Đề tài Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và sàn chứng khoán UPCOM

1. Khái niệm của SởGiao dịch chứng khoán (thịtrường giao dịch tập trung) Theo Điều 34 – Luật Chứng khoán 2006, SởGiao dịch chứng khoán (SGDCK) là pháp nhân, được thành lập và hoạ t độ ng theo mô hình công ty trách nhiệ m hữu h ạ n hoặ c công ty c ổphầ n theo quy định của pháp luật. 2. Đặc điểm: - SGDCK là nơi gặp gỡcủa các nhà môi giới chứng khoán đểthương lượng, đấu giá, mua bán chứng khoán. - SGDCK là cơquan phục vụcho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, cho các thành viên thuê địa điểm để mua bán giao dịch chứng khoán và thực hiện niêm yết chứng khoán, tức là đưa ra danh sách của các loại chứng khoán được mua bán trên thị trường. - SGDCK là nơi tập trung các giao dịch chứng khoán một cách có tổchức, tuân theo những luật lệnhất định. - SGDCK không tham gia vào việc mua bán chứng khoán mà chỉlà nơi giao dịch, một trung tâm tạo điều kiện cho các giao dịch được tiến hành một cách thuận lợi, dễdàng, giảm thấp các chi phí bằng cách đưa ra những luật lệphù hợp. - SGDCK không có trách nhiệm ấn định hoặc can thiệp vào giá cảchứng khoán mà chỉ đảm bảo sao cho việc mua bán chứng khoán hoặc việc đấu thầu được diễn ra đúng pháp luật, công bằng. Nói cách khác, SGDCK là một cơ quan thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra trên thịtrường giao dịch tập trung nhằm tạo điều kiện đểcác giao dịch được thực hiện công bằng, minh bạch và đúng pháp luật.

pdf20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và sàn chứng khoán UPCOM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH DOANH BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 13 NỘI DUNG: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ SÀN CHỨNG KHOÁN UPCOM Giảng viên : Nguyễn Từ Nhu Giảng đường: : C201 Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 13 1. Vũ Tú Anh 2. Cao Xuân Đăng 3. Trần Thanh Huệ 4. Đinh Thị Hương 5. Lê Danh Kiên 6. Nguyễn Việt Tuyết Quân 7. Tống Thị Thu Sinh 8. Lê Khắc Thanh Tâm 9. Trần Khải Thế 10. Nguyễn Hữu Anh Tuấn  Mục lục  A. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán I. Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Vai trò 4. Nguyên tắc hoạt động II. Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán 1. Địa vị pháp lý 2. Quyền và nghĩa vụ 3. Tổ chức 4. Thành viên 5. Hoạt động III. Thực trạng, một số kiến nghị và giải pháp xây dựng pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịnh chứng khoán tại Việt Nam 1. Thực trạng 2. Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam B. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của thị trường UpCom I. Sự xuất hiện của thị trường UpCom II. Hoạt động của Thị trường Upcom III. Ưu nhược điểm của thị trường UpCom 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm A. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN I. Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán được phân chia thành hai loại: Sở Giao dịch chứng khoán (thị trường giao dịch tập trung) và Thị trường phi tập trung (OTC) 1. Khái niệm của Sở Giao dịch chứng khoán (thị trường giao dịch tập trung) Theo Điều 34 – Luật Chứng khoán 2006, Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) là pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. 2. Đặc điểm: - SGDCK là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng, đấu giá, mua bán chứng khoán. - SGDCK là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, cho các thành viên thuê địa điểm để mua bán giao dịch chứng khoán và thực hiện niêm yết chứng khoán, tức là đưa ra danh sách của các loại chứng khoán được mua bán trên thị trường. - SGDCK là nơi tập trung các giao dịch chứng khoán một cách có tổ chức, tuân theo những luật lệ nhất định. - SGDCK không tham gia vào việc mua bán chứng khoán mà chỉ là nơi giao dịch, một trung tâm tạo điều kiện cho các giao dịch được tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng, giảm thấp các chi phí bằng cách đưa ra những luật lệ phù hợp. - SGDCK không có trách nhiệm ấn định hoặc can thiệp vào giá cả chứng khoán mà chỉ đảm bảo sao cho việc mua bán chứng khoán hoặc việc đấu thầu được diễn ra đúng pháp luật, công bằng. Nói cách khác, SGDCK là một cơ quan thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra trên thị trường giao dịch tập trung nhằm tạo điều kiện để các giao dịch được thực hiện công bằng, minh bạch và đúng pháp luật. 3. Vai trò: Vai trò của SGDCK rất quan trọng, nếu được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCK, đó là sự thúc đẩy việc thu hút và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư, đảm bảo sự an toàn và tính công bằng trong việc mua bán chứng khoán, cụ thể: - Cung cấp dịch vụ, giúp các công ty cổ phần đăng ký chứng khoán của họ trên thị trường để những hàng hóa này đủ điều kiện giao dịch trong Sở. - Tổ chức việc giao dịch chứng khoán cho các nhà kinh doanh và những người môi giới, giúp thực hiện nhanh chóng, thuận lợi các cuộc mua bán chứng khoán theo lệnh của khách hàng. - Cung cấp rộng rãi nguồn thông tin của các công ty phát hành theo luật công bố thông tin cho nhà đầu tư, các công ty chứng khoán trên những phương tiện thông tin. - Nhận bảo quản chứng khoán của khách hàng gửi, thu cổ tức hộ khách hang. - Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động GDCK. 4. Nguyên tắc hoạt động: 4.1 Nguyên tắc đăng ký giao dịch Ở SGDCK chỉ mua bán các chứng khoán được đánh giá là có chất lượng cao. Đó là các chứng khoán niêm yết. 4.2 Nguyên tắc công khai hóa thông tin Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính trung thực và minh bạch của thị trường, nhờ đó các nhà đầu tư có điều kiện như nhau trong việc thu thập thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư. 4.3 Nguyên tắc đấu giá chứng khoán và thực hiện theo trình tự ưu tiên Phương pháp này dựa vào nguyên lý tập trung tổng cung, tổng cầu để đấu giá. Thời giá chứng khoán được xác lập ở mức cung và cầu bằng nhau, hoặc có chênh lệch thấp nhất. 4.4 Nguyên tắc thanh toán thuận tiện và nhanh chóng Giao dịch chứng khoán phải đảm bảo tính nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời và chính xác. Để thực hiện điều này, các SGDCK sẽ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hệ thống giao dịch và thanh toán. II. Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của SGDCK (thị trường giao dịch tập trung) 1. Địa vị pháp lý của SGDCK: Theo quy định tại Khoản 1- Điều 34 Luật chứng khoán 2006, SGDCK là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, SGDCK khác với các công ty kinh doanh khác ở một số điểm sau: - Chỉ có Thủ tướng Chính phủ mới có quyển ra quyết định thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu của SGDCK theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài chính. - SGDCK là công ty có hoạt động kinh doanh đặc thù – tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. - SGDCK là công ty chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành (Luật chứng khoán) và các luật có liên quan. - SGDCK là công ty chịu sự quản lý và giám sát của UBCKNN với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. 2. Quyền và nghĩa vụ của SGDCK: 2.1 Quyền: Theo quy định tại Điều 37 Luật chứng khoán 2006, SGDCK có những quyền sau: - Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được UBCKNN chấp thuận. - Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGDCK, trung tâm GDCK. - Tạm ngưng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của SGDCK, trung tâm GDCK trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. - Chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại SGDCK, trung tâm GDCK. - Chấp nhận, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại SGDCK, trung tâm GDCK. - Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch của SGDCK, trung tâm GDCK. - Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết. - Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. - Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. 2.2 Nghĩa vụ: Theo quy định tại Điều 38 Luật chứng khoán 2006, SGDCK có những nghĩa vụ sau: - Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả. - Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 107 của Luật này. - Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK. - Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho nhà đầu tư. - Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp SGDCK, trung tâm GDCK gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. 3. Cơ cấu tổ chức: Nhìn chung, căn cứ vào quy mô của TTCK mà SGDCK có cơ cấu tổ chức đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, dù đơn giản hay phức tạp thì những thành phần chủ chốt nhất của SGDCK phải có đủ, bao gồm: - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát - Tổng giám đốc - Các bộ phận giúp việc 3.1 Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất tại SGDCK. Tùy vào hình thức tổ chức của SGDCK mà cơ cấu thành viên HĐQT có thể khác nhau. Thành viên HĐQT thông thường bao gồm: - Đại diện các công ty chứng khoán thành viên - Một số đại diện không phải thành viên như tổ chức niêm yết, giới chuyên môn, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và các thành viên đại diện cho Chính phủ. Cơ cấu HĐQT đa dạng dạng như vậy xuất phát từ tầm quan trọng của những quyết định mà HĐQT đưa ra có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan và của toàn xã hội, cụ thể: - Sự tham gia của đại diện các công ty chứng khoán thành viên trong HĐQT: là rất quan trọng, vì họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc điều hành thị trường nên họ có thể đóng góp những tiếng nói rất có giá trị. Thêm nữa, những quyết định mà HĐQT SGDCK đưa ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ nên họ rất có trách nhiệm với những ý kiến của mình đưa ra và sẵn sàng thực thi nghiêm túc quyết định của HĐQT. - Sự tham gia của đại diện Chính phủ trong HĐQT: để đảm bảo các quyết định của HĐQT đưa ra phù hợp với định hướng của Nhà nước, sự phát triển tổng thể của TTCK quốc gia. Sự tham gia của đại diện Chính phủ còn nhằm tạo điều kiện thực thi các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động của SGDCK, tạo và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa cơ quan quản lý Nhà nước với SGDCK. - Ngoài các thành viên này, cần thiết phải có sự tham gia của các thành viên HĐQT đại diện bên ngoài SGDCK. Đây là những chuyên gia, nhà kinh doanh rất am hiểu trong lĩnh vực chứng khoán. Sự tham gia và đóng góp ý kiến của họ trong HĐQT sẽ là đối trọng với những ý kiến của những thành viên đại diện cho công ty chứng khoán và thành viên đại diện cho Chính phủ. Các thành viên HĐQT bầu ra Chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT phải được Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT được quy định ở trong điều lệ SGDCK được Bộ Tài chính thông qua. Nhìn chung, thẩm quyền của HĐQT chủ yếu là ra các quyết định về các vấn đề sau: i. Đình chỉ và rút giấy phép thành viên ii. Chấp thuận, đình chỉ và hủy bỏ niêm yết chứng khoán iii. Chấp thuận kế hoạch và ngân sách hàng năm của SGDCK iv. Ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của SGDCK v. Các thẩm quyền khác theo điều lệ 3.2 Ban Giám Đốc: Là cơ quan điều hành của SGDCK và chịu trách nhiệm trước HĐQT về hoạt động điều hành của mình. BGĐ bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc. Giám đốc SGDCK phải được Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT, sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Quyền hạn và nhiệm vụ của BGĐ được quy định trong điều lệ SGDCK. Một số quyền hạn và trách nhiệm như: - Điều hành việc tổ chức thị trường giao dịch - Giám sát các hành vi kinh doanh tại SGDCK - Dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK để trình HĐQT xem xét và quyết định. 3.3 Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan giúp việc cho HĐQT để kiểm soát, giám sát các hoạt động tại TTGDCK trong đó có cả giám sát công việc điều hành của BGĐ. Thành viên Ban kiểm soát được HĐQT phê chuẩn và bổ nhiệm. Ban kiểm soát chỉ chịu trách nhiệm về công việc của mình trước HĐQT. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát được quy định trong điều lệ SGDCK được Bộ Tài chính thông qua. 3.4 Các bộ phận giúp việc: Là các phòng ban của SGDCK có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành công việc tại Sở. Tùy theo nhu cầu của SGDCK và đặc thù của công việc mà cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban có thể khác nhau. Nhìn chung, SGDCK có các phòng ban sau đây: - Phòng giao dịch: là phòng chức năng chịu trách nhiệm về việc quản lý và giám sát các giao dịch thực hiện tại SGDCK - Phòng niêm yết: là phòng chức năng chịu trách nhiệm về việc quản lý hoạt động niêm yết chứng khoán tại SGDCK - Phòng thành viên: chịu trách nhiệm về quản lý và giám sát thành viên - Phòng công nghệ thông tin - Phòng kế toán - Phòng nghiên cứu và phát triển - Văn phòng CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HNX CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HOSE 4. Thành viên SGDCK: 4.1 Khái niệm: Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 39 Luật chứng khoán 2006, thành viên giao dịch tại SGDCK là công ty chứng khoán được SGDCK chấp thuận trở thành thành viên giao dịch. Vì vậy, thành viên được hiểu là các công ty chứng khoán có giấy phép kinh doanh nghiệp vụ môi giới hoặc tự doanh và phải đáp ứng các điều kiện nhất định của SGDCK, phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy chế thành viên do SGDCK ban hành thì mới được chấp nhận trở thành thành viên. 4.2 Phân loại thành viên Trên phương diện tổng quan, có thể phân loại thành viên theo từng nghiệp vụ mà nó thực hiện trên Sở giao dịch, bao gồm: - Thành viên môi giới: Là thành viên làm trung gian giữa người bán và mua chứng khoán và được hưởng hoa hồng môi giới. Nói cách khác, thành viên môi giới là người thực hiện giao dịch chứng khoán nhân danh và vì lợi ích của nhà đầu tư để hưởng hoa hồng. - Thành viên tự doanh: Là thành viên tham gia vào các giao dịch chứng khoán với tư cách là một bên đối tác và thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán. Nói cách khác, thành viên tự doanh là người thực hiện giao dịch chứng khoán nhân danh và vì lợi ích của chính mình nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Thành viên lập giá: Ở những SGCCK áp dụng phương thức đấu giá thì có thêm loại thành viên lập giá. Thành viên này có vai trò duy trì một thị trường trật tự và công bằng đối với một hoặc nhiều loại chứng khoán. Ngoài ra, tại những SGDCK được tổ chức theo mô hình thành viên, căn cứ vào mức độ góp vốn của Sở, người ta phân thành viên ra làm hai loại: thành viên chính thức và thành viên đặc biệt. + Thành viên chính thức: Là những công ty chứng khoán góp vốn vào SGDCK. + Thành viên đặc biệt: Là các công ty chứng khoán thành viên không tham gia góp vốn vào Sở, chỉ thuê chỗ ngồi để giao dịch tại Sở. 4.3 Tiêu chuẩn để trở thành thành viên: Thông thường, người ta thường quan tâm đến các khía cạnh sau: - Tình hình hoạt động - Tình hình tài chính - Tình hình nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật - Tình trạng pháp lý 4.4 Quyền và nghĩa vụ của thành viên: Tư cách thành viên của SGDCK làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của thành viên. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 3 – Điều 39 Luật chứng khoán 2006, thành viên giao dịch có các quyền sau đây: - Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do SGDCK cung cấp - Nhận các thông tin về TTGDCK từ SGDCK - Đề nghị SGDCK làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động GDCK của thành viên giao dịch - Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK - Các quyền khác theo quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của SGDCK Theo quy định tại khoản 4 – Điều 39 Luật chứng khoán 2006, thành viên giao dịch có các nghĩa vụ sau đây: - Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 71 của Luật này - Chịu sự giám sát của SGDCK - Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các phí dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính - Công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 của Luật này và Quy chế công bố thông tin của SGDCK - Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của SGDCK trong trường hợp cần thiết - Các nghĩa vụ khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của SGDCK 5. Hoạt động cơ bản của SGDCK: Chức năng cơ bản của SGDCK là tổ chức TTGDCK tập trung cho các loại chứng khoán đồng thời quản lý và giám sát thị trường này để đảm bảo các giao dịch diễn ra an toàn, công khai, hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Để thực hiện được các chức năng này, SGDCK được tiến hành các hoạt động mang tính nghiệp vụ: i. Hoạt động niêm yết chứng khoán ii. Hoạt động giao dịch chứng khoán iii. Hoạt động giám sát iv. Hoạt động công bố thông tin Những hoạt động trên là các hoạt động đặc thù của SGDCK. * Một ví dụ thực tế về hoạt động của 1 công ty chứng khoán Căn cứ theo : - Công văn số 105/TB-SGDHNcủa Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội ngày 24/02/2012 về việc thay đổi thời gian giao dịch tại SGDCK Hà Nội. - Công văn số 351/2012/SGDHCM-CNTT của Sở giao dịch Chứng Khoán Hồ Chí Minh ngày 23/02/2012 về việc thay đổi thời gian giao dịch tại SGDCK TP. HCM. - Công văn số 802/VSD-TTBT của Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam ngày 24/02/2012 về việc hủy bỏ thanh toán trực tiếp T+1. Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng xin thông báo đến Quý Khách Hàng thời gian giao dịch như sau : 1. Thời gian giao dịch : Thời gian Sàn HOSE Sàn HNX và UPCOM 9h00 – 9h15 Khớp lệnh định kỳ mở cửa Khớp lệnh liên tục 9h15 – 11h30 Khớp lệnh liên tục 9h00 – 11h30 Giao dịch thỏa thuận 11h30 – 13h00 Nghỉ 13h00 – 13h45 Khớp lệnh liên tục 13h45 – 14h00 Khớp lệnh định kỳ đóng cửa Khớp lệnh liên tục 14h00 – 14h15 Khớp lệnh liên tục 13h00 – 14h15 Giao dịch thỏa thuận 2. Hủy bỏ thời gian thanh toán T+1 đối với giao dịch thỏa thuận từ 100.000 cổ phiếu , chứng chỉ quỹ trở lên. 3. Thời gian áp dụng từ ngày 05-03-2012. III. Đánh giá thực trạng, một số kiến nghị và giải pháp xây dựng pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của SGDCK tại Việt Nam 1. Đánh giá thực trạng: 1.1 Về hình thức pháp lý, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của SGDCK 1.1.1 Hình thức pháp lý SGDCK hiện nay là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của LCK. Mô hình này phù hợp trong gia đoạn hiện nay, nhưng chưa phải là mô hình lý tưởng, lâu dài trong tương lai. 1.1.2 Bộ máy quản lý và điều hành SGDCK có Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Ban Kiểm soát. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc SGDCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN. Quyền và nhiệm vụ của HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc và Ban Kiểm soát được quy định tại Điều lệ SGDCK. 1.2 Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động của SGDCK tại Việt Nam 1.2.1 Về mô hình cơ cấu sở hữu, tổ chức của SGDCK Do Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của SGDCK nên Nhà nước vẫn phải gánh vác những trọng trách quan trọng trong mọi hoạt động của Sở. Tính tự quản của Sở đã được nâng cao một cách rõ rệt thay đổi về cả lượng và chất so với TTGDCK trước đây. Tuy nhiên, SGDCK vẫn phục thuộc vào Nhà nước về cơ chế, chính sách nên không tạo nên một sự linh hoạt khi SGDCK tự mình gia các quan hệ hợp tác và điều hành hoạt động của Sở. Với mô hình pháp lý hiện nay, cả SGDCK Hà Nội và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh SGDCK đều là Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu, do vậy, không tạo nên được yếu tố cạnh tranh lành mạnh giữa hai SGDCK ngay trong chính quốc gia mình. SGDCK sẽ không có động lực mạnh mẽ để vươn lên và cạnh tranh với các SGDCK trong khu vực. 1.2.2 Việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động của SGDCK Hiện nay, SGDCK tại Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc pháp lý đặc thù: công khai, trung gian và định giá. Đây là những quy tắc cơ bản, xuyên suốt thể hiện trong các quy định về hoạt động của Sở. Tuy nhiên, pháp luật về SGDCK tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định chung ghi nhận các nguyên tắc đặc thù trên trong pháp luật và trong quy chế của Sở. 1.2.3 Quy định về thành viên giao dịch tại SGDCK Thành viên giao dịch tại SGDCK là các công ty chứng khoán được SGDCK chấp thuận trở thành thành viên giao dịch. Hiện nay, các quy định về thành viên đã ở mức độ tương đối hoàn thiện và phù hợp với mô hình hoạt động của SGDCK. Tuy nhiên, các thành viên giao dịch sẽ không có vai trò trong quá trình sở hữu và điều hành hoạt động của thị trường, họ vẫn chỉ là các "thành viên giao dịch", chứ không phải là "thành viên" theo đúng nghĩa của nó. Các thành viên này không có quyền năng trong quá trình điều hành, quản lý các hoạt động của SGDCK. 1.2.4 Qu