Đề tài Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam

Chất lượng sản phẩm vốn là một điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế KHH tập trung trước đây. Vấn đề chất lượng được đề cao và được coi là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế nhưng kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động cụ thể của thời gian cũ. Trong gần hai mươi lăm năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế xã hội, chất lượng đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa của nó. Người tiêu dùng họ là những người lựa chọn những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượng. Không những thế xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng mà bằng sự nhìn nhận và bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đến sự thoả mãn tốt nhất cho người tiêu dùng. Sự thoả mãn người tiêu dùng đồng nghĩa với doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng cao, và nhà quản trị cũng đã tìm tòi những cơ chế mới để tạo ra những bước chuyển mới về chất lượng trong thời kỳ mới. Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của hàng hoá nhập khẩu về chất lượng, giá cả, dịch vụ Chính vì vậy các nhà quản trị coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại, sự thành công của doanh nghiệp, đó cũng là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Không những vậy, trong ngành thực phẩm, một ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm luôn là một yêu cầu quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp. Hiểu được sự quan trọng của vấn đề quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam”. Với đề tài này, với tầm nhìn hữu hạn của mình, chắc rằng đề tài có nhiều thiếu sót, nhưng nó bao hàm những vấn đề cốt lõi mà ý tưởng của cá nhân tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, th.s Nguyễn Thu Thủy, mong rằng mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của chất lượng cũng như quản trị chất lượng đối với ngành thực phẩm . NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường QTCL tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5726 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chất lượng sản phẩm vốn là một điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế KHH tập trung trước đây. Vấn đề chất lượng được đề cao và được coi là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế nhưng kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động cụ thể của thời gian cũ. Trong gần hai mươi lăm năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế xã hội, chất lượng đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa của nó. Người tiêu dùng họ là những người lựa chọn những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượng. Không những thế xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng mà bằng sự nhìn nhận và bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đến sự thoả mãn tốt nhất cho người tiêu dùng. Sự thoả mãn người tiêu dùng đồng nghĩa với doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng cao, và nhà quản trị cũng đã tìm tòi những cơ chế mới để tạo ra những bước chuyển mới về chất lượng trong thời kỳ mới. Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của hàng hoá nhập khẩu về chất lượng, giá cả, dịch vụ… Chính vì vậy các nhà quản trị coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại, sự thành công của doanh nghiệp, đó cũng là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Không những vậy, trong ngành thực phẩm, một ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm luôn là một yêu cầu quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp. Hiểu được sự quan trọng của vấn đề quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam”. Với đề tài này, với tầm nhìn hữu hạn của mình, chắc rằng đề tài có nhiều thiếu sót, nhưng nó bao hàm những vấn đề cốt lõi mà ý tưởng của cá nhân tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, th.s Nguyễn Thu Thủy, mong rằng mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của chất lượng cũng như quản trị chất lượng đối với ngành thực phẩm . NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường QTCL tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam. Chương 1: những vấn đề chung về chất lượng và quản trị chất lượng A. Những vấn đề cơ bản về chất lượng. 1. Những quan điểm về chất lượng. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính tổng hợp cả về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm diễn ra theo một quá trình khép kín, suất phát từ thị trường rồi lại trở lại thị trường, vòng sau cao hơn vòng trước. Để tìm hiểu phạm trù quản trị chất lượng, chúng ta sẽ tiếp cận khái niệm này từ nhiều góc độ khác nhau: a. Quan niệm triết học: Quan niệm triết học cho rằng mỗi một sản phẩm đều có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của sản phẩm tạo nên tính hữu ích của sản phẩm, đó là chất lượng sản phẩm. Đây là một quan niệm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Với quan niệm này thì không bao giờ chúng ta đạt tới sản phẩm có chất lượng mà chỉ tiệm cận tới sản phẩm có chất lượng mà thôi. b.Quan niệm của nhà sản xuất: Quan niệm này cho rằng chất lượng sản phẩm là tổng hợp các chỉ tiêu, các thông số phản ánh các đặc tính về mặt kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm khi sản phẩm thỏa mãn các chỉ tiêu, các thông số đó thì được coi là chất lượng. Quan niệm này dẫn đến việc sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cứng nhắc, không thay đổi theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. c. Quan niệm của nhà Marketing: Nhà marketing cho rằng một sản phẩm có chất lượng khi nó bán được nhiều với giá rẻ. d. Quan niệm của người tiêu dùng: Người tiêu dùng quan niệm chất lượng sản phẩm (gắn với trình độ tiêu dùng) là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. e. Quan niệm của nhà quản trị: Nhà quản trị cho rằng mỗi một sản phẩm đều bao gồm 2 phần: phần cứng và phần mềm. Người tiêu dùng khi mua sản phẩm là họ mua phần mềm của sản phẩm. Nhiệm vụ của nhà sản xuất là đáp ứng nhu cầu phần mềm cho người tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng bao gồm 2 loại là nhu cầu đã nêu và nhu cầu tiềm ẩn. Nhiệm vụ của người sản xuất là tạo ra những sản phẩm đáp ứng được cả hai nhu cầu đó. Nhà quản trị quan niệm chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với sự đáp ứng đó được xem xét trên 4 phương diện: + Công dụng sản phẩm. + Chi phí giá cả để có được công dụng đó. + Đáp ứng về đa dạng về sản phẩm mẫu mã + Sự cung ứng kịp thời, sự an toàn khi sử dụng sản phẩm, cũng như đảm bảo bảo vệ môi trường. Nhà quản trị cho rằng chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng xã hội nghĩa là một sản phẩm có chất lượng khi nó giải quyết hài hòa, thỏa đáng lợi ích của cả ba bên: Nhà sản xuất, người tiêu dùng, phần còn lại của xã hội. g. Quan niệm của bộ ISO 9000. Chất lượng sản phẩm là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm tạo cho sản phẩm đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu và những nhu cầu tiềm ẩn 2. Các loại chất lượng sản phẩm. Trước hết ta xem xét đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm. - Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội - công nghệ tổng hợp. Ở đây chất lượng sản phẩm được quy định bởi 3 yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật chúng ta không được coi chất lượng chỉ đơn thuần là kỹ thuật hay kinh tế mà phải quan tâm tới cả 3 yếu tố này. + Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế chất lượng luôn phải được cải tiến để phù hợp với khách hàng với quan niệm thoả mãn khách hàng ở từng thời điểm không những thế mà còn thay đổi theo từng thị trường chất lượng sản phẩm được đánh giá là khách nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trường đó. + Chất lượng là khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể. Trừu tượng vì chất lượng thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng. Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua các đặc tính chất lượng cụ thể có thể đo được, đếm được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì được thiết kế và sản xuất trong giai đoạn sản xuất. Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua các loại chất lượng sau. - Chất lượng thiết kế: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được phác hoạ thông qua văn bản trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đặc điểm sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời so sánh với các chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng tương tự cùng loại của nhiều hãng nhiều công ty trong và ngoài nước. - Chất lượng chuẩn: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng ở cấp có thẩm quyền, phê chuẩn. Chất lượng chuẩn dựa trên cơ sở chất lượng nghiên cứu thiết kế của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để được điều chỉnh và xét duyệt. - Chất lượng thực: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị nhân viên và phương pháp quản lý… chi phối. - Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm giữa chất lượng thực và chất lượng chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - kỹ thuật trình độ lành nghề của công nhân và phương pháp quản lý của doanh nghiệp. - Chất lượng tối ưu: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế nhất định. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hoá đạt chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng có khả năng cạnh tranh trên thị trường sức tiêu thụ nhanh và đạt hiệu quả cao. Vì thế phấn đấu đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý nền kinh tế nói chung. Mức chất lượng tối ưu phụ thuộc đặc điểm tiêu dùng cụ thể ở từng nước, từng vùng có những đặc điểm khác nhau. Nhưng nói chung tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm tạo điều kiện cạnh tranh là biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu thị trường trong điều kiện xác định với chi phí hợp lý. 3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu chất g các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong lượng sản phẩm gồm 2 hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thốnsản xuất kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế. Mục đích: Nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, kéo dài thời gian cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống gồm có: + Chỉ tiêu công dụng: Đặc trưng, các thuộc tính sử dụng của sản phẩm hàng hoá như giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm, lượng giá sinh ra từ quạt. + Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm cho chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí thấp, hạ giá thành. + Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng tính hấp dẫn các linh kiện phụ tùng trong sản xuất hàng loạt. + Chỉ tiêu độ tin cậy: Đảm bảo thông số kỹ thuật làm việc trong khoảng thời gian nhất định. + Chỉ tiêu độ an toàn: Đảm bảo thao tác an toàn đối với công cụ sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt gia đình. + Chỉ tiêu kích thước: gọn nhẹ thuận tiện trong sử dụng trong vận chuyển. + Chỉ tiêu sinh thái: Mức gây ô nhiễm môi trường. + Chỉ tiêu lao động: Là mối quan hệ giữa người sử dụng với sản phẩm. Ví dụ: Công cụ dụng cụ phải được thiết kế phù hợp với người sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và cơ thể. + Chỉ tiêu thẩm mỹ: Tính chân thật, hiện đại hoặc dân tộc, sáng tạo phù hợp với quan điểm mỹ học chân chính. + Chỉ tiêu sáng chế phát minh: chấp hành nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế phát minh. Mục đích: Tôn trọng khả năng trí tuệ khuyến khích hoạt động sáng tạo áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật đối với nước ngoài. - Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu này dựa trên các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành hoặc các điều khoản trong hợp đồng kinh tế: bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau: + Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm mà người tiêu dùng quan tâm nhất và thường dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu công dụng có những chỉ tiêu: 1) Thời gian sử dụng, tuổi thọ. 2) Mức độ an toàn trong sử dụng 3) Khả năng thay thế sửa chữa 4) Hiệu quả sử dụng (tính tiện lợi) Cơ quan nghiên cứu thiết kế sản xuất kinh doanh dùng nhóm chỉ tiêu này để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm. + Nhóm chỉ tiêu công nghệ: 1) Kích thước 2) Cơ lý 3) Thành phần hoá học Kích thước tối ưu thường được sử dụng trong bảng chuẩn mà thường được dùng để đánh giá sự hợp lý về kích thước của sản phẩm hàng hoá. Cơ lý: Là chỉ tiêu chất lượng quan hệ của hầu hết các loại sản phẩm gồm các thông số, các yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác, an toàn, mức tin cậy vì sự thay đổi tỷ lệ các chất hoá học trong sản phẩm tất yếu dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng thay đổi. Đặc điểm là đối với mặt hàng thực phẩm thuốc trừ sâu, hoá chất thì chỉ tiêu này là yêu cầu chất lượng trực tiếp. + Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ: 1) Hình dáng 2) Tiêu chuẩn đường nét 3) Sự phối hợp trang trí màu sắc 4) Tính thời trang (hiện đại hoặc dân tộc) 5) Tính văn hoá Đánh giá nhóm chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ thẩm mỹ, hiểu biết của người làm công tác kiểm nghiệm. Phương pháp thực hiện chủ yếu bằng cảm quan ngoài ra với một số chi tiết có thể sánh được với mẫu chuẩn bằng phương pháp thí nghiệm. + Nhóm tiêu chuẩn về bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. Mục đích của nhóm chỉ tiêu này: 1) Nhằm giới thiệu sản phẩm cho người sử dụng 2) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất 3) Cho phép truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thông qua nhãn mác. Nhãn phải có tên, dấu hiệu, địa chỉ, ký hiệu, số hiệu, tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan, chủ quan và của sản phẩm. Chất lượng nhãn phải in dễ đọc, không được mờ, phải bền. Bao gói: Vật liệu của bao bì, số lượng sản phẩm trong bao gói, cách bao gói, yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển. Bảo quản: Nơi bảo quản (điều kiện, nhiệt độ, độ ẩm) cách sắp xếp bảo quản và thời gian bảo quản. + Nhóm các chỉ tiêu về nguyên tắc thủ tục: quy định những nguyên tắc thủ tục, những yêu cầu cần thiết nhằm bảo quản cho quá trình hoạt động thống nhất, hợp lý và có hiệu quả. Nhóm này gồm có: 1) Những định mức và điều kiện kỹ thuật sử dụng sản phẩm. 2) Quy định trình tự thực hiện các thao tác + Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm có: 1) Chi phí sản xuất 2) Giá cả 3) Chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó liên quan đến quyết định sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, hiệu quả của doanh nghiệp và cả quyết định mua sản phẩm của khách hàng. B. Những vấn đề cơ bản về QTCL. 1. Một số khái niệm liên quan đến QTCL Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng thì quản trị chất lượng là tổng thể những biện pháp kỹ thuật, kinh tế hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức, để đạt được mục đích của tổ chức với chi phí xã hội thấp nhất. Tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận khác nhau của các chuyên giá, các nhà nghiên cứu tuỳ thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế mà người ta đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chất lượng. Nhưng một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về quản trị chất lượng được đa số các nước thống nhất và chấp nhận là định nghĩa nêu ra trong ISO8409: 1994. Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: lập kế hoạch chất lượng điều khiển chất lượng đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng. Như vậy về thực chất, quản trị chất lượng chính là chất lượng của hoạt động quản lý chứ không đơn thuần là chất lượng của hoạt động kỹ thuật. Mục tiêu của quản trị chất lượng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượng trên cơ sở chi phí tối ưu. Đối tượng của quản trị chất lượng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượng trên cơ sở chi phí tối ưu. Đối tượng của quản trị chất lượng là các quá trình các hoạt động sản phẩm và dịch vụ. Phạm vi của quản trị chất lượng: Mọi khâu từ nghiên cứu thiết kế sản phẩm đến tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đến sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng. Nhiệm vụ của quản trị chất lượng: 1) Xác định được mức chất lượng cần đạt được. 2) Tạo sản phẩm và dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đề ra. 3) Cải tiến để nâng cao mức phù hợp với nhu cầu Chức năng cơ bản của quản trị chất lượng (theo vòng tròn PDCA). - Lập kế hoạch chất lượng - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát chất lượng: - Điều chỉnh và cải tiến chất lượng Một số định nghĩa khác có liên quan đến quản trị chất lượng. - Điều khiển chất lượng hoặc kiểm soát chất lượng: Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp được sử dụng nhằm thực hiện các yêu cầu về chất lượng. - Đảm bảo chất lượng: Là tập hợp các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được thực hiện trong hệ thống chất lượng và được chứng minh đủ ở mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng đối tượng để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng đối tượng sẽ hoàn thành đầy đủ các yêu cầu chất lượng. - Cải tiến chất lượng: Là những hoạt động được thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng. - Lập kế hoạch chất lượng: Là các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu về thực hiện các yếu tố của hệ chất lượng. - Hệ chất lượng: là cơ cấu tổ chức thủ tục quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng. - Quản lí chất lượng tổng hợp: * Mối quan hệ giữa quản trị chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng được mô tả qua hình vẽ sau: - QTCL: Quản trị chất lượng - DBCL: Đảm bảo chất lượng - KSCL: Kiểm soát chất lượng - CLCL: Cải tiến chất lượng 2. Quá trinh hình thành và phát triển của hệ thống QTCL Có thể biểu diễn quá trình hình thành của hệ thống quản lý chất lượng như sau: 1950 1970 1987 nay + Giai đoạn 1: trước 1950 Chỉ có hoạt động kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực sản xuất.sản phẩm có chất lượng hay không tùy thuộc vào việc nó có đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước hay không. Đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thường là phòng kỹ thuật trong các xí nghiệp, có một ban chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm( ban KC5) có thể nằm độc lập hoặc nằm trong phòng kỹ thuật. Hoạt động kiểm tra chất lượng chính là nguồn gốc của hoạt động quản trị chất lượng sau này. + Giai đoạn 2: 1950- 1970 Phạm vi của hoạt động quản lý chất lượng mở rộng thành kế hoạch hóa chất lượng, kiểm tra chất lượng, điều chỉnh cải tiến. Có rất nhiều lý thuyết về quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất ra đời trong thời ở giai đoạn này. Hoạt động quản lý chất lượng phát triển và chứng minh tính hiệu quả ở Nhật Bản(quốc gia được coi là cái nôi của hoạt động quản lý chất lượng trên toàn thế giới). + Giai đoạn 3: 1970- 1987 Khái niệm quản trị chất lượng toàn diện ra đời trong giai đoạn này. Theo quản trị chất lượng toàn diện, chất lượng sản phẩm không phải là trách nhiệm của một số các bộ phận mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong tổ chức. Quản trị chất lượng toàn diện coi trọng yếu tố con người và đề cao sự tham gia của các thành viên. Hoạt động quản trị chất lượng được thực hiện mạnh mẽ ở Mỹ, Châu âu và các quốc gia khác trên thế giới đã chứng minh là có tính hiệu quả. Rất nhiều lý thuyết về quản trị chất lượng dịch vụ ra đời trong giai đoạn này. +Giai đoạn 4: 1987- nay Hoạt động quản trị chất lượng được thực hiện theo hệ thống trong một tổ chức có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn về quản trị chất lượng ra đời trong giai đoạn này. VD: Gia đình tiêu chuẩn ISO 9000 HAPCCP: hệ thống phân tích các mối nguy và các điểm trọng yếu. QBASE: Hệ thống quản trị chất lượng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. QS 9000: hệ thống quản trị chất lượng dành cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, và các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp các linh kiện của ô tô. SQF: hệ thống các tiêu chuẩn an toàn về chất lượng dành cho thực phẩm. Có nhiều bộ tiêu chuẩn về quản lý ở các lĩnh vực khác(không phải là quản trị chất lượng ) ra đời. VD: ISO 14000: hệ thống quản lý môi trường. SA 8000: hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội. OHSAS 1800: hệ thống các tiêu chuẩn có liên quan tới nghề nghiệp, sức khỏe, an toàn cho người lao động. - Các tổ chức có xu hướng tích hợp các tiêu chuẩn thành một hệ thống chung và xây dựng hoặc duy trì hệ thống tích hợp này. 3. Các mô hình QTCL hiện hành 1) Mô hình 5S: - Seiri: Sàng lọc - Seiso: Sạch sẽ - Seiton: Sắp xếp - Seiketsu: săn sóc - Shisube: sẵn sàng  5S là nội dung quan trọng của TQM. Là bước đầu tiên trước khi áp dụng TQM và là nền tảng cho cải tiến chất lượng của một công ty.   Phạm vi áp dụng: Tất cả lĩnh vực SXKD. Đối tượng: Phù hợp doanh nghiệp nhỏ Đây là cơ sở của một quá trình quản lý có hệ thống khoa học và nề nếp. Nếu mô hình này áp dụng thì phòng ban, thông tin, phân xưởng sản xuất, hoạt động nhanh đỡ tốn thời gian chính xác và có thể là bộ máy tinh gọn hơn. 2) Mô hình 7S: Stretegy: chiến lược
Luận văn liên quan