dụng quản lý dự án phần mềm cho BlackBerry. Đề tài bProjectManage là một ứng dụng quản lý dự án giành cho những người trực tiếp quản lý dự án. Từ BlackBerry người quản lý có thể làm mọi việc trong dự án của mình như thêm công việc, xem tiến độ dự án

doc96 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý dự án trên Blackberry, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC HÌNH ẢNH Figure 1 – Lịch sử J2ME 10 Figure 2 - Kiến trúc J2ME 10 Figure 3 - CDC và CLDC 12 Figure 4 - So Sánh CDC và CLDC 12 Figure 5 - Kiến trúc profile 13 Figure 6 - Ứng dụng mẫu 19 Figure 7 - Nếu sử dụng Eclipse plug-in 21 Figure 8 - Nếu sử dụng BlackBerry JDE 21 Figure 9 – Sau khi thêm một đối tương Bitmap vào màn hình 22 Figure 10 – Màn hình ứng dụng sau khi thêm các thành phần giao diện 25 Figure 11 – Màn hình ứng dụng khi đã sắp xếp các nút 28 Figure 12 – Màn hình mô tả sự kiện nhấn nút Clear 29 Figure 13 – Màn hình khi chưa nhấn nút Clear 30 Figure 14 – Màn hình sau khi nhấn nút Clear 30 Figure 15 – Màn hình lúc nhấn nút Login mà trường Username và Password còn trống 32 Figure 16 – Màn hình lúc nhấn nút Login mà trường Username và Password đã có dữ liệu 33 Figure 17 – Màn hình quản lý công việc 36 Figure 18 – Màn hình quản lý các vấn đề của dự án trong quá trình làm 56 Figure 19 – Màn hình biểu diễn danh sách thành viên 58 Figure 20 – Màn hình biểu diễn tiến độ của dự án 59 MỤC LỤC CÁC BẢNG Table 1 – Các thành phần giao diện 14 Table 2 – Hướng dẫn tạo thành phần giao diện 15 Table 3 – Lưu trữ dữ liệu 16 Table 4 – Sử dụng các đối tượng lưu trữ 17 LỜI MỞ ĐẦU BlackBerry là dòng điện thoại di động e-mail và là thiết bị điện thoại thông minh được phát triển bởi công ty nghiên cứu Canada In Motion (RIM). Trong khi bao gồm cả các ứng dụng điện thoại thông minh điển hình (sổ địa chỉ, lịch, việc cần làm danh sách, vv, cũng như khả năng điện thoại trên các mô hình mới hơn), BlackBerry chủ yếu được biết đến với khả năng của nó để gửi và nhận e-mail Internet bất cứ nơi nào nó có thể truy cập một điện thoại di động mạng lưới các hãng điện thoại di động nhất định. Chính vì BlackBerry hỗ trợ mạng rất mạnh nên tôi đã chọn đề tài viết một ứng dụng quản lý dự án phần mềm cho BlackBerry. Đề tài bProjectManage là một ứng dụng quản lý dự án giành cho những người trực tiếp quản lý dự án. Từ BlackBerry người quản lý có thể làm mọi việc trong dự án của mình như thêm công việc, xem tiến độ dự án… Mục tiêu của đề tài này là tạo sản phẩm bRpojectManage có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của người quản lý dự án và giúp người quản lý có thể theo dõi tình hình của dự an của mình. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG Cùng với sự phát triển của các thiết bị di động và với xu thế di động hóa của con người thì lập trình di động đang là một mảng rất phát triển trên thế giới với các nền tảng như Symbian, Rim , Window Mobile hay mới đây là Bada và Android . Một chiếc điện thoại bây giờ không chỉ là “ Nghe – Gọi “ mà nó còn có thể lướt Web , Game 3D , Chat , thư điện tử , ứng dụng văn phòng , quản lý từ xa …có thể nói gần như tất cả các tiện ích trên máy tính điện tử đang dần được tích hợp trên thiết bị di động . Và một tương lai không xa việc tìm ra sự khác biệt của một thiết bị di động thông minh và chiếc máy tính thông thường sẽ chở nên không còn ý nghĩa . 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Lý Do Chọn Đề Tài Trước bối cảnh và xu thế di động hóa thì việc đưa các tiện ích quản lý kiểu như trên máy tính lên thiết bị di động là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển .Mặt khác với Rim OS một platform hỗ trợ mạnh mẽ cho các ứng dụng văn phòng. J2ME là một nền tảng đang được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các dòng di động hiện nay. Nhằm hiểu biết và nắm bắt kỹ hơn về công nghệ di động nói chung và lập trình ứng dụng cho thiết bị di động nói riêng. Chuẩn bị kiến thức nền tảng trong lĩnh vực di động để khi ra trường tiếp tục nghiên cứu theo hướng này. 1.2.2. Mục Đích Đề Tài Nhằm tạo ra một sản phẩm phần mền trên nền tảng J2ME và Rim Os, sản phẩm đó có thể giúp cho người quản trị dự án phần mềm quản lý công việc hàng ngày , lập kế hoặch , xem báo cáo dự án , quản lý con người … mà cụ thể là tạo ra sản phẩm cho dòng Blackberry 323xx và được áp dụng cho PM của các dự án tại G5D51 Fsoft Đà Nẵng . Ứng dụng kết hợp giữa Blackberry và WebService cho phép thực hiện các thao tác quản lý dễ dàng , tiện lợi và nhanh chóng , được giao tiếp với nhau thông qua wireless / 3G / GPRS & GSM . 1.3. TỔNG KẾT CHƯƠNG I Trong chương I, tôi đã giới thiệu tổng quan về đề tài, hướng nghiên cứu và mục đích của đề tài. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CÁC NỀN TẢNG 2.1.1. Windows Mobile Windows Mobile là một hệ điều hành loại thu gọn kết hợp với một bộ các ứng dụng cơ bản cho các thiết bị di động dựa trên giao diện lập trình ứng dụng Win32 của Microsoft. Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm Pocket PC, Smartphone, Portable Media Center, và các máy tính lắp sẵn (on-board) cho một số loại ô tô. Ngoài ra, một số máy tính xách tay loại nhỏ (ultra-portable notebook) cũng có thể sử dụng hệ điều hành này.Windows Mobile được thiết kế để có vẻ ngoài và các tính năng tương tự với các phiên bản mặt bàn (desktop) của Windows. Xuất hiện lần đầu với tên hệ điều hành Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng cấp vài lần, phiên bản hiện hành là Windows Mobile 6 một phiên bản mới sẽ được ra mắt vào năm 2008. 2.1.2. iPhone iPhone dùng hệ điều hành OSX (hệ điều hành mà Apple đang dùng trên máy tính của mình). iPhone với nhiều tính năng nổi bật được xem như là một cuộc cách mạng thực sự trong thế giới điện thoại di động. Phiên bản iPhone đầu tiên ra đời năm 2007. Bên cạnh tính năng của một máy điện thoại thông thường (hoạt động trên bốn băng tần GMS và EDGE), iPhone còn được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm, máy chụp hình, khả năng chơi nhạc và chiếu phim (tương tự iPod), trình duyệt web,... Phiên bản thứ hai là iPhone 3G ra mắt tháng 7 năm 2008, được trang bị thêm hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng 3G tốc độ cao (HSPDA). iPhone 3G S, phiên bản thứ ba, được công bố vào ngày 8 tháng 6 năm 2009. Ngày 19 tháng 6, phiên bản mới này đã được phân phối tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu; ngày 26 tháng 6 có mặt tại Úc; sau đó, phiên bản quốc tế của iPhone 3G S cũng được phát hành vào tháng 7 và tháng 8 năm 2009. 2.1.3 Android Android là tên một nền tảng mở cho thiết bị di động của Google (gồm hệ điều hành, middleware và một số ứng dụng cơ bản). Androind sẽ đương đầu với một số hệ điều hành dành cho thiết bị di dộng khác đang hâm nóng thị trường như Windows Mobile, Symbian và dĩ nhiên là cả iPhone. Điểm mạnh của Android nằm ở chỗ nó là một hệ thống hoàn toàn mở nên ai cũng có thể phát triển ứng dụng cho nó. 2.1.4. Blackberry BlackBerry (RIM) thiết bị có tích hợp một modem không dây; nó cho phép các thiết bị để giao tiếp qua mạng không dây thông minh BellSouth. BlackBerry (RIM) thiết bị sử dụng giao thức Serial BlackBerry. Giao thức này được sử dụng để sao lưu, phục hồi và đồng bộ hóa dữ liệu được truyền giữa BlackBerry (RIM) đơn vị cầm tay và phần mềm máy tính để bàn. Giao thức này bao gồm các gói đơn giản và mã trả lại đơn byte. Điện thoại sẽ sử dụng một lược đồ mã hóa mạnh rằng biện pháp bảo vệ bí mật và xác thực của dữ liệu. Nó giữ dữ liệu được mã hóa trong khi quá cảnh giữa các máy chủ doanh nghiệp và các thiết bị của chính nó. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ J2ME 2.2.1. Lịch Sử J2ME được phát triển từ kiến trúc Java Card, Embeded Java và Personal Java của phiên bản Java 1.1. Đến sự ra đời của Java 2 thì Sun quyết định thay thế Personal Java và đươc gọi với tên mới là Java 2 Micro Edition, hay viết tắt là J2ME. Đúng với tên gọi, J2ME là nền tảng cho các thiết bị có tính chất nhỏ, gọn: Figure 1 – Lịch sử J2ME 2.2.2. Lý do chọn J2ME Java ban đầu được thiết kế dành cho các máy với tài nguyên bộ nhớ hạn chế. Thị trường của J2ME được mở rộng ra cho nhiều chủng loại thiết bị như : • Các lọai thẻ cá nhân như Java Card • Máy điện thoại di động • Máy PDA (Personal Digital Assistant - thiết bị trợ giúp cá nhân) • Các hộp điều khiển dành cho tivi, thiết bị giải trí gia dụng …Quan trọng hơn cả là Blackberry được thiết kế trên nền tảng J2ME 2.2.3. Kiến trúc của J2ME Figure 2 - Kiến trúc J2ME 2.2.4. Các Thành Phần Trong J2ME 2.2.4.1. Định Nghĩa Về Configuration Configuration là đặc tả định nghĩa một môi trường phần mềm cho một dòng các thiết bị được phân loại bởi tập hợp các đặc tính, ví dụ như : - Kiểu và số lượng bộ nhớ. - Kiểu và tốc độ bộ vi xử lý. - Kiểu mạng kết nối. Do đây là đặc tả nên các nhà sản xuất thiết bị như Samsung, Nokia…bắt buộc phải thực thi đầy đủ các đặc tả do Sun qui định để các lập trình viên có thể dựa vào môi trường lập trình nhấtquán và thông qua sự nhất quán này, các ứng dụng được tạo ra có thể mang tính độc lập thiết bị cao nhất có thể. Ví dụ như một lập trình viên viết chương trình game cho điện thoại Samsung thì có thể sửa đổi chương trình của mình một cách tối thiểu nhất để có thể chạy trên điện thọai Nokia.. Hiện nay Sun đã đưa ra 2 dạng Configuration: - CLDC (Connected Limited Device Configuration-Cấu hình thiết bị kết nối giới hạn): được thiết kế để nhắm vào thị trường các thiết bị cấp thấp (low-end), các thiết bị này thông thường là máy điện thọai di động và PDA với khoảng 512 KB bộ nhớ. Vì tài nguyên bộ nhớ hạn chế nên CLDC được gắn với Java không dây (Java Wireless ), dạng như cho phép người sử dụng mua và tải về các ứng dụng Java, ví dụ như là Midlet. - CDC- Connected Device Configuration (Cấu hình thiết bị kết nối): CDC được đưa ra nhắm đến các thiết bị có tính năng mạnh hơn dòng thiết bị thuộc CLDC nhưng vẫn yếu hơn các hệ thống máy để bàn sử dụng J2SE. Những thiết bị này có nhiều bộ nhớ hơn (thông thường là trên 2Mb) và có bộ xử lý mạnh hơn. Các sản phẩm này có thể kể đến như các máy PDA cấp cao, điện thoại web, các thiết bị gia dụng trong gia đình … Cả 2 dạng Cấu hình kể trên đều chứa máy ảo Java (Java Virtual Machine) và tập hợp các lớp (class) Java cơ bản để cung cấp một môi trường cho các ứng dụng J2ME. Tuy nhiên, bạn chú ý rằng đối với các thiết bị cấp thấp, do hạn chế về tài nguyên như bộ nhớ và bộ xử lý nên không thể yêu cầu máy ảo hổ trợ tất cả các tính năng như với máy ảo của J2SE, ví dụ, các thiết bị thuộc CLDC không có phần cứng yêu cầu các phép tính toán dấu phẩy động, nên máy ảo thuộc CLDC không được yêu cầu hỗ trợ kiểu float và double. Figure 3 - CDC và CLDC Bảng dưới là sự so sánh các thông số kỹ thuật của CDC và CLDC Figure 4 - So Sánh CDC và CLDC 2.2.4.2. Định Nghĩa Về Profile Profile mở rộng Configuration bằng cách thêm vào các class để bổ trợ các tính năng cho từng thiết bị chuyên biệt . Cả 2 Configuration đều có những profile liên quan và từ những profile này có thể dùng các class lẫn nhau. Đến đây ta có thể nhận thấy do mỗi profile định nghĩa một tập hợp các class khác nhau, nên thường ta không thể chuyển một ứng dụng Java viết cho một profile này và chạy trên một máy hỗ trợ một profile khác. Cũng với lý do đó, bạn không thể lấy một ứng dụng viết trên J2SE hay J2EE và chạy trên các máy hỗ trợ J2ME. Sau đây là các profile tiêu biểu: - Mobile Information Device Profile (MIDP): profile này sẽ bổ sung các tính năng như hỗ trợ kết nối, các thành phần hỗ trợ giao diện người dùng … vào CLDC. Profile này được thiết kế chủ yếu để nhắm vào điện thọai di động với đặc tính là màn hình hiển thị hạn chế, dung lượng chứa có hạn. Do đó MIDP sẽ cung cấp một giao diện người dùng đơn giản và các tính năng mạng đơn giản dựa trên HTTP. Có thể nói MIDP là profile nổi tiếng nhất bởi vì nó là kiến thức cơ bản cho lập trình Java trên các máy di động (Wireless Java). - PDA Profile: tương tự MIDP, nhưng với thị trường là các máy PDA với màn hình và bộ nhớ lớn hơn. - Foundation Profile: cho phép mở rộng các tính năng của CDC với phần lớn các thư viện của bộ Core Java2 1.3. Ngoài ra còn có Personal Basis Profile, Personal Profile, RMI Profile, Game Profile. Figure 5 - Kiến trúc profile 2.3. LẬP TRÌNH BLACKBERRY 2.2.1. Giới Thiệu Chung BlackBerry OS là nền tảng phần mềm tư hữu do Research In Motion phát triển cho dòng sản phẩm cầm tay BlackBerry. BlackBerry OS cung cấp khả năng đa nhiệm, và được thiết kế cho các thiết bị sử dụng phương pháp nhập đặc biệt, thường là trackball hoặc màn hình cảm ứng. Hệ điều hành được hỗ trợ MIDP 1.0 và WAP 1.2. Các phiên bản trước đó cho phép đồng bộ hóa không dây thư điện tử và lịch với Microsoft Exchange Server , và với cả Lotus Domino. Phiên bản OS 4 hiện tại hỗ trợ MIDP 2.0, có khả năng kích hoạt không dây hoàn toàn và đồng bộ thư điện tử , lịch, công việc, ghi chú và danh bạ với Exchange, và khả năng hỗ trợ Novell GroupWise, Lotus Notes khi kết hợp với BlackBerry Enterprise Server. 2.2.2. Môi Trường Lập Trình Trên Blackberry Môi trường lập trình ứng dụng cho Blackberry là một sự tích hợp đầy đủ giữa lập trình và môi trường mô phỏng để xây dựng một ứng dụng java cho blackberry. Hiện tại, Có hai môi trường để phát triển ứng dụng cho blackberry là Blackberry JDE và Eclipse plug-in. 2.2.2.1. Blackberry JDE Với BlackBerry JDE, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng bằng cách sử dụng Java ME và các ngôn ngữ lập trình Java API mở rộng cho BlackBerry. Và nó bao gồm các công cụ phát triển: + Môi trường lập trình tích hợp cho blackberry. + Thiết bị mô phỏng Blackberry. + Java ME APIs và BlackBerry APIs. + Những ứng dụng mẫu. Môi trường lập trình tích hợp cho blackberry bao gồm bộ đầy đủ các công cụ chỉnh sửa và gỡ rối được tối ưu hóa cho việc phát triển một ứng dụng java cho Blackberry. Thiết bị mô phỏng Blackberry cung cấp một môi trường mô phỏng và có thể làm việc trên hầu hết các hệ điều hành windows và được thiết kế để mô phỏng và tương tác người dùng như kết nối mạng, dịch vụ email, và đồng bộ hóa dữ liệu không dây. 2.2.2.2. Eclipse Plug-in Với Eclip plug-ing, các nhà phát triển cũng có thể xây dựng các ứng dụng bằng cách sử dụng Java ME và các ngôn ngữ lập trình Java API mở rộng cho BlackBerry. Và nó bao gồm các công cụ phát triển: + Môi trường lập trình tích hợp cho blackberry. + Thiết bị mô phỏng Blackberry. + Java ME APIs và BlackBerry APIs. Môi trường eclipse cũng bao gồm bộ đầy đủ các công cụ chỉnh sửa và gỡ rối được tối ưu hóa cho việc phát triển một ứng dụng java cho Blackberry. 2.2.3. Lập Trình Ứng Dụng Trên BlackBerry 2.2.3.1. Làm Việc Với Các UIComponent UIComponent Là một thư viện có sẵn chứa các thành phần và các điểu khiển giao diện. UI component bao gồm các thành phần sau: Traditional field BlackBerry Field Button ButtonField Check Box CheckboxField Date DateField Dialog Box PopupScreen Drop-down list NumericChoiceField/ObjectChoiceField Radio Button RadioButtonField Text RichTextField, BasicEditField, EditField, PasswordEditField or AutoTextEditField. Text Label LabelField List ListField Table 1 – Các thành phần giao diện Những UIComponent này giúp làm việc với phần giao diện của ứng dụng. Để tạo ra những UIComponent này thì ta có thể làm như sau: Task Step Tạo một Popup Screen 1. Tạo một biến của lớp quản lý. Manager manageLayout = new HorizontalFieldManager( VERTICAL_SCROLLBAR); 2. Tạo một biến của PopupScreen PopupScreen popUp = new PopupScreen(manageLayout); Tạo một ảnh Bitmap > Tạo một biến của BitmapField BitmapField myBitmapField = new BitmapField(); Tạo một Button > Create an instance of a ButtonField using a style parameter. ButtonField myButton = new ButtonField("Submit"); Tạo một list number > Tạo một danh sách các số và một biến NumericChoiceField. NumericChoiceField myNumericChoice = new NumericChoiceField( "Select a number: ", 1, 20, 10); Tạo một check box > Tạo một biến của CheckboxField CheckboxField myCheckbox = new CheckboxField("First checkbox", true); Tạo một button radio 1. Tạo một biến RadioButtonGroup RadioButtonGroup rbGroup = new RadioButtonGroup(); 2. Tạo một biến RadioButtonField với các tùy chọn của nó RadioButtonField rbField = new RadioButtonField("First field"); RadioButtonField rbField2 = new RadioButtonField("Second field"); 3. Thêm các RadioButtonField đến RadioButtonGroup rbGroup.add(rbField); rbGroup.add(rbField2); Tạo trường Date > Tạo một biến của DateField và cung cấp cho nó giá trị ngày giờ hiện tại của hệ thống. DateField dateField = new DateField("Date: ", System.currentTimeMillis(), DateField.DATE_TIME); Tạo một Text có thuộc tính chỉ đọc > Tạo một biến RichTextField RichTextField rich = new RichTextField("RichTextField"); Tạo một trường văn bản có thể chỉnh sữa mà không chứa định dạng mặc định > Tạo một biến của BasicEditField. BasicEditField bf = new BasicEditField("BasicEditField: ", "", 10,EditField.FILTER_UPPERCASE); Tạo một trường văn bản cho phép người dùng có thể nhập các ký tự đặc biệt > Tạo một biến của EditField. EditField edit = new EditField("EditField: ", "", 10, EditField.FILTER_DEFAULT); Tạo một trường password > Tạo một biến của PasswordEditField. PasswordEditField pwd = new PasswordEditField("PasswordEditField: ", ""); Tạo một label > Tạo một biến của LableField LabelField title = new LabelField("UI Component Sample", LabelField.ELLIPSIS)); Table 2 – Hướng dẫn tạo thành phần giao diện 2.2.3.2. Làm Việc Với Data Trên BlackBerry a) Dùng BlackBerry persistent storage Storage Methods Description BlackBerry persistence model • Các mô hình persistence cho phép bạn lưu bất kỳ đối tượng trong các persistence storage. Kết quả tìm kiếm trong persistent store rất nhanh, có thể tùy chỉnh các kiểu đối tượng lưu trữ. • Trong mô hình persistence BlackBerry,ứng dụng Blackberry có thể chia sẻ dữ liệu và các ứng dụng Blackberry có thể truy cập dữ liệu. MIDP record stores MIDP record store cho phép ứng dụng của Blackberry có thể chạy được trên nhiều thiết bị cầm tay. Table 3 – Lưu trữ dữ liệu b) Quản lý dữ liệu persistent Task Step Tạo một khóa kiểu long Mỗi PersistentObject có một khóa duy nhất kiểu long 1. Trong môi trường lập trình ứng dụng Blackberry, một chuổi có giá trị, chẳng hạn như com.rim.samples.docs.userinfo. 2. Chọn chuỗi này. 3. Kích chuột phải vào chuỗi này và nhấp com.rim.samples.docs.userinfo Chuyển đổi '' to long 4. Bao gồm một comment trong mã của bạn để cho biết chuỗi mà bạn dùng để tạo ra khóa duy nhất. Tạo một Persistent lưu trữ dữ liệu 1. Tạo một PersistentObject. 2. Gọi PersistentStore.getPersistentObject, dùng khóa chính static PersistentObject store; static { store = PersistentStore.getPersistentObject( 0xa1a569278238dad2L ); } Lưu trữ một đối tượng 1. Gọi phương thức setContents() trong một PersistentObject. Phương thức này sẽ thay thế nội dung hiện tại bằng một nội dung mới 2. Lưu nội dung mới đến persistent store, gọi phương thức commit(). String[] userinfo = {username, password}; synchronized(store) { store.setContents(userinfo); store.commit(); } Khôi phục dữ liệu 1. Gọi phương thức getContents() trong một PersistentObject. 2. Định dạng lại dữ liệu PersistentObject.getContents() returns. synchronized(store) { String[] currentinfo = (String[])store.getContents(); if(currentinfo == null) { Dialog.alert(_resources.getString(APP_ERROR)); } else { currentusernamefield.setText(currentinfo[0]); currentpasswordfield.setText(currentinfo[1]); } } Table 4 – Sử dụng các đối tượng lưu trữ 2.2.3.3. Làm việc với Ksoap a) Ksoap là gì? kSOAP là một SOAP API phù hợp với Microedition 2 Java, dựa trên kXML. b) Ksoap với Mobile Webservice kSOAP được dựa trên kXML. Enhydra, một nhà cung cấp các giải pháp J2ME và J2EE, máy chủ và cả kSOAP kXML. Một trong những điểm mạnh lớn nhất của kSOAP là tương đối đơn giản của nó. Hầu hết các bộ công cụ SOAP thường dựa vào việc sử dụng một ngôn ngữ mô tả dịch vụ Web tạo ra đối tượng proxy để thực hiện cuộc gọi chức năng. Điều này rất hữu ích nếu một dịch vụ có một mô tả và khi bộ công cụ các yêu cầu của khách hàng khác nhau và vận chuyển các đối tượng. Trong khi kSOAP không hỗ trợ WSDL. Chỉ có hai đối tượng được yêu cầu: các SOAPObject và Http. Ngoài ra, kSOAP làm cho nó rất dễ dàng để nắm bắt dữ liệu lỗi. 2.2.4. Tạo ứng dụng cho BlackBerry 2.2.4.1. Bắt đầu một ứng dụng Một ứng dụng thông thường bắt đầu bằng ba phương pháp: + Người dung click chọn biểu tượng của ứng dụng trên màn hình BlackBerry. + Ứng dụng là một ứng dụng tự động mở và chạy khi thiết bị được mở và sau khi khởi động. + Ứng dụng được khởi động từ một ứng dụng khác. Trong tất cả các trường hợp trên thì phươ