Đề tài Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong thời kì 1954-1975

1954 – 1975 là một thời kì đặc biệt trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Với hiệp định Giơnevơ, sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta vẫn chưa dừng lại ở mốc năm 1954. Do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc (tới vĩ tuyến 17) đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ ở hai miền, vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. Bàn về vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước”. Trong những năm tháng hào hùng cả dân tộc chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã làm trọn nhiệm vụ của hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược tới thắng lợi cuối cùng. Sức mạnh vô địch của miền Bắc xuất phát từ những biến đổi nội tại bên trong của xã hội trên một nền tảng của xã hội mới, con người mới vừa được giải phóng khỏi chế độ thực dân phong kiến. Đặc biệt, dưới tác động của phương hướng xây dựng nền kinh tế mới đã làm cơ cấu giai cấp – xã hội miền Bắc nhanh chóng biến đổi góp phần tạo nên sức mạnh cho hậu phương miền Bắc thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện của mình. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội gắn liền với từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa của miền Bắc. Mặc dù mô hình cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc mang đậm tính chủ quan, không bình thường nhưng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mô hình đó đã đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng cả nước tiến lên dành thắng lợi cuối cùng. Nhưng khi đất nước bước ra khỏi chiến tranh, nó lại là nhân tố cản trở kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, nó để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu trong quá trình Đổi mới ở nước ta ngày nay.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3835 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong thời kì 1954-1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu Nội dung I. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 - 1975 1. Khái quát cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trước 1954 2. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong giai đoạn 1954 – 1960 1.1 Cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1954 – 1957 Cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 3. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong giai đoạn 1961 – 1975 3.1 Cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1961 – 1964 3.2 Cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1965 – 1975 II. Một số nhận xét về cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 – 1975 Đặc điểm sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kì 1954 – 1975 Đặc điểm cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc 1954 – 1975 Đóng góp và hạn chế của cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc 1954 – 1975 4. Bài học kinh nghiệm Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO Mở đầu 1954 – 1975 là một thời kì đặc biệt trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Với hiệp định Giơnevơ, sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta vẫn chưa dừng lại ở mốc năm 1954. Do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc (tới vĩ tuyến 17) đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ ở hai miền, vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. Bàn về vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước”. Trong những năm tháng hào hùng cả dân tộc chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã làm trọn nhiệm vụ của hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược tới thắng lợi cuối cùng. Sức mạnh vô địch của miền Bắc xuất phát từ những biến đổi nội tại bên trong của xã hội trên một nền tảng của xã hội mới, con người mới vừa được giải phóng khỏi chế độ thực dân phong kiến. Đặc biệt, dưới tác động của phương hướng xây dựng nền kinh tế mới đã làm cơ cấu giai cấp – xã hội miền Bắc nhanh chóng biến đổi góp phần tạo nên sức mạnh cho hậu phương miền Bắc thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện của mình. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội gắn liền với từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa của miền Bắc. Mặc dù mô hình cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc mang đậm tính chủ quan, không bình thường nhưng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mô hình đó đã đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng cả nước tiến lên dành thắng lợi cuối cùng. Nhưng khi đất nước bước ra khỏi chiến tranh, nó lại là nhân tố cản trở kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, nó để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu trong quá trình Đổi mới ở nước ta ngày nay. B. Nội dung I. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 - 1975 1. Khái quát cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trước 1954 Nhìn chung, cơ cấu xã hội Việt Nam trước năm 1954 khá phức tạp bởi sự phát triển không bình thường của xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa và bởi tính khác biệt của nền kinh tế - xã hội hai vùng đối lập nhau trong chiến tranh. Nhưng xét tới cùng thì cơ cấu xã hội Việt Nam trước 1954 là vẫn nằm trong khuôn khổ cơ cấu xã hội nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi chiến tranh. Về tổng số dân, sau tháng 7 – 1954, trên đại bàn miền Bắc có 13 triệu người thuộc hàng chục dân tộc khác nhau sinh sống, nhưng đông nhất là người Kinh chiếm hơn 85% dân số. Nhưng, dân cư phân bố không đều giữa các vùng. Trong 13 triệu dân thì có khoảng 12 triệu sống ở vùng nông thôn và chỉ gần 1 triệu người cư trú ở địa bàn đô thị, chủ yếu là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Ngoài ra, dân cư cũng tập trung đông ở vùng đồng bằng, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ với hơn 8 triệu người sinh sống mà chủ yếu là người Kinh. Ngược lại, vùng núi có diện tích rất lớn thì lại thưa dân, chỉ có các dân tộc thiểu số sống. Mật độ dân số miền Bắc trong nửa sau thập kỉ 50 khoảng 85 người/km2. Do đặc điểm phân bố dân cư không đều nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi có mật độ dân số đông nhất, trên 400 người/km2, riêng Thái Bình lên tới 864 người/km2. Trong khi đó, các tỉnh thuộc vùng núi thì dân cư thưa thớt: Bắc Cạn, có 16 người/km2; khu tự trị Mèo, chỉ có 13 người/km2. Tỉ lệ nam và nữ ở miền Bắc thời kì này xấp xỉ bằng nhau, thậm chí có thời điểm vào giữa thập kỉ 50, nữ chiếm hơn 51% tổng dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp do tỉ lệ tử cao. Tuổi thọ trung bình của người dân thấp, 45 tuổi (trước cách mạng tháng Tám năm 1945). Về tôn giáo, ở miền Bắc, đa số nhân dân, nhất là người Kinh theo Phật giáo, sau đó là Thiên chúa giáo, ngoài ra còn có một số đạo khác. Địa bàn cư trú của cư dân miền Bắc bao gồm hai khu vực: nông thôn và thành thị. Trong đó vùng nông thôn chiếm tỉ lệ tuyệt đối (92,6% vào giữa thập kỉ 50; 90,7% vào năm 1959). Trên 95% tổng số dân sống ở nông thôn là nông dân, với khoảng 2.700.000 hộ. Như vậy, trung bình mỗi hộ ở nông thôn có khoảng 4,656 nhân khẩu và thông thường, theo truyền thống mỗi gia đình có khoảng ba thế hệ sống cùng nhau, kiểu “tam đại đồng đường”, tương tự xã hội Trung Hoa. Về cơ cấu giai cấp, trong xã hội nông thôn miền Bắc có sáu tầng lớp chính và nhiều thành phần dân cư mới sinh sống trong các thành phố lớn. Trước hết phải kể tới giai cấp nông dân. Đây là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau. Bần nông chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong cư dân nông nghiệp. Họ có ruộng đất canh tác it nhiều và đa số phải nhận ruộng làm thuê cho địa chủ. Nhưng tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn và trong xã hội chưa phải là bần nông mà là tầng lớp cố nông. Họ không có ruộng đất phải đi làm thuê hoặc phải lĩnh canh nộp tô. Cả hai tầng lớp này là lực lượng chính của nông dân Việt Nam, là đối tượng bóc lột chính của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trung nông, là tầng lớp có đủ ruộng đất canh tác, họ không làm thuê cho ai và cũng không bị ai bóc lột. Trung nông là những hộ độc lập không bị phụ thuộc vào phong kiến về kinh tế. Dựa vào mức thu nhập và tài sản, trung nông được phân chia làm ba bộ phận nhỏ: trung nông lớp trên, lớp giữa và trung nông lớp dưới. Nhìn chung đời sống trung nông rất khó khăn. Bằng chứng là chính sách nhổ lúa trồng đay của Nhật khiến hầu hết tầng lớp này khốn đốn. Phú nông là tầng lớp khá giàu có ở vùng nông thôn. Đây là đối tượng bị địa chủ kìm hãm nhưng bản thân họ lại bóc lột người khác. Tầng lớp này có trong tay nhiều ruộng đất, đứng thứ hai sau địa chủ. Họ thuê người làm và trả công nhưng nhiều khi họ cũng tiến hành phát canh thu tô. Ngoài ra, tầng lớp này có khoản thu phụ từ chăn nuôi, trồng màu. Một điểm nữa là phú nông ở đồng bằng Bắc Bộ thường xung túc hơn phú nông ở nơi khác. Địa chủ là lực lượng bóc lột chủ yếu ở nông thôn với hình thức phổ biến là phát canh thu tô. Ngoài ra do ảnh hưởng của yếu tố sản xuất mới, tầng lớp này còn tham gia kinh doanh những mặt hàng như tư sản, thậm chí cả việc hùn vốn với tư bản nước ngoài mở công ty. Nhưng đa số địa chủ ở đây thuộc loại nhỏ. Căn cứ vào số lượng ruộng đất chiếm hữu, địa chủ Việt Nam chia làm 3 loại: đại, trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ thực sự là người giàu có. Họ chiếm hữu 50 mẫu. Dưới tầng lớp này là địa chủ hạng vừa và nhỏ, họ khống chế số lượng ruộng đất ít hơn và thường phục vụ cho bộ máy hành chính của chính quyền Pháp. Do thế lực kinh tế yếu yếu nên cuộc sống nhiều tiểu địa chủ rất bấp bênh, phá sản và thậm chí còn bị chết trong nạn đói năm 1945. Tình trạng chiếm hữu ruộng đất ở nhiều mức độ khác nhau giữa các bộ phận dân cư đã dựng lên được diện mạo kinh tế - xã hội thời kì thuộc địa nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam. Ngoài những tầng lớp, giai cấp cũ trong xã hội miền Bắc đã xuất hiện nhiều giai tầng mới trong các thành thị. Cùng với công cuộc khai thác của thực dân Pháp, thì giai cấp tư sản người Việt ra đời. Xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, sau này bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Tuy nhiên, do bị thực dân chèn ép nên thế lực kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam yếu và không đủ khả năng vượt qua được những khúc quanh của lịch sử. Cũng vì vậy mà giai cấp này đã không thể lãnh đạo được ngọn cờ đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Giai cấp tiểu tư sản có nhiều tầng lớp, bao gồm công chức, trí thức tự do, tiểu thương, tiểu chủ. Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ dù bị chèn ép về kinh tế nhưng số lượng vẫn rất đông đảo. Sau năm 1945, cả nước có hàng chục vạn hộ. Trừ một số hộ làm ăn khá thì hầu hết số hộ tiểu thương, tiểu chủ đều buôn bán nhiều loại mặt hàng và chạy theo mùa. Thậm chí, ở nông thôn tiểu thương còn kiêm cả làm nông nghiệp hay ngành nghề thủ công như mộc, rèn, tơ tằm... Lực lượng thợ thủ công khá đông. Ở miền Bắc, số lượng thợ thủ công chiếm khoảng 2/3. Theo số liệu điều tra của Ban thanh tra Mỏ và Công nghiệp của thực dân Pháp, “vào những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai, có khoảng 10% dân số miền Bắc chuyên làm nghề thủ công hoặc kiêm sản xuất thủ công”. Công nhân có số lượng không nhiều. Trước chiến tranh thế giới thứ hai ở miền Bắc có hơn 85.000 người làm việc trong các nhà máy, hầm mỏ. Nhưng trong thời kì chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp số lượng công nhân bị giảm sút. Bên cạnh lực lượng công nhân làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy của tư bản thực dân Pháp, còn có bộ phận khác sản xuất trong khu vực do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát. Dù mới chỉ lãnh đạo xã hội về phương diện chính trị, nhưng lực lượng công nhân trong khu vực giải phóng có vai trò to lớn trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Nhìn chung, gần một thế kỉ cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp đã để lại những hệ quả nặng nề cho tiến trình biến đổi lịch sử đất nước nói chung và biến đổi cơ cấu xã hội nói riêng. Sự chi phối của cơ cấu kinh tế - xã hội thực dân đã làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên què quặt, lạc hậu và phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản Pháp. “Tương ứng với nền kinh tế đó, các giai tầng trong xã hội miền Bắc đã vận động và cũng phát triển không bình thường, không dứt khoát như những quốc gia phương Tây trong quá trình chuyển dịch cơ cấu xã hội từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp”. Xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội nông thôn, nông dân và nông nghiệp. Do hoàn cảnh chiến tranh chống xâm lược nên trong thời kì 1945 – 1954, miền Bắc có hai hệ thống chính trị đối lập ở hai vùng: tự do, giải phóng do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát và bên kia thuộc vùng địch hậu. Một xã hội tiền công nghiệp với một kết cấu xã hội phức tạp, với hai vùng quản lý khác biệt, trong đó các giai cấp tầng lớp xã hội đang vận động, phân hóa và đang đấu tran lẫn nhau là chân dung của kết cấu xã hội miền Bắc trước năm 1954. Ngay sau hòa bình lập lịa, miền Bắc đã xây dựng một xã hội mới khắc phục những khó khăn, yếu kém của mình để thực hiện vai trò mới, nhiệm vụ mới là làm hậu phương lớn, chi viện cho miền Nam. 2. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong giai đoạn 1954 – 1960 Sau hiệp định Giơnevơ, hòa bình được lập lại, miền Bắc bắt tay ngay vào việc: tiếp quản miền Bắc (7 – 1954 đến 5 -1955); thực hiện tiếp công cuộc cải cách ruộng đất đã được thử nghiệm từ 1953 và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960). Đó là những bước đi đúng đắn để miền Bắc khôi phục lại về mọi mặt và xây dựng xã hội mới Xã hội chủ nghĩa. Chính trong thời gian này, cơ cấu xã hội miền Bắc đã từng bước biến đổi. Sức lao động của con người đã được giải phóng khỏi sự bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Trong xã hội mới những giai cấp, những tầng lớp từng bị áp bức bóc lột thành lực lượng cơ bản quan trọng, rường cột của chế độ mới. Ngược lại, những giai cấp, tầng lớp, bộ phận xã hội từng ở vị trí thống trị, bóc lột bị giải thể, đẩy lùi từng bước một và được cải tạo để hòa nhập vào cộng đồng xã hội mới. Từ đó, cơ cấu giai cấp miền Bắc thay đổi hẳn so với thời kì phát triển không bình thường trước đây. Sự biến chuyển này tạo nên một luồng sức mạnh mới của chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa giúp nhân dân miền Bắc hoàn thành tốt vai trò hậu phương lớn của mình. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1954 – 1957 Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội trong thời kì tiếp quản (1954 – 1955) Theo hiệp định Giơnevơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 trở ra) do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, còn miền Nam do Pháp kiểm soát và đến 7 – 1956 sẽ tiến hành tổng tuyển cử thông nhất nước nhà. Nhưng trên thực tế trước khi rút quân, thực dân Pháp đã cố tình phá hoại miền Bắc. Chúng đã cài lại lực lượng phản động ở miền Bắc, ra sức dụ dỗ, cưỡng ép những công chức, nhân viên kĩ thuật, kĩ sư bác sĩ và giáo dân vào Nam. Trên thực tế ở nhiều địa phương, hàng chục người nhẹ dạ đã rời bỏ quê hương của mình ở miền Bắc để vào Nam. Trước những tình hình đó, một cuộc đấu tranh để giữ người, giữ của trong những ngày tiếp quản của nhân dân miền Bắc đã diễn ra quyết liệt. Chính vì vậy, đã hạn chế sự di dân không tự nhiên từ Bắc vào Nam, thậm chí một số lính Âu – Phi được vận động tuyên truyền đã định cư ổn định ở miền Bắc. Cũng trong thời gian này, miền Bắc cũng đón nhận hầu hết các cán bộ công nhân viên, chiến sĩ trong các tổ chức quân – dân – chính – đảng ở miền Nam tập kết ra Bắc. Nhưng việc hàng chục vạn nhân sự làm việc trong bộ máy chuyên chế của chủ nghĩa thực dân Pháp vào miền Nam cũng là một trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong thời kì này. Tuy nhiên, dù được giải thể tại chỗ nhưng tàn dư của xã hội thuộc địa vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, do chính sách phá hoại của Pháp nên nạn thất nghiệp diễn ra khá phổ biến. Đó là thực trạng của miền Bắc sau năm 1954. Tất cả các vấn đề đó đều ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc cố gắng tiếp quản nhanh, ổn định đời sống cho nhân dân và kiên quyết đấu tranh chống âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Quá trình tiếp quản vùng giải phóng đã “phân giải loại trừ những nhân tố cơ bản nhất trong hệ thống chính trị - xã hội do chủ nghĩa thực dân áp đặt gần một thế kỉ ở miền Bắc nước ta, đồng thời cũng là quá trình bắt đầu xác lập những nhân tố xã hội mới, kết cấu giai cấp xã hội mới theo mô hình xã hội từng tồn tại và phát triển qua chín năm kháng chiến ở vùng giải phóng. Mô hình đó được nhân rộng ra toàn phạm vi miền Bắc.”  Về cơ cấu giai cấp xã hội, sau khi tiếp quản xong vị trí cuối cùng là thành phố Hải Phòng, dân số miền Bắc thay đổi không đáng kể so với thời kì trước (13.574.000 người) và bao gồm những thành phần chính sau: Lực lượng lao động phi nông nghiệp, có số lượng chưa cao (chỉ có 2.084.000 người). Nhưng cơ cấu của lực lượng này bao gồm nhiều nhóm ngành khác nhau, trong đó, bộ phận cán bộ công nhân viên chức nhà nước có vai trò quan trọng nhất. Về tổ chức sản xuất, lực lượng cán bộ công nhân viên chức nhà nước làm việc trong hai khu vực: Khu vực sản xuất và khu vực phi sản xuất. Năm 1955, khu vực sản xuất vật chất có 76.400 người và được phân theo sáu ngành chính: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu điện, thương nghiệp. Trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhà nước thì khu vực phi vật chất chiếm tới 54,61% và đông nhất là lực lượng hành chính sự nghiệp, sau đó là bộ phận sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế. Lực lượng thợ thủ công khá đông, làng nào cũng có. Ngoài ra, ở miền Bắc còn có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống và có rất nhiều nông dân cũng “trở thành” thợ thủ công trong lúc nông nhàn. Ước tính trong năm 1955 ở miền Bắc có khoảng 350.000 thợ thủ công. Lực lượng tiểu thương thay đổi cũng không đáng kể, có khoảng 225.000 người buôn bán nhỏ sau tiếp quản miền Bắc. Lực lượng tiểu thương hoạt động đôc lập, đa số buôn bán nhỏ lẻ. Ở thành thị là buôn chuyến, còn ở nông thôn là buôn kiểu hàng rong. Giai cấp tư sản có sự biến chuyển. Nhiều tư sản lớn người Việt và người Hoa di chuyển vào Nam theo thực dân Pháp. Lực lượng tư sản còn lại được chia làm hai loại: công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, có nhiều hộ khác chuyên cho vay nặng lãi và dịch vụ cầm đồ hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn. Nhưng nhìn chung tư sản người Việt không đông, phần nhiều là tư sản người Hoa. Giai cấp công nhân công nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao, tập trung chủ yếu trong 13 ngành công nghiệp. Với số lượng 18.577 người, họ là lực lượng lao động trong các ngành thuộc công nhiệp Trung ương và địa phương. Công nhân lao động trong các cơ sở của tư nhân cũng tăng lên vài vạn người. Vì tư sản Việt Nam không lớn số đơn vị thuê từ 100 công nhân trở nên rất ít. Bộ phận tư sản và công nhân trong cơ sở sản xuất tư doanh tập trung chủ yếu trong khu vực công nghệ thực phẩm. Bộ phận cư dân nông nghiệp vẫn là lực lượng xã hội đông đảo nhất trong toàn bộ hệ thống kết cấu xã hội miền Bắc. Tầng lớp địa chủ có biến đổi ít nhiều so với trước. Tuy thế lực và uy tín của họ không còn như trước và dù tài sản của họ đã giảm hàng trăm ngàn hecta ruộng đất nhưng họ vẫn chiếm hữu số lượng ruộng đất rất lớn. Tầng lớp phú nông trong thời gian này thay đổi không đáng kể. Lực lượng này chiếm 1,6% dân số nông thôn với 4,7% diện tích ruộng đất. Tầng lớp trung nông chiếm 36,4% dân số và chiếm hữu 39% ruộng đất ở nông thôn. Đây là lực lượng ít bị xáo trộn nhất trong xã hội. Chưa có sự thay đổi kinh tế đáng kể nào cho tầng lớp bần, cố nông trong thời kì này nhưng họ không bị chèn ép về chính trị từ tầng lớp trên như thời kì trước. Bức tranh tổng quát của xã hội miền Bắc thời kì này là dù bất cứ địa phương nào, bất cứ ngành kinh tế phục vụ khu vực sản xuất nào, cơ cấu xã hội và lực lượng lao động xã hội cũng tồn tại trong hai hình thức quản lý hoặc thuộc Nhà nước – tập thể, hoặc thuộc tư nhân. Từ hai vùng quản lý với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau đã thu về một mối, do Chính phủ kiểm soát. Tuy miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng nhưng giải phóng giai cấp vẫn chưa thể thực hiện được. Trong hoàn cảnh “giao thời” đó trong lòng xã hội miền Bắc tồn tại đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau nhưng tất cả đang trong trạng thái chuyển hóa. Từ đó nó tạo nên một bức tranh cơ cấu giai cấp xã hội vừa phong phú vừa phức tạp trong xã hội miền Bắc nói riêng và cả dân tộc nói chung. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong những năm 1955 – 1957 Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã vạch ra con đường giải phóng dân tộc là phải đánh đổ đế quốc cùng bè lũ tay sai của nó tiến tới thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, chia ruộng đất cho nhân dân. Ngay từ năm 1953, để huy động toàn bộ sức mạnh cho trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ, Đảng Cộng sản và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách ruộng đất đợt một. Đến khi hòa bình được lập lại công cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện tiếp. Để thực hiện công việc này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu đối tượng cách mạng cần phải đánh đổ và những lực lượng xã hội đóng vai trò chủ công trong công cuộc đó. “Tiêu chuẩn cốt yếu để phân định thành phần giai cấp là nguồn sống chính của mỗi người, mỗi gia đình, do ở chỗ họ có hay không có ruộng đất, trâu bò, nông cụ, nhà cửa,...có những gì, có bao nhiêu,sử dụng thế nào (tự làm lấy, thuê người làm, hoặc phát canh thu tô), mà định họ thuộc hạng bóc lột, bị bóc lột hay tự lao động”. Công cuộc cải cách ruộng đất được dựa trên nguyên tắc cơ bản là: 1. Khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất là của Nhà nước và của toàn dân; 2. Có phân biệt đối xử đối với các gia đình địa chủ trong quá trình thu ruộng đất và các tài sản khác của họ để chia cho nông dân; 3. Phương thức cấp ruộng đất là căn cứ vào tổng diện tích vốn c
Luận văn liên quan