Đề tài Sổ tay linh kiện

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp

docx26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sổ tay linh kiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MÁY ĐO VOM Trang 2 VOM Số Trang 5 Dao động ký Trang 7 CHƯƠNG 2: CÁC LẠI LINH KIỆN Điện trở Trang 9 Tụ điện Trang 11 Cuộn cảm Trang 15 Led Trang 17 IC Trang 19 Led 7 thanh Trang 20 IC 555 Trang 21 Thạch anh Trang 23 Diode Trang 24 CHƯƠNG 1: MÁY ĐO VOM 1.Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM) Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có  hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp. 2.Các bộ phận mặt ngoài của đồng hồ vạn năng: - Kim chỉ thị: Chỉ thị giá trị của phép đo trên vạch chia. B A C D E F G Hình 1.a. Cung chia độ. - Thang chia độ ( hình 1a): Thang chia độ bao gồm: +(A) Là vạch chia thang đo điện trở Ω : Dùng để thể hiện giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Thang đo Ω được đặt trên cùng do phạm vi đo lớn hơn so với các đại lượng khác. +(B) Là vạch sáng: Dùng làm giải phân cách và giúp chúng ta đọc kết quả chính xác hơn. +(C và D) Là vạch chia thang đo điện áp một chiều (VDC), và điện áp xoay chiều (VAC): Vạch chia 250V; 50V; 10V: Dùng để thể hiện giá trị điểm kim dừng khi sử dụng đo điện áp một chiều DC, điện áp xoay chiều AC tương ứng. +(D) Là vạch chia thang đo điện áp xoay chiều mức thấp (dưới 10V): Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong thang đo một chiều. Bởi vì thang đo điện áp xoay chiều trở thành phi tuyến sẽ được thực hiên bởi các bộ chỉnh lưu dùng (Diode Gecmani). Hầu hết các đồng hồ độ nhạy cao có phạm vi đo AC lớn nhất là 2,5V có độ nhạy kém hơn so với mức đo 0.12 VDC. Do đặc tính chỉnh lưu của Diode Ge, dòng phân cực thuận IF không tồn tại nếu điện áp thuận đặt vào 0,2V còn đối Diode Si là 0,5V. +(E) Là vạch chia thang đo hệ số khuếch đại 1 chiều hfe. Chọn thang đo X10. Hiệu chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0Ω. Cắm trực tiếp các chân của Transistor vào các khe đo hfe. Giá trị của hfe được đọc ở trên đồng hồ: Giá trị này chính là tỷ số, là hệ số khuếch đại 1 chiều của Transistor. +(F) Là vạch chia thang đo kiểm tra dòng điện rò ICEO (leakage current): */ Kiểm tra Transistor: Chọn dải đo x10 (15mA) đối với loại Transistor có kích thước nhỏ (small size Transistor), hoặc x1 (150mA) đối với Transistor có kích thước lớn (big size Transistor). Hiệu chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0Ω. Kết nối để kiểm tra Transistor: Đối với Transistor loại NPN, cực “N” của điểm kiểm tra được kết nối với cực “C” của Transistor, và cực “P” được kết nối với cực “E” của Transistor. Đối với Transistor loại PNP thì thực hiện ngược lại. Nếu các điểm rơi nằm trong vùng màu đỏ của thang đo Iceo, thì Transistor đó là tốt. Ngược lại khi chuyển lên vùng gần với the, thì Transistor này chắc chắn bị lỗi. */Kiểm tra Diode: Lựa chọn thang đo X1K đối với dòng qua Diode từ 0÷150µA; chọn thang x100 đối với dòng 0÷1,5mA; chọn thang x10 đối với dòng 0÷15mA; chọn thang X1 đối với dòng 0÷150mA. Kết nối để kiểm tra Diode: Nếu kiểm tra dòng thuận, nối cực “N” của mạch kiểm tra với cực (+) của Diode, cực“P” của mạch kiểm tra với cực (-) của Diode. Còn nếu kiểm tra dòng ngược thì làm ngược lại. Giá trị của dòng điện thuận và ngược được đọc ở thang LI. Độ tuyến tính của điện áp thuận của Diode được đọc ở thang LV trong khi kiểm tra dòng thuận hoặc dòng ngược. +(G) Là vạch chia thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tần số thấp hoặc tần số nghe được đối với mạch AC. Thang đo này sử dụng để đọc độ tăng ích và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào bà đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo giá trị dB. Giá trị chuẩn 0 dB được xác định tương ứng với công suất 1mW được tiêu thụ trong mạch điện với trở kháng tải là 600Ω. Khi công suất thiêu thụ ở trở kháng tải 600Ω là 1mW (0dB) thì điện áp tạo ra trên tải là: W = V2/R → V = 0,775 v Vậy 0 dB được chuyển đổi thành 0,775V của điện áp AC.. - Bộ điều chỉnh kim chỉ thị: Dùng điều chỉnh kim về 0 khi đo điện áp và dòng điện. - Chiết áp: dùng để điều chỉnh kim về 0 khi thay đổi các thang đo Ω. - Chuyển mạch: Dùng để thay đổi chế độ làm việc của đồng hồ. - Các thang đo: Thể hiện các chế độ làm việc của đồng hồ, bao gồm: Thang đo Ohm (Ω) : Dùng để đo giá trị điên trở và thông mạch, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo Ohm (Ω) chia làm các thang đo: X1Ω; X10Ω; X100Ω; X1kΩ; X10kΩ Thang đo điện áp xoay chiều (VAC): Dùng để đo điện áp xoay chiều. Trong thang đo điện áp xoay chiều (VAC) có thang đo: X10V; X50V; X250V; X1000V. Thang đo điện áp một chiều (VDC): Dùng để đo điện áp một chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo điện áp một chiều (VDC) Có thang đo: X10V; X50V; X250V; X1000V. Thang đo dòng điện chiều (mA): Dùng để đo dòng điện một chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo dòng điện một chiều có thang đo: X10V; X50V; X250V; X1000V. - Lỗ cắm que đo của đồng hồ: Dẫn tín hiệu cần đo vào đồng hồ (dây đen là âm của đồng hồ được nối vào cực dương của pin trong đồng hồ, còn dây đỏ là dương của đồng hồ được nối vào cực âm của pin trong đồng hồ). - Đầu ra của dây đo mở rộng: Lỗ cắm que đo mở rộng, đo tín hiệu âm tần. 3. Phương pháp sử dụng đồng hồ đo vạn năng. a/ Sử dụng thang Ohm (Ω): Bước 1: Đưa đầu chuyển mạch về thang đo Ω hợp lý ( hình a). Bước 2: Chập hai que đo đồng thời chỉnh chiết áp để kim về vị trí 0 trên vạch chia thang đo Ω (hình b) Bước 3: Đặt hai que đo lên hai hai đầu vật cần đo, đồng thời quan sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạnh chia thang đo Ω ( hình c). a, b, c, Bước 4: Xác đinh kết quả của phép đo: Nếu gọi: A là giá trị thang đo Ω đang sử dụng. B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω . Kết quả đo: R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng). b/ Sử dụng thang đo điện áp: Bước 1: Chỉnh bộ phận để kim về 0 trên vạch chia thang đo điện áp (hình d). Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch về thang đo điện áp hợp lý. Giá trị thang đo cần sử dụng phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo. d, e, Bước 3: Đặt que đỏ lên thế cao, que đen lên thế thấp ( nếu đo điện áp xoay chiều thì đặt que đo bất kỳ lên hai đầu cực điện áp). Đồng thời quan sát và ghi gía trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo điện áp cần đọc (hình f). Bước 4: Xác định kết qủa của phép đo: Nếu gọi: A là giá trị thang đo điện áp đang sử dụng (6). d, B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia điện áp (2). C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc (2). Kết quả đo: V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng). c/ Sử dụng thang đo dòng điện (mA): Bước 1: Chỉnh bộ phận để kim về 0 trên vạch chia thang đo dòng điện (hình g). f, Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch về thang đo dòng điện hợp lý. Giá trị thang đo cần sử dụng phải lớn hơn giá trị dòng điện cần đo ( hình h). Q đỏ Hình g Q đen Q đỏ Hình h Q đen Bước 3: Nối tiếp hai que đo đồng hồ và với tải. Đồng thời qua sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo điện áp cần. Bước 4: Xác định kết qủa của phép đo: Nếu gọi: A là giá trị thang đo dòng điện đang sử dụng (6). B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia (2). C là giá trị Max của vạch chia đang đọc (2). Kết quả: I = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng). * Chú ý: - Trong quá trình đo, nếu kim chỉ thị dừng ở vị trí vô cùng hoặc gần vô cùng thì nên điều chỉnh chuyển mạch về vị trí thang đo lớn hơn, hay nếu kim chỉ thị dừng ở vị trí 0 hoặc gần 0 thì nên điều chỉnh chuyển mạch về vị trí thang đo nhỏ hơn để điểm kim dừng trên vạch chia gần giữa vạch chia đang đọc thì giá trị đọc chính xác hơn. - Không được sử dụng thang đo Ohm để đo điện áp và dòng điện. Trước lúc sử dụng thang đo Ω cần phải điều chỉnh kim về 0 để đảm bảo độ chính xác của phép đo. - Khi đo điện áp và dòng điện, giá trị thang đo sử dụng phải lớn hơn giá trị điểm cần đo, để tránh hiện tượng dụng cụ đo bị hỏng. Nếu giá trị điểm cần đo mà chưa biết khoảng bao nhiêu thì nên sử dụng thang đo có giá trị lớn nhất, sau đó sử dụng thang đo cho phù hợp. - Sau mỗi lần kết thúc buổi làm việc cần phải đưa chuyển mạch về vị trí OFF, để đảm bảo an toàn cho đồng hồ và sử dụng pin đồng hồ được lâu dài hơn. VOM SỐ 1. Giới thiệu về đồng hồ số DIGITAL Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm  so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ. Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ kim, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, tuy nhiên đồng hồ Digital không đo được độ phóng nạp của tụ. 2. Đo điện áp một chiều ( hoặc xoay chiều ) Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC hoặc AC Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm " VΩ mA" que đen vào lỗ cắm "COM" Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều. Xoay chuyển mạch về vị trí "V" hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau. Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ. Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-) 3. Đo dòng điện DC (AC) Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn. Xoay chuyển mạch về vị trí "A" Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.  4. Đo điện trở Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp . Xoay chuyển mạch về vị trí đo " Ω ", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống. Đặt que đo vào hai đầu điện trở. Đọc giá trị trên màn hình. Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở,  nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu  5. Đo  tần số Xoay chuyển mạch về vị trí  "FREQ" hoặc " Hz" Để thang đo như khi đo điện áp . Đặt que đo vào các điểm cần đo Đọc trị số trên màn hình.  6. Đo  Logic Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện - Ký hiệu "1" hay không có điện "0", cách đo như sau: Xoay chuyển mạch về vị trí   "LOGIC" Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass Màn hình chỉ   "▲" là báo mức logic ở mức cao, chỉ "▼" là báo logic ở mức thấp   7. Đo  các chức năng khác Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như Đo đi ốt,  Đo tụ điện, Đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn. DAO ĐỘNG KÝ 1. Khái niệm Máy hiện sóng điện tử hay còn gọi là dao động ký điện tử (electronic oscilloscope) là thiết bị điện tử dùng để quan sát các dao động điện hoặc các dao động được hiển thị dưới dạng sóng. Nó chủ yếu được sử dụng để vẽ dạng của tín hiệu điện thay đổi theo thời. Đồng hồ số có độ chính xác cao hơn, trở kháng cao hơn do đó không gây sụt áp nếu mạch có dòng điện thấp, đo được tần số của điện áp xoay chiều. Tuy nhiên nhược điểm của loại đồng hồ này là chạy bằng mạch điện tử nên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ. 2. Công dụng: Bằng cách sử dụng máy hiện sóng ta xác định được: + Giá trị điện áp và thời gian tương ứng của tín hiệu; + Tần số dao động của tín hiệu; + Góc lệch pha giữa hai tín hiệu; + Dạng sóng tại mỗi điểm khác nhau trên mạch điện tử; + Thành phần của tín hiệu gồm thành phần một chiều và xoay chiều như thế nào; + Trong tín hiệu có bao nhiêu thành phần nhiễu và nhiễu đó có thay đổi theo thời gian hay không. Đo các thông số cường độ của tín hiệu: Đo điện áp, đo dòng điện, đo công suất Đo tần số, chu kì, khoảng thời gian của tín hiệu Đo độ di pha của tín hiệu Vẽ tự động và đo được đặc tính phổ của tín hiệu Vẽ đặc tuyến Vôn-ampe của linh kiện Vẽ tự động, đo đặc tuyến biên độ-tần số Phân loại. Dựa vào nguyên lí hoạt động: MHS điện tử có nhiều loại: +Theo số tia: - Máy hiện sóng 1 tia - Máy hiện sóng 2 tia - Máy hiện sóng nhiều tia +Theo độ lưu ảnh: - MHS lưu ảnh (tlưu > 0,1”) - MHS không lưu ảnh (tlưu < 0,1”) Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật số người ta còn tạo được các loại máy hiện sóng sử dụng tín hiệu dạng số để lưu giữ vào bộ nhớ gọi là MHS số. 4. Ứng dụng Trong kỹ thuật quân sự cũng như các ngành khoa học khác, việc nghiên cứu các đại lượng biến đổi theo thời gian là một vấn đề quan trọng. Vậy máy hiện sóng là thiết bị đo dùng để quan sát dạng tín hiệu thông qua đó đo lường các tham số của nó như biên độ, tần số, góc lệch pha giữa hai tín hiệu...... Ngoài ra máy hiện sóng còn dùng trong rất nhiều các phép đo khác như: vẽ đặc tuyến tần số của bộ khuếch đại, vẽ đường cong từ trễ, nếu lắp thêm các thiết bị bổ trợ máy hiện sóng có thể kiểm tra điện trở, tụ điện, đi ốt....Tóm lại máy hiện sóng như một thiết bị đo lường vạn năng được dùng rộng dãi trong kỹ thuật vô tuyến và các ngành trong quân sự cũng như trong nghiên cứu khoa học. CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ Điện trở cũng là một phần tử không thể thiếu được trong mạch điện tử, và nó là phần tửchúng ta hay gặp nhất. vì vậy việc nghiên cứu điện trởcũng rất cần thiết, và quan trọng. hôm nay mình sẽhướng dẫn các bạn khái niệm về điện trởvà cách đọc trị số của nó. 1. Khái niệm về điện trở. Điện trở có các loại cơ bản : điện trở không phải dây quấn và điện trở dây quấn , điện trở nhiệt … Điện trở không phải dây quấn Điện trở thường làm bằng hỗn hợp than hoặc kim loại trộn với chất kết dính rồi đem ép lại , vỏ được phủ lớp sơn than hay hỗn hợp kim loại trên một lõi sứ . Hai đầu có dây ra . Điện trở không phải dây quấn có hai loại : trị số cố định và trị số biến đổi (chiết áp) Điện trở dây quấn Điện trở dây quấn có lõi bằng sứ và dây quấn là loại hợp kim có điện trở lớn (nicron,mangnin…)hai đầu cũng có dây dẫn và bên ngoài thường được bọc bằng một lớp nien ailicát để bảo vệ . Điện trở dây quấn có hai loại : trị số cố định và chiết áp dây quấn . Điện trở nhiệt : Có hai loại : Hệ số nhiệt dương khi nhiệt độ tăng thì giá trị điện trở tăng . Hệ số nhiệt âm khi nhiệt độ tăng thì giá trị điện trở giảm . Các loại này thường dùng trong các mạch làm việc ổn định với nhiệt độ như mạch khuếch đại công suất âm tầng . 3. Cách đọc trịsố điện trở. * Cách đọc trịsố điện trở 4 vòng mầu : Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng  chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này. Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3 Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.   Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3) Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm. *Cách đọc trịsố điện trở 5 vòng mầu: Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút. Đối diện vòng cuối là vòng số 1 Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.     Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4) Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào 4.Ứng dụng của điện trở Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau : Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở. Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở. Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở. - Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω - Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước. Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý . Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức . U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1/(R1 + R2) Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn. 5.Cách đo điện trở bằng VOM Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm. Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo Giá trị đo được = chỉ số thang đo * thang đo Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì gi trị l = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác. Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác. Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉsố sẽ cho độ chính xác cao nhất.: Kim không lên : điện trở đứt Kim quay về mức 0 :điện trở cháy 6. Cách đo điện trở bằng đồng hồ số - Xoay chuyển mạch về vị trí đo " Ω ", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống. - Đặt que đo vào hai đầu điện trở. - Đọc giá trị trên màn hình. TỤ ĐIỆN 1. Định nghĩa: tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động. 2. Cấu tạo tụ điện: Cấu tạo của tụ điện gồm 2 bản cực đặt song song, ở giữ có 1 lớp cách điện gọi là điện môi. Người ta thường dùng giấy, gốm, mica, giấy tẩm hóa chất làm chất điện môi và tụ điện củng được phân theo laoị theo tên gọi của các chất điện môi này như tụ giấy, tụ gốm, tụ hóa. Hình dạng của tụ điện trong thực tế. Tụ điện trong thực tế có nhiều hình dáng khác nhau với nhiều kích thước từ to tới nhỏ, tùy vào mỗi loại điện áp và điện dung khác nhau nên có những hình dạng khác nhau. Điện dung: là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên 2 bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc và diện tích của bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữa 2 bản cực theo công thức: C = ξ x S/d Trong đó C : là điện dung tụ điện, đơn vị là Fara (F), d là chiều dày của lớp cách điện. S : là diện tích bản cực của tụ điện Đơn vị điện dung của tụ : đơn vị là fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị như Microfara, nano fara (nF), pico fara (pF). Tụ hóa ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp lên thân. VD: 10 micro, 100 micro vv…. Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt) trị số được kí hiệu trên thân bằng 3 số. VD: 103J, 223K vv…Trong đó 3 số đầu kí hiệu cho giá trị, chữ J hoặc K ở cuối là kí hiệu cho sai số. Có một cách kí hiệu khác VD .01J, .22K, nếu kí hiệu như vậy thì lấy đơn vị là Micro. Kí hiệu: tụ điện có kí hiệu là C (Capacitor)Trên các mạch điện tụ điện có kí hiệu rất đơn giản và chúng ta có thể dẽ dàng nhận thấy được: Kí hiệu trên bảng mạch vẽ điện 3.Cách đọc trị số, ý nghĩa điện áp a.Sự phóng nạp củ