Đề tài Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh thuộc Huyện Giao Thuỷ Tỉnh Nam Định có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng sinh học. Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái ĐẤT NGẬP NƯỚC điển hình ở miền Bắc Việt Nam. Với diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100 ha và vùng đệm rộng 8.000 ha, trong đó có gần 3.000 ha rừng ngập mặn và nhiều loài thuỷ sinh có giá trị cao, đã tạo nên sự trù phú của vùng đất mới này. Đặc biệt ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã phát hiện trên 200 loài chim, trong đó có khoảng 150 loài di trú, gần 50 loài chim nước với số lượng cá thể khi đông đúc lên tới 30 - 40 ngàn con, có 9 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế. Chính vì thế, từ tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận vùng đất này là thành viên công ước quốc tế RAMSAR ( Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước ). Đây cũng là điểm RAMSAR đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Để bảo tồn tốt Khu RAMSAR Xuân Thuỷ, năm 1995, Chính Phủ đã uỷ quyền cho Bộ Lâm nghiệp ( Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phê duyệt Luận chứng KT - KT Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ ,taị Quyết định số : 26-LN/KH ngày 19/1/1995. Từ đó Ban quản lý Khu bảo tồn đã cùng với địa phương nỗ lực quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở khu vực. Đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ về cơ bản vẫn còn giữ được tương đối tốt tài nguyên rừng và chim di trú. Nguồn lợi thuỷ sản vẫn còn duy trì được thu nhập khá cao cho kinh tế xã hội của địa phương. Vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ rộng gần 8.000 ha,bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn,toàn bộ Bãi Trong và diện tích tự nhiên của 5 xã ( Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc ,Giao Xuân và Giao Hải). Những năm qua, nhờ khai thác tiềm năng vùng bãi bồi ven biển nên bức tranh về KT-XH của các xã vùng đệm đã có những khởi sắc. Phần diện tích tự nhiên của 5 xã hiện tại đã trở thành nơi sinh sống của cộng đồng địa phương và là nơi canh tác lúa nước truyền thống. Khu vực bãi bồi thuộc vùng đệm, một phần đã được chuyển hoá thành khu nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến,một phần diện tích được phục hồi lại rừng ngập mặn với sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan mạch.

doc82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6106 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 04 04 05 06 06 07 08 08 08 10 12 13 13 13 14 16 16 16 18 19 19 20 22 22 22 30 41 Phần 1 : MỞ ĐẦU 1.1-Tổng quan về Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 1.2-Những yêu cầu cấp thiết phải quản lý bảo vệ &phát triển... 1.3- Sự cần thiết phải Quy hoạch quản lý bảo vệ & phát triển ... 1.4-Mục đích của qui hoạch. 1.5-Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch .... Phần 2 : HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 2.1 - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VÙNG BÃI BỒI VQG XUÂN THUỶ 2.1.1- Địa hình và cảnh quan của toàn vùng. 2.1.2- Đặc điểm đất đai. 2.1.3 -Đặc điểm thuỷ văn 2.1.4 -Đặc điểm khí hậu 2.2 - TÀI NGUYÊN SINH VẬT CỦA VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 2.2.1- Hệ thực vật 2.2.2 - Lớp chim 2.2.3 - Lớp thú 2.2.4 - Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng 2.2.5 - Tài nguyên thuỷ sản 2.3 - SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC XUÂN THUỶ ( NAY LÀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ ) 2.3.1 - Các mục tiêu và chức năng cơ bản của Khu bảo tồn 2.3.2 - Các phân khu chức năng của Khu bảo tồn 2.3.3 - Các chương trình hoạt động và việc thực hiện 2.3.4 - Những tồn tại của Luận chứng KT-KT của KBTXT:1995 2.4 - THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC VQGXT : 2.4.1- Thực trạng Vùng lõi của VQGXT 2.4.2- Thực trạng Vùng đệm của VQGXT 2.4.3-Thực trạng Du lịch của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 42 45 46 47 48 49 50 53 53 53 55 55 58 60 62 65 68 68 70 73 76 76 77 79 79 80 80 80 81 *ĐÁNH GIÁ CHUNG,MẶT MẠNH,MẶT YẾU : Phần 3: QUY HOẠCH QUẢN LÝ BẢO VỆ &PHÁT TRIỂN VQGXT 3.1 - QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 3.2 - DỰ BÁO PHÁT TRIỂN 3.3 - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 3.3.1 - Các mục tiêu tổng quát 3.3.2 - Các mục tiêu cụ thể 3.4- QUY HOẠCH CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG & CÁC CHƯƠNG TRÌNH : 3.4.1- Quy hoạch bảo tồn vùng lõi VQGXT: 3.4.1.1- Quy hoạch các phân khu chức năng 3.4.1.2- Các chương trình hoạt động: a - Quản lý bảo vệ tài nguyên thực vật,chim thú & ĐVHD. b - Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản. c - Quản lý tài nguyên nước ở Vườn quốc gia Xuân thuỷ. d - Xây dựng Khu Trung tâm HC-DV& kiến trúc cảnh quan. e - Chương trình nghiên cứu, giám sát môi trường&đào tạo CB 3.4.2 - Quy hoạch đầu tư phát triển Vùng đệm: 3.4.2.1-Quy hoạch không gian vùng đệm VQGXT 3.4.2.2-Chương trình hoạt động của Vùng đệm. 3.4.3 - Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở VQGXT. 3.5 - NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH: 3.5.1- Nhóm các giải pháp về tuyên truyền GDMT cộng đồng 3.5.2- Nhóm các giải pháp về cơ chế chính sách 3.5.3 -Nhóm các giải pháp về tạo nguồn lực đầu tư a-Khái toán vốn đầu tư: thiết bị,thời gian & nguồn vốn. b- Giải pháp huy động vốn để thực hiện quy hoạch 3.6- HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 3.6.1 -Về mặt môi trường. 3.6.2 - Về mặt kinh tế . 3,6.3 - Về mặt xã hội . 3.7- TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH: 83 3.7.1 - Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 83 3.7.2 - Các cơ quan và đối tượng hữu quan 85 Kết luận và Kiến nghị 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 Phụ lục 93 - Các Phụ biểu,các Bản đồ hiện trạng và quy hoạch VQG XT - Danh lục động thực vật & các văn bản pháp lý liên quan. CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BQL : Ban quản lý . - DLST: Du lịch sinh thái - ĐDSH : Đa dạng sinh học - ĐNN : Đất ngập nước - ĐVHD: Động vật hoang dã - GDMT: Giáo dục môi trường - HST : Hệ sinh thái - KBT: Khu bảo tồn - KBTXT : Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thuỷ - KT - XH : Kinh tế - xã hội - KT - KT : Kinh tế - kỹ thuật - NN &PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản - NLTS : Nguồn lợi thuỷ sản - UBND : Uỷ ban nhân dân - CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức. - RNM : Rừng ngập mặn - TN - MT : Tài nguyên -môi trường - - VQG : Vườn quốc gia - VQGXT : Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU 1.1- TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ: Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh thuộc Huyện Giao Thuỷ Tỉnh Nam Định có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng sinh học. Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái ĐẤT NGẬP NƯỚC điển hình ở miền Bắc Việt Nam. Với diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100 ha và vùng đệm rộng 8.000 ha, trong đó có gần 3.000 ha rừng ngập mặn và nhiều loài thuỷ sinh có giá trị cao, đã tạo nên sự trù phú của vùng đất mới này. Đặc biệt ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã phát hiện trên 200 loài chim, trong đó có khoảng 150 loài di trú, gần 50 loài chim nước với số lượng cá thể khi đông đúc lên tới 30 - 40 ngàn con, có 9 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế. Chính vì thế, từ tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận vùng đất này là thành viên công ước quốc tế RAMSAR ( Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước ). Đây cũng là điểm RAMSAR đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Để bảo tồn tốt Khu RAMSAR Xuân Thuỷ, năm 1995, Chính Phủ đã uỷ quyền cho Bộ Lâm nghiệp ( Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phê duyệt Luận chứng KT - KT Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ ,taị Quyết định số : 26-LN/KH ngày 19/1/1995. Từ đó Ban quản lý Khu bảo tồn đã cùng với địa phương nỗ lực quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở khu vực. Đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ về cơ bản vẫn còn giữ được tương đối tốt tài nguyên rừng và chim di trú. Nguồn lợi thuỷ sản vẫn còn duy trì được thu nhập khá cao cho kinh tế xã hội của địa phương. Vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ rộng gần 8.000 ha,bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn,toàn bộ Bãi Trong và diện tích tự nhiên của 5 xã ( Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc ,Giao Xuân và Giao Hải). Những năm qua, nhờ khai thác tiềm năng vùng bãi bồi ven biển nên bức tranh về KT-XH của các xã vùng đệm đã có những khởi sắc.. Phần diện tích tự nhiên của 5 xã hiện tại đã trở thành nơi sinh sống của cộng đồng địa phương và là nơi canh tác lúa nước truyền thống. Khu vực bãi bồi thuộc vùng đệm, một phần đã được chuyển hoá thành khu nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến,một phần diện tích được phục hồi lại rừng ngập mặn với sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan mạch. 1.2- NHỮNG YÊU CẦU CẤP THIẾT PHẢI QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VỪƠN QUỐC GIA XUÂN THUỶ: Việc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Do dân số quá đông, thiếu công ăn việc làm và không có phương pháp sử dụng tài nguyên bền vững nên sức ép về khai thác nguồn lợi tự nhiên của cộng đồng dân từ vùng đệm lên vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khá gay gắt; Bởi vậy cần phải tăng cường hoạt động quản lý bảo vệ để giữ gìn di sản thiên nhiên quí giá này, mặt khác cũng phải tôn tạo và phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của kinhtế - xã hội. Sau ngày Khu bảo tồn Xuân Thuỷ được phê duyệt Luận chứng KT-KT, nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả khách quan và chủ quan, Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Xuân Thuỷ chưa được đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu của Dự án. Cơ sở vật chất nhỏ bé và bị xuống cấp, biên chế của Ban quản lý mỏng, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều hạn chế; trong khi hoạt động xâm hại tài nguyên môi trường của cộng đồng vùng đệm vào vùng lõi của Khu bảo tồn diễn biến rất phức tạp, dẫn đến khả năng khó có thể thực hiện tốt cam kết quốc tế của Chính phủ khi đã đăng ký vùng đất ngập nước ở Khu bảo tồn thiên nhiên tham gia công ước RAMSAR. Trước những nhu cầu bức xúc như đã nêu ở trên, UBND tỉnh Nam Định đã cùng Bộ Nông nghiệp & PTNT trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế quản lý và đầu tư giúp cho BQL Khu bảo tồn và địa phương thực hiện tốt hơn sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên ở Địa danh RAMSAR Xuân Thuỷ. Ngày 2/1/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số : 01/2003 /QĐ - TTg chuẩn y việc " Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ " . Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số: 872/2003/QĐ-UB ,ngày 24/4/2003 V/v "Quy định chức năng nhiệm vụ ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ" ,nhằm tăng cường cơ chế quản lý cho Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Từng bước tiến tới thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ thành mẫu chuẩn điển hình của Hệ sinh thái Đất ngập nước tiêu biểu cho vùng cửa sông ven biển Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. 1.3 -SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ : Lịch sử tự nhiên của đồng bằng châu thổ sông Hồng là một mô hình sinh thái tổng hợp giữa điều kiện địa mạo thuỷ văn và sinh vật ngập nước sinh động; ảnh hưởng lâu dài của qúa trình mở đất và hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã làm thay đổi cơ bản diện mạo cảnh quan tự nhiên của vùng. Lịch sử không thể đảo ngược nhưng mô hình Vườn quốc gia Xuân Thuỷ với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, lưu giữ một di sản thiên nhiên quý giá của vùng cửa sông ven biển điển hình ở Bắc Bộ; cần phải được trân trọng giữ gìn cho chiến lược phát triển bền vững. Một mặt cần đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, mặt khác cũng cần phải thoả mãn nhu cầu bảo tồn một Khu dự trữ thiên nhiên quí giá mang tầm cỡ quốc gia & quốc tế. Việc quy hoạch quản lý bảo vệ & phát triển Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là phù hợp với những thể chế pháp lý của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , phù hợp với các Công ước quốc tế về bảo vệ tài nguyên môi trường. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực hiện tốt cam kết quốc tế của Chính phủ khi đã đăng ký vùng đất ngập nước thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ tham gia công ước RAMSAR và Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với những đặc điểm nổi bật đã nêu ở trên , cùng với những yếu tố gây khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ trong thời gian qua đã tạo nên nhu cầu cấp thiết cần phải Quy hoạch quản lý bảo vệ & phát triển Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, nhằm bảo tồn một mẫu cảnh quan đặc sắc cuả vùng cửa sông ven biển ở Trung tâm đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Đó sẽ là một việc làm có ý nghĩa sâu sắc trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước : Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài chim và những loài thuỷ sinh quý hiếm; Đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của khu vực theo định hướng "Bền vững, phồn thịnh và văn minh ". 1.4 MỤC ĐÍCH CỦA QUY HOẠCH: Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nhằm thiết lập một kế hoạch quản lý tổng hợp và khoa học làm căn cứ để tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đã được xác định cụ thể từ các Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ và UBND Tỉnh Nam Định về Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Quy hoạch Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nằm trong quy hoạch bảo tồn và phát triển chung của Hệ thống các Vườn quốc gia của Việt nam. Mặt khác cũng phải phù hợp với Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội của địa phương; Nhằm tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà ngay trong nội vi Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và toàn bộ khu vực; Từng bước tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà vẫn bảo vệ tốt tài nguyên môi trường ( Phát triển bền vững ). 1.5 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH: - Công văn số 302/KG, ngày 6/8/1998 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng( nay là Văn phòng Chính Phủ ) về việc đồng ý khoanh vùng cửa sông Hồng thuộc tỉnh Nam Hà đăng ký gia nhập công ước RAMSAR. Công văn 1343/ĐTCB, ngày 1/10/1989 của Uỷ ban khoa học nhà nước (nay là Bộ khoa học & công nghệ ) về việc UNESCO công nhận vùng bãi bồi Xuân Thuỷ gia nhập công ước RAMSAR. - Quyết định số: 26/LN-KH ,ngày 19/1/1995 của Bộ Lâm nghiệp ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) được sự uỷ quyền của Chính phủ đã phê duyệt luận chứng KT - KT Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Xuân Thuỷ . - Quyết định số 479/QĐ - UB,ngày 10/5/1995 của UBND tỉnh Nam Hà (nay là UBND tỉnh Nam Định )V/v thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ. - Tờ trình số 98/VP3, ngày 11/7/2002 của UBND tỉnh Nam Định trình Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Nông Nghiệp & PTNT về việc đề nghị chuyển hạng Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Công văn số 2048/BNN-KL ,ngày 31/7/2002 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về việc Chuyển hạng K hu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Tờ trình số 183/VP3 , ngày 6/12/2002 của UBND tỉnh Nam Định trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xác định địa giới vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy - Văn bản số 4822/BNN-KL, ngày 24/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ " về việc mở rộng diện tích vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ " - Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg, ngày 02/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về " Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ '. - Quyết định số 872/2003/QĐ-UB, ngày 24 tháng 4 năm 2003 của UBND tỉnh Nam Định về "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ " - Quyết định số: 2449/2003/QĐ-UB,ngày 22/9/2003 của UBND Tỉnh Nam Định V/v "Phê duyệt Báo cáo đầu tư xây dựng Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ." - Các văn bản pháp lý khác như : "Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai , Luật bảo vệ môi trường, Luật thuỷ sản, Luật về tài nguyên nước, Qui chế quản lý rừng đặc dụng....... Phần thứ hai : HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 2.1 -NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 2.1.1 - Địa hình và cảnh quan toàn vùng : Vùng bãi triều cửa sông ven biển huyện Giao Thuỷ có diện tích khoảng 10.000 ha, gồm : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu & Cồn Xanh ( Cồn Mờ ). a- Đặc điểm chung : Vùng bãi bồi Huyện Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m. Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi sông Vọp & sông Trà , chia khu vực thành 4 khu là : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. - Bãi Trong : Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia ( đê Ngự Hàn ) và phiá Nam được giới hạn bởi sông Vọp. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua & khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha.Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM - Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà có chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Phần diện tích Cồn Ngạn ( thuộc vùng đệm ) đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại giới hạn bởi đê Vành lược và sông Trà thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ vẫn có rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm ( ở giáp sông Hồng ) và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảnh canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha. - Cồn Lu : Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000 m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m . ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao ( 1,2m - 2,5 m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà. Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có nước thuỷ triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển. Diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2500 ha. - Cồn Mờ ( Cồn Xanh ): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha. Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích đất nổi khi triều kiệt : 3.100 ha và đất còn ngập nước 4.000 ha. Tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha. b-Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại : Trong khoảng vài chục năm gần đây, vùng bãi triều cửa sông Hồng thuộc Huyện Giao Thuỷ được con người quan tâm nhiều hơn để cố gắng khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ quốc kế dân sinh. Giai đoạn 1960 - 1985 là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm :" lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển ". ở giai đoạn này đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn ( vùng Điện Biên-Xã Giao An ). Từ năm 1985 - 1995 là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển. Phương châm " vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt " đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tôm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn. Hai trục đường 1 & 2 nối đê Ngự Hàn và đê Vành lược đã tạo ra một vùng cảnh quan mới ( vùng nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến). Hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tôm. Gần 2000 ha bãi triều không còn giữ được cảnh quan tự nhiên nữa mà bị ngăn thành nhiều ô thửa để điều tiết nước theo yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản ( NTTS ) quảng canh của chủ đầm. Nhà nước địa phương cũng can thiệp khá mạnh bằng cách quy hoạch vùng nuôi, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, làm thay đổi đáng kể bộ mặt tự nhiên ở khu vực bãi bồi vùng cửa sông Hồng của Huyện Giao Thuỷ . Cảnh quan hùng vĩ và hoang dã của vùng bãi triều đã nhường chỗ cho các mô hình canh tác mới của con người. Đồng thời kéo theo sự suy giảm về số lượng và chất lượng các loài động vật hoang dã và môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên với tầm nhìn xa trông rộng, Chính phủ đã lưu giữ lại một vùng đất ngập nước nguyên sinh, hiện là vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Đây là một di sản thiên nhiên quý giá, không gì có thể thay thế được dành cho các thế hệ mai sau . 2.1.2 : Đặc điểm đất đai : Đất đai toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn sa bồi ( phù sa bồi lắng ) của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu : bùn phù sa ( cố kết dần trở thành lớp đất thịt ) và cát lắng đọng ( tích đọng và di động do ngoại lực trở thành giồng cát ). Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất và phân bố đất . Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông ven biển được xác định bởi lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình : - Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần. - Đất trung bình, thịt trung bình - Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét ( sét cố kết ). Những nhóm đất chưa ổn định còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, sóng, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng. Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng B, tầng trên không dầy quá 20 cm. Tập đoàn cây thuộc loại hình rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, nâng dần cốt cao trình ven biển. Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước là cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây nam (lưỡi đất cửa sông ). Độ PH của lớp đất khá ổn định ( thịt - thịt nặng từ 7,2 - 7,6 ) và mức độ nhiễm mặn với mật độ NH biến động từ 17,2-20 miligam trong 100 gram đất khô lấy mẫu. Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây ngập mặn ( Mangrove ). Thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thể rừng ngập nước, hình thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông ven biển. Các loại đất cụ thể của khu vực như sau: - Vùng lõi : rộng 7.100 ha,trong đó có 3.100 ha đất nổi,4.100 ha đất còn đang ngập nước, 948 ha đất cát & cát pha ,2.152 ha đất thịt và đất sét,Rừng ngập mặn 1.855ha,rừng phi lao : 93 ha ( Chi tiết xem biểu 2.1.1 ) - Vùng đệm : rộng 8.000 ha;trong đó : 1.407 ha còn ngập nước,6.593 ha đất nổi,đất cát pha 220 ha,đất thịt & sét 6.373 ha,đất có rừng ngập mặn 1.724 ha,rừng phi lao 6 ha.( chi tiết ở biểu 2.1.2 ) Bảng 2.1.1 - Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQGXT ĐV tính : ha Loại đất Đất còn ngập Đất thịt + sét Đất cát & cát pha Tổng số Khu vực nước thường xuyên và sông lạch Có RNM Đất trống Tổng Có phi lao Đất trống Tổng Có rừng Đất trống Tổng Cồn Ngạn 300 644 140 784 200
Luận văn liên quan