Đề tài Quyền nhân thân theo qui định trong bộ luật dân sự - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Trong bản Tuyên ngôn độc lập độc ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu nói về quyền nhân thân theo Bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi. Trong các quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, có thể thấy mỗi người đều có một số quyền mà trong đó, quyền nhân thân là một trong những quyền cơ bản nhất. “Quyền nhân thân” (Personaltily rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự là sự khẳng định sự của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền nhân thân theo qui định trong bộ luật dân sự - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong bản Tuyên ngôn độc lập độc ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu nói về quyền nhân thân theo Bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi. Trong các quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, có thể thấy mỗi người đều có một số quyền mà trong đó, quyền nhân thân là một trong những quyền cơ bản nhất. “Quyền nhân thân” (Personaltily rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín… của người đó. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự là sự khẳng định sự của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân. BÀI LÀM I. Quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân Muốn hiểu rõ về quyền nhân thân được quy định trong BLDS, cần phải hiểu rõ thế nào là quan hệ nhân thân. 1. Quan hệ nhân thân và các đặc điểm của quan hệ nhân thân * Khái niệm quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Khi nói tới quan hệ nhân thân, chúng ta có thể hiểu các quan hệ này xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể, giá trị tinh thần này có thể gắn liền với lợi ích về kinh tế hoặc có thể không gắn liền với lợi ích về kinh tế. Luật Dân sự điều chỉnh hai đối tượng chính đó là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (Điều 1 BLDS). Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác, mang tính chất hàng hóa – tiền tệ (đem ra trao đổi, vì mục đích cá nhân bằng trị giá khi trao đổi, bồi thường thiệt hại hoặc tranh chấp khi chia tài sản), mang tính chất đền bù, ngang giá. Khác với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh vì lợi ích tinh thần, luôn gắn liền với chủ thể nó không mang tính hàng hóa - tiền tệ và không thể tính được bằng trị giá. Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là không thể thực hiện được. * Đặc điểm quan hệ nhân thân: Các quyền nhân thân được nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật hành chính quy định về trình tự, thủ tục để xác định các quyền nhân thân: phong các danh hiệu cao quý của Nhà nước; tặng thưởng các loại huân, huy chương; công nhận các chức danh… Luật hình sự bảo vệ các giá trị nhân thân bằng cách quy định: những hành vi nào khi xâm phạm đến những giá trị nhân thân nào được coi là tội phạm (như các tội: Vu khống, làm nhục người khác, làm hàng giả…). Một trong những yếu tố thể hiện sự khác nhau trong quan hệ nhân thân do từng ngành luật điều chỉnh đó chính là đặc điểm của quan hệ nhân thân đó. Quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh có những đặc điểm nỗi bật đó là: Thứ nhất, quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh luôn luôn liên quan đến một lợi ích tinh thần. Lợi ích tinh thần có thể là những giá trị tinh thần được pháp luật ghi nhận và mọi người tôn trọng như danh dự, nhân phẩm, uy tín… Nhưng lợi ích tinh thần đó cũng có thể là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, cây trồng). Lợi ích tinh thần là yếu tố chi phối quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh – để phân biệt với quan hệ tài sản, luôn liên quan đến tài sản. Thứ hai, quan hệ nhân thân không xác định được bằng tiền – Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, lợi ích tinh thần của cá nhân có thể do pháp luật quy định cho cá nhân, có thể do cá nhân có được liên quan đến hoạt động sáng tạo tinh thần, tuy nhiên các lợi ích tinh thần đó không thể định giá thành tiền hay nói cách khác về mặt pháp lí quan hệ nhân thân mang tính chất phi tài sản. Thứ ba, các lợi ích tinh thần luôn gắn liền với chủ thể. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ: Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 738 BLDS 2005 thì quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được coi là quyền nhân thân thuộc quyền tác giả. Tuy nhiên, quyền công cố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của tác giả có thể được chuyển giao cho người khác khi đảm bảo các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định (khoản 1, Điều 742 – Chuyển giao quyền tác giả). Mặc dù vậy thì vẫn có những yếu tố gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được. Thứ tư, các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp pháp luật quy định. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. * Phân loại quan hệ nhân thân: Luật Dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ nhân thân khằng định đây là những quyền tuyệt đối gắn liền với cá nhân. Quan hệ nhân thân trong Luật dân sự được chia làm 2 nhóm: Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. + Nhóm các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là nhóm các quan hệ xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu, các chủ thế sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo. Đây là những quan hệ nhân thân do cá nhân tạo ra từ việc tạo ra một giá trị tinh thần bằng nhân thân và gắn với tài sản và nó có thể chuyển giao cho người khác. + Nhóm các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là nhóm các quan hệ được Nhà nước quy định trong Bộ luật dân sự cho các cá nhân. Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế và hoàn toàn không thể chuyển giao được. 2. Quyền nhân thân và những quy định về quyền nhân thân trong bộ luật dân sự 2005 “Quyền” được hiểu theo góc độ pháp lí là điều mà pháp luật công nhận cho người đó được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Có nhiều cách phân loại quyền theo những cơ sở khác nhau, dựa trên lĩnh vực có thể phân loại quyền thành quyền trong lĩnh lực: kinh tế, chính trị, văn hóa… Cũng có thể phân loại quyền dựa trên tính chất của đối tượng thuộc thành: quyền nhân thân và quyền về tài sản. Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36); quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37); quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền li hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi  (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50). Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Hầu hết các quốc gia đều thừa nhận quyền nhân thân của con người là một quyền tự nhiên, tuyệt đối, không thể chuyển giao, nó có từ khi con người sinh ra và gắn liền với người đó cho đến khi chết đi. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong một xã hội lí tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lí của xã hội. Điều 24 BLDS 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Có thể nói rằng quy định này thể hiện một trình độ lập pháp cao mà theo Giáo sư Ravanas của Trường Đại học Aix – Marseille, Cộng hòa Pháp thì “quy định này là tổng hợp tất cả những đặc điểm của chế độ quyền nhân thân trong pháp luật dân sự của các nước trên thế giới” (Hội thảo quyền nhân thân trong pháp luật dân sự – Nhà pháp luật Việt – Pháp). Cộng hòa Pháp tuy không quy định đầy đủ các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS, nhưng trong hệ thống án tiền lệ của các Tòa án Pháp, khái niệm quyền nhân thân được hiểu là: “quyền dân sự gắn với duy nhất tư cách cá nhân con người, nó thuộc về cá nhân bởi đơn giản họ là con người”. Theo đánh giá của Giáo sư Ravanas – Trường Đại học Aix – Marselle thì quy định về nhân thân trong Bộ luật dân sự Việt Nam có thể coi là mẫu mực trên thế giới, bởi vì thực tế rất ít BLDS nào dành hẳn một mục để quy định một cách cụ thể và đầy đủ như vậy về quyền nhân thân. BLDS Pháp được coi là BLDS tiêu biểu trên thế giới, cũng chỉ có khoảng 10 điều luật dành cho quyền nhân thân của cá nhân, mà chủ yếu tập trung vào quyền liên quan đến sự toàn vẹn thân thể và bí mật đời tư. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân của con người: Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân. Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định… Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu v.v… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lí thì vấn đề này cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội. II. Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân Nhiều vụ án đã được tòa án thụ lí xét xử, buộc người vi phạm dù là cá nhân hay tổ chức, dù là tư nhân hay Nhà nước, đều phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường bằng tiền cho công dân bị xâm phạm. Từ các cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng (khởi tố, giam giữ, xét xử…) gây oan sai; từ báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; từ việc cá nhân, tổ chức đạo văn, ăn cắp nhạc, xâm phạm bản quyền: từ việc tự ý sử dụng họ tên, hình ảnh của công dân trên các mẫu quảng cáo, in lịch mà không hỏi ý kiến và không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của họ (nếu họ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự). Có lần một ca sĩ đã bị một nhà xuất bản tự ý lấy hình của mình in lên lịch, anh ta đã làm đơn kiện nhà sản xuất. Qua sự việc này có thể thấy, xâm phạm quyền nhân thân của công dân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân công dân đó mà kể cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí có khi còn có lợi cho họ nhưng về nguyên tắc không hề có sự đồng ý của họ đã bị coi là vi phạm. Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm. Hiện nay, pháp luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm quyền nhân thân của người khác thì dù cố ý hay vô ý đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lí theo quy định. Trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định. Điều 25 BLDS quy định về việc bảo vệ quyền nhân thân như sau: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1. Tự mình cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.” Đây là những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân mang tính đặc trưng của pháp luật dân sự. Những biện pháp này được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và theo trình tự từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, phù hợp với đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự là trước tiên phải tôn trọng ý kiến của các bên, tôn trọng sự thỏa thuận của họ. Pháp luật chỉ can thiệp khi các bên có yêu cầu. Khoản 1 Điều 25 BLDS quy định quyền của người bị xâm hại các quyền nhân thân được tự mình cải chính. Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những xâm phạm gây ra và có thể không khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự. Đây là biện pháp đơn giản nhất để bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể bị xâm phạm được pháp luật trao cho. Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ. Để người có quyền nhân thân bị xâm phạm thực hiện được việc tự cải chính thì pháp luật phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện việc tự cải chính của người họ nhưng do các văn bản pháp luật liên quan không có quy định, hướng dẫn cụ thể nên việc tự cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên thực tế hầu như không thể thực hiện được hoặc có thực hiện thì cũng không hiệu quả. Hơn nữa, về tâm lý thì cũng không mấy ai tin việc cải chính của chính người có quyền nhân thân bị xâm phạm. Khoản 2 Điều 25 quy định quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì phương thức bảo vệ quyền nhân thân này cũng không có hiệu quả và lúc đó người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mạnh mẽ hơn mới bảo đảm được quyền nhân thân của mình. Khoản 2 Điều 25 cũng quy định về quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả cao vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng. Cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát,… bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử lí người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần t
Luận văn liên quan