Đề tài Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

Đất nước ta đang trên đường đổi mới toàn diện với mọi lĩnh vực của đời sống, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật trước hết phải có những quy định chặt chẽ về bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền bào chữa. Cho tới nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp và trong tất cả các bản Hiến pháp đó đều có điều luật quy định về quyền bào chữa trong Tố tụng hình sự (TTHS): - Khoản 2 Điều 67 Hiến pháp năm 1946 quy định: “người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. - Khoản 2 Điều 161 Hiến pháp năm 1959 và khoản 2 Điều 133 Hiến pháp năm 1980 quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm”. - Điều 132 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nguyên tắc Hiến định này đã được Bộ luật TTHS năm 2003 (BLTTHS) cụ thể hóa tại Điều 11: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, báo có thể do chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện hoặc nhờ người khác bào chữa. Trong phạm vi bài viết của mình em chỉ đề cập đến vấn đề quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thực hiện bởi người bào chữa mà cụ thể là vấn đề “quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của BLTTHS, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện”.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đất nước ta đang trên đường đổi mới toàn diện với mọi lĩnh vực của đời sống, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật trước hết phải có những quy định chặt chẽ về bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền bào chữa. Cho tới nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp và trong tất cả các bản Hiến pháp đó đều có điều luật quy định về quyền bào chữa trong Tố tụng hình sự (TTHS): - Khoản 2 Điều 67 Hiến pháp năm 1946 quy định: “người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. - Khoản 2 Điều 161 Hiến pháp năm 1959 và khoản 2 Điều 133 Hiến pháp năm 1980 quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm”. - Điều 132 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nguyên tắc Hiến định này đã được Bộ luật TTHS năm 2003 (BLTTHS) cụ thể hóa tại Điều 11: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, báo có thể do chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện hoặc nhờ người khác bào chữa. Trong phạm vi bài viết của mình em chỉ đề cập đến vấn đề quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thực hiện bởi người bào chữa mà cụ thể là vấn đề “quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của BLTTHS, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện”. Nội dung I. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của BLTTHS 1. Khái niệm người bào chữa trong TTHS Bào chữa là một trong những chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (VAHS) nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy vậy trong thực tiễn, vì những lý do khác nhau nên không phải bất cứ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nào cũng có khả năng tự bào chữa một cách có hiệu quả. Do đó, pháp luật tạo điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa của mình bằng việc có thể người khác bào chữa. Nhờ người khác bào chữa là một hình thức thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có hiệu quả và góp phần không nhỏ vào việc giúp Cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) giải quyết vụ án được khách quan. Tuy BLTTHS không nêu khái niệm cụ thể khái niệm người bào chữa, nhưng căn cứ vào quy định tại các Điều 56, 57 và 58 BLTTHS, thì: “Người bào chữa là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận, tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”. So với BLTTHS năm 1988 quy định về người bào chữa thì BLTTHS năm 2003 có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo việc xét xử dân chủ, khách quan, công bằng hơn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác tư pháp và tập huấn Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS năm 2003, người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giam, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. - Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật tham gia tố tụng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật. Hoạt động bào chữa của luật sư có tính chất chuyên nghiệp. - Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là cha mẹ hoặc người giám hộ, anh chị em ruột v.v... của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất thiết phải là người đã thành niên, không bị tâm thần, có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài. - Bào chữa viên nhân dân: Bào chữa viên nhân dân có thể là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Hoạt động bào chữa của bào chữa viên nhân dân không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư. 2. Vai trò của người bào chữa Khi tham gia tố tụng người bào chữa không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo, mà họ còn có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo thì phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật. Ngược lại muốn góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trên cơ sở pháp luật. Người bào chữa phải luôn chú ý cả hai nhiệm vụ trên. Nếu chỉ chú ý đến nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thôi thì rất dễ dẫn đến tình trạng ngụy biện. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến bảo vệ pháp luật, pháp chế thì có thể biến mình thành người buộc tội người bị tạm giữ, bị can hay bị cáo. Như vậy, vai trò đặc trưng của người bào chữa trong TTHS là sự kết hợp nhuần nhuyễn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo với việc bảo vệ chân lý, tôn trọng pháp luật và pháp chế. Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp những người không được bào chữa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS năm 2003 thì những người không được bào chữa là người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. Qua đó, nhằm bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Hơn thế nữa, luật TTHS còn quy định một người có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (khoản 3 Điều 56 BLTTHS năm 2003). Nhưng trong thực tiễn hiện nay có quan điểm cho rằng quy định trên của LTTHS năm 2003 là không hợp lý và cần quy định “một người chỉ được bào chữa cho một người bị can, bị cáo trong VAHS”. Nhưng theo em không thể đồng ý với quan điểm này, vì nó hạn chế hiệu quả của việc bào chữa ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng nên giới hạn số lượng người bào chữa cho một bị can, bị cáo trong VAHS tránh tình trạng quá nhiều người bào chữa cho một bị can, bị cáo làm cho việc bào chữa không được tập trung, tràn lan không cần thiết hoặc bào chữa lặp lại, mất thời gian của HĐXX. 3. Quyền tố tụng của người bào chữa Người bào chữa và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều là người tham gia TTHS. Mặc dù địa vị pháp lý của họ không như nhau, nhưng khi tham gia tố tụng họ lại có mối quan hệ ràng buộc “tương đối” với nhau. Người bào chữa tham gia TTHS với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo lại là đối tượng của TTHS (điều tra, truy tố, xét xử). Họ là những người bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội. Khi tham gia tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Trường hợp bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay người đại diện hợp pháp của họ nhờ người khác bào chữa, thì người bào chữa có các quyền tố tụng được pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định cụ thể ba thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa. Đó là: - Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. - Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. - Trong trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can đây là một bước tiến mới, một biểu hiện dân chủ, tiến bộ trong pháp luật TTHS Việt Nam nhằm mở rộng hơn nữa những biện pháp bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa có các quyền (khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003): - Người bào chữa còn có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị tạm giữ, bị can, bị cáo và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. Đây là quyền của người bào chữa để trực tiếp nghe người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khai báo, mặt khác trong quá trình hỏi cung nếu người bào chữa phát hiện ra những tình tiết có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và cần thiết cho việc bào chữa như để minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì người bào chữa đề nghị điều tra viên lưu ý với tình tiết đó. Người bào chữa có mặt khi đó sẽ làm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo yên tâm hơn và khai báo chính xác sự việc đồng thời ngăn ngừa việc vi phạm pháp luật của điều tra viên trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị mớm cung, bức cung hay dùng nhục hình. Nếu phát hiện điều tra viên có vi phạm pháp luật thì người bào chữa có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. - Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. - Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của khoản 3 Điều 43 BLTTHS năm 2003. Người bào chữa có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ theo luật định và xét thấy những người này tiến hành hoặc tham gia tố tụng có thể làm ảnh hưởng không tốt đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bào chữa. - Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. - Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà. Tại phiên tòa xét xử vai trò của người bào chữa được thể hiện rõ nét nhất. Người bào chữa có quyền hỏi bị cáo và những người khác về những vấn đề của vụ án để có được những câu trả lời theo hướng có lợi cho bị cáo. - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Đây là quyền độc lập của người bào chữa, người bào chữa kháng cáo không phụ thuộc vào ý chí của bị cáo cũng như đại diện hợp pháp của bị cáo. Kháng cáo của người bào chữa phải theo hướng có lợi cho bị cáo. Mặt khác, theo Điều 19 BLTTHS năm 2003 thì tại phiên tòa người bào chữa còn có quyền bình đẳng với kiểm sát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Đây không chỉ là một quyền của người bào chữa mà còn là nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng. 4. Nghĩa vụ của người bào chữa Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa có nghĩa vụ: - Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 BLTTHS năm 2003. - Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. - Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng. - Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. - Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án. - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. So với BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 quy định thêm một số quyền đồng thời cũng quy định thêm một số nghĩa vụ với người bào chữa, quy định thêm về một số trách nhiệm của người bào chữa khi họ làm trái pháp luật. Những quy định về quyền và nghĩa vụ trên của LTTHS đối với người bào chữa nếu được thực hiện đúng sẽ góp phần cùng với CQTHTT xác định sự thật vụ án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. II. Thực tiễn thi hành và phương hướng hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo BLTTHS năm 2003 1. Một số điểm tích cực và bất cập trong thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo BLTTHS năm 2003 Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa luật sư; đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân đều có các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định chung cho người bào chữa. và thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa thể hiện một số điểm tích cực và bộc lộ một số bất cập: 1. Thực tiễn tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ngày càng được thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn so với những năm trước. Các CQTHTT đã tạo điều kiện để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa cho họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Không ít người bào chữa mà chủ yếu là luật sư có phong cách bào chữa đầy cá tính, có lý lẽ, luận cứ bào chữa chặt chẽ. Khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa đã thuyết phục được HĐXX bởi những chứng cứ theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những vụ án có người bào chữa tham gia không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn giúp CQTHTT tránh được những thiếu sót, sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật góp phần bảo vệ và tăng cường pháp chế trong TTHS. 2. Đối với những trường hợp bào chữa chỉ định, Tòa án đã đảm bảo và yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chất lượng bào chữa trong những trường hợp này chưa cao còn mang nặng tính hình thức, yếu về trình độ, kém về nội dung. Bài bào chữa thường được viết sẵn, có thể áp dụng cho nhiều vụ án chỉ chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp. Do vậy, những chứng cứ người bào chữa đưa ra rất chung chung và vô hình đã biến việc bào chữa trở thành hình thức. Bởi lẽ, thực tế các luật sư có kinh nghiệm không muốn bào chữa chỉ định mà các đoàn luất sư thường giao cho các luật sư trẻ hoặc đang còn trog thời gian thực tập tham gia bào chữa đối với những vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần. Như vậy, trong khi pháp luật bắt buộc phải có sự giúp đỡ của luật sư đối với những người không có hoặc hạn chế khả năng bào chữa hoặc người mà có thể bị xử phạt với hình phạt nghiêm khắc nhất, thì trong thực tế họ lại nhận được sự giúp đỡ của những luật sư khả năng, trình độ, kinh nghiệm hạn chế nhất. Mâu thuẫn này giữa BLTTHS năm 2003 với thực tiễn cần phải được xem xét và giải quyết thỏa đáng. Mặt khác, dường như các Cơ quan điều tra (CQĐT) cũng rất hiếm khi yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can cho trường hợp này. 3. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đứng ra bào chữa trong trường hợp họ là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất hay tâm thần thì cũng bộc lộ những điểm yếu kém. Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là người chưa thực sự am hiểu pháp luật, nên họ thường không biết tận dụng hết quyền của mình được pháp luật cho phép như: đọc hồ sơ, ghi chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra v.v..Do đó, trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi bào chữa chỉ có thể khơi gợi ra những tình tiết về nhân thân giảm nhẹ TNHS của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà thôi. 4. Hình thức bào chữa nhờ người bào chữa luôn mang lại hiệu quả cao hơn hình thức người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự bào chữa vì nhiều lý do khác nhau như: trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực cũng như kinh nghiệm bào chữa, điều kiện thực tế v.v... 5. Số lượng và chất lượng người bào chữa còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được tình hình hiện nay. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đên quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Số lượng vụ án có người bào chữa tham gia mới tập trung chủ yếu tại các phiên tòa thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh. So với tổng số vụ án đã được đưa ra xét xử thì số án có người bào chữa tham gia mới chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Điều này do “số lượng luật sư Việt Nam còn quá ít so với các nước khác trong khu vực – nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với các luật gia thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam sáng 8/12. Tính đến nay, với hơn 5.800 luật sư đang hành nghề và hơn 2.200 đang thực tập trên cả nước, đội ngũ luật sư đã và đang được đánh giá là có số lượng phát triển vượt bậc chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển đạt 250%. Thủ tướng Dũng đưa ra nhận định này dựa trên so sánh giữa tỉ lệ luật sư tính theo đầu người ở Việt Nam so với ở các nước khác: Việt Nam có 1 luật sư trên 16.000 người dân. Trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 1/250, Nhật Bản là 1/400, Singapore là 1/1.000, Thái Lan là 1/1.526”(1). 6. Tuy vậy, thực tiễn giải quyết các VAHS trong những năm qua cho thấy, mặc dù pháp luật quy định khá chặt chẽ và tương đối đầy đủ nhưng quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa được triệt để tôn trọng và chưa được CQTHTT tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện. Tình trạng vi phạm các quyền tố tụng của bại can, bị cáo; xử oan người vô tội, xét xử sai v.v..vẫn còn xảy ra là hậu quả của việc chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Một số NTTHT còn chưa nhận thức được việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và minh oan cho người vô tội có ý nghĩa và tầm ___________________________ (1)
Luận văn liên quan