Đề tài Quy trình hỗ trợ tín dụng tại PGBank chi nhánh Sài Gòn

Hiện nay, Ngành Ngân Hàng ngày càng có một vai trò quan trọng trên thị trường rộng lớn. Nó đã trở thành một định chế tài chính trung gian lý tưởng giữa người cho vay và người đi vay. Do đó, Tín dụng là một phần không thể thiếu khi nói đến ngân hàng, nó giúp ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình thông qua lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Bên cạnh tín dụng phải nói đến công tác hỗ trợ tín dụng, bởi đó là một quy trình cụ thể, hỗ trợ tín dụng hỗ trợ cho công tác tín dụng một cách chặc chẽ và tạo thành một quy trình phù hợp. Hỗ Trợ Tín Dụng kiểm soát việc cấp tín dụng trong ngân hàng và hoàn thiện về hồ sơ cũng như về công việc trên phần mềm hệ thống của ngân hàng. Có thể nói hỗ trợ tín dụng là một hậu phương vững chắc của công tác tín dụng và là hoạt động khá hiệu quả trong việc cho vay của Ngân Hàng. Qua gần hai tháng thực tập tại Ngân Hàng. Bằng việc tiếp súc với thực tế, em thấy công việc hỗ trợ tín dụng là một công việc khá phức tạp đòi hỏi các chuyên viên hỗ trợ tín dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định. Quy trình hỗ trợ tín dụng tại PGBank _chi nhánh sài gòn là một quy trình khá chặc chẽ và mang tính hệ thống cao. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, thực tế đang có nhiều biến động trong hoạt động của Ngân Hàng nhất là trong hoạt động tín dụng. Điều dó được biểu hiện qua sự thay đổi lãi suất thường xuyên trong thời gian vừa qua. Và nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến ngân hàng mà đặt biệt là trong công việc hỗ trợ tín dụng. Vì vậy đế ngân hàng hoạt động một cách có hiệu quả thì cần bộ phận hỗ trợ tín dụng phải thật sự hoạt động một cách hiệu quả hơn nữa, do vậy trong báo cáo thực tập của mình em có đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình hỗ trợ tín dụng và mong những ý kiến đóng góp này có thể góp phần làm nâng cao hiệu quả Hỗ Trợ Tín Dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex nói riêng và hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại nói chung.

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4655 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình hỗ trợ tín dụng tại PGBank chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1.1. TÍN DỤNG 1.1.1. Khái Niệm: Tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh: (Creditium) có thể hiểu là sự tin tưởng, sự hẹn trả. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này vói chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả. Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất dịnh dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người di vay (người sử dụng) và khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu, khoản giá trị đổi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. 1.1.2. Phân Loại: 1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: * Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, vốn vay ngắn hạn thường được sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh có chu kỳ luân chuyển vốn ngắn, hoặc được sử dụng đầu tư vào dịch vụ và tiêu dùng của dân cư. ** Tín dụng trung, dài hạn: Tín dụng trung, dài hạn là loại tín dụng có thời hạn từ một năm trở lên, vốn vay trung, dài hạn thường được sử dụng để thực hiện các dự án, đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống có chu kỳ luân chuyển vốn dài hạn. 1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng: * Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành tài sản lưu động của doanh nghiệp. Thường dược chia thành các loại: Cho vay dự trữ hàng hóa, dự trữ nguyên vật liệu, cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá trị, thời hạn đối với loại tín dụng này thường là ngắn hạn. ** Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp, loại tín dụng này thường được cấp để phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất… 1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng: * Tín dụng sản xuất: Tín dụng sản xuất là loại tín dụng được cấp cho các doanh nghiệp để trực tiếp tiến hành sản xuất hàng hóa, thời hạn tín dụng tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất. ** Tín dụng lưu thông và kinh doanh dịch vụ: Đây là loại tín dụng được cấp cho các doanh nghiệp để tiến hành buôn bán hnag2 hóa hoặc là kinh doanh thời vụ. *** Tín dụng tiêu dùng: Đây là hình thức cho vay cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống dân cư. 1.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng: * Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng bằng hàng hóa giữa các nhà doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, được biếu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. ** Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa nột bên là ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với một bên là cá nhân, các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức kinh tế… *** Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng bằng tiền hoặc bằng hiện vật giữa một bên là Nhà Nước với một bên là dân cư, trong dó nhà nước là người di vay để trang trải các khoản chi tiêu ngân sách Nhà Nước, còn dân cư là người cho vay bằng cách mua các trái phiếu chính phủ như công trái Nhà Nước hoặc tín phiếu kho bạc. 1.1.3. Rủi ro trong tín dụng: Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể được chia làm 2 nhóm chính: - Nhóm thuộc về cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng: Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học. - Nhóm thuộc về con người trong đó có cán bộ NHTM và người đi vay. 1.3.1.1. Rủi ro xuất phát từ phía nhà quản lý ngân hàng + Về chủ quan: Khi nói đến rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng ngân hàng, chúng ta thường đề cập đến rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà ít nói đến rủi ro đạo đức của người quản lý. Một nhà quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì phòng ngừa được sự phát sinh của loại rủi ro này. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển. Chẳng hạn khi nhà quản lý hay bộ phận nhóm cán bộ quản lý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chí không đủ điều kiện và đã được cán bộ tín dụng, thẩm định ghi rõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm định là không duyệt cho vay. Thông thường thì những khoản vay đó sẽ không được phê duyệt, nhưng vì một lý do tế nhị nào đó, nhà quản lý hay nhóm cán bộ quản lý đã bằng cách này hay cách khác, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo (trên thực tế thì rất ít cán bộ tín dụng có thể tự bảo vệ quan điểm ban đầu của mình). + Về khách quan: Rủi ro trong quản trị kinh doanh NHTM như một tất yếu là không thể tránh khỏi. Song việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, không đánh giá đúng năng lực cũng như phẩm chất tư cách đạo đức nghề nghiệp thì sẽ dẫn đến sử dụng những cán bộ thiếu trung thực... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiện nay, hàng loạt ngân hàng cổ phần ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực cũng đặt ra một cách bức xúc gay gắt. Thứ nhất, đối với các ngân hàng mới thành lập thì việc thu hút cán bộ thường là nguồn cán bộ mới ra trường... Thứ hai, các ngân hàng thương mại quốc doanh có những cán bộ có năng lực thì bị các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh thu hút, việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo tín dụng cũng là một khó khăn, bởi quá trình kiểm tra đánh giá bổ nhiệm cán bộ là rất phức tạp, nhạy cảm, vì đây là những vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như phòng ngừa rủi ro. 3.1.1.2. Rủi ro xuất phát từ phía cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng (cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định...) Cần nhấn mạnh rằng rủi ro trong hoạt động tín dụng là khó có thể tránh khỏi. Dù cán bộ tín dụng, những người liên quan đến công tác thẩm định, cho vay đã rất tận tâm nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro. Vì một nguyên nhân khách quan là không phải khách hàng nào vay vốn ngân hàng cũng kinh doanh có hiệu quả. Chúng ta phải thừa nhận rằng ở đâu chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ nghi ngờ, nợ xấu... luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, ở đâu sự quan tâm chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó, chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao và thậm chí mất cả cán bộ. 3.1.1.2. Rủi ro tín dụng xuất phát từ phía người vay vốn Rủi ro đạo đức trong kinh doanh của các NHTM không phải chỉ do cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên tín dụng của ngân hàng mà còn do một số đối tượng là những người vay vốn. Có thể thấy rõ rủi ro tín dụng xuất phát từ phía người vay vốn chia làm hai loại đối tượng: (1) không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (2) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Cũng không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn ngân hàng. 1.2.HỖ TRỢ TÍN DỤNG: 1.2.1 Hỗ Trợ Tín Dụng là gì?  2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX ( Gọi tắt là PG BANK) 2.1.1. Lịch Sử Hình Thành: Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu) Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng.Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hàng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay. Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. 2.1.2. Những Bước Phát Triển Của PG Bank Tháng 5 năm 2007, Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và ít nhất là 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 (theo thống kê chỉ tiêu đề ra vào cuối tháng 12 năm 2007_ Phụ Lục Các Chỉ Tiêu Ngoài Bảng Cân Đối Kế Toán).Tính đến 31/05/2007, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 1.632 tỷ đồng, dư nợ đạt 900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2007 đạt 17 tỷ đồng. Ngày 24 tháng 12 năm 2008 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chính thức thông báo tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.  PG Bank có kế hoạch tiếp tục tăng vốn lên ít nhất là 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010. Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, PG Bank đang đi từng bước vững chắc, trong đó, chú trọng xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại, mô hình quản trị tiên tiến, làm cơ sở để PG Bank có khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng chất lượng cao và thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng. 2.1.3. Các Cổ Đông Lớn Của PG BANK: - Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng ( chiếm 40% vốn điều lệ). - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (gọi tắt là SSI) là cổ đông chiếm 9,98% vốn điều lệ của Ngân hàng. 2.1.4. Các Sản Phẩm Cho Vay Của PG BANK- Chi Nhánh Sài Gòn: 2.1.4.1.Cho vay nếu khách hàng là khách hàng cá nhân: - Cho vay mua nhà: Khách hàng có hợp đồng mua bán, đặt cọc mua nhà ký với bên bán nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Đối với nhà chung cư cao cấp, nhà phân lô, có hợp đồng mua bán ký với chủ dự án, hóa đơn chứng từ nộp tiền qua các đợt. Quý khách có thể vay tối đa 70% số tiền mua nhà (nếu giá trị tài sản đủ bảo đảm cho số tiền vay); thời hạn vay được kéo dài tùy thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng - Cho vay xây nhà, sửa chữa nhà: Khách hàng có phương án xây sửa nhà thực tế và hợp lý. PGBANK có thể đáp ứng tối đa 70% giá trị phương án (nếu giá trị tài sản đủ bảo đảm cho số tiền vay); thời hạn vay tối đa phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của dự án và nguồn thu nhập của khách hàng - Cho vay mua ô tô: Khách hàng cần có hợp đồng, giấy tờ mua bán xe, giấy xác nhận sang tên đăng ký xe đối với ôtô đã qua sử dụng. Khách hàng có thể dùng chính chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Mức vay tối đa là 70% giá trị xe nếu là ôtô mới, 50% đối với ôtô đã qua sử dụng. Thời hạn cho vay tối đa là 48 tháng. - Cho vay du học quốc tế: Khách hàng cần có các giấy tờ chứng minh chi phí du học: thông báo học phí, sinh hoạt phí từ cơ sở giáo dục ở nước ngoài hoặc các chương trình tài liệu có liên quan đến việc lập thủ tục đi học (trường hợp chỉ mới có dự tính đi học). 2.1.4.2. Cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình - Cho vay mở rộng,  sửa chữa nhà xưởng: Khách hàng có phương án xây sửa, mở rộng nhà xưởng thực tế và hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển và có hiệu quả. PGBANK có thể cho vay tối đa 70% giá trị phương án (nếu giá trị tài sản đủ bảo đảm cho số tiền vay); thời hạn cho vay tối đa của Pgbank phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của dự án và nguồn thu nhập của khách hàng  - Cho vay mua ô tô trả góp: Khách hàng cần có hợp đồng, giấy tờ mua bán xe, giấy xác nhận sang tên đăng ký xe đối với ôtô đã qua sử dụng. Khách hàng có thể dùng chính chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Mức vay tối đa là 70% giá trị xe nếu là ôtô mới, 50% đối với ôtô đã qua sử dụng. Thời hạn cho vay tối đa là 48 tháng. - Cho vay góp vốn kinh doanh: Khách hàng cần có các giấy tờ xác nhận việc góp vốn kinh doanh vào một công ty hay tổ chức kinh tế. Hoạt động kinh doanh của công ty đó chứng minh được tính hiệu quả trong hoạt động. - Cho vay sản xuất kinh doanh/ Mở rộng sản xuất kinh doanh cá thể: Khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh/Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các sổ sách ghi chép kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần nhất (nếu có). - Cho vay đầu tư chứng khoán: PGBANK đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng có các hoạt động mua bán, chuyển nhượng các loại cổ phiếu, trái phiếu niêm yết tại sàn giao dịch chính thức, không chính thức, hoặc mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Để thực hiện nhu cầu vay này, ngoài những hình thức thế chấp cầm cố thông thường, khách hàng còn có thể dùng cổ phiếu đã phát hành hoặc sắp phát hành làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. 2.1.4.3. Cho vay nếu khách hàng là doanh nghiệp, - Cho vay bổ sung vốn lưu động: Khách hàng đang có nhu cầu vốn phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc bù đắp những thiếu hụt về vốn do chưa bán hết sản phẩm để thu hồi vốn, phục vụ cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Khách hàng đang hoàn thiện một dự án cũ, chưa được thanh toán hết khối lượng công trình, tuy nhiên khách hàng lại cần tiền để trả lương cho công nhân, mua nguyên vật liệu phục vụ cho một dự án mới vừa được ký kết... Sau khi tính toán cụ thể và chính xác nhu cầu vốn, đồng thời khách hàng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu vay vốn, PGBANK sẽ bổ sung một phần nhu cầu vốn lưu động này. Nếu nhu cầu vốn lưu động diễn ra thường xuyên, vòng quay vốn nhanh và việc vay trả đều đặn thì nên đăng ký vay theo hình thức hạn mức tín dụng. Thời hạn vay được tính toán dựa vào thời gian quay vòng vốn và không vượt quá 12 tháng. - Cho vay theo dự án đầu tư: Khách hàng đang có phương án mua sắm máy móc thiết bị, mua ôtô, phương tiện vận tải hoặc dự án xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng thực tế và hiệu quả, được hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên của công ty phê duyệt; PGBANK có thể đáp ứng tối đa 70% giá trị phương án (nếu giá trị tài sản đủ bảo đảm cho số tiền vay). Thời hạn vay tối đa phụ thuộc vào thời gian hoàn vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Thông thường, với mục đích vay này, khách hàng phải vay với thời hạn dài và việc trả nợ được tiến hành theo phương thức trả dần nhiều kỳ. -  Cho vay thanh toán: Khách hàng đang có cam kết với người bán (trong nước hoặc nước ngoài) về việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền hàng. Thời hạn thanh toán của khách hàng là trước khi nhận được hàng, tuy nhiên, khách hàng chỉ có đủ tiền thanh toán sau khi nhận và bán được số hàng hóa đó. Để có tiền thanh toán ngay cho người bán, khách hàng có thể vay trước tiền của PGBANK. Sau khi nhận đủ hàng và bán được số hàng hóa này thì sẽ hoàn trả lại vốn vay cho Ngân hàng. Khách hàng cũng có thể thế chấp chính lô hàng để vay vốn và áp dụng hình thức “Tiền vào, hàng ra” tương ứng. 2.1.5. Cơ Cấu tổ chức Chính Của PG BANK:  2.1.6. Cơ Cấu Của PG BANK_Chi Nhánh Sài Gòn: P.TGD: Phó Tổng Giám Đốc P.GD: Phó Giám Đốc TP: Trưởng Phòng KS: Kiểm Soát HTTD: Hỗ Trợ Tín Dụng NV: Nhân Viên NV CNTT: Nhân Viên Công Nghệ Thông Tin KTTC: Kế Toán Tài Chính  2.2. HỖ TRỢ TÍN DỤNG TẠI PG BANK_CHI NHÁNH SÀI GÒN 2.2.1. Các Hình Thức Cho Vay: - Cho vay thế cầm cố sổ tiết kiệm - Cho vay thế chấp xe - Cho vay thế chấp nhà đất - Cho vay tín chấp - Cho vay thế chấp hàng hóa 2.2.2. Danh Mục Hồ Sơ Vay Vốn 2.2.2.1. Cho Vay thế chấp sổ tiết kiệm: - Tờ trình thẩm định - Giấy cam kết cầm cố STK(2 bản) - Hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ (3 bản) - Giấy đề nghị vay vốn (2 bản) - CMND, hộ khẩu người đi vay - Bảng kê tài sản đảm bảo tiền vay (3 bản) - Sổ tiết kiệm (bản chính) *Khi tất toán - Quyết định xuất kho kiêm giải tỏa STK (3 bản) 2.2.2.2. Vay thế chấp xe: 2.2.2.2.1 Mục Đích Vay Vốn: - Đơn xin vay vốn - Phương án kinh doanh - Chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu hợp đồng mua bán xe, hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xe) 2.2.2.2.2. Hồ Sơ Giải Ngân: - Phiếu kiểm soát hồ sơ giải ngân (nếu hồ sơ còn phải bổ sung ) - Đánh giá rủi ro độc lập ( tùy theo hạn mức phê duyệt) - Tờ trình thẩm định của CV QHKH - Giấy nhận nợ (4 bản) - Hợp đồng tín dụng ( ngắn hạn, trung - dài hạn gồm 4 bản) - Phụ lục hợp đồng tín dụng (bảng trả gốc phân kỳ giành cho món vay trung – dài hạn) - Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (3 bản, dùng trong trường hợp người vay giải ngân bằng giấy hẹn lấy bản chính giấy đăng ký xe) - Hợp đồng thế chấp vay vốn ngân hàng (5 bản, khi có bản chính giấy đăng ký xe) - Lời chứng của công chứng viên (6 bản) - Biên bản định giá (3 bản) - Bảng kê tài sản đảm bảo tiền vay (3 bản – khi nhập kho) - Biên bản giao nhận tài sản (3 bản) - Công văn gửi Cảnh Sát Giao Thông (3 bản) (Phong tỏa xe) - Đơn yêu cầu đăng ký GDĐB (2 bản) - Mua bảo hiểm toàn bộ giá trị xe, người thụ hưởng là PGBank - Biên bản kiểm tra vốn sau khi cho vay 2.2.2.2.3 Hồ Sơ Pháp Lý: * Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp: + Giấy quyết định thành lập công ty (đối với doanh nghiệp thành lập trước năm 2000) + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Giấy chứng nhận đăng ký thuế + Biên bản hợp hội đồng thành viên (Cty TNHH), biên bản họp hội đồng quản trị (Cty CP) về quyết định vay vốn và cử người đại diện vay vốn + Quyết định bổ nhiệm người đại diện vay vốn (nếu Giám đốc là người đại diện vay vốn và có tên trên đăng ký kinh doanh thì không cần quyết định bổ nhiệm ) + CMND người đi vay + Giấy ủy quyền (nếu có ủy quyền) + Con dấu ( mang đi khi công chứng) + Bản thông tin CIC * Đối Với Khách Hàng Cá Nhân: + CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn), giấy chứng nhận độc thân (nếu chưa kết hôn), giấy chứng tử, ly hôn (vợ/chồng), nếu một trong hai người chết hoăc ly hôn, và giấy xác nhận độc thân của (vợ/chồng) từ thời điểm (vợ/chồng) chết hoặc ly hôn. + Giấy ủy quyền (thế chấp/công chứng/bảo lãnh) của người đồng sở hữu (vợ/chồng, người thừa kế, nếu những người này không ký trực tiếp vào hợp đồng đảm bảo tiền vay) + Bản thông tin CIC 2.2.2.2.4. Nguồn Trả Nợ: * Đối với khách hàng doanh nghiệp: + Bảng cân đối kế toán 02 năm gần nhất + Bảng kết quả kinh doanh 02 năm gần nhất + Bảng cân đối số phát sinh 02 năm gần nhất + Bảng chi tiết các khoản phải thu 02 năm gần nhất báo cáo nhanh + Bảng chi tiết các khoản phải trả 02 năm gần nhất báo cáo nhanh + Bảng chi tiết hàng tồn kho 02 năm gần nhất báo cáo nhanh + Các hợp đồng hóa đơn đầu vào + Các hợp đồng, hóa đơn đầu ra * Đối với khách hàng cá nhân: + Nguồn trả nợ ( quyết định về lương, xác nhận thu nhập của công ty, hợp đồng cho thuê……) 2.2.2.2.5. Tài Sản Đảm Bảo: - Giấy
Luận văn liên quan