Tài sản l ưu động đóng vai tr ò tối quan trọng trong mọi quá trĩnh sản
xu ất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, b ất kỳ doanh nghiệp nào muốn
t ồn tại và phát triển cũng phải quan tâm tới việc quản lý và sử dụng tài sản
lưu đ ộng (TSLĐ) sao cho có hiệu quả. Việc quản lý và sử dụng TSL Đ trong
doanh nghi ệp có tác đ ộng rất lớn đến việc tăng hay gi ảm chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành s ản phẩm từ đó ảnh hư ởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (lợi nhuận). Do đó vấn đề quản lý và sử dụng có
hi ệu quả tài sản l ưu động đang là vấn đề rất bức xúc mọi doanh nghiệp trong
n ền kinh tế .
Trước kia, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp Nhà n ước được Nhà
nư ớc bao cấp về đ ầu vào và đ ầu ra nên hầu nh ư không được quan tâm đến
vi ệc quản lý và sử dụng tài sản của mình sao cho có hiệu quả. Hiện nay, trong
b ối cảnh tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phầ n kinh t ế, các doanh
nghi ệp Nhà n ước không thích ứng được đã lâm vào tình tr ạng thua lỗ, một số
doanh nghiệp do thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng các tài sản của mình nên
đ ã đ ứng vững và tiếp tục phát triển
Trong bối cảnh khó kh ăn hiện nay Công ty vật tư k ỹ thuật xi măng đ ã
có nh ững chính sách, biện pháp đúng đ ắn trong kinh doanh và trong công tác
qu ản lý tài sản nói chung, TSL Đ nói riêng nên đã đ ứng vững, trở thành một
nhà phân phối xi măng l ớn trên thị tr ường các tỉnh phía Bắc, ổn đ ịnh và
không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Sau t ời gian thực tập tại Công ty vật t ư kỹ thuật xi măng, tôi đã b ước
đ ầu làm quen với thực tiễn của Công ty và ng ư ợc lại, từ thực tiễn giúp tôi
hi ểu rõ hơn nh ững lý luận đã học. Qua quá trình thực tập, tôi đ ã thấ y rõ tầm
quan tr ọng của việc quản lý và sử dụng tài sản l ưu đ ộng ở Công ty vật t ư kỹ
thu ật xi măng và tôi đã ch ọn đề tài nghiên cứu: Quản lý TSL Đ và một số giải
pháp nh ằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSL Đ ở Công ty vật t ư kỹ thuật xi
măng.
Kết cấu đ ề tài gồm 3 chương:
Chương I: Nh ững vấn đề chung về TSL Đ và quản lý TSLĐ.
Chương II: Th ực trạng quản lý và sử dụng TSL Đ ở Công ty
vật t ư kỹ thuật xi măng.
Chương III: M ột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng TSLĐ ở Công ty vật t ư kỹ thuật xi măng
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý tài sản lao động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lao động tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Quản lý TSLĐ và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
Lời nói đầu
Tài sản lưu động đóng vai trò tối quan trọng trong mọi quá trĩnh sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm tới việc quản lý và sử dụng tài sản
lưu động (TSLĐ) sao cho có hiệu quả. Việc quản lý và sử dụng TSLĐ trong
doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc tăng hay giảm chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (lợi nhuận). Do đó vấn đề quản lý và sử dụng có
hiệu quả tài sản lưu động đang là vấn đề rất bức xúc mọi doanh nghiệp trong
nền kinh tế .
Trước kia, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà
nước bao cấp về đầu vào và đầu ra nên hầu như không được quan tâm đến
việc quản lý và sử dụng tài sản của mình sao cho có hiệu quả. Hiện nay, trong
bối cảnh tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp Nhà nước không thích ứng được đã lâm vào tình trạng thua lỗ, một số
doanh nghiệp do thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng các tài sản của mình nên
đã đứng vững và tiếp tục phát triển
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã
có những chính sách, biện pháp đúng đắn trong kinh doanh và trong công tác
quản lý tài sản nói chung, TSLĐ nói riêng nên đã đứng vững, trở thành một
nhà phân phối xi măng lớn trên thị trường các tỉnh phía Bắc, ổn định và
không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Sau tời gian thực tập tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, tôi đã bước
đầu làm quen với thực tiễn của Công ty và ngược lại, từ thực tiễn giúp tôi
hiểu rõ hơn những lý luận đã học. Qua quá trình thực tập, tôi đã thấy rõ tầm
quan trọng của việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động ở Công ty vật tư kỹ
thuật xi măng và tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Quản lý TSLĐ và một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi
măng.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về TSLĐ và quản lý TSLĐ.
Chương II: Thực trạng quản lý và sử dụng TSLĐ ở Công ty
vật tư kỹ thuật xi măng.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng TSLĐ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
chương I
những vấn đề chung về tài sản lưu động và quản lý tài sản lưu động.
I. Tài sản lưu động và nội dung quản lý Tài sản lưu động
1. Tài sản lưu động.
1.1. Khái niệm vai trò TSLĐ và quản lý TSLĐ
Để tiến tới hành động sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều cần
phải có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó TSLĐ
chủ yếu đóng góp vai trò đối tượng lao động, từ đó ta có thể thấy vai trò quan
trọng của TSLĐ đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản ngắn hạn và thường
xuyên luân chuyển, do đó nó giúp cho doanh nghiệp có thể quay vòng vốn
nhânh hơn, giảm chi phí sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm. Khác với
TSCĐ, tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tạo
ra sản phẩm. Vì vậy giá trị của TSLĐ được dịch chuyển một lần vào giá trị
sản phẩm. Sau khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm, người ta lại dùng tiền
để tái đầu tư những TSLĐ phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Do đó đặc điểm nổi bật của TSLĐ là thời gian quay vòng ngắn nên có thể
giảm chi phí vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Tài sản lưu động là một phần tài sản của doanh nghiệp bao
gồm tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, dự trữ tồn kho
và các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm trở lại
đây mà không làm gián đoạn các hoạt động bình thường của doanh nghiệp .
Quản lý tài sản lưu động là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp duy trì
một khối lượng các tài sản lưu động với cơ cấu hợp lý để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Quản lý tài sản lưu động thực chất là việc trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp
có nên dự trữ tiền mặt không và dự trữ bao nhiêu? Có nên bán chịu hay
không? Nếu bán chịu thì cần có những điều khoản nào? Có nên mua chịu hay
là đi vay để trả tiền ngay?... nói chung có rất nhiều vấn đề đặt ra cho công tác
quản lý TSLĐ. Nếu công tác quản lý TSLĐ được làm tốt, doanh nghiệp có cơ
cấu TSLĐ hợp lý thì vốn của doanh nghiệp không bị ứ đọng mà vẫn đáp ứng
được các yêu cầu của sản xuất,s vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu quản lý tài sản lưu động không
tốt có thể dẫn tới vốn của doanh nghiệp bị thất thoát, bị chiếm dụng, nếu dự
trữ quá nhiều tiền mặt, hàng hoá, nguyên vật liệu,... sẽ đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục,
tuy nhiên lượng tài sản đó không sinh lời, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Nói cách khác chất lượng công tác quản lý tài sản lưu động là
một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp.
1.2. Kết cấu TSLĐ:
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý TSLĐ, trước tiên ta cần hiểu
rõ từng khoản mục của TSLĐ.
* Tiền mặt: tiền mặt hiện có của một doanh nghiệp bao gồm toàn bộ
lượng tiền trong két và các khoản tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Nó được
sử dụng để trả lương cho công nhân viên, trả tiền mua nguyên vật liệu, dịch
vụ,... đặc điểm của tiền mặt là loại tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp,
do đó mục tiêu quản lý đối với tiền mặt là giữ một lượng tiền mặt vừa đủ để
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:
- Có đủ tiền mặt đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,
góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Có đủ tiền mặt có thể nắm bắt, tận dụng được các cơ hội trong kinh
doanh.
- Có tiền mặt chi trả, doanh nghiệp có thể được hưởng chiết khấu thanh
toán. Tiền mặt còn dùng trong các chiến dịch quảng cáo, marketing, khuyến
mại...
Công việc của nhà quản lý tài chính là giải bài toán để trả lời câu hỏi:
doanh nghiệp nên giữ một lượng tiền mặt bao nhiêu là hợp lý, phù hợp với
yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ?
* Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Chính vì tiền mặt là loại tài sản không sinh lời nên các doanh nghiệp
muốn duy trì một lượng tài sản có tính lỏng cao thường đầu tư vào các loại
chứng khoán ngắn hạn. Chứng khoán ngắn hạn bao gồm tíns phiếu kho bạc và
thương phiếu ngắn hạn. Khác với tiền mặt việc đầu tư vào các chứng khoán
ngắn hạn vẫn đảm bảo tính lỏng của tài sản và còn đem lại thu nhập cho
doanh nghiệp. với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, các nhà tài
chính có thể dễ dàng chuyển đổi từ tiền mặt sang các loại chứng khoán ngắn
hạn và ngược lại. Khi số tiền mặt trong két cao hơn mức cần thiết, các nhà tài
chính có thể bán bớt chứng khoán ngắn hạn thu tiền mặt, đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh .
* Các khoản phải thu:
Đây là một trong những bộ phận quan trọng của TSLĐ. Khi doanh
nghiệp bán hàng hoá của mình cho các doanh nghiệp khác, thông thường
người mua chưa trả tiền ngay lúc giao hàng. Các hoá đơn chưa được thanh
toán này thể hiện quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên khoản mục
"phải thu khách hàng". Hình thức tín dụng thương mại này đang được sử
dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Nó thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau giữa người
mua và người bán, tạo cơ sở cho mối quan hệ làm ăn lâu dài. Qui mô của các
khoản phải thu không chỉ phụ thuộc vào qui mô của doanh nghiệp mà nó còn
phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Thường thì các doanh
nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ dễ dàng bán chịu do đó sẽ đẩy mạnh khối
lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên yếu tố chính tác động đến chính sác tín
dụng thương mại của các doanh nghiệp là tình hình cân bằng cung - cầu về
loại sản phẩm của các doanh nghiệp đó trên thị trường trong từng thời kỳ.
Nếu trên thị trường cung lớn hơn cầu tức là dư thừa hàng hoá thì bán hàng trả
chậm cũng là một hình thức cạnh tranh rất có hiệu quả, ngược lại nếu thị
trường khan hiếm hàng hoá thì các nhà cung cấp các nhà phân phối sẽ thắt
chặt chính sách tín dụng thương mại để tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn.
Do vậy nhiệm vụ của các nhà tài chính là đưa ra quyết định có nên bán
chịu hay không? nên bán chịu cho những đối tượng nào? điều khoản của việc
bán chịu ra sao? Đây là những vấn đề hết sức khó khăn vì nếu chỉ đưa ra một
quyết định sai lầm sẽ có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp, hình thành các khoản nợ dây dưa khó đòi. Theo một số liệu thống kê
của Bộ Tài Chính thì tổng số nợ khó đòi giữa các doanh nghiệp Nhà nước kể
từ 30/4/1991 trở về trước lên tới 13.500 tỷ đồng đã được Nhà nước "khoanh
lại" còn sỗ nợ khó đòi hình thành trong thời gian từ năm 1991 trở lại đây đã
lên tới gần 200.000 tỷ đồng. Hiện nay Nhà nước đang xem xét việc thành lập
"Công ty mua bán nợ" để giải quyết các khoản nợ giữa các doanh nghiệp. Qua
đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý các khoản phải thu,
nếu quản lý tốt, xác định được chính sách tín dụng thương mại hợp lý sẽ giữ
được khách hàng, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng nếu quản lý không
tốt sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
Ngoài "phải thu khách hàng" doanh nghiệp còn có các khoản phải thu
khác như thu tiền trả trước cho người bán, thu nội bộ,... nhưng chiếm tỷ trọng
nhỏ, không làm ảnh hưởng nhiều tới tình hình tài chính doanh nghiệp.
* Dự trữ (tồn kho): là toàn bộ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu
phụ, vật tư, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá... tồn tại trong các kho
của doanh nghiệp. ở đây ta chỉ xem xét lượng dự trữ hợp lý, đảm bảo cho quá
trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp chứ không xem xét khía cạnh
dự trữ bất đắc dĩ tức là sản phẩm hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, sản
xuất bị ngưng trệ. Quản lý dự trữ là việc tính toán duy trì một lượng nguyên
vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá với cơ cấu hợp lý, đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Như ta đã biết, chi phí
cho dự trữ không chỉ bao gồm chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, trông nom
bảo quản mà còn có cả chi phí cơ hội của vốn. Tuy nhiên việc dự trữ nhiều
hàng hoá nhiều khi mang lại lợi ích lớn hơn là đem tiền đầu tư chứng khoán
ngắn hạn khi thị trường trở lên khan hiếm loại hàng hoá mà doanh nghiệp
đang dự trữ khi đó doanh nghiệp sẽ không bị bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh
mà còn củng cố uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
* Tài sản lưu động khác.
Đây là những bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp không thuộc
các nhóm trên như tạm ứng chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản
thiếu chờ xử lý, các khoản ký cược ký quĩ...
1.3. Các chính sách tài trợ cho TSLĐ:
Các nguồn tài trợ do TSLĐ có thể là tất cả các khoản mục bên "nguồn
vốn" của bảng cân đối kế toán. ở đây ta có thể tạm chia thành các nguồn tài
trợ dài hạn và các nguồn tài trợ ngắn hạn.
* Các nguồn tài trợ dài hạn gồm có:
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp, nó
bao gồm vốn pháp định (liên doanh, cổ phần, vốn ngân sách) và vốn tự bổ
sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Vay dài hạn: các khoản vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu... Tỷ
trọng của các nguồn vốn trong chính sách tài trợ TSLĐ bằng các nguồn tài trợ
dài hạn gọi là cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để sử dụng các nguồn vốn này,
chúng ta hãy xem xét chi phí sử dụng vốn của từng loại: khi sử dụng vốn chủ
sở hữu, các doanh nghiệp phải trả cổ tức cho cổ đông (đối với công ty cổ
phần), chia lợi nhuận cho các bên liên doanh (đối với công ty liên doanh), trả
các khoản thu sử dụng vốn (đối với các doanh nghiệp Nhà nước). Còn nếu sử
dụng vay dài hạn doanh nghiệp phải chi trả lãi vay hay còn gọi là chi phí vốn
vay, lãi tiền vay là một khoản chi phí trước thuế.
- Ưu điểm: chính sách tài trợ dài hạn có đặc điểm là tính ổn định cao,
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp không phải chịu
sức ép trả nợ ngay, tránh được việc phải bán rẻ sản phẩm hoặc phải vay ngắn
hạn để trả nợ.
- Nhược điểm: chi phí sử dụng vốn cao hơn các nguồn tài trợ ngắn hạn.
Tuy nhiên trong thực tế quản lý tài chính hiếm khi các doanh nghiệp sử
dụng các nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho TSLĐ. Chính sách tài trợ này
chỉ được các doanh nghiệp sử dụng nếu mới đi vào hoạt động và chủ yếu đối
với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại (có TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn).
* Nguồn tài trợ ngắn hạn:
- Tín dụng thương mại: đây là khoản tín dụng được hầu hết các doanh
nghiệp tận dụng một cách triệt để, nó còn được gọi là tín dụng nhà cung cấp.
Các khoản tín dụng thương mại được hình thành một cách tự nhiên trong
quan hệ mua bán chịu, mua hàng trả chậm. Nguồn vốn tín dụng thương mại
có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà đối với toàn
bộ nền kinh tế. ở nhiều doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới
dạng các khoản nợ phải trả có thể chiếm tới 30-40% tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp.
Tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt
trong kinh doanh mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh
doanh lâu bền. Thời hạn của tín dụng thương mại được qui định cụ thể trong
hợp đồng mua bán, do đó điều quan trọng nhất khi sử dụng tín dụng thương
mại là luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của
doanh nghiệp tránh nhữgn rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng tín dụng thương
mại được vượt quá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại không phải là không có chi
phí. Khi mua hàng trả chậm, thường thì người mua phải chấp nhận mức giá
cao hơn so với mua thanh toán ngay. Trong thực tế hiện nay, tín dụng thương
mại rất được ưa thích vì nó là một nguồn tài trợ ngắn hạn có chi phí thấp, thủ
tục đơn giản hơn nhiều so với vay ngân hàng. Đây là một nguồn tài trợ phù
hợp để tài trợ cho TSLĐ, tuy nhiên sử dụng tín dụng thương mại tài trợ cho
TSLĐ ở mức độ nào là nhiệm vụ của các nhà tài chính, tuỳ theo tình hình tài
chính của doanh nghiệp ở từng thời điểm.
- Tín dụng ngân hàng: một trong những nguồn tài trợ khá quan trọng
cho TSLĐ là vay ngắn hạn tại các Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có
thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp với các thời hạn đa dạng từ vài
tháng tới một năm, khối lượng cho vay phụ thuộc vào nhu cầu và tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Đối với TSLĐ là những tài sản thường có thời gian
quay vòng dưới một năm nên dùng vay ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ là rất
phù hợp. Tuy nhiên nó không được ưa thích bằng "tín dụng thương mại" do
chi phí cao hơn và thủ tục phức tạp hơn. Để vay được tiền ở Ngân hàng
thương mại, các doanh nghiệp phải lập bộ "hồ sơ xin vay vốn" ít nhất gồm có
đơn xin vay và phương án sản xuất kinh doanh. Phương án trả nợ,...sau khi
các cán bộ ngân hàng thẩm định xong hồ sơ thì doanh nghiệp mới có thể vay
được vốn. Các thủ tục bắt buộc này cộng với một số yếu tố khác gây chậm
trễ, nhiều khi làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nội dung quản lý tài sản lưu động:
2.1. Quản lý vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Quản lý tiền ở đây đề cập tới tiền trong két của doanh nghiệp và tiền
gửi ngắn hạn tại các ngân hàng. Vì lượng tài sản này hầu như không sinh lãi
nên các doanh nghiệp đều muốn duy trì lượng tiền ở mức thấp nhất có thể.
Nhưng tiền mặt lại rất cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của doanh
nghiệp như thanh toán cho nhà cung cấp, trả lượng, tạm ứng... do đó nhiệm
vụ đặt ra cho các nhà quản lý tài chính là làm sao duy trì một lượng tiền mặt
hợp lý nhất vừa tránh lãng phí vốn vừa đảm bảo nhu cầu tiền mặt của doanh
nghiệp.
Quản lý tiền mặt có liên quan chặt chẽ đến quản lý các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, đặc biệt là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.
Các loại chứng khoán này có thể là tín phiếu kho bạc, thương phiếu... chúng
có khả năng chuyển đổi ra tiền mặt một cách dễ dàng và ngược lại, chi phí
chuyển đổi nhỏ nên trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có
tính thanh toán cao để duy trì tiền mặt ở mức mong muốn. Trong thực tế sản
xuất kinh doanh dòng tiền vào ra tại doanh nghiệp hầu như chẳng theo qui
luật nào cả. Tuy nhiên, các nhà tài chính học đã đưa ra công thức tính lượng
tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp trong năm như sau:
Q =Error!
Mô hình dự trữ tiền mặt này chỉ hoạt động tốt trong điều kiện doanh
nghiệp dự trữ tiền mặt một cách đều đặn. Nhưng điều này không thường xảy
ra trên thực tế. Có thể trong một vài tuần nào đó doanh nghiệp thu được một
số tiền từ các hoá đơn bán hàng và vì vậy nó có thêm một khoản thu thuần
tuý bằng tiền mặt, cũng có thể trong một vài tuần khác doanh nghiệp phải trả
cho người bán và lượng tiền mặt đột nhiên giảm đi.
Các nhà kinh tế và khoa học quản lý đã xây dựng các mô hình phù hợp
hơn với thực tế, tức là các mô hình này có tính đến cả những khả năng tiền ra
vào ngân quỹ.
Khoảng dao ;động tiền mặt = 3 x Error!
Error!
Mô hình này chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp luôn luôn duy trì được mức
cân đối tiền mặt theo như thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hoá
được chi phí giao dịch và chi phí do lãi suất gây ra.
Để sử dụng mô hình này cần tiến hành các bước.
Bước thứ nhất: doanh nghiệp cần phải xác định giới hạn dưới của cân
đối tiền mặt, giới hạn dưới có thể bằng 0 và có thể lớn hơn 0 để đảm bảo mức
an toàn tối thiểu.
Bước thứ hai: doanh nghiệp cần phải ước tính phương sai của thu chi
ngân quĩ. Chẳng hạn có thể dựa vào thu chi ngân quĩ của 100 ngày trước đo
để tính toán phương sai cho mẫu gồm 100 ngày này. Việc chọn mẫu tuỳ theo
loai hình doanh nghiệp mà xác định, nếu doanh nghiệp sản xuất theo mùa thì
cần phải chọn mẫu theo từng mùa đặc thù.
Bước thứ ba: quan sát lãi suất và chi phí giao dịch của mỗi lần mua và
bán chứng khoán.
Bước thứ tư: tính toán giới hạn trên và mức tiền mặt theo thiết kế đồng
thời đưa ra những thông tin để các nhân viên tài chính thực hiện chiến lược
kiểm soát tiền mặt theo mô hình Miller - Orr. Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp
nhất (giới hạn dưới) thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán ngắn hạn để bổ
sung vào tiền mặt cho đủ mức dự kiến ngược lại khi tiền mặt bằng hoặc vượt
giới hạn trên thì doanh nghiệp mua chứng khoán ngắn hạn.
Khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt phụ thuộc vào 3 yếu tố.
- Mức do động của thu chi ngân quĩ hàng ngày lớn hay nhỏ. Sự dao
động này thể hiện ở phương sai của thu chi ngân quĩ. Phương sai của thu chi
ngân quĩ là tổng các bình phương (độ chênh lệch) của thu chi ngân quĩ thực tế
và thu chi bình quân. Phương sai càng lớn thì thu chi ngân quĩ thực tế càng
có xu hướng khác biệt so với thu chi bình quân. Khi đó doanh nghiệp cũng sẽ
qui định khoảng dao động tiền mặt cao.
- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán, khi chi phí này lớn
người ta muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiền
mặt cũng lớn hơn.
- Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ ít tiền mặt và do đó khoảng
dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.
Tóm lại tiền mặt là tài sản sinh lời thấp, chứng khoán ngắn hạn có tính
thanh khoản cao nên lợi tức đem lại cũng nhỏ hơn so với các loại chứng
khoán dài hạn. Do đó tổng số tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn chỉ nên giữ
một lượng vừa đủ đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2. Quản lý dự trữ:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, tài sản dự trữ chiếm tỷ trọng khá
lớn khoảng 50 - 70% giá trị TSLĐ, do đó quản lý dự trữ có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Khi doanh
nghiệp dự trữ hàng hoá sẽ liên quan tới hàng loạt chi phí như chi phí bốc xếp,
chi phí đặt hàng, chi phí bảo hiểm, chi phí bảo quản,... những chi phí này
được chia ra:
* Chi phí lưu kho (chi phí tồn trữ) đây là những c